Ý nghĩa chữ MÙA THU và THIÊN THU
trong KINH THÁNH và ngoài đời
Người viết: Đaminh Phan văn Phước
I. Vài hàng dẫn nhập
Nhân Ngày Tết Nhi Đồng, tức là Lễ
Trung THU
(La Fête de la Mi-automne, de la Lune), tôi mạo muội viết về chữ
THU
trong KINH THÁNH và ngoài đời. Đồng thời, tôi xin giới thiệu bài ca Tết
TRUNG THU, bài TIẾNG THU, bài ''COLCHIQUES DANS LES PRÉS'' nói về một
loại HOA THU của Pháp và hai trong những bài thơ của tôi về
THU.
II. Chữ THU trong KINH THÁNH
A. Trong Cựu Ước
Theo chỗ tôi được biết, trong Cựu
Ước, đối với Dân Do Thái, THU
không diễn nghĩa sự vàng úa của cỏ cây và cảnh xế chiều của đời người,
mà là SỨC MẠNH, NÉT CƯỜNG TRÁNG của tuổi THANH XUÂN. Tuy nhiên, chỉ có
một lần nói về THU,
về sự LUYẾN TIẾC CHUỖI NGÀY XA XƯA như sau: ''Ông
Gióp tiếp tục ngâm nga: Làm sao tôi được như những tháng năm xa xưa,
được Thiên Chúa giữ gìn khi ĐÈN của Ngài chiếu sáng trên đầu tôi và khi,
trong bóng đêm, tôi bước đi theo ánh sáng của Ngài,
như những ngày THU (as in my
autumn days), khi Thiên Chúa chở che
lều trại của tôi,
khi Ðấng Toàn Năng còn ở bên tôi, các con trai tôi quây quần...
lời tôi nói như giọt mưa thánh thót.
Họ đợi tôi như chờ cơn mưa, há miệng ra như thể đón mưa xuân.''
(Gióp 29,1-23)
THU cũng là
thời kỳ THU (THÂU) hoạch mùa màng do
công sức mình làm ra. Cho nên, Caïn và Abel đã dâng lễ vật lên Thiên
Chúa vào mùa THU hoạch nầy. Abel thì
dâng chiên cừu ĐẦU LỨA và MỠ BÉO của chúng; còn Caïn thì trái trăng đồng
ruộng.
Chữ AUTOMNE (THU) mượn từ tiếng Latinh AUTUMNUS hay là
AUCTUMNUS, do chữ ''augeo, auxi, auctum, augere'' có nghĩa
là ''làm lớn lên, tăng lên'' (augmenter). Vì thế, chữ AUCTOR
thành AUTEUR, AUTHOR là TÁC GIẢ (người làm ra). Người Đức dùng chữ
HERBST có nghĩa là mùa THU hoạch
(HARVEST). Như vậy, THU là mùa SUNG
TÚC, GIÀU CÓ!
Cũng là người hữu hạn, vua Thánh Đavit và các Vị khác
nói về ĐẤNG VÔ HẠN như sau: ''Vừng thái dương để cai ban ngày vì Ơn
Ngài miên man VẠN ĐẠI!'' (TV,135,8)
''Vì NGÀN NĂM (thiên THU) đối với
Chúa là ngày vốn đã mất đi hôm qua như một trống canh mà thôi!''
(TV, 90,4. Xem thêm I Phêrô 3,8.) ''Nhưng Tình CHÚA thiên
THU vạn đại cho những ai kính sợ và tôn
vinh Ngài.'' (TV 103, 17) "Chúc tụng Thiên Chúa, Đấng
MUÔN ĐỜI hằng sống.'' (Tobia 13,2)
Trong Danien 3, từ câu 52 đến 90, chữ MUÔN ĐỜI được dùng liên tục. Chẳng
hạn: ''Chúc tụng Danh Thánh Vinh Hiển của Ngài, được ca khen và suy
tôn MUÔN ĐỜI.''
B. Trong Tân Ước
Có Thần Học Gia cho rằng Thánh Gioan Tẩy Giả cũng bắt
đầu rao giảng vào mùa THU. Trong Tân
Ước, khái niệm LÂU DÀI là THIÊN THU
(ngàn năm), tức là MÃI MÃI, VÔ TẬN cũng được dùng như sau: ''Ngài sẽ
trị vì nhà Giacop đến MUÔN ĐỜI, và
Triều Đại của Ngài sẽ VÔ TẬN."
(Luca 1,33) Trinh Nữ Maria được làm Mẹ của Thai Nhi Giêsu, đã nói về
khái niệm LÂU DÀI: ''Này từ đây, MUÔN ĐỜI
sẽ khen tôi có phúc... ĐỜI NỌ ĐẾN ĐỜI KIA,
Chúa HẰNG thương xót những ai kính sợ Ngài.''
Trong các Bản Dịch (Kinh Thánh) sau nầy, tùy nơi, chữ
CHÚA, GIAVÊ được người Pháp thay bằng chữ ĐẤNG VĨNH HẰNG, CÓ MÃI, MUÔN
ĐỜI: ÉTERNEL. Ngoài ra, theo tác giả Đào Duy Anh,
THU có nghĩa là MÙA LÚA CHÍN. Như vậy,
Chúa Giêsu đã nhắc đến MÙA THU thiêng
liêng như sau: ''Mùa THU hoạch thì
nhiều, mà nhân công thì ít. Vậy, các con hãy xin CHỦ sai người đến
THU hoạch mùa màng của Ngài.''
(Math. 9, 37-38)
III. Chữ THU ngoài đời và hoa THU
Bài thơ sau đây của ai đó cũng nói lên ý nghĩa của mùa
THU tuyệt vời: "Cứ mỗi độ THU sang,
hoa cúc lại nở vàng. Ngoài vườn hương thơm ngát, ong bướm bay rộn ràng.
Em cắp sách đến trường. Nắng THU trải trên đường. Trời trong xanh, gió
mát. Đẹp thay lúc THU sang!"
Viết đến đây, tôi chợt nhớ một đoạn trong bài hát THƯƠNG
QUÁ VIỆT NAM: ''Hoa cúc vàng trên sân anh xinh như áo mới em ngày
nào! Hoa nắng hồng trên quê anh xinh như má thắm em ngày xanh.''
Hoa cúc vàng là biểu tượng của
TRƯỜNG thọ nên cũng có tên là cúc VẠN
thọ. Hoa này cũng tượng trưng chí khí quân tử vì, đã úa tàn, hoa vẫn
không rụng, vẫn bám cành, dù chết đứng, vẫn không gục như Từ Hải trong
truyện Kiều. Hoa lại được làm trà thơm để giải khát và độc tố.
Để tưởng nhớ Vua Lý Côn Uẩn có công dựng Nước vào mùa
tốt lành, tức là dời Đô Thành vào mùa
THU năm Canh Tuất (1010), từ Hoa Lư về
Đại La là Hà Nội bây giờ, nhà thơ Huy Cận sáng tác bài "Thăng Long nghìn
tuổi" như sau: "Đây Thăng Long, đất sắp tròn nghìn tuổi! Rồng bay
lên, ngày tháng tốt tâu vua. Lý Công Uẩn mắt thần, nhìn nước non mở hội.
Bốn phương trời, Đại Việt lập Kinh Đô!"
Còn thi sĩ Guillaume Apollinaire (1880-1918) lại buồn
THU đã làm chết mùa hè: "L'automne a fait mourir l'été." Nhưng,
đối với người Pháp nói chung, THU cũng là mùa của sự phong phú, dồi dào,
mùa nho, mận, săn bắn, hái nấm, nghe nhạc lá rừng và ngắm hoa COLCHIQUES
nở rộ.
Kính mời quý Vị thưởng thức:
Những bài hát thiếu nhi về Rằm Trung Thu (có ghi lời)
TIẾNG THU:
Tiếng Thu - Mỹ Linh | Tải, nghe bài hát, lyrics, nhạc chờ bài hát
Tiếng Thu - Ngọc Tân | Tải, nghe bài hát, lyrics, nhạc chờ bài hát
Bài HOA THU của Pháp
(Colchiques dans les prés):
Dorothée Colchique dans les prés - YouTube
Dailymotion - colchiques dans les prés - une vidéo Tiere
Và, sau cùng, tôi xin kính tặng quý Vị hai bài thơ:
Bài 1: TRUNG THU XỨ NGƯỜI
Phan văn Phước
Đêm nay,
nhìn ánh trăng tròn,
ba
kêu con lại để con cùng nhìn!
Con nghe, sao vẫn làm thinh
cho
ba cảm thấy lòng mình xót xa?
Mẹ con chạy lại ôm ba,
cảm
thông dưới ánh trăng ngà Trung Thu!
Bỗng nhiên, ba thấy trăng lu...
Con
ơi, đâu phải mây mù che ngang!
Nhìn trăng, lệ chảy hai hàng...
Trung
Thu làm nhớ xóm làng, Quê Hương...
Nhìn con, ba chạnh xót thương
vì
con chưa thấy Quê Hương lần nào!
Con ba chưa hiểu ca dao,
chưa
nghe ruộng lúa rì rào đêm trăng...
Con ba chưa biết Đền, Lăng,
Chùa
Hương, Thiên Mụ, Đồng Bằng Cửu Long...
Đêm nay, ngồi ở bên song,
nhìn
trăng đất khách, lại mong ngày về!
Thời gian đằng đẵng, lê thê...
Bao
thu, mưa cũng dầm dề nơi đây...!
Trung
Thu 1999
Bài
2: TÌNH THU GỢI
NHỚ
Phan văn Phước
Thu về, lá
rụng, cơn mưa,
nhắc
từng kỷ niệm xa xưa ngày nào:
Mẹ già bên cạnh bờ ao
quét, cào, gom lá, mang vào sân phơi...
Mây thu lơ
lửng ngang trời,
gió
lay cho lá càng rơi quanh nhà!
Mẹ đun nồi
nước, con pha
cho
cha, cho mẹ sữa, cà phê đen.
Mùi trà thơm
lựng hương sen!
Uống
mà ngồi thức, chong đèn học đêm.
Lá khuya xào
xạc êm êm...
Trăng soi bóng mẹ ngồi têm miếng trầu.
Dầm sương,
mưa nắng dãi dầu,
áo
cha sứt chỉ, mẹ khâu miệt mài!
Gia đình như
cảnh bồng lai:
Tình
yêu cha mẹ không phai bao giờ!
Gia đình là cảnh nên thơ:
Ấm
êm, hòa thuận là nhờ mẹ cha!
Gia đình là
bản tình ca:
Công
cha nghĩa mẹ dạy ta nên người!
Gia đình là
đóa hoa tươi:
Con
ngoan, cha mẹ mỉm cười thỏa thê... *
Tình thu lắm kẻ say mê!
Tình
cha, tình mẹ trăm bề đẹp hơn!
Thu mang kỷ
niệm chập chờn...
Mồ
côi: thu lạnh theo cơn gió sầu!
IV. Lời kết
THU là một
trong bốn mùa. Tiếng Anh, Pháp, Đức gọi khái niệm ''ngày, tháng, năm''
là DATE, DATUM, phân từ của Latinh, có nghĩa là ĐƯỢC CHO: given, donné,
gegeben! Như vậy, THU là QUÀ TẶNG của
ÔNG TRỜI dành cho THIÊN HẠ!
* * *
* Ghi chú
Chữ ''thỏa thê'' là ''khẩu ngữ'', biến âm của ''thỏa
thuê'.
|