Chuỗi
Ngọc
Yêu
Thương
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 580 ngày 21/10/2011
(Tổng
hợp
những
chia sẻ với các em Thiếu Nhi Fatima ở Tổng Giáo Phận Los Angeles, với anh chị em
Tông Đồ Fatima ở các nơi và với Nhóm Tông Đồ Chúa T́nh Thương ở các cuộc tĩnh
huấn hay họp nhóm).
Có một số lần
tôi được mấy người khác nhau hỏi về Chuỗi Kinh Thương Xót và Chuỗi Kinh Mân Côi
khác nhau thế nào, kể cả việc lần chuỗi nào hơn?
Sau
đây là những điểm khác nhau chính yếu giữa Chuỗi Kinh Mân Côi với Chuỗi Kinh
Thương Xót: 1- khác nhau về nguồn gốc, 2- khác nhau về cấu trúc, 3- khác nhau về
trọng tâm, 4- khác nhau về phụng vụ, và 5 khác nhau về tác dụng.
Điểm chính yếu khác nhau thứ nhất giữa Chuỗi Kinh Mân Côi và Chuỗi Kinh Thương
Xót đó là về nguồn gốc của hai chuỗi kinh này. Căn cứ vào lịch sử anh Tĩnh đă
cho biết rằng:
Chuỗi
Kinh Mân Côi, theo truyền thống, như trong cuốn Bí Mật Kinh Mân Côi của Thánh
Louis Montfort thuật lại ở Bông Hồng 2 và 3, được Đức Mẹ trao cho Thánh Đaminh
từ thế kỷ thứ 13, khi vị linh mục Tây Ban Nha sáng lập Ḍng Các Nhà Thuyết
Giáo (O.P. - Order of Preachers), cũng gọi là Ḍng Đaminh, này đang ẩn ḿnh chay
tịnh phạt xác cầu nguyện ở một khu rừng thuộc thành Toulouse nước Pháp v́ tội
lỗi tràn lan đă gây ngăn trở cho việc hoán cải bè rối Albigensê ở Miền Nam nước
Pháp. Chuỗi Kinh Mân Côi lại càng trở nên phổ thông hơn bao giờ hết sau Biến Cố
Thánh Mẫu Fatima 1917, thời điểm đang diễn ra thế chiến thứ nhất (1914-1918),
khi Mẹ Maria mỗi lần hiện ra vào ngày 13 trong tháng, từ Tháng 5 tới Tháng 10,
đều lập đi lập lại cùng một lời kêu gọi "hăy cầu kinh Mân Côi hằng ngày" cho ḥa
b́nh thế giới.
C̣n
Chuỗi Kinh Thương Xót được xuất phát từ Nhật Kư của Chị Thánh Faustina, vị sứ
giả của Ḷng Thương Xót Chúa, được Chúa Giêsu dạy đọc "để làm nguôi cơn thịnh nộ
của Cha" (Nhật Kư, 476). Chuỗi Kinh Thương Xót đă được Chị Thánh Faustina sử
dụng thường để cầu cho các linh hồn hấp hối (Nhật Kư 810, 811, 1035, 1565,
1798), thậm chí cầu xin được bất cứ ơn ǵ, như Chúa hứa (Nhật Kư 1541), điển
h́nh nhất là trường hợp Chị Thánh khi thấy hạn hán nóng bức dữ dội đă xin được
Chúa cho mưa xuống bằng chuỗi kinh này (Nhật Kư 1128).
Điểm chính yếu khác nhau thứ hai giữa Chuỗi Kinh Mân Côi và Chuỗi Kinh Thương
Xót đó là về cấu trúc của hai chuỗi kinh này. Theo anh Tĩnh nhận định th́:
Chuỗi
Kinh Mân Côi là một kinh nguyện bao gồm cả khẩu nguyện lẫn tâm nguyện. Khẩu
nguyện nơi Chuỗi Kinh Mân Côi chính yếu là 10 Kinh Kính Mừng ở mỗi chục kinh.
