Liệu thác nước của  Đài Tưởng niệm có rửa sạch Kư ức thương đau ?

 
Đài Tưởng Niệm 9/11 tại New York


Càng gần đến ngày 11 tháng 9, người dân Mỹ lại chuẩn bị nhắc đến những cảnh tượng khủng khiếp của cuộc thảm sát tập thể tại 2 ṭa nhà chọc trời, được gọi là "Tháp Đôi" ngay giữa ḷng thành phố New York, do khủng bố Al Qaeda thực hiện cách đây 10 năm, đồng loạt với vụ khủng bố xảy ra trên chuyến bay United 93, tại một cánh đồng ven rừng thuộc tiểu bang Pennsylvania, cũng như tại Ngũ Giác Đài trong một ngày, đă đi vào ḷng người như một nhắc nhở kinh hoàng về nạn khủng bố.

Đặc biệt năm nay, sau nhiều năm tháng ṛng ră làm việc không ngừng nghỉ của biết bao nhiêu kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và nhân công đủ ngành nghề, Ủy Ban Kiến Thiết Đài Tưởng Niệm và Bảo Tàng Viện 9/11 đang ráo riết chuẩn bị cho ngày ra mắt đài tưởng niệm dưới h́nh thức 2 thác / hồ nước nhân tạo "song sinh" h́nh vuông có chiều rộng là 1 mẫu tây (acre) với chân móng của chúng nằm trùng với nền cũ của 2 ṭa nhà đă bị khủng bố đánh sập vào ngày 11 tháng 9 mười năm về trước.


 
Cha đẻ của đồ án xây dựng đài tưởng niệm 9/11 Michael Arad
 

Hai thác nước "song sinh" này được coi như là những thác nước nhân tạo lớn nhất nước Mỹ. Đó là một công tŕnh rất quy mô mang biểu tượng của sự hồi sinh và trường tồn qua h́nh ảnh thác nước chảy liên tục từ ngọn thác xuống đáy hồ rộng 1 mẫu tây, rồi nước từ đáy hồ lớn lại được đổ xuống một hồ con nằm trong ḷng hồ lớn. Chung quanh thành hồ là những tấm bảng đồng được khắc tên của gần 3000 nạn nhân không may bị thiệt mạng trong đợt tấn công vào ngày 11/9/ 2001 tại 2 ṭa tháp đôi, trên chuyến bay United 93, tại Penthagon (Ngũ Giác Đài), và cả 6 nạn nhân trong vụ World Trade Center năm 1993. Đài tưởng niệm 9/11 được vây quanh bởi một khu vườn xanh tươi với mục đích tạo cho du khách đến thăm viếng một cảm giác yên tĩnh và mát mẻ khi viếng thăm một địa điểm từng là nơi hàng ngàn sinh mạng đă bị cướp đi một cách chóng vánh và bất ngờ.

Họa đồ kiến trúc của đài tưởng niệm 9/11 này do kiến trúc sư người Do Thái 42 tuổi tên Michael Arad đă được tuyển chọn năm 2004, sau đó thác được khởi công xây dựng liên tục trong 6 năm vừa qua.

















TARA sưu tầm


******************************************


 
 
 
Giai Khúc Thương Mùa
Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam chúng ta biết có những Trường ca như “Trường Ca Sông Lô” ( Văn Cao), “Ḥn Vọng Phu” ( Lê Thương), “Con Đường Cái Quan” ( Phạm Duy), “Hội Trùng Dương” ( Phạm Đ́nh Chương )… Nay chúng ta có “Giai Khúc Thương Mùa” của Nhạc Sĩ Minh Duy.

 
Ông đă để nhiều tâm huyết viết về những cảm xúc bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông mang lại, suy rộng ra là cả đời người.  Những vui buồn, hạnh phúc và đau thương như đan vào nhau trong ḍng thời gian của đời người.  Thời gian cứ trôi đi, cuốn theo tất cả, kể cả kiếp nhân sinh.  Nhưng, một lần được sinh ra đă là một hạnh phúc tuyệt vời, th́ dù bốn mùa hiu hắt cũng chỉ đem lại thêm hương vị cho cuộc sống, huống hồ… Bài này nhạc sĩ đă viết cho Cuộc Đời và con Người (GS PC).

 
Trường ca GKTM được sáng tác thật nghiêm túc, gồm cả Khai khúc, những Chuyển khúc sang mùa và sau hết là Chung khúc.  Nhạc sĩ kiêm nhà giáo có khác.

 
Mùa Xuân, nhịp 3 valse tung tăng, tươi vui cùng với “ Đồng hoa ngát hương”, với “T́nh nồng trao cho anh.  T́nh nồng trao cho em”…

 
Thấm thoắt Hè sang nhịp 2 rộn ră, rực rỡ nắng reo vui với hoa phượng.
Rồi Thu tới nhịp 4 man mác buồn, thương cho người lữ khách lạnh lùng cơi xa.

 
Sau hết, người cô lữ mịt mờ xa đón gió Đông về, trở về nhịp 3 luân vũ kéo theo cơn gió rét buốt thấu tim…

 
Về kỹ thuật, sự chuyển nhịp cho mỗi mùa khiến bài trường ca thêm linh động, gây cảm xúc cho sự khác biệt bốn mùa.
Về nội dung, bố cục vừa nghiêm chỉnh, vừa uyển chuyển, ḍng nhạc vừa nhẹ nhàng, vừa thấm thía, âm thanh trong sáng, quyến rũ… (GS TĐT)

 
Chúng tôi xin mượn lời của hai Nhà Giáo, trong một đoạn của bài viết về ḍng nhạc Minh Duy, để giới thiệu đến quư vị và mời quư vị thưởng thức Trường ca GIAI KHÚC THƯƠNG MÙA qua PPS đă được một bằng hữu ái mộ nhạc Minh Duy thực hiện....