Một Thoáng Suy Tư Mùa Vọng # 1

 

Chân tướng của tên phản-kitô – the anti-christ

 

 

Không ai chối căi được rằng Phần Rỗi Linh Hồn là vấn đề quan trọng và khẩn thiết nhất trên trần gian này, (như 6 bài chia sẻ trước đây một phần nào cho thấy), cần phải được ưu tiên trên hết mọi sự. Tuy nhiên, c̣n một vấn đề quan trọng và khẩn thiết hơn nữa, tới độ Phần Rỗi Linh Hồn sẽ bị khủng hoảng nếu vấn đề quan trọng và khẩn thiết hơn này không được sáng tỏ. Đó là vấn đề tác nhân cứu độ, Đấng chúng ta vẫn gọi là Chúa Giêsu Kitô. Nếu con người lịch sử thuộc dân tộc Do Thái cách đây trên 2000 năm mang danh Giêsu ở Nazarét xứ Galilêa ấy không phải là Đức Kitô, là Đấng Thiên Sai, th́ Người chắc chắn không phải là Vị Cứu Thế - the Savior.

 

Ngược lại, một khi Người quả thực là Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần - Redemptor Hominis th́ nếu không có nguyên tội th́ Người có đến trần gian này hay chăng? Nếu Người quả thực đă tới th́ làm sao chúng ta có thể nhận ra Người và chấp nhận Người để được cứu độ? Và phải chăng khi Người đến vào "thời điểm viên trọn - the fullness of time" (Gal 4:4; Eph 1:10) th́ đó là "thời sau hết - final age" (Heb 1:2) của mầu nhiệm cánh chung? Phải chăng đó là lư do đời sống Kitô hữu chúng ta chỉ là một mùa vọng đợi trông Người đến, và phải luôn tỉnh thức chẳng những về thời điểm Người đến với từng người chúng ta mà c̣n về chân dung đích thực của Người nữa..., kẻo bị nhầm với một tên phản kitô nào đó!

 

Theo phụng niên, bao gồm cả 3 chu kỳ A, B và C, vào Chúa Nhật 33 Thường Niên, Chúa Nhật áp Chúa Nhật Chúa Kitô Vua liên quan tới Mầu Nhiệm Cánh Chung kết phụng niên,  và Chúa Nhật I Mùa Vọng, Chúa Nhật mở màn cho mùa phụng vụ hướng về và tưởng niệm lần đến thứ nhất của Chúa Kitô, Giáo Hội thường chọn các bài Phúc Âm về vấn đề tỉnh thức chờ Chúa đến. Bằng không sẽ không nhận ra Người là Đấng "đă xuất hiện lần thứ nhất vào lúc cuối thời là để xóa tội trần gian một lần vĩnh viễn bằng hy tế của Người... (và) Người sẽ xuất hiện lần thứ hai không phải để xoía tội trần gian nữa mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người" (Thư Do Thái 9:26, 28).

 

Sở dĩ phải tỉnh thức là để nhận ra Người, không phải chỉ v́ giờ Người đến hoàn toàn bất ngờ ngoài dự tính và trí tưởng của con người ta về cách thức xuất hiện của Người, như được Phúc Âm Thánh Mathêu (xem 24:37-44) cho Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm A cho thấy, mà c̣n v́ hoàn cảnh chi phối tâm trí vốn mù tối của con người nữa, như bị lừa đảo bởi thành phần tiên tri giả phản kitô, như được đề cập tới trong bài Phúc Âm Thánh Luca (xem 21:8) cho Chúa Nhật 33 Thường Niên. Ở đây chúng ta cần lưu ư tới thành phần phản kitô, v́ hắn rất ư là nguy hiểm, đến độ, như Chúa Giêsu đă cảnh báo rằng "sẽ đánh lừa được nhiểu người... có thể cả những kẻ được tuyển chọn" (Mt 24:24). Vậy đâu là chân tướng hết sức nham hiểm khủng khiếp của thành phần phản kitô này?

 

Thánh Gioan, qua hai Thư 1 và 2 của ḿnh, đă chẳng những cho biết thời điểm và gốc tích xuất hiện của thành phần phản kitô, mà c̣n vạch mặt chỉ tên thành phần phản kitô nguy hiểm này nữa. Về thời điểm xuất hiện của thành phần phản kitô: "Hỡi các con, đây là giờ khắc sau cùng, như các con đă nghe thấy là tên phản kitô đă xuất hiện mà giờ đây nhiều tên phản kitô như thế đă xuất hiện. Điều này khiến chúng ta tin rằng đây là giờ khắc sau cùng" (1Jn 2:18). Về gốc tích của những tên phản kitô: "Chính từ các hàng ngũ của chúng ta mà họ đă xuất thân. Không phải họ thực sự thuộc về chúng ta, v́ nếu họ thuộc về chúng ta th́ đă ở với chúng ta" (1Jn 2:19). Về chân tướng của thành phần phản kitô: "Nhiều con người lừa đảo đă xuất hiện trên thế gian, những con người không nhận biết Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt. Đó là con người lừa đảo! Đó là tên phản kitô!" (2Jn 7).