Tâm nguyện của Chuỗi Kinh Mân Côi là các Mầu Nhiệm Mân Côi, tức các mầu nhiệm về
Chúa Kitô. Trong Chuỗi Kinh Mân Côi, th́ Mầu Nhiệm Mân Côi, Mầu Nhiệm về Chúa
Kitrô, theo Đức Phaolô VI trong Tông Huấn Marialis Cultus - Sùng Kính Mẹ Maria
(số 47), hồn sống của chuỗi kinh này, bằng không, lần chuỗi này mà không suy
ngắm Mầu Nhiệm Mân Côi sẽ chẳng khác ǵ như xác vô hồn. C̣n Chuỗi Kinh Thương
Xót hoàn toàn chỉ là khẩu nguyện, không có phần tâm nguyện bao gồm các mầu nhiệm
về Chúa Kitô như nơi Chuỗi Kinh Mân Côi. Tuy nhiên, nội dung của kinh nguyện làm
nên Chuỗi Kinh Thương Xót này phải nói là tột đỉnh của Mầu Nhiệm Mân Côi, Mầu
Nhiệm về Chúa Kitô, v́ từng chục kinh cứ lập đi lập lại 10 lần "cuộc khổ nạn của
Chúa Giêsu Kitô" là biến cố chính yếu tối hậu Người "hiến mạng sống ḿnh cho
nhiều người được cứu rỗi" (Mt 20:28).
Chưa
hết, cấu trúc của Chuỗi Kinh Mân Côi và Chuỗi Kinh Thương Xót c̣n khác nhau ở
phần mở đầu của hai chuỗi kinh này. Ở chỗ, trong khi Chuỗi Kinh Mân Côi được thứ
tự mở đầu bằng 1 Kinh Tin Kính, 1 Kinh Lạy Cha, 3 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng
Danh, th́ Chuỗi Kinh Thương Xót được mở đầu, theo thứ tự, trước hết là Kinh Lạy
Cha, sau đó là Kinh Kính Mừng và sau hết là Kinh Tin Kính. Như thế, dường như có
cái ǵ đó hoàn toàn ngược nhau ở phần mở đầu của hai chuỗi kinh này, nhất là căn
cứ vào Kinh Tin Kính, một kinh ở ngay đầu Chuỗi Kinh Mân Côi mà lại ở cuối của
phần mở đầu Chuỗi Kinh Thương Xót. Tại sao có sự khác nhau đến ngược nhau như
thế trong phần mở đầu của hai chuỗi kinh này? Để biết được nguyên nhân sâu xa
của nó, chúng ta cần phải xét đến tính chất khác nhau về trọng tâm của hai chuỗi
kinh này.
Điểm chính yếu khác nhau thứ ba giữa Chuỗi Kinh Mân Côi và Chuỗi Kinh Thương Xót
đó là về trọng tâm của hai chuỗi kinh này. Anh Tĩnh đă suy diễn như thế này:
Thật
vậy,
nếu để
ư chúng ta sẽ thấy trọng tâm của Chuỗi Kinh Mân Côi là Chúa Kitô, và trọng tâm
của Chuỗi Kinh Thương Xót là Chúa Cha. Chúa Kitô là trọng tâm của Chuỗi Kinh Mân
Côi là v́ Chuỗi Kinh Mân Côi như một cái xác vô hồn nếu thiếu Mầu Nhiệm Mân Côi,
Mầu Nhiệm về Chúa Kitô. Và Chúa Cha là trọng tâm của Chuỗi Kinh Thương Xót là v́
Chuỗi Kinh Thương Xót sẽ chẳng c̣n ư nghĩa và giá trị ǵ nữa nếu không hướng về
Chúa Cha, Đấng "đă yêu thương thế gian đến ban Con Một ḿnh để ai tin vào Người
sẽ không phải chết nhưng được sự sống đời đời" (Jn 3:16), và cũng là Đấng "đă
không dung tha cho Con Một ḿnh, một phó nạp Người v́ tất cả chúng ta th́ Ngài
c̣n tiếc ǵ với chúng ta" (Rm 8:32). Chính v́ Chúa Cha là trọng tâm của Chuỗi
Kinh Thương Xót mà Chuỗi Kinh Thương Xót mới được bắt đầu bằng Kinh Lạy Cha, chứ
không phải Kinh Tin Kính là kinh mở đầu Chuỗi Kinh Mân Côi. Sau Kinh Lạy Cha mở
đầu Chuỗi Kinh Thương Xót là Kinh Kính Mừng, rồi mới tới Kinh Tin Kính, tức Kinh
Kính Mừng c̣n đứng trước cả Kinh Tin Kính trong phần mở đầu Chuỗi Kinh Thương
Xót. Tại sao có sự sắp xếp như vậy trong phần mở đầu của Chuỗi Kinh Thương Xót?
