Hiệp Nhất Kitô Giáo

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 542 Thứ Sáu 28/1/2011

 

 

“Họ chuyên chú vào giáo huấn của các Tông Đồ và đời sống hiệp thông cộng đồng, vào việc bẻ bánh và việc nguyện cầu”.

 

Giáo Hội Công Giáo chúng ta vừa cử hành Tuần Lễ Cầu Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo, theo truyền thống, bao giờ cũng từ ngày 18 đến 25 tháng Giêng hằng năm, Lễ Thánh Phaolô trở lại, tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành ở Rôma. Chủ đề Tuần Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo này là một câu trong Sách Tông Đồ Công Vụ ở đoạn 2 câu 42 liên quan tới Cộng Đồng Giáo Hội sơ khai, đó là câu: “Họ chuyên chú vào giáo huấn của các Tông Đồ và đời sống hiệp thông cộng đồng, vào việc bẻ bánh và việc nguyện cầu”. Trong buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 19/1/2011, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă chia sẻ đề tài của tuần lễ cầu nguyện cho mối hiệp nhất Kitô giáo này, dẫn giải 4 khía cạnh chính yếu được chất chứa trong đề tài này.

 

Về khía cạnh thứ nhất của câu chủ đề liên quan tới việc “chuyên chú vào giáo huấn của các Tông Đồ”, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă vừa nhận định vừa khẳng định như sau:  

·         “Thậm chí cho đến hôm nay đây, cộng đồng tín hữu nh́n nhận các qui chuẩn cho niềm tin của ḿnh được căn cứ vào giáo huấn của các Tông Đồ. Bởi vậy, tất cả mọi nỗ lực xây đắp mối hiệp nhất Kitô giáo cần phải gia tăng việc trung thành với ‘kho tàng đức tin’ được các Tông Đồ truyền lại cho chúng ta”.

Về khía cạnh thứ hai của câu chủ đề liên quan tới việc “chuyên chú vào đời sống hiệp thông cộng đồng”, ngài đă chia sẻ cảm nghiệm và quyết tâm như thế này:  

·         “Mối hiệp thông huynh đệ… thể hiện khả hữu nhất của mối hiệp nhất giữa các môn đệ và Chúa Kitô, nhất là cho thế giới bên ngoài… Lịch sử về phong trào đại kết từng được đánh dấu bằng những khó khăn và ngờ vực, thế nhưng nó cũng là lịch sử của t́nh huynh đệ, của việc hợp tác và của việc chia sẻ nhân bản lẫn thiêng liêng, một lịch sử đă làm đổi thay một cách khả quan các mối liên hệ giữa thành phần tin tưởng vào Chúa Giêsu. Tất cả chúng ta quyết tâm tiếp tục cuộc hành tŕnh này”.

Về khía cạnh thứ ba của câu chủ đề liên quan tới vấn đề “chuyên chú vào việc bẻ bánh”, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă tiếp tục chia sẻ cảm nhận và huấn dụ như sau: 

·         Mối hiệp thông vào hy tế của Chúa Kitô là tột đỉnh của việc chúng ta hiệp nhất với Thiên Chúa, và v́ thế cũng tiêu biểu cho việc hoàn thành mối hiệp nhất của thành phần môn đệ Chúa Kitô, việc hoàn toàn trọn vẹn hiệp thông… Việc không thể chia sẻ cùng một Thánh Thể… cần phải trở thành lư do đối với hết mọi người trong việc dấn thân hơn bao giờ hết để nhờ cất đi các chướng vật cho mối trọn vẹn hiệp thông tiến tới ngày có thể qui tụ lại chung quanh bàn của Chúa, cùng nhau bẻ bánh Thánh Thể và uống cùng một chén”.

Về khía cạnh thứ tư của câu chủ đề liên quan tới vấn đề “chuyên chú vào việc cầu nguyện”, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă nhấn mạnh tới ư nghĩa của việc cầu nguyện mang tính cách bác ái, thứ tha và ḥa giải như sau: 

·         Sau hết, cầu nguyện là đặc tính thứ tư của Giáo Hội sơ khai ở Giêrusalem… Cầu nguyện cũng có nghĩa là cởi mở với một thứ t́nh huynh đệ xuất phát từ việc chúng ta làm con cái của cùng một Cha trên trời duy nhất; nghĩa là sẵn sàng thứ tha và ḥa giải”.

