“Chú Tàu thực dân” và sự nghiệp “khai hóa” lục địa đen

Mạnh Kim lược thuật


 

 
Việc Trung Quốc đổ bộ ào ạt vào châu Phi cũng như các châu lục khác khai thác tài nguyên để thỏa măn nhu cầu nguồn năng lượng thật ra chẳng có ǵ đáng nói, nếu Trung Quốc không manh nha biến Lục địa đen thành một tân thuộc địa và Trung Quốc không có thủ đoạn khóa chặt nguồn tài nguyên toàn cầu để làm “của riêng”, bất chấp thế giới sống chết thế nào. Dưới đây là phần lược thuật Chương 7 (Death by Colonial Dragon: Locking Down Resources and Locking Up Markets Round the World) của quyển Death by China: Confronting the Dragon - A Global Call to Action (Peter Navarro & Greg Autry, nhà xuất bản Pearson Prentice Hall, 5/2011).

Thủ đoạn khóa nguồn tài nguyên thế giới
Vơ vét cạn kiệt nguồn tài nguyên thế giới là một phần trong chiến lược phát triển của Trung Quốc, bởi họ thiếu tài nguyên trầm trọng. Châu Phi giờ đây đang được nhuộm đỏ màu cờ Trung Quốc. Nói như tác giả Death by China, con rồng thuộc địa của Trung Quốc (Châu Phi) là đứa con hoang của con rồng sống bằng công nghiệp sản xuất vốn tham ăn vô độ đến từ “mẫu quốc” – nơi đang là một nhà máy sản xuất khổng lồ ngốn ½ lượng xi măng thế giới, gần ½ lượng thép, 1/3 lượng đồng, ¼ lượng nhôm, chưa kể vô số antimoan, crôm, coban, liti, kẽm… Đó là những nguyên liệu cần thiết cho phát triển thế giới nói chung. Thế nhưng, tất cả giờ đây hầu như đang nằm trong tay Trung Quốc.

Thủ đoạn Trung Quốc được thực hiện với một chiến thuật quen thuộc. Giới lănh đạo Bắc Kinh đến những nước nghèo Châu Phi và hào phóng vung tiền cho vay với lăi suất thấp nhằm “hỗ trợ phát triển kinh tế”. Đổi lại, nước nhận tiền phải thực hiện hai điều. Thứ nhất, họ phải giao quyền kiểm soát tài nguyên quốc gia cho Trung Quốc; thứ hai, họ phải mở cửa cho hàng hóa Trung Quốc tiếp cận thị trường địa phương. Thủ đoạn trên hoàn toàn khác với h́nh thái phân bổ nguồn tài nguyên thế giới theo cách truyền thống, thông qua hệ thống mua bán - định giá và dựa vào lợi ích cộng đồng. Nó là h́nh mẫu chính xác của chủ nghĩa thực dân kiểu mới: kiểm soát nguồn tài nguyên vốn có thể mang lại thịnh vượng cho thuộc địa, và dùng tài nguyên thuộc địa để làm giàu cho “mẫu quốc thực dân”, rồi lại tái xuất khẩu hàng hóa cho thuộc địa. Như thế, Trung Quốc không chỉ khống chế được nguồn tài nguyên mà c̣n có cơ hội thuận lợi đẩy nhanh phát triển kinh tế quốc gia. Bằng cách đó, không gọi Trung Quốc là tên thực dân hút máu kẻ khác để làm giàu cho ḿnh th́ là ǵ?!

Trữ lượng khoáng sản châu Phi có thể được xem là kho tàng lớn nhất thế giới. Chứa khoảng 85% crôm và bạch kim thế giới, hơn 60% trữ lượng cobalt và mangan, Châu Phi cũng được xếp nhất hoặc nh́ thế giới về trữ lượng kim cương, bauxite, đá phosphate, vermiculite (chất khoáng bón cây) và zirconium. Từ Châu Phi, người ta sản xuất hơn 21% vàng thế giới, 16% uranium và 13% dầu. Khu trầm tích đất hiếm Zandkopsdrift tại Northern Cape (Nam Phi) là một trong những quặng đất hiếm chưa khai thác lớn nhất thế giới. Zambia là quốc gia có nền công nghiệp khai thác đồng chủ lực của Lục địa đen và sẽ là một trong 5 nhà sản xuất lớn nhất toàn cầu…