Kinh Lạy Cha mở đầu có thể hiểu được, nhưng Kinh Kính Mừng lại đứng trước cả
Kinh Tin Kính, có vẻ quan trọng hơn Kinh Tin Kính ở đây nghĩa là ǵ?
Ở đây
chúng ta nên nhớ hai điều: trước hết, ở Chuỗi Kinh Mân Côi, tuy khẩu nguyện là
Kinh Kính Mừng, một kinh trực tiếp liên quan đến Mẹ Maria và về Mẹ Maria, nhưng
v́ trọng tâm của Chuỗi Kinh Mân Côi là Chúa Kitô nên việc lần Chuỗi Kinh Mân Côi
chẳng qua là việc cùng Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô (Tông Thư Kinh
Mân Côi Trinh Nữ Maria, đoạn 3; Tông Huấn Marialis Cultus, đoạn 47), sau nữa, ở
Chuỗi Kinh Thương Xót, ngược lại, không hề có Mẹ Maria một tí nào khi lần từng
chục kinh, ngoại trừ Kinh Kính Mừng duy nhất ở phần mở đầu. Đó là lư do Kinh
Kính Mừng này cần phải được sắp xếp ngay sau Kinh Lạy Cha và trước Kinh Tin
Kính. Lư do là v́, căn cứ vào câu mở đầu của từng chục kinh: "Lạy Cha hằng hữu,
con xin dâng lên Cha ḿnh và máu, linh hồn và thiên tính của Con rất yêu dấu Cha
là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con, để đền bù tội lỗi chúng con và toàn thế giới",
chúng ta thấy một Chúa Kitô có hai bản tính, thần tính cũng gọi là thiên tính và
nhân tính (bao gồm ḿnh và máu cùng linh hồn của Người). Mà ḿnh vá máu thuộc
nhân tính của Người được xuất phát từ Mẹ Maria đầy ơn phúc, một đệ nhất tạo vật
về ân sủng được Chúa Cha ở cùng và được Quyền năng Đấng Tối Cao là Thánh Thần
bao phủ, để nhờ đó có thể thụ thai và hạ sinh Con Đấng Tối Cao (x Lk 1:35,32).
Kinh
Tin Kính ở cuối phần mở đầu Chuỗi Kinh Thương Xót khác với Kinh Tin Kính mở đầu
Chuỗi Kinh Mân Côi. Ở chỗ, nơi Chuỗi Kinh Mân Côi: v́ trọng tâm của Chuỗi Kinh
Mân Côi là Chúa Kitô nên Kinh Tin Kính mở đầu cho Chuỗi Kinh Mân Côi liên quan
đến Chúa Kitô, đến các Mầu Nhiệm Mân Côi, Mầu Nhiệm về Chúa Kitô. Chúa Kitô nhập
thể (mùa vui), Chúa Kitô khổ giá (mùa thương) và Chúa Kitô phục sinh (mùa mừng).
Kinh Lạy Cha ngay sau Kinh Tin Kính ở phần đầu của Chuỗi Kinh Mân Côi, theo
chiều hướng Chúa Kitô trọng tâm, có nghĩa là Chúa Kitô đến hoàn toàn để làm trọn
ư Cha dưới đất cũng như trên trời. Ba Kinh Kính Mừng sau Kinh Tin Kính và Kinh
Lạy Cha trong phần mở đâu Chuỗi Kinh Mân Côi có ư chỉ về vai tṛ của Mẹ Maria
trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô: Vai tṛ Mẹ Thiên Chúa Trinh Nguyên trong mầu nhiệm
nhập thể, vai tṛ Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc trong mầu nhiệm khổ giá, và vai tṛ
Mẹ Mông Triệu Nữ Vương trong mầu nhiệm phục sinh. Kinh Sáng Danh cuối cùng trong
phần mở đầu của Chuỗi Kinh Mân Côi chất chứa ư hướng là nhờ công cuộc cứu chuộc
của Chúa Kitô, với sự cộng tác của Mẹ Người, mà loài người được hiệp thông thần
linh với Thiên Chúa duy nhất là Cha và Con và Thánh Thần, đúng như chủ đích của
Vị Thiên Chúa Hóa Công dựng nên loài người theo h́nh ảnh và tương tự như Ngài.