Quả vậy, có thể nói, 4 khía cạnh chính yếu và thiết yếu trong câu chủ đề của Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo năm 2011 này, “chuyên chú vào giáo huấn của các Tông Đồ và vào đời sống hiệp thông cộng đồng, vào việc bẻ bánh và việc nguyện cầu”, thực sự đúng như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă khẳng định trong cùng buổi Triều Kiến Chung trên đây như sau:

 

·         “Những khía cạnh vẫn c̣n đóng vai tṛ là những trụ cột cho đời sống của tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu, và tạo nên nền tảng vững chắc cho việc tiếp tục xây dựng mối hiệp nhất hữu h́nh của Giáo Hội”.

 

 

Đại Kết Kitô Giáo đă trở thành một phong trào.

 

Đúng thế, xoay quanh và nhắm đến 4 ”trụ cột cho đời sống của tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu” và là “nền tảng vững chắc cho việc tiếp tục xây dựng mối hiệp nhất hữu h́nh của Giáo Hội” này, Đại Kết Kitô Giáo đă trở thành một phong trào.

 

Theo lịch sử của ḿnh th́ phong trào này, theo ngọn gió Thánh Linh “muốn thổi đâu th́ thổi, ngươi nghe được tiếng của gió nhưng không biết gió từ đâu đến và sẽ đi đâu” (Jn 3:8)”, đă âm thầm được h́nh thành và tiến triển theo gịng thời gian như sau: 

·         Năm 1745: Phong Trào Thánh Linh ở Tô Cách Lan có những lời nguyện cầu cho và với tất cả mọi giáo hội.

 

·         Năm 1867, Hội Nghị Lamberth Đầu Tiên của Các Vị Giám Mục Anh Giáo đă nhấn mạnh việc cầu nguyện cho mối hiệp nhất trong Lời Mở Đầu những Quyết Nghị của các vị.

 

·         Năm 1894, Đức Lêô XIII đă khuyến khích thực hành Tuần Bát Nhật Cầu Nguyện Cho Hiệp Nhất trong bối cảnh Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

 

·         Năm 1908, Cha Paul Wattson đă khởi xướng việc giữ “Tuần Bát Nhật Hiệp Nhất Kitô Giáo”.

 

·         Ngày 21/11/1964, Công Đồng Chung Vaticanô II (1962-1965) ban hành Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio về đại kết Kitô giáo.

Từ đó tới nay đă gần nửa thế kỷ, phong trào Đại Kết Kitô Giáo do chính Giáo Hội Công Giáo Rôma chủ động và tích cực thực hiện như tác nhân lănh đạo phong trào này, đă đạt được ít là 4 mốc điểm hay thành quả từ từ khả quan một cách cụ thể như sau: 

1.      Xóa vạ tuyệt thông cho nhau giữa Giáo Hội Công giáo và Chính thống giáo: Lần thứ nhất vào ngày 7/12/1965, qua Bản Tuyên Ngôn Chung 1965, giữa Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Hoàn Vũ Athenagoras, được tuyên bố cùng ngày ở Rôma trong Công Đồng Vatican II cũng như ở tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, và lần thứ hai giữa Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Thượng Phụ Chính Thống Hoàn Vũ Bartolomeo I vào ngày 29 tháng 6 năm 1995 ở Rôma trong một Bản Tuyên Ngôn Chung.

 

2.      Đồng ư và kư nhận Bản Tuyên Ngôn Chung về Tín Lư Công Chính Hóa với Cộng Đồng Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới ngày 31/10/1999, tại Augsburg, Đức quốc, giữa Đức Hồng Y Edward I. Cassidy, Chủ Tịch Hội Đồng Ṭa Thánh Phụ Trách Cổ Động Hiệp Nhất Kitô Giáo, cũng là vị đại diện Giáo Hội Công Giáo, cùng với Giám Mục Christain Krause, đại diện Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới.