Nguồn: Gerrohn Michalitsianos, 22-7-2011 –
mg.co.za/article/2011-07-22- extracting-value/
Cái lưỡi câu móc mồi nhử của Trung Quốc có thể thấy khắp nơi. Khoản vay thế chấp bằng dầu của Angola đối với Trung Quốc hiện đă hơn 10 tỉ USD và c̣n tiếp tục tăng. Cộng ḥa Dân chủ Congo đang “đổi” (khoáng sản) đồng “lấy” hạ tầng; Nigeria “đổi” khí thiên nhiên “lấy” nhà máy điện; và tại Peru, Trung Quốc hiện sở hữu nguyên một ngọn núi chứa khoáng sản đồng; c̣n ở Zimbabwe, Tổng thống nước này, Robert Mugabe, đă đem “cầm cố” nguồn tài nguyên bạch kim trị giá 40 tỉ USD để “vay nóng” vỏn vẹn 5 tỉ USD…

Bằng cách đó, Trung Quốc không chỉ ngày càng sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiết yếu, làm chúng biến mất khỏi thị trường toàn cầu; mà c̣n có được lợi thế tiếp cận nguồn tài nguyên với giá thấp, mang lại cho họ ưu thế cạnh tranh vượt trội.

Bằng cách đó, Trung Quốc bây giờ có thể “cấm vận” nguồn tài nguyên đối với thế giới. Thử tưởng tượng nếu Trung Quốc khóa hẳn nguồn bauxite từ Brazil, Equatorial Guinea và Malawi; nguồn đồng từ Congo, Kazakhstan và Namibia; quặng sắt từ Liberia và Somalia; mangan từ Burkina Faso, Campuchia và Gabon; nickel từ Cuba và Tanzania; kẽm từ Algeria, Kenya, Nigeria và Zambia… th́ loạt nhà máy từ Cincinnati, Memphis, Pittsburgh (Mỹ) đến Munich (Đức), Yokohama (Nhật), Seoul (Hàn Quốc) sẽ điêu đứng như thế nào?!

Chúng ta có thể h́nh dung một viễn cảnh thế này: trung tâm công nghiệp xe hơi thế giới tương lai sẽ nằm ở Lan Châu và Vu Hồ – thay v́ Detroit và Huntsville; trung tâm công nghiệp máy bay thế giới sẽ nằm ở Tân Châu và Thẩm Dương – thay v́ Seattle và Wichita; những máy tính thế hệ kế tiếp được sản xuất ở Đại Liên, Thiên Tân – thay v́ Thung lũng Silicon; và công nghiệp thép thế giới sẽ nằm ở Đường Sơn, Vũ Hán – thay v́ Birmingham, Alabama và Granite City (Illinois)… Sự thay đổi này cho thấy nó hoàn toàn không là cách mà thị trường tự do hay quan hệ hợp tác quốc tế (đáng lư nên được) vận hành.

“Trung Quốc hóa Lục địa đen”
“Cho dù họ nói ǵ đi nữa cũng có một sự thật rằng người Trung Quốc đến châu Phi không chỉ với kỹ sư và giới khoa học. Họ c̣n lũ lượt kéo đến hàng đoàn nông dân. Đó là h́nh thái của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Nó không có tính đạo đức và giá trị ǵ cả” – phát biểu của Nghị sĩ Ai Cập Mustafa al-Gindi.

Có một đặc điểm rất đáng lưu ư: sự có mặt của người Trung Quốc tại các xứ nghèo rớt mùng tơi ở châu Phi không hề đóng góp cho sự thịnh vượng địa phương. Người dân bản địa nghèo vẫn hoàn nghèo, nếu không nói là nghèo hơn. Sao thế nhỉ? Trung Quốc đem tiền đến đầu tư rất nhiều cơ mà?

Vấn đề ở chỗ, không như các công ty đa quốc gia phương Tây, Trung Quốc không chỉ đến địa phương để mở công xưởng và thu nhận nguồn lao động bản địa. Họ c̣n mang theo một tỉ lệ dân số Trung Quốc không nhỏ! Nói cách khác, họ cướp nguồn lao động ngay tại nước bản địa.

Với một trường hợp điển h́nh (Sudan), bóng dáng “chú Tàu thực dân” đă được miêu tả như sau: “Người Hoa khoan dầu và bơm vào hệ thống ống dẫn của người Hoa và hệ thống ống dẫn này được người Hoa bảo vệ trên con đường vận chuyển dầu ra cảng được chính người Hoa xây, nơi dầu được chuyển lên tàu người Hoa để chở về xứ sở người Hoa. Nhân công người Hoa xây cầu đường và những con đập thủy điện khổng lồ khiến hàng ngàn người địa phương, chủ những mảnh đất nhỏ, bị trục xuất di dời. Người Hoa tự canh tác để cung cấp thực phẩm cho người Hoa. Người Hoa cung cấp vũ khí cho chính phủ sở tại thực hiện những tội ác chống lại con người; và người Hoa bảo vệ cái chính phủ phi nhân quyền đó bằng lá phiếu phủ quyết của ḿnh với tư cách thành viên thường trực Hội đồng bảo an”.