V́
Chúa Cha là trọng tâm của Chuỗi Kinh Thương Xót mà Kinh Tin Kính ở cuối phần mở
đầu chuỗi kinh này trực tiếp liên quan đến Chúa Cha, hơn là đến Chúa Kitô như ở
phần mở đầu của Chuỗi Kinh Mân Côi. Tất cả những ǵ chất chứa ở Kinh Tin Kính
trong phần mở đầu của Chuỗi Kinh Thương Xót liên quan đến việc tạo dựng, cứu
chuộc, thánh hóa và cánh chung đều cho thấy Ḷng Thương Xót Chúa, một Ḷng
Thương Xót đă bày tỏ hay tỏ hiện đến tột đỉnh nơi Lời Nhập Thể Vượt Qua là Chúa
Giêsu Kitô. Bởi thế, phần rỗi của chung nhân loại và của riêng từng linh hồn th́
vô cùng cao quí như công nghiệp vô giá của Chúa Kitô: "v́ cuộc khổ nạn đau
thương của Chúa Giêsu Kitô, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới". Thật
ra Thiên Chúa vô cùng yêu thương nhân loại yếu hèn tội lỗi không cần chúng ta cứ
phải dâng lên Ngài "ḿnh và máu, linh hồn và thiên tính của Chúa Giêsu Kitô Con
rất yêu dấu Cha", th́ Ngài mới "thương đến chúng con và toàn thế giới". Ngài đă
thương nhân loại ngay từ ban đầu và cho đến tận cùng.
Sở dĩ
Ngài cần chúng ta liên lỉ dâng lên Ngài và nhắc nhở Ngài về công nghiệp của Con
Ngài là v́ Ngài muốn cho chúng ta được thông dự vào công cuộc cứu chuộc với Con
của Ngài, Ngài muốn qua chúng ta và nhờ chúng ta mà cứu lấy chính chúng ta và
toàn thế giới. V́ mỗi lần chúng ta lần chung Chuỗi Kinh Thương Xót và đọc từng
chục kinh của chuỗi này là chúng ta tỏ ḷng tin tưởng vào Ḷng Thương Xót của
Ngài thay cho hay bù cho "những linh hồn cần đến ḷng thương xót Chúa hơn".
Chúng
ta chẳng những tỏ ra tin tưởng vào Ḷng Thương Xót của Ngài qua 5 chục kinh của
Chuỗi Kinh Thương Xót mà c̣n ở 3 câu kết thúc Chuỗi Kinh Thương Xót nữa: "Lạy
Thiên Chúa thánh, Đấng Toàn Năng thánh, Đấng bất tử thánh - xin thương xót chúng
con và toàn thế giới -
'Holy God, Holy Mighty One, Holy Immortal One, have mercy on us and on the whole
world.'" Thật vậy, 3 câu kết thúc Chuỗi Kinh Thương Xót này đều tuyên xưng Ḷng
Thương Xót Chúa: "Thiên Chúa thánh" đây phải là và chính là Vị Thiên Chúa
của Ḷng Thương Xót, Đấng đă yêu thương con người chỉ là thành phần tạo vật vô
cùng thấp hèn tội lỗi; "Đấng Toàn Năng thánh" đây được thể hiện mănh liệt nhất
nơi cuộc tử giá của Chúa Kitô, Đấng đă trở thành đáng thương hơn thành phần được
cứu chuộc đáng thương; "Đấng Bất Tử thánh" đây đó là không ǵ có thể dập tắt
được Ḷng Thương Xót hay hạ được Ḷng Thương Xót, cho dù con người có tội lỗi
đến đâu; nếu nói ngược lại, th́ chính v́ Ḷng Thương Xót mà Cha thật sự là
"Thiên Chúa thánh, Đấng Toàn Năng thánh, Đấng Bất Tử thánh".