 

Thật ra, căn cứ vào chân tướng của thành phần phản kitô là thành phần "không nhận biết Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt" th́ tên phản kitô tiên khởi đă xuất hiện ngay từ ban đầu, trước cả biến cố Nhập Thể, đó là con rồng cứ ŕnh chực để nuốt con trẻ được người nữ sinh ra, như thị kiến của Thánh Gioan trong Khải Huyền đoạn 12 câu 4 cho thấy. Rồi khi Người đến trong xác thịt qua biến cố Giáng Sinh th́ Quận Vương Hêrôđê là tên phản kitô thứ hai, kẻ muốn sát hại nơi Hài Nhi Giêsu (x Mt 2:13,16). Thậm chí trong "hàng ngũ" tông đồ đoàn cũng có thành phần phản kitô, chẳng hạn điển h́nh nhất là trường hợp của vị trưởng đoàn Phêrô: cho dù ngài đă được mạc khải bởi trời để chính xác tuyên xưng thực tại thần linh về Thày của ḿnh (x Mt 16:17), nhưng tự bản chất loài người, ngài vẫn có những tâm tưởng, dù tự nhiên tốt lành vô tội c̣n đáng công nữa là đàng khác, vẫn không đúng với ư Thiên Chúa về một Đấng Thiên Sai (xem Mt 16:23), tức vẫn hoàn toàn phản kitô, v́ ngài tưởng rằng "Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16:16) không thể nào lại có thể chịu khổ nạn và tử giá về xác thịt như Thày đă tiết lộ cho biết về bản thân của Người (x Mt 16:21).

 

Trong thực tế, Kitô hữu chúng ta có thể thấy được chân tướng của thành phần phản kitô, (trong đó nhiều khi bao gồm cả chính chúng ta), qua những ǵ họ chủ trương "không nhận biết Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt", ít là ở 5 trường hợp sau đây:

 

1- không tôn kính, thậm chí c̣n chống đối và hạ nhục, Mẹ Maria là Mẹ của Chúa Kitô, Đấng đă "hóa thành nhục thể" (Jn 1:14) trong cung ḷng trinh nguyên của Mẹ và được Mẹ sinh hạ, và đă tỏ ra tuân phục Mẹ (x Lk 2:51);

 

2- không tôn kính và tuân phục quyền bính giáo hoàng là vị đại diện bằng xương bằng thịt của Chúa Kitô trên trần gian kế vị Thánh Phêrô trong việc chăn dắt Giáo Hội được Người ở cùng cho đến tận thế (x Mt 28:20);

 

3- không tin vào sự hiện diện thật sự bằng trọn vẹn thân ḿnh, bao gồm cả thịt lẫn máu, của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, trái lại, c̣n có những thái độ "lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lănh đạm" với Người;

 

4- không quan tâm tới nhu cầu về thể lư hay thiêng liêng của anh chị em bằng xương bằng thịt hèn mọn nhất của Chúa Kitô đă được Người đồng hóa đến độ không giúp đáp họ là không giúp đáp Người (x Mt 25:45).

 

5- không chấp nhận đau khổ thử thách, (chẳng hạn, tự tử, triệt sinh trợ tử, triệt sinh an tử, mercy killing v.v.), những đau khổ thử thách, có một giá trị nói chung cần cho phần rỗi của nhân loại (x Mt 16:24-25), một phần rỗi đă được Chúa Kitô chiếm lấy bằng giá huyết nhục vô cùng châu báu của Người trên thập tự giá.

 

Như thế, nếu Satan là một con rồng đă ŕnh nuốt con trẻ được người nữ sinh ra ngay từ ban đầu (x Khải Huyền 12:4), th́ thành phần phản-kitô “không nhận biết Chúa Kitô đến trong xác thịt” đều là môn đồ (dù vô t́nh) của Satan v́ mang tinh thần của Satan, là tay sai của Satan góp phần vào công cuộc phá hoại của Satan, v́ thực hiện những mưu đồ của Satan, thậm chí được đồng hóa với Satan, như trường hợp của Thánh Phêrô: “Đồ Satan, hăy xéo đi cho khuất mắt Ta…” (Mt 16:23).

