VUI SƯỚNG NGUYỆN KINH LẠY CHA

Lm. Phêrô Hoàng Minh Tuấn (CSsR)

Vừa nghe nói đến nguyện Kinh Lạy Cha (KLC), có người đă muốn bỏ không thèm đọc tiếp, v́ kinh này có ǵ lạ, ḱa xem sách kinh bổn đạo thường đọc sáng tối, nó được đặt làm kinh dẫn đầu của một chuỗi kinh khác : Kinh Lạy Cha, kinh Kính mừng, kinh Sáng danh, kinh Tin, cậy, mến, kinh Lạy Nữ Vương, kinh ăn năn tội, v.v…thường đọc một lèo cho đủ bổn phận con nhà có đạo, không đọc th́ phải đi xưng tội bỏ đọc kinh… Chúa Giêsu không nghĩ thế ! Khi dạy về cầu nguyện, Chúa Giêsu nói : "Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại ; họ nghĩ rằng : cứ nói nhiều là được nhậm lời. Đừng bắt chước họ, v́ Cha anh em biết rơ anh em cần ǵ trước khi anh em cầu xin. Vậy anh em hăy cầu nguyện như thế này : Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng ; v.v…" (Mt 6.7-13).
I.- KINH LẠY CHA GỒM TÓM TẤT CẢ MỌI KINH
V́ sao Chúa Giêsu dạy ta cầu nguyện với Chúa Cha chỉ bằng một Kinh Lạy Cha thôi ngoài ra không thấy dạy kinh nào khác ? Xin trả lời : Dám nói rằng v́ Chúa Giêsu suốt đời chẳng đọc kinh nào khác ngoài Kinh này, nghĩa là những khi cầu nguyện một ḿnh với Chúa Cha có khi thâu đêm tới sáng (như Tin Mừng Lc 6.12 cho biết), Ngài chỉ khai triển sâu rộng Kinh này, ngay cả Lời nguyện siêu thời gian ở Tin Mừng Gioan chương 17, là lời cầu nguyện long trọng nhất và dài nhất, Ngài thưa với Cha trước khi ra đi chịu chết, cũng vậy ; nói cách khác, Ngài chỉ thưa chuyện với Cha Ngài những điều trong kinh này, v́ trong kinh này chứa đựng tất cả những ǵ Chúa Cha sai Ngài xuống thế để thực hiện. Quả thật suốt thời sứ vụ, khi giảng dạy, khi dùng quyền năng xua đuổi quỉ ma, chữa lành bệnh hoạn tật nguyền, cả đến cái chết hy sinh trên thập giá, Ngài chỉ lo thực hiện những điều ấy: Nào là trên đối với Thiên Chúa th́ lo làm cho Danh Cha cả sáng, tức là làm sao cho mọi người nhận biết Chúa Cha là Thiên Chúa của họ ; nào là làm cho Nước Cha trị đến ; Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời đă thể hiện ; c̣n đối với người dưới thế th́ nào là lo cho môn đồ và các kẻ tin được ơn tha tội, được ǵn giữ khỏi mọi sự dữ ; v.v…
Có thể nói đây là Kinh chất chứa tất cả tâm huyết, ưu tư, quan tâm của cả đời Ngài. Bởi vậy khi môn đồ xin Ngài dạy cho họ cầu nguyện, Ngài chỉ dạy có một kinh này : "Có lần Đức Giêsu cầu nguyện ở một nơi kia, Ngài cầu nguyện xong th́ một người trong nhóm môn đệ nói với Ngài: 'Thưa Ngài, xin dạy chúng con cầu nguyện…'. Ngài bảo các ông : 'Khi cầu nguyện anh em hăy nói : 'Lạy Cha v.v…'." (Lc 11.1-4). V́ Kinh đó gồm tóm tất cả mọi Kinh, không có kinh nào nói những ǵ hơn hay ngoài những điều của kinh này, v́ thực ra "chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải" (Rm 8.26), cho nên theo lời Thánh Giáo phụ Cyprianô nói : "Chúa Giêsu đă ban cho dân Ngài một mẫu mực của cầu nguyện, chính Ngài đă dạy chúng ta những điều chúng ta phải cầu xin trong khi cầu nguyện", đến nỗi dám nói rằng : "Ai c̣n nguyện kinh nào khác ngoài Kinh Chúa Giêsu dạy, th́ không chỉ là ngu dốt mà c̣n là phạm tội !" (Bài Kinh sách, Mùa Cha, tuần I, thứ ba).

II.-  Kinh Lạy Cha cao trọng khôn sánh
Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả;
nhưng Con Một… Đấng hằng ở nơi cung ḷng Chúa Cha, chính Người đă tỏ cho chúng ta biết.  (Ga 1,18)

Thầy không c̣n gọi anh em là tôi tớ nữa... Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, v́ tất cả những ǵ Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đă tỏ cho anh em biết. (Ga 15,15)
Từ thuở đời đời, Đức Giêsu, Con Một Thiên Chúa, hằng ở trong cung ḷng Chúa Cha, nên đă nghe biết, ḍ thấu hết mọi điều, biết những tâm tư của Cha, biết những điều ǵ Cha ưa thích, tất cả những ǵ Cha tha thiết mong muốn, những ǵ Cha quan tâm, những công việc Cha dự định …
Tất cả những ǵ Chúa Giêsu đă biết và "đă nghe được nơi Chúa Cha", tất cả những "bí mật" của Cha, Chúa Giêsu xuống thế và "đă tỏ cho chúng ta biết", đă "bật mí", đă tiết lộ ra cho chúng ta biết hết trong cuốn Thánh Kinh, và cách riêng Ngài đă gói ghém, cô đọng tất cả lại trong KLC. V́ thế Kinh Lạy Cha là lời nguyện thần linh cao cả khôn sánh, độc nhất vô nhị, hết sức cao đẹp và đáng quí trọng vô cùng.
Chúng ta vẫn thường tôn trọng kinh của Giáo Hội, của Đức Giáo Chủ, của các thánh đặt ra, và cách riêng kinh của Đức Mẹ dạy. Nhưng thử hỏi ĐGChủ có ở trong cung ḷng Chúa Cha không ? Có thánh nào đă được ở trong cung ḷng Chúa Cha ? Ngay cả Đức Mẹ, Người có ở trong cung ḷng Chúa Cha từ thuở đời đời không ? Không ! Không ai trong các Ngài đă được ở trong cung ḷng Chúa Cha để có thể biết được tất cả tâm tư của Chúa Cha, những ǵ Chúa Cha ưa thích, quan tâm, mong muốn. Chỉ ḿnh Chúa Giêsu Con Một Chúa Cha từ đời đời ở trong cung ḷng Cha, nên biết được và đă thương chúng ta, coi chúng ta như bạn hữu, và đă tiết lộ cho chúng ta biết.
V́ không hiểu biết sự cao trọng khôn sánh trên hết mọi kinh như thế, nên chúng ta bao lâu nay đọc KLC hết sức thờ ơ đến nỗi Đức Mẹ bảo chúng ta không biết nguyện KLC cho xứng đáng. Thật đáng buồn, Chúa Giêsu đă dạy ta Kinh ấy từ 2000 năm, và chúng ta đă đọc kinh ấy đă 2000 năm, thế mà Đức Mẹ lại bảo ta chưa biết nguyện kinh ấy.
Một Kinh cao quí như thế mà có người lại dùng để đọc trước khi ăn cơm ! Mỗi người chúng ta cứ thử xét lại xem từ trước đến nay, chúng ta đọc KLC như thế nào? Thờ ơ, chia trí lo ra, đọc cho xong, đọc như cái máy…? Và v́ ta chỉ đọc một cách máy móc, vô hồn… như thế, hèn chi ta nguyện Kinh này bấy lâu mà không thấy có hiệu quả ǵ, v́ chưng có lời Đức Giêsu dạy rằng: “Chí lư thay điều Ysaia đă tuyên sấm trên các ngươi rằng: ‘Dân này tôn kính Ta ngoài môi miệng, c̣n ḷng chúng th́ xa Ta một vời. Thật là luống công vô ích kiểu chúng thờ Ta (như vậy)’.” (Mt 15.7-8).
Không chỉ luống công vô ích, nguyện Kinh này cách vô tâm vô t́nh như thế c̣n là một sự xúc phạm đến Thiên Chúa. Thật vậy, trong sách ngôn sứ Malaki (1.6tt) có lời trách này : “Con kính cha, tớ sợ chủ. Nếu Ta là Cha, nào đâu sự kính trọng Ta? Nếu Ta là chủ, nào đâu sự kính sợ Ta? … Nhưng các ngươi nói : Đâu nào việc chúng tôi khinh thị Danh Người ? (Đây) Nơi việc các ngươi dâng lên tế đàn của Ta bánh trái nhơ uế…. Khi các ngươi dâng lên con vật mù ḷa, què quặt, bệnh hoạn làm tế vật, làm lễ tế, th́ không phải là bất chính (là khinh thị) sao? Ngươi hăy thử đem biếu cho quan khâm sai, xem ông có chiếu nhận, có cho ngươi ngẩng mặt lên không ?… Các ngươi coi Danh Ta như đồ tục… Các ngươi miệt thị Ta… Các ngươi đem dâng những thứ lễ vật ấy mà mong Ta chiếu nhận tự tay các ngươi sao ?”. Kinh nguyện vô tâm vô t́nh, đọc lua lua như cái máy, tâm trí th́ lo ra những chuyện đâu đâu… thật chẳng khác ǵ ta dâng lên Chúa Cha những lễ vật què quặt bệnh hoạn, sao không khỏi miệt thị Danh Cha ! Và như thế sao dám mong được nhậm lời ? Bao nhiêu năm đọc Kinh chiếu lệ như thế, hèn chi thế giới chẳng thấy có ǵ thay đổi: Danh Cha chẳng được cả sáng, loài người vẫn chẳng nhận biết Cha mà tôn thờ yêu mến và phụng sự, Nước Cha trị không đến, sự dữ và tội lỗi vẫn hoành hành….!
*
Biết được sự cao trọng của KLC, vẫn chưa đủ để nguyện kinh ấy cho nên. Tiến thêm bước nữa, ta phải làm sao đọc KLC mà thấy hạnh phúc, vui sướng ? Để được như thế, cần nhận thức mối quan hệ giữa Thiên Chúa Cha với chúng ta : bởi v́ nếu ta không hiểu tương quan của ta với Chúa Cha thiết thân đến mức nào, ta sẽ chỉ coi Chúa Cha như vị Thiên Chúa xa xôi, xa lạ, ở tận đâu đâu măi tít trên các tầng trời, chưa kể ta c̣n khiếp sợ Người sẽ phán xét, có thể ném ta xuống hoả ngục…, do đó ḷng ta sẽ ơ hờ nguội lạnh, những lời kinh ta thưa với Người ta chỉ đọc chiếu lệ, cho xong, cho đủ bổn phận như trong đạo đă dạy, không quan tâm, không thiết tha. Vậy ta hăy t́m hiểu :
*
III.- Tương quan mật thiết giữa chúng ta và Thiên Chúa Cha
Sao dám gọi Thiên Chúa là Cha của ḿnh : "Lạy Cha chúng con ở trên trời ?"
Có người sẽ đáp : V́ Chúa Giêsu đă ban cho ta được trở nên con cái Thiên Chúa. "Những ai đón nhận, tức là những ai tin vào Danh Người, th́ Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. Họ được sinh ra không phải do xác thịt khí huyết… nhưng do bởi Thiên Chúa" (Ga 1.12-13). Nhưng ta có biết ta trở nên con Thiên Chúa cách kỳ diệu lạ lùng như thế nào chưa ? Lời Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô sẽ cho biết :
"Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí. (V́) cái ǵ bởi xác thịt sinh ra (chỉ) là xác thịt; cái ǵ bởi Thần Khí sinh ra là thần khí.” (Ga 3.3-6).
Chúa Giêsu phán dạy : "Cái ǵ bởi xác thịt sinh ra (chỉ) là xác thịt", nghĩa là chúng ta bởi cha mẹ dưới thế là những "người xác thịt sinh ra", th́ bẩm sinh ta "chỉ là con người xác thịt" khí huyết theo tính tự nhiên, lại thêm mắc nhiều đam mê xấu xa, dục vọng và tội lỗi ... và như vậy "không thể được vào Nước Thiên Chúa". Nhưng may thay, khi ta tin Chúa Giêsu và chịu Phép Rửa, là ta được tái sinh, sinh ra lại lần nữa, lần tái sinh này là bởi Thần Khí Thiên Chúa "sinh ra". Theo đúng qui luật "cây nào sinh quả nấy", cây ổi không thể sinh ra quả cóc, th́ đây cũng vậy : khi ta được cha mẹ xác thịt sinh ra, ta chỉ là xác thịt, th́ nay khi được Thần khí sinh ra, ta được trở nên "là thần khí" như "Thiên Chúa là Thần khí" (theo lời Tin Mừng Gioan 4.24t).
Lấy một chuyện trần gian mà ví von cho dễ hiểu : Cũng như người cha thế gian cho đứa con giọt máu của ḿnh để đứa con ấy sinh ra được là con ruột của ḿnh, th́ cũng vậy, khi ta chịu Phép Rửa tái sinh, "Thiên Chúa vốn là Thần khí", Người lấy Thần khí của Người "ví như" giọt máu rót vào trong ta, không phải nhóm máu 0 hay AB ǵ đó… mà là nhóm máu "TK", nhóm máu Thần khí của Thiên Chúa, thành ra ta được có giọt máu Thiên Chúa trong ta, tức là ta cùng một ḍng máu với Thiên Chúa, mà có giọt máu thần linh của Thiên Chúa trong ḿnh th́ đích thị ta là con của Người rồi. Điều ví von ấy vô t́nh đă nói lên mầu nhiệm thần linh vĩ đại này mà Thư của Thánh Phêrô xác nhận : "Anh em được thông chia cùng một bản tính thần linh của Thiên Chúa (2 Pr 1.4). Từ đây, ta có tính Thiên Chúa trong ḿnh, bởi đóta được là con thật sự của Thiên Chúa, Thiên Chúa là Cha thật sự của ta. Cho dù ta không được bằng Chúa Giêsu là Con Một đồng bản tính với Chúa Cha, mà chỉ được thông chia một phần nào bản tính thần linh của Người, dầu vậy: “Một giọt máu đào c̣n hơn ao nước lă”.
Thành ra ta không phải chỉ là "con hờ", cũng không chỉ là con "nghĩa tử" theo cách nói thông thường trong đạo chúng ta nhưng rất non nghĩa, song đành phải dùng v́ không có một danh từ nào khác. "Nghĩa tử" là một đứa con mà người cha thừa nhận trên mặt pháp lư là con của ông, và ông sẽ cho nó được hưởng quyền thừa kế gia tài của ông, nhưng xét nghiệm ADN th́ chẳng có chút chi máu mủ của ông cả. Không ! Chúng ta có một cái ǵ c̣n hơn con nghĩa tử, v́ chưng bởi tin và chịu Phép Rửa tái sinh, chúng ta được có giọt máu Thần khí của Thiên Chúa trong ḿnh ta, ta nên con thật sự của Thiên Chúa trên trời, c̣n Thiên Chúa là Cha thật sự của ta. Chính Chúa Giêsu, Con Một Chúa Cha và Lời của Thiên Chúa, đă phán quyết, th́ hỏi làm sao có thể hồ nghi được ? Thật vậy, sau phục sinh Chúa Giêsu hiện ra và nói với cô Maria Mađalêna : “Hăy đi gặp anh em Thầy và nói với họ: Thầy lên cùng Cha của Thầy và cũng là Cha của anh em.” (Ga 20,17).
Dựa vào lời Chúa Giêsu và sau nhiều năm kinh nghiệm sống đời làm con Thiên Chúa, T.Gioan xác nhận trong thánh Thư rằng : "Hăy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào : đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa - mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa,… hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa. Sở dĩ thế gian không nhận biết chúng ta, là v́ thế gian đă không biết Người." (1 Ga 3.1-2). T.Phaolô cũng xác quyết mạnh mẽ : "Phần anh em, anh em đă lănh nhận… Thần Khí làm cho anh em nên con cái, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Áp-ba! Cha ơi! " Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy đă là con, th́ cũng là thừa kế, … tức là đồng thừa kế với Đức Ki-tô,… sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người." (Rm 8.15-17)
Ai đă nhờ suy niệm lời Thánh Kinh và cầu nguyện mà cảm nhận được mối dây mật thiết Cha-con như thế giữa Thiên Chúa và ta, th́ hăy cùng với Thần khí dạn dĩ kêu lên đầy tin yêu và vui sướng :
"ABBA ! Lạy Cha chúng con ở trên trời !"
"Cha trên trời là Cha thật sự của chúng con. Chúng con là con thật sự của Cha ! Ôi sung sướng biết chừng nào !"

 

Người ta kể câu chuyện cảm động này : Một hôm Đức Giám Mục về xứ đạo kia ban phép Thêm sức. Trước khi đó, lúc khảo giáo lư, có một bà già không thuộc nổi kinh Lạy Cha. Đức Cha ngạc nhiên hỏi tại sao ? Bà thành thật thưa :
- Thưa Đức Cha, mỗi khi con đọc đến câu "Lạy Cha chúng con ở trên trời", th́ con cảm động quá, con cứ tự nghĩ : Một bà già nghèo khó, hèn hạ như con mà sao lại được phúc có Thiên Chúa cao cả trên trời làm Cha của ḿnh… Nghĩ đến đó con cứ giàn giụa nước mắt không thể nào đọc tiếp được, cho nên con không thể thuộc hết kinh Lạy Cha."
Đức Cha an ủi:
- "Này bà ! Như thế là bà đă nguyện Kinh Lạy Cha đẹp ḷng Chúa hơn cả những người đọc thuộc ḷng kinh đó".
Và Đức Cha cho bà chịu phép Thêm sức.
Từ đây, cũng như bà già ở truyện trên, mỗi khi nguyện Kinh Lạy Cha, chúng ta sẽ cảm thấy hết sức hạnh phúc, sung sướng, và sẽ nguyện Kinh với tất cả con tim yêu mến thiết tha, v́ chúng ta được vinh hạnh làm con của Cha trên trời, Người cũng chính là Thiên Chúa Toàn năng với tất cả uy quyền vinh hiển, vĩ đại hơn vũ trụ trời đất, nhưng nhân hậu và yêu thương các con của Người.
*
IV.- SỐNG KINH LẠY CHA
Một khi đă nhận biết là con, th́ những công việc, những mong muốn, lo lắng, quan tâm của Người Cha, chúng ta cũng phải lấy làm của chúng ta. Ở đời, người con hiếu thảo bao giờ cũng lấy làm trọng những nguyện vọng, những ước muốn của cha ḿnh; và những việc của cha họ th́ họ cũng lấy làm như việc của ḿnh và ra sức thực hiện cho cha vui ḷng. Cũng vậy chúng ta tôn kính, yêu mến Chúa Cha th́ không những luôn cầu xin cho những điều Cha quan tâm và mong muốn được thành sự, mà chúng ta c̣n tận tâm tận lực lo thực hiện những công việc ấy, như Chúa Giêsu đă vâng lời không từ nan mà thực hiện sứ vụ của Cha trao cho Người cho đến giọt máu cuối cùng. Nào là trên th́ ta lo sao cho Danh Cha cả sáng  mọi người đều nhận biết Cha là Thiên Chúa độc nhất chân thật mà thờ lạy, yêu mến và phụng sự Người ; rồi lo cho Nước Cha trị đến : Nước của Cha sẽ mau đến thay thế cho các nước trần gian tồi tệ, tham nhũng, đồi truỵ, bất an và bạo lực…; và Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời : mọi người trên thế gian v́ nhận biết rằng những ư định của Cha đều chỉ là muốn sự tốt cho con cái, nên họ đều vâng theo thánh ư tốt lành của Cha, như trên trời các thần thánh hằng răm rắp tuân theo. C̣n dưới th́ ta lo sao cho nhân loại được ơn tha thứ tội lỗi, được khỏi sa chước cám dỗ của quỉ ma, thế gian và xác thịt; được có cơm ăn áo mặc và được an toàn thoát khỏi mọi tai hoạ…
Ôi ! Nếu tất cả các Kitô hữu chúng ta nguyện Kinh này với con tim yêu mến tha thiết, với tất cả ḷng khao khát ước vọng cháy bỏng, chắc chắn rất nhiều sự lạ sẽ xảy ra cho bản thân, cho gia đ́nh, cho xă hội và cho cả thế giới ! Đă đành chúng ta chỉ biết tha thiết nguyện ước, nguyện xin, c̣n chính Thiên Chúa mới là Đấng thực hiện được, nhưng nếu Thiên Chúa thấy chúng ta đều tha thiết ước nguyện, Người sẽ ra tay, v́ Thiên Chúa trọng tự do của con người và rất lịch sự, Người không muốn là “Kẻ không xin mà cứ cho, không mời mà cứ vào”. Lúc ấy hết thảy những ơn huệ kỳ diệu chứa đựng trong Kinh tuyệt vời ấy sẽ thể hiện trong thế giới này! Thế giới chúng ta sẽ được ḥa b́nh, thịnh vượng và hạnh phúc ! Mặc dầu hiện nay, xem ra bề ngoài, loài người chúng ta đang để cho ma vương và sự ác thống trị, do đó t́nh trạng thế giới đă ra thê thảm như hiện giờ, một nền văn minh khoa học, kỹ thuật tiên tiến thật đó, song là một “nền văn minh sự chết” như lời Đức Cố Giáo Chủ Gioan Phaolô II đă nói, v́ chấp chứa trong nó những mầm mống sự chết, giết chóc và huỷ diệt…