Điểm chính yếu khác nhau thứ bốn giữa Chuỗi Kinh Mân Côi và Chuỗi Kinh Thương
Xót đó là về phụng vụ của hai chuỗi kinh này. Anh Tĩnh đă tiếp tục suy diễn như
thế này:
Thật
ra, hai chuỗi kinh này, Chuỗi Kinh Mân Côi và Chuỗi Kinh Thương Xót, cho dù phổ
thông đến đâu chăng nữa, và chất chứa một ư nghĩa sâu xa tuyệt vời đến mấy chăng
nữa, tự bản chất, cả hai chuỗi kinh này không phải là loại kinh phụng vụ, như
các kinh thuộc giờ kinh thần vụ của Giáo Hội. Tuy nhiên, cả hai chuỗi kinh này
đều hướng về Phụng Vụ, giúp sống Phụng Vụ v́ mang một ư nghĩa Phụng Vụ ở một
khía cạnh nào đó. Đúng thế,
nếu
Phụng Vụ Thánh Thể có hai phần chính là phần phụng vụ lời Chúa và phần phụng vụ
Thánh Thể, th́ chúng ta có thể áp dụng ở một khía cạnh nào đó Chuỗi Kinh Mân Côi
với phần phụng vụ lời Chúa và Chuỗi Kinh Thương Xót với phần phụng vụ Thánh Thể.
Ở chỗ nào?
Này
nhé, nếu Chuỗi Kinh Mân Côi lấy Chúa Kitô làm trọng tâm và tác động chính yếu
của Chuỗi Kinh Mân Côi nơi Kitô hữu là chiêm ngắm Mầu Nhiệm Chúa Kitô, th́ tác
động chiêm ngắm này rất hợp với phần phụng vụ lời Chúa là phần giúp cho cộng
đồng dân Chúa đang tham dự Thánh Lễ có thể chiêm ngắm những ǵ liên quan tới
Chúa Kitô qua các bài đọc Thánh Kinh trước khi tiến sang phần phụng vụ Thánh
Thể. Và nếu Chuỗi Kinh Thương Xót lấy Chúa Cha làm trọng tâm và tác động chính
yếu của Chuỗi Kinh Thương Xót này là việc hiến dâng Chúa Kitô lên Chúa Cha, th́
tác động hiến dâng này rất hợp với phần phụng vụ Thánh Thể, bao gồm cả phần dâng
lễ lẫn hiến tế.
Đó là
lư do, hằng ngày nên thực hiện cả hai chuỗi, không nên bỏ chuỗi này đọc chuỗi
kia, v́ ngắn hơn hay v́ hay hơn hoặc hợp hơn đối với cá nhân ḿnh, v́ nếu đọc cả
Chuỗi Kinh Mân Côi và Chuỗi Kinh Thương Xót th́ cả hai sẽ trở thành như cách
thức để dọn ḿnh dâng lễ, nếu có thói quen dự lễ hằng ngày, hay để thay cho
thánh lễ, nếu không thể dự lễ hôm đó, và để tiếp tục sống Thánh Lễ một cách liên
tục trong đời sống nội tâm cầu nguyện và tông đồ hằng ngày của ḿnh.
Điểm chính
yếu khác nhau thứ năm giữa Chuỗi Kinh Mân Côi và Chuỗi Kinh Thương Xót đó là về tác
dụng của hai chuỗi kinh này. Theo tài liệu nghiên cứu, anh Tĩnh đă chia sẻ:
Trước hết, tự
bản chất th́ hai chuỗi kinh này, Chuỗi Kinh Mân Côi và Chuỗi Kinh Thương Xót,
đều là tác động cầu nguyện, nên đều mang lại lợi ích thiêng liêng trước hết cho
chính những ai thực hiện hai chuỗi này một cách ư thức. Tuy nhiên, ngoài lợi ích
thiêng liêng mang lại cho bản thân của chính tác nhân cầu nguyện bằng hai chuỗi
kinh này, Chuỗi Kinh Mân Côi và Chuỗi Kinh Thương Xót có tác dụng một cách phổ
quát và đại đồng có vẻ hơi khác nhau một chút, nếu căn cứ vào hai biến cố liên
quan đến 2 chuỗi kinh này. Thật vậy, v́ liên quan đến Biến Cố Thánh Mẫu Fatima
năm 1917, Chuỗi Kinh Mân Côi có liên quan tới ḥa b́nh thế giới, và v́ liên quan
tới Sứ Điệp Ḷng Thương Xót Chúa, Chuỗi Kinh Thương Xót liên quan tới phần rỗi
các linh hồn.