 

3.      Xóa vạ tuyệt thông cho 4 vị giám mục Bernard Fellay, Bernard Tissier de Mallarais, Richard Willamson và Alfonso de Galarreta của Hội Thánh Piô X ngày 21/1/2009, bằng một sắc lệnh của Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục Giovanni Battista Re, để đáp ứng bức thư ngày 15/12/2008 của Đức Ông Bernard Fellay là vị lănh đạo Hội Thánh Piô X gửi cho Đức Hồng Y Darío Castrillón Hoyos, chủ tịch Ủy Ban Ṭa Thánh Ecclesia Dei, yêu cầu hủy bỏ vạ tuyệt thông tiền kết (latae sententiae) trước đây được tuyên bố bởi sắc lệnh của vị Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục ngày 1/7/1988 v́ 4 vị giám mục này được Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre tấn phong không có phép của Ṭa Thánh ngày 17/6/1988.

 

4.      Hiệp nhất thực sự trọn vẹn và hữu h́nh với các cộng đồng Anh Giáo, bao gồm cả tín hữu lẫn giáo sĩ, muốn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo, thành phần tỏ ra bất măn với những quyết nghị của Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo trong việc cho phụ nữ làm giám mục và nam nhân đồng tính làm giám mục, trước hết bằng Tông Hiến 'Anglicanorum Coetibus' mở đường được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ban hành ngày 9/11/2009, cũng như sau đó bằng Sắc Lệnh Thành Lập Giáo Quản Thể Nhân đầu tiên là Giáo Quản Đức Bà Walsingham ở Anh và Wales ngày 15/1/2011 của Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, cũng là ngày 3 nguyên giám mục Anh giáo được thụ phong làm linh mục Công giáo tại Vương Cung Thánh Đường Westminster Anh Quốc, trong đó, một vị đă được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI bổ nhiệm làm Đấng Bản Quyền đầu tiên của Giáo Quản Thể Nhân này.

Căn cứ vào 4 biến cố tích cực được coi như là thành quả tốt đẹp của nỗ lực Đại Kết Kitô Giáo như diễn tiến trên đây sau 45 năm từ khi Công Đồng Chung Vaticanô II bế mạc (1965-2010), có thể nói 3 thành quả đầu chỉ là những ǵ mở đường hơn là đạt thành như ở thành quả thứ tư, một thành quả hoàn toàn hiện thực và ứng nghiệm câu chủ đề cho Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo 2011: “Họ chuyên chú vào giáo huấn của các Tông Đồ và đời sống hiệp thông cộng đồng, vào việc bẻ bánh và việc nguyện cầu”, một chủ đề bao gồm 4 khía cạnh then chốt bất khả thiếu cho thực tại Đại Kết Kitô Giáo: “Những khía cạnh vẫn c̣n đóng vai tṛ là những trụ cột cho đời sống của tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu, và tạo nên nền tảng vững chắc cho việc tiếp tục xây dựng mối hiệp nhất hữu h́nh của Giáo Hội”.

 

 

Biến cố thành lập Giáo Quản Thể Nhân Đức Bà Wilsingham ở Anh và Wales và việc truyền chức cho 3 vị nguyên giám mục Anh giáo làm Linh mục Công giáo

 

Riêng về biến cố thành lập Giáo Quản Thể Nhân Đức Bà Wilsingham ở Anh và Wales và việc truyền chức cho 3 vị nguyên giám mục Anh giáo làm Linh mục Công giáo ngày Thứ Bảy 15/1/2011, đă được Văn Pḥng Báo Chí của Ṭa Thánh chính thức thông báo ngày 15/1/2011, với những đoạn tiêu biểu như sau:  