 

Trong Kitô hữu chúng ta cũng thế, cho dù đă được lănh nhận phép rửa thanh tẩy tái sinh, được khỏi nguyên tội, nhưng chúng ta vẫn c̣n nguyên mầm mống Satan ở nơi các thứ đam mê nhục dục và tính mê nết xấu của chúng ta. Bởi thế, nếu mầm mống thần linh được gieo vào mảnh đất nhân tính của chúng ta là Thánh Sủng, là Ơn Nghĩa Chúa không phát triển trong chúng ta, không làm chủ chúng ta, nhờ đời sống bí tích và cầu nguyện liên lỉ của chúng ta, th́ bất cứ lúc nào mầm mống Satan cũng vẫn dễ dàng và mănh liệt chi phối chúng ta, khiến chúng ta có những tâm tưởng, ngôn từ và hành vi cử chỉ thái độ phản kitô, cho dù chúng ta hoàn toàn vô t́nh không có ư như thế. Điển h́nh là trường hợp của Thánh Phêrô sau khi nghe Thày tiết lộ cho biết bộ mặt trái của “Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16,21), hoàn toàn trái với những ǵ thánh nhân nghĩ và mong ước theo bản tính tự nhiên loài người của thánh nhân về vị Thày khả kính đầy quyền năng, nhưng lại là những ǵ, cho dù tự bản chất tốt lành, vẫn có tính chất phản kitô, không đúng như  ư muốn của Thiên Chúa tối cao về Đức Kitô đích thực của Ngài.

 

Nếu Aleister Crowley (1875-1947) là ông tổ của Satanism ở Anh Quốc th́ Anton LaVey là ông tổ của Satanism ở Hoa Kỳ. Cả hai đều tin tưởng là ḿnh có sứ mệnh phải tiêu diệt Kitô giáo. Ngay từ khi c̣n niên thiếu, Aleister Crowley đă cho ḿnh là một "con mănh thú" trong sách Khải Huyền và chủ trương "tất cả lề luật là làm điều ḿnh muốn". C̣n LaVey th́ lập "giáo hội Satan" năm 1966 và phổ biến cuốn "kinh thánh Satan" năm 1969 qua nhà xuất bản New York: Avon Books. Cuốn "kinh thánh Satan", ở trang 25 và 88-90, đă diễn tả rất xác thực về chân tướng của Satan cũng như về chủ trương của Satan như sau:

 

Chân Tướng của Satan:

 

  1. Satan tiêu biểu cho thỏa măn chứ không phải cho cầm hăm!

  2. Satan tiêu biểu cho hiện sinh chứ không phải cho những mơ mộng hăo huyền siêu linh!

  3. Satan tiêu biểu cho khôn ngoan nguyên tuyền chứ không phải cho giả h́nh lường gạt ḿnh!

  4. Satan tiêu biểu cho từ ái đối với những ai tương xứng với niềm từ ái này, chứ không phải cho yêu thương phung phí đối với những kẻ vong ân!

  5. Satan tiêu biểu cho báo oán hận thù chứ không phải cho việc ch́a cả má kia nữa!

  6. Satan tiêu biểu cho trách nhiệm đối với kẻ hữu trách chứ không phải cho quan tâm đối với những chờn vờn ám ảnh!

  7. Satan tiêu biểu cho con người giống hệt như thú vật khác, đôi khi khá hơn, mà thường là tệ hơn những con vật đi bằng cả bốn chân, con người mà, bởi "phát triển tri thức cũng như tinh thần linh thiêng của ḿnh", đă trở nên một con thú man rợ nhất loài vật!

  8. Satan tiêu biểu cho tất cả những ǵ gọi là tội lỗi đem lại thỏa măn về thể chất, tâm thần hay cảm xúc!

  9. Satan vẫn là người bạn thân nhất chưa từng có của Giáo Hội, v́ Satan đă giữ t́nh bằng hữu này qua mọi tháng năm quen biết!

 

Chủ Trương của Satan:

 

  1. Tiếp tục cuộc phản loạn ma quái chống lại Thiên Chúa và bất cứ những ǵ là thần linh,

  2. Con người như là một con cờ thí trong trận chiến linh thiêng,

  3. Chối bỏ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô, Thiên Chúa nhập thể, biến cố đă làm lúng túng dự án Satan, để trả đũa Thiên Chúa, bằng cách lôi kéo loài người xuống Hỏa Ngục dành cho Satan và các thần của hắn,
  4. Trong tất cả những ǵ Satan đă chọn lựa để loại trừ th́ trên hết phải là mọi ảnh hưởng của Thiên Chúa hiện diện nơi bất cứ một nơi chốn hay khiá cạnh nào.
 

TĐCTT Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL