Đường ḥa b́nh là đường của Giáo Hội
Category: Giáo Hội Hoàn Vũ
BY: VŨ VĂN AN
Tháng 10 tới, Đức Bênêđictô 16 sẽ tới Assisi gặp
gỡ các vị đại diện các tôn giáo hoàn cầu và cả những
người vô tín ngưỡng nữa để cổ vũ công lư và ḥa b́nh.
Cuộc gặp gỡ này mô phỏng hai cuộc gặp gỡ trước đây
của Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phalô II. Cả ba cuộc
gặp gỡ đều gây chấn động nơi một số người Công Giáo.
Có người c̣n đi xa hơn bằng cách tố cáo hai vị giáo
hoàng này theo chủ nghĩa ba phải, chiết trung. Ít
nhất cũng cho người ta cảm tưởng đạo nào cũng như
nhau.
Đức Hồng Y William Levada, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lư
Đức Tin, ngày 6 tháng 7 vừa qua, lên tiếng giải
thích rơ tại sao Đức Bênêđíctô XVI vẫn cứ theo đuổi
cùng một sáng kiến ấy trong bối cảnh tranh căi như
vậy. Ngài cho rằng: “Đây không phải là vấn đề che
dấu đức tin v́ sự hợp nhất nông cạn, bề ngoài, nhưng
tuyên xưng rằng Chúa Kitô là nền ḥa b́nh của ta, và
chính v́ thế, con đường ḥa b́nh cũng là con đường
của Giáo Hội, như Đức Gioan Phaolô II và Thượng Phụ
Đại Kết từng tuyên xưng .
Trong tuyên bố của ḿnh, Đức Hồng Y Levada cho rằng
ngài dựa vào các suy tư của Đức Hồng Y Ratzinger
trước đây cũng như của Công Đồng Vatican II để giải
thích ư hướng của biến cố Assisi. Theo ngài, “V́
‘mọi người đều được mời gọi kết hợp với Chúa Kitô’
(Lumen Gentium, 3), nên Giáo Hội phải là men của sự
kết hợp dành cho cả nhân loại này: không phải chỉ
bằng cách công bố Lời Chúa, mà c̣n qua chứng tá sống
của một đời kết hợp với Thiên Chúa nữa. Đó mới chính
là con đường đích thực của ḥa b́nh”.
Đàng khác, Đức Hồng Y Levada nói thêm: “Chủ đề
‘Người Hành Hương Chân Lư, Người Hành Hương Ḥa B́nh’,
được chọn cho Ngày Assisi sắp tới, c̣n cho ta một
động lực thứ hai: muốn hy vọng một cách thực tế cùng
nhau xây dựng được ḥa b́nh, điều cần là phải đặt
chân lư thành tiêu chuẩn. Mối liên kết nguyên thủy
giữa ethos
và logos,
nghĩa là giữa tôn giáo và lư trí, cuối cùng nằm ở
chính trong Chúa Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa: chính v́
thế, Kitô Giáo có khả năng phục hồi được mối liên
kết này cho thế giới”. Ngài kết luận “Ḥa b́nh mà
không có chân lư là điều không thể có”. Ngược lại
cũng thế “thái độ đối với ḥa b́nh xác định ra tiêu
chuẩn đích thực cho chân lư”
Đức Giao
Phaolô II
Nhân dịp này, Đức Hồng Y Levada nhắc lại các đóng
góp của Chân Phúc Gioan Phaolô II cho biến cố
Assisi. Trong một cuộc phỏng vấn năm 1994, nhân nhắc
lại cuộc gặp gỡ tại Assisi năm 1986, Đức Gioan
Phaolô II cho rằng sau nhiều cuộc viếng thăm Cận
Đông, ngài xác tín hơn bao giờ hết rằng Chúa Thánh
Thần làm việc rất hữu hiệu ngay cả ở bên ngoài cơ
chế hữu h́nh của Giáo Hội”. Tuy nhiên, ư thức được
tính tế nhị của vấn đề, nên sau cuộc gặp gỡ này
không bao lâu, tức ngày 7 tháng 12 năm 1990, trong
Thông Điệp “Redemptor Hominis”, ngài dạy rằng Chúa
Thánh Thần “hiển hiện một cách đặc biệt trong Giáo
Hội và nơi các chi thể của Giáo Hội. Nhưng, sự hiện
diện và hành động của Người có tính phổ quát, không
bị giới hạn bởi không gian và thời gian”.
Đức Gioan Phaolô cũng nhắc tới Công Đồng Vatican II
và cho rằng việc làm của Chúa Thánh Thần “trong trái
tim mọi người nhờ ‘hạt giống Lời Chúa’ phải được t́m
thấy trong sáng kiến nhân bản, trong đó, có các sáng
kiến tôn giáo, và trong các cố gắng của nhân loại
nhằm đạt tới chân, thiện và chính Thiên Chúa”, Đấng
luôn chuẩn bị để ta “triển nở hoàn toàn trong Chúa
Kitô” (số 28). Cũng trong thông điệp này, ngài không
những tái khẳng định nhu cầu và sự khẩn trương phải
công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu, nhưng ngài c̣n cực
lực chống đối “chủ nghĩa dửng dưng, mà đáng buồn
thay, ngày nay đang thấy có nơi nhiều Kitô hữu. Nó
đặt căn bản trên cái nh́n thần học sai lạc mà ta có
thể coi là chủ nghĩa tương đối về tôn giáo. Chủ
nghĩa này sẽ dẫn người ta tới niềm tin cho rằng ‘tôn
giáo nào cũng đều tốt như nhau’” (số 36).
Đức Hồng Y
Ratzinger
Theo Đức Hồng Y Levada, các suy tư thần học và mục
vụ của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger cũng đi theo
chiều hướng trên. Ngay từ năm 1964, Đức HY Ratzinger
đă bày tỏ ư định “cho người ta thấy rơ hơn vị trí
của Kitô Giáo trong lịch sử các tôn giáo và do đó cố
gắng t́m lại những phát biểu thần học với một ư
nghĩa cụ thể và đặc thù về tính độc đáo và giá trị
tuyệt đối của Kitô Giáo (J. Ratzinger, Faith,Truth
and Tolerance: Christian Belief and World Religions,
19). Thánh Bộ Giáo Lư Đức Tin, dưới sự lănh đạo của
ngài, sẽ lặp lại chủ đề này một lần nữa trong tuyên
ngôn "Dominus Iesus" về tính độc đáo và tính phổ
quát của Chúa Giêsu Kitô và của Giáo Hội. Công bố
ngày 6 tháng 8 năm 2000, tài liệu này không chỉ nhằm
bác bỏ ư niệm về một cuộc chung sống tôn giáo trong
đó các “niềm tin” khác nhau được thừa nhận là những
con đường bổ túc cho con đường nền tảng là chính
Chúa Giêsu Kitô (xem Ga 14:6). Một cách sâu sắc hơn,
nó nhằm đặt căn bản tín lư cho một suy nghĩ về mối
liên hệ giữa Kitô Giáo và các tôn giáo khác.
V́ mối liên hệ độc nhất của Người với Chúa Cha, Ngôi
Lời Nhập Thể hoàn toàn độc đáo; công tŕnh cứu rỗi
của Chúa Giêsu Kitô được tiếp diễn trong Nhiệm Thể
Người là Giáo Hội. Bởi thế, Giáo Hội cũng hoàn toàn
có tính độc đáo, nhằm để cứu rỗi muôn người. Để thực
hiện được công tŕnh ấy, cả nơi các Kitô hữu lẫn
không Kitô hữu, Chúa Cha đă luôn luôn và chỉ ban
Thần Khí Chúa Kitô cho Giáo Hội, “nhiệm tích của cứu
rỗi”: bởi thế, không có những con đường bổ túc cho
nhiệm cục phổ quát của Chúa Con Nhập Thể, ngay cả
nếu ở bên ngoài Giáo Hội của Chúa Kitô, người ta t́m
thấy một số yếu tố của chân và thiện” (xem Nostra
Aetate, 2; Ad Gentes, 9).
Ngày 24 tháng Giêng năm 2002, có cuộc gặp gỡ thứ hai
tại Assisi. Vào dịp này, Đức Hồng Y Ratzinger thấy
cần phải minh xác hơn ư nghĩa của nó. Việc minh xác
này làm ngài trở thành người phát ngôn cho những ai
tự tra vấn một cách nghiêm chỉnh về vấn đề này:
“Việc này có thể thực hiện được không? Há đây không
phải là trường hợp trong đó đa số người ta nhận được
một ảo giác lầm lẫn về một sự liên kết mà trên thực
tế không hề có? Há đó không phải là chủ nghĩa tương
đối đang được cổ vơ, một thứ ư kiến cho rằng chỉ có
những dị biệt gần như tối hậu giữa các ‘tôn giáo’?
Há tính nghiêm chỉnh của đức tin không v́ thế mà yếu
kém đi và cứ như thế, cuối cùng, chính Thiên Chúa
cũng sẽ tách xa chúng ta? Há đó không phải là cảm
nhận mạnh mẽ thấy ḿnh bị cô đơn?” (Faith, Truth and
Tolerance, 111).
Ở đây, đúng hơn, ta nên tự hỏi: Nếu ngài ư thức rơ
các hiểu lầm có thể có trong cử chỉ của vị tiền
nhiệm, th́ tại sao Đức Bênêđíctô XVI lại cảm thấy
cần phải đi hành hương Assisi để gặp gỡ các vị đại
diện các tôn giáo khác để cổ vũ công lư và ḥa b́nh
trên thế giới?
Ta t́m được câu trả lời khi đọc lại hồi tưởng của
Đức HY Ratzinger về cuộc gặp gỡ năm 2002. Một ngày
sau cuộc gặp gỡ ấy, ngài nhớ tới một vị bận áo
trắng, đă cao niên, đang ngồi với nhiều người khác
trên chuyến xe lửa tới Assisi: “Những người đàn ông
và đàn bà, mà thường ngày vốn giáp mặt nhau trong
thù nghịch và xem ra chia rẽ nhau v́ những rào cản
không tài nào vượt qua được, đă chào đón Đức Giáo
Hoàng, người, với sức lôi cuốn của nhân cách, của sự
sâu sắc về đức tin, của ḷng say mê đối với hoà b́nh
và ḥa giải, đă nhờ đặc sủng chức vụ của ḿnh mà
mang lại điều xem ra không thể nào đem lại được, đó
chính là việc tụ họp các vị đại diện của Kitô Giáo
đang chia rẽ và các vị đại diện các tôn giáo khác
nhau thành cuộc hành hương cho ḥa b́nh” (30Giorni,
1/2002).
Tôn giáo, thay v́ làm người ta xa lánh việc xây dựng
kinh thành trần thế, đă dấn thân sâu sắc vào cuộc
xây dựng này. Đối với Kitô hữu chúng ta, điều này
trước hết có nghĩa là phải khẩn cầu Thiên Chúa, rồi
để tùy người khác toàn quyền tham dự với chúng ta
trong công cuộc mưu t́m ḥa b́nh và công lư trên thế
giới, dù có nhiều khác biệt trong tư cách có tín
ngưỡng hay không. Đức Hồng Y Ratzinger lúc ấy c̣n
nói thêm rằng: “Nếu Kitô hữu chúng ta theo đuổi con
đường ḥa b́nh theo gương Thánh Phanxicô, ta không
nên sợ bị mất bản sắc: v́ chỉ khi đó, ta mới t́m
thấy bản sắc ḿnh” (Đă dẫn). Tóm lại, đây không phải
là vấn đề che dấu đức tin v́ sự hợp nhất nông cạn,
bề ngoài, nhưng tuyên xưng rằng Chúa Kitô là nền ḥa
b́nh của ta, và chính v́ thế, con đường ḥa b́nh
cũng là con đường của Giáo Hội, như Đức Gioan Phaolô
II và Thượng Phụ Đại Kết từng tuyên xưng. Đức Hồng Y
Ratzinger cũng nói rằng: “Bộ mặt của ‘Thiên Chúa hoà
b́nh’ (Rm 15:33) đă trở nên hữu h́nh đối với chúng
ta nơi Chúa Kitô” (Đă dẫn). Và nền ḥa b́nh này là
sự viên măn không những được đề nghị mà c̣n đă được
thông ban (xem Ga 20:19) và luôn được tiếp nhận bởi
"Giáo Hội thánh thiện và tinh tuyền” (Eph. 5:27),
đồng thời là hồng phúc và là một bổn phận để ta
thách thức thế gian, một thế gian vốn là “kịch
trường của lịch sử con người” (Vui Mừng và Hy Vọng,
2).