Chuỗi Kinh Mân
Côi liên quan tới ḥa b́nh thế giới, v́ theo lịch sử, nhờ Kinh mân Côi, thế giới
Kitô giáo Âu Châu đă thắng được quân Hồi giáo ở trận hải chiến Lepantô ngày
7/10/1571, một biến cố khiến cho Thánh Giáo Hoàng Piô V thiết lập Lễ Đức Bà
Chiến Thắng - Our Lady of Victory từ đó, một tước hiệu về sau được đổi thành Đức
Bà Mân Côi - Our Lady of Rosary, một tước hiệu Mẹ Maria đă tự xưng ḿnh vào lần
hiện ra cuối cùng ngày 13/10/1917 ở Fatima. Nếu Fatima ở đây là tên người con
gái của giáo tổ Hồi giáo Mohammed, th́ phải chăng, cho dù Nước Nga đă trở lại
đúng như Mẹ Maria tiên báo ở cuối phần thứ hai Bí Mật Fatima, Biến Cố Thánh Mẫu
Fatima vẫn không v́ thế trở thành lỗi thời, trái lại, c̣n ứng nghiệm hơn bao giờ
hết ở phần thứ ba Bí Mật Fatima, phần thị kiến cho thấy h́nh ảnh một đám lính
sát hại đoàn người đang qú cầu nguyện dưới chân cây thập tự giá lớn ở trên một
ngọn núi dốc đứng, trong đoàn người bị ám sát chết ấy có vị giám mục mặc áo
trắng, vị giám mục được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nghĩ rằng đó là bản thân
ngài, v́ khi ngài bị ám sát tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981 cũng
đang mặc áo trắng và tên sát thủ quốc tế bấy giờ là một tín đồ Hồi giáo tên Ali
Agca.
Như thế, nếu
chiến tranh khủng bố toàn cầu được chính thức bắt đầu từ biến cố 911 ở Hoa Kỳ
sau biến cố Nước Nga trở lại trước đó 10 năm (25/12/1991), th́ Chuỗi Kinh Mân
Côi càng cần hơn bao giờ hết cho ḥa b́nh thế giới vậy.
Nếu Chuỗi Kinh
Mân Côi liên quan tới ḥa b́nh thế giới và cần cho ḥa b́nh thế giới th́ Chuỗi
Kinh Thương Xót liên quan tới và cần cho phần rỗi các linh hồn. Trong Nhật Kư
của Chị Thánh Faustina, ở đoạn 687, Chúa Giêsu đă khẳng định cùng chị rằng: "Con
đừng ngừng đọc chuỗi kinh mà Cha đă dậy con. Ai lần chuỗi kinh này sẽ nhận được
t́nh thương vĩ đại trong giờ lâm tử. Các vị linh mục hăy khuyên tội nhân đọc
chục kinh này như niềm hy vọng cứu rỗi cuối cùng cho họ. Dù tội nhân có cứng
ḷng đến đâu đi nữa mà đọc chục kinh này, chỉ cần một lần duy nhất thôi, linh
hồn ấy sẽ nhận được ơn bởi t́nh thương vô cùng của Cha". V́ là một Chuỗi Kinh
Thương Xót liên quan đến phần rỗi vô cùng quí báu của con người, xin đề nghị 2
điều: 1- mỗi một chục cầu cho một thành phần linh hồn nào đó, chẳng hạn chục thứ
nhất cho thế giới của các linh hồn chịu đau thương về mọi phương diện, chục thứ
hai cầu cho thế giới các tội nhân cho họ biết ăn năn hoán cải trở về cùng Chúa,
chục thứ ba cầu cho thế giới các người đang hấp hối nhất là đang bị cám dỗ mất
ḷng tin cậy vào Ḷng Thương Xót Chúa, chục thứ bốn cầu cho thế giới các linh
hồn mồ côi trong luyện ngục, và thứ năm cầu cho thế giới các con người được sinh
vào trần gian trong ngày hôm ấy để họ nhận biết và yêu mến Chúa. 2- cử hành Ḷng
Thương Xót Chúa trong khi lần Chuỗi Kinh Thương Xót bằng các cử chỉ thích hợp,
chẳng hạn qúi suốt cả chuỗi kinh, giang tay và ngước mặt lên trời mỗi khi đọc
câu nguyện mở đầu mỗi chục kinh, và cúi ḿnh đấm ngực mỗi khi đọc tới câu "v́
cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô, xin Cha thương xót chúng con và
toàn thế giới", và cuối cùng giang tay đọc 3 câu kết chuỗi kinh.