Thứ
Bảy,
12/03/2011, 09:32 (GMT+7)
TTO - Hơn
2 năm qua,
tôi đã từng
cảm
nhận
nhiều
lần
động
đất
với
cường
độ
nhỏ
và thời
gian ngắn.
Và
đây là lần
đầu
tiên, không chỉ
với
riêng tôi là một
người
nước
ngoài mà ngay cả
với
phần
lớn
người
Nhật,
được
tận
mắt
chứng
kiến
và trải
qua cảm
giác đầy
đủ
của
một
trận
động
đất
mạnh.
|
Phát
thanh viên đội mũ bảo hiểm khi đọc bản tin |
Gọi là đầy đủ, bởi
vì được nếm trải cảm giác phản ứng nhanh để thoát hiểm, vốn đã được thực
hành trong các đợt diễn tập, nhờ đó biết vượt qua cảm giác hoảng loạn để
bình tĩnh đối phó với hoàn cảnh.
Tôi được chứng kiến không khí phối hợp, xử lý khẩn trương và bài bản của
chính quyền, truyền thông và người dân trong việc ứng phó thảm họa.
Không có cảnh la lối, tranh giành. Mọi người đều bình tĩnh, trật tự,
trước và sau khi động đất xảy ra. Người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ
đến lượt lên xe buýt (lúc này, xe buýt là phương tiện công cộng duy nhất
còn có thể hoạt động), kiên nhẫn xếp hàng chờ gọi điện thoại công cộng
(vì hệ thống thông tin di động bị tắc nghẽn hoàn toàn).
Với những người dân không về nhà được, họ vẫn bình tĩnh vào trú tạm tại
các địa điểm công cộng được chính quyền bố trí (như trường học, nhà thi
đấu...) trong trật tự và bình thản. Không khí sơ tán tại các trường học,
bệnh viện... rất gọn gàng, khẩn trương và hiệu quả.
Từ thời điểm xảy ra cơn chấn động đầu tiên (khoảng 14g45, giờ địa
phương) tất cả các kênh truyền hình đều tạm dừng các chương trình thường
lệ để liên tục đưa tin trực tiếp về trận động đất. Không khí làm việc và
đưa tin rất khẩn trương, cập nhật từng phút.
Hình ảnh phát thanh viên ngồi trong trường quay đội mũ bảo hộ để lên
sóng thế này có lẽ chỉ có thể nhìn thấy ở Nhật Bản.
Ngoài ra, cũng cần kể đến những chuyện bên lề, như: lần đầu tiên nhiều
khu vực ở Tokyo mất điện nhiều giờ liền (bình thường, tôi có thể khẳng
định, suốt 2 năm qua chưa mất điện dù chỉ một phút!), mọi nhà cửa đều
tối om một màu, hiếm hoi vài ánh nến.
Không có người tụ tập tám chuyện(!), phần vì những người đi làm chưa về,
phần vì những phụ nữ nội trợ và trẻ em chỉ ở yên trong nhà, không la cà
bàn tán xôn xao.
Hiện tại, dư chấn vẫn tiếp tục diễn ra. Cảm giác rung lắc vẫn kéo dài
liên tục đến tận nửa đêm. Mặc dù động đất có cường độ lớn, nhưng tâm
chấn ở xa ngoài khơi nên không gây phá hoại đáng kể. Thảm họa là do sóng
thần sau đó gây ra.
Sóng thần đã tràn vào toàn bộ rìa phía đông của Nhật Bản, ngoài ra một
phần rìa phía tây cũng chịu ảnh hưởng của sóng thần. Khu vực Tokyo không
chịu nhiều ảnh hưởng của sóng thần.
Tuy nhiên thiệt hại vô hình về kinh tế là vô cùng khổng lồ, khi lần đầu
tiên trong lịch sử, toàn bộ hệ thống đường sắt và metro đồng loạt ngừng
hoạt động trong nhiều giờ liền, giao thông tắc nghẽn, hỏa hoạn xảy ra
tại một số tòa nhà văn phòng.
Có thể nói, lần đầu tiên kể từ sau trận động đất Kanto kinh hoàng năm
1923, cả Tokyo lại rung chuyển.
TRẦN TUẤN NAM (du học sinh tại Nhật)
|