Trong thực tế, sự đổ bộ người Hoa lên những mảnh đất tân thuộc địa là chính sách của Bắc Kinh, với mục đích “giăn dân” một cách có hệ thống, biến các nước Châu Phi và Mỹ Latin thành “quốc gia vệ tinh” của ḿnh.

Có một ví dụ nhỏ để minh họa. Khi Namibia không thanh toán nổi khoản vay hàng tỉ đôla từ Trung Quốc, Bắc Kinh đă lập tức thương lượng việc cho hàng ngàn gia đ́nh Trung Quốc đến nước này (vụ dàn xếp bí mật trên bị phanh phui qua WikiLeaks khiến người dân Nambia cực kỳ phẫn nộ). Đó là kịch bản cái gọi là “Trung Quốc hóa Lục địa đen” (Chinafication of Black Africa).

Trong một bài viết, nhà báo Andrew Malone đă tường thuật thế này: “Một cách không kèn không trống, một con số gây choáng gồm 750.000 người Hoa đă định cư ở châu Phi trong một thập niên qua. Và c̣n nhiều người nữa trong tương lai. Chiến lược này được hoạch định cẩn thận bởi giới chức Bắc Kinh, nơi một chuyên gia đánh giá rằng, Trung Quốc cần phải di cư 300 triệu dân đến châu Phi để giải quyết vấn đề dân số quá tải và ô nhiễm trầm trọng. Kế hoạch trên đang được thực hiện đúng kế hoạch. Khắp châu Phi, cờ Trung Quốc đang bay phần phật… Những ṭa đại sứ mới và đường băng mới đang mở cửa hoạt động náo nhiệt. Giới giàu có mới người Hoa ở châu Phi có thể thấy khắp nơi. Họ mua sắm ở những cửa hàng sang trọng của chính người Hoa. Họ lái những chiếc Mercedes và BMW. Họ cho con ăn học tại những ngôi trường tư dành riêng cho người Hoa…”.

Hiện thời, chỉ riêng số nông dân người Hoa tại Châu Phi đă lên đến hơn 1 triệu. Diện tích đất th́ bất biến nhưng tỉ lệ sử dụng tăng và v́ vậy phải lấn giành mới có chỗ chứ! Và sự lấn át kinh tế của cộng đồng người Hoa ở đất bản địa tiếp tục khiến dân địa phương khóc dở mếu dở.

Theo tờ The Economist, Trung Quốc đă “xí” một thửa 70.000 hecta vốn chuyên trồng cọ tại Congo để trồng cây làm nhiên liệu sinh học. Tại Zambia, các nông trại người Hoa hiện cung cấp đến ¼ lượng trứng bán ở thủ đô Lusaka. Ở Zimbabwe, theo tờWeekly Standard, Chính phủ Mugabe ngày càng đi quá xa trong việc mở cửa cho Trung Quốc, trong đó có việc trao loạt nông trại trước kia thuộc dân da trắng sở hữu cho các công ty (thuộc nhà nước quản lư) Trung Quốc. Tất nhiên “chú Tàu thực dân” cũng phi “con ngựa thành Troy” đến Gabon, Ghana, Guinea, Mali, Mauritania, Tanzania…

Và thật mỉa mai, không chỉ chiếm đất, giành thị trường, làm khốn khó dân sở tại khi đẩy họ vào t́nh trạng thất nghiệp, Trung Quốc cũng hất cả bát cơm của thành phần… gái điếm địa phương. Nói cách khác, khi đến Lục địa đen, Trung Quốc mang theo cả gái điếm nước ḿnh! Tất nhiên, với truyền thống phá giá, từ phá giá đồng nhân dân tệ, phá giá hàng hóa, phá giá thuê nhân công, phá giá đấu thầu…, Trung Quốc phá giá luôn cả dịch vụ mại dâm. Trong China Safari: On the Trail of Beijing's Expansion in Africa, hai tác giả (Serge Michel và Michel Beuret; NXB Nation Books; ấn hành năm 2009 – ND) thuật một chi tiết cho thấy công nghiệp mại dâm Cameroon đă bị đối thủ cạnh tranh Trung Quốc đè bẹp như thế nào: “Gái điếm Trung Quốc sẵn sàng hạ giá chỉ c̣n 2.000 CFA (4,25 USD) trong khi gái bán hoa địa phương chẳng bao giờ chịu lên giường với giá ít hơn 5.000 CFA”. Và đây là một dữ liệu thông tin nữa. Khi cảnh sát địa phương giải cứu một nhóm phụ nữ Trung Quốc bị bọn buôn người đưa đến làm gái ở Congo - Brazzaville, những nạn nhân này thay v́ bày tỏ vui mừng do được giải thoát lại nằng nặc đ̣i ở lại nước bản địa, bởi tiền họ kiếm được nhiều hơn so với quê nhà Tứ Xuyên. Với họ, chẳng thà làm điều nhục ở quê người c̣n hơn nai lưng làm ruộng ở “Đất Rồng”!

Bản chất của “sắc màu” anh thực dân kiểu mới
Trong một bài viết, giáo sư - tiến sĩ Canada gốc Hoa Khương Văn Nhiên (Wenran Jiang; Đại học Alberta) nhận xét: “Các công ty Trung Quốc trả lương thấp lại buộc công nhân làm việc thêm giờ; làm thế nào người ta kỳ vọng họ đối xử khác như thế ở nước ngoài? Với 6.700 công nhân mỏ than chết bởi tai nạn hầm mỏ mỗi năm (17 người/ngày)…, làm thế nào người ta có thể hy vọng các doanh nghiệp Trung Quốc hành xử tử tế hơn đối với những nơi khác trên thế giới? ... Trung Quốc đang tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái nước họ trong quá tŕnh hiện đại hóa cực nhanh; làm thế nào người ta có thể hy vọng họ ư thức áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường theo chuẩn phương Tây ở những nơi khác?”.

Cùng với việc xuất khẩu lực lượng lao động, xuất khẩu hàng hóa, “xuất khẩu” lực lượng lao động thất nghiệp trong nước…, Trung Quốc c̣n “xuất khẩu” cả văn hóa bê bối trong đầu tư-kinh doanh. Bất cứ nơi nào đến, họ cũng tàn phá và hủy diệt môi trường theo cách hệt như họ đối xử với con người và môi trường ở đất nước họ.

Ví dụ, năm 2002, Chính phủ Gabon dự tính thiết kế ¼ diện tích quốc gia, hầu hết là rừng nguyên sinh, vào hạng mục bảo tồn thiên nhiên. Thế nhưng, khi công ty dầu Sinopec (Trung Quốc thạch hóa công ty) đến, họ bắt đầu tàn phá ngay giữa trung tâm bảo tồn, bằng những con đường mới ngoằn ngoèo xuyên rừng...
Và hệt như những tay thực dân ác ôn thời trước, họ cũng sẵn sàng giết chết công nhân bản địa. Khi công nhân tại mỏ than Collum ở Nam Zambia bày tỏ phẫn nộ việc bị trả lương bèo và điều kiện làm việc không an toàn, hai ông chủ Trung Quốc đă phản hồi bằng phát đạn liên thanh làm ngă gục 11 nạn nhân! Vài tháng trước đó tại một mỏ khác cũng ở Zambia, một cuộc đ́nh công biến thành bạo động đă được đáp lại bằng màn văi súng vào đám công nhân xanh mặt ngơ ngác. Lên tiếng về vụ việc, một viên chức Bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng vụ trên là một sự cố “đáng tiếc” và có thảm sát ǵ đâu mà thật ra chỉ là một sự “hiểu lầm”!

Có lẽ cũng cần cập nhật ít thông tin liên quan (ngoài quyển Death by China). Bài báo của Xan Rice (thông tín viên đặc biệt củaThe Guardian, từng đoạt Giải tưởng niệm Gaby Rado của tổ chức Ân xá Quốc tế về những bài viết về nhân quyền Châu Phi) trên số báo ngày 6-2-2011 cho biết, mậu dịch Trung Quốc - Châu Phi đă tăng từ 6 tỉ USD năm 1999 lên hơn 90 tỉ USD năm 2009. Và BusinessWeek (11-4-2011) cho biết thêm, mậu dịch Trung Quốc - Châu Phi năm 2010 đạt đến 127 tỉ USD.

Tới đây, ngày 20-10-2011, Diễn đàn doanh nghiệp Trung Quốc - Châu Phi sẽ được tổ chức Johannesburg (Nam Phi). Xem ra t́nh h́nh vẫn tiếp tục “rất phấn khởi”, đặc biệt “phấn khởi” đối với Trung Quốc...

Tuy nhiên, như tác giả Death by China viết ở phần kết Chương 7 (trang 108), sự cấm vận nguồn tài nguyên thiên nhiên mà Trung Quốc đang áp đặt cho thế giới qua chiến lược thực dân của họ cuối cùng sẽ chẳng khác ǵ cái tḥng lọng quấn quanh cổ các nền kinh tế khác của thế giới. Từ từ, qua thời gian, khi đế quốc thực dân của Trung Quốc trỗi dậy chiếm được quyền kiểm soát nhiều hơn hầu hết nguồn tài nguyên quí giá của Trái đất và khi ḷng thèm muốn tham lam của họ tiếp tục phát triển khôn nguôi, cái tḥng lọng đó sẽ siết thật chặt những cái cổ mềm của Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc và các nước khác...
Mạnh Kim