·         “Theo những khoản của Tông Hiến Anglicanorum coetibus của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI (4/11/2009) và sau khi đă cẩn thận tham vấn với Hội Đồng Giám Mục Công Giáo ở Anh và Wales, Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin hôm nay đă thiết lập một Giáo Quản Thể Nhân trong lănh thổ Anh và Wales cho những nhóm giáo sĩ và tín hữu Anh giáo bày tỏ ước muốn được hoàn toàn hiệp thông hữu h́nh với Giáo Hội Công Giáo. Sắc Lệnh Thành Lập này nói rơ là Giáo Quản Thể Nhân ấy sẽ được gọi là Giáo Quản Thể Nhân Đức Bà Walsingham và sẽ có vị quan thày là Chân Phước John Henry Newman…. Cũng hôm nay Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă bổ nhiệm Cha Keith Newton làm vị bản quyền đầu tiên của Giáo Quản Đức Bà Walsingham. Cùng với Cha Burnham và Cha Broadhurst, Cha Newton sẽ coi sóc việc sửa soạn về giáo lư cho những nhóm tín hữu Anh giáo ở Anh và Wales muốn được hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo cùng với các vị mục tử của họ vào Lễ Phục Sinh, cũng như hỗ trợ hàng giáo sĩ sửa soạn lănh nhận chức linh mục Công giáo khoảng Lễ Hiện Xuống”.

Ngoài ra, chính Đức Hồng Y William Levada, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, cũng đă gửi sứ điệp của ngài vào dịp đặc biệt này và sứ điệp của ngài đă được đọc trong Thánh Lễ truyền chức, trong đó có những đoạn tiêu biểu như sau: 

·        Việc Thụ Phong thiên chức Linh Mục của 3 người bạn của chúng ta, Andrew Burnham, John Broadhurst and Keith Newton, là một cơ hội hết sức vui mừng cho cả họ lẫn chung Giáo Hội… Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin hôm nay đă phổ biến một Sắc Lệnh thành lập Giáo Quản Thể Nhân đầu tiên cho các nhóm tín hữu Anh giáo cùng với các vị mục tử của họ muốn được hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Giáo Quản Thể Nhân này, được thiết lập trong lănh thổ Anh và Wales, sẽ được gọi là Giáo Quản Thể Nhân Đức Bà Walsingham và sẽ nhận quan thày là Chân Phước Henry Newman. Việc thiết lập giáo quản thể nhân này, việc thiết lập đánh dấu một thời điểm đặc biệt và lịch sử nơi đời sống của Cộng Đồng Công Giáo ở xứ sở này, là hoa trái đầu tiên của Hiến Chế Anglicanorum coetibus được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI kư ban hành ngày 4/11/2009. Tôi hết sức hy vọng rằng, nhờ được phép theo những ǵ được Đức Thánh Cha gọi là ‘một trao đổi hỗ tương các tặng ân về gia sản thiêng liêng riêng của chúng ta’, Giáo Quản Thể Nhân Đức Bà Walsingham sẽ mang lại những phúc lành lớn lao chẳng những trên những ai trực tiếp trong cuộc mà c̣n trên toàn thể Giáo Hội”.

Trong chính Thánh Lễ, Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng Giám Mục Westminster, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo ở Anh và Wales, đă chủ tế và thuyết giảng, với những lời lẽ hết sức cảm kích sau đây:

 

·        Nhiều cuộc thụ phong đă được diễn ra nơi Vương Cung Thánh Đường này trong 100 năm lịch sử của nó. Thế nhưng không có một cuộc thụ phong nào như cuộc thụ phong đây. Hôm nay là dịp đặc biệt đánh dấu một bước đường mới trong đời sống và lịch sử của Giáo Hội Công Giáo. Sáng nay chúng ta đă nghe thấy việc thành lập Giáo Quản Thể Nhân đầu tiên theo qui chế của Tông Hiến 'Anglicanorum Coetibus'. Bởi vậy tôi cũng xin chào ba vi John Broadhurst, Andrew Burnham và Keith Newton, những người trở thành linh mục đầu tiên của Giáo Quản Thể Nhân Đức Bà Walsingham. Tôi đặc biệt nguyện cầu và nguyện chúc cho tân chức Keith là người được Đức Thánh Cha chọn làm vị Bản Quyền đầu tiên của Giáo Quản này.

 

Đây thực sự là một giây phút lịch sử. Trong lời mở đầu này, tôi ân cần đón nhận anh em Keith, Andrew và John. Anh em có những quá khứ nổi nang, đầy những chiếm đạt thực sự. Giờ đây, trước mắt anh em là một tương lai quan trọng và gay go! Trong việc đón mừng anh em, tôi hoàn toàn nhận thấy những đ̣i hỏi của cuộc hành tŕnh anh em đă thực hiện cùng với gia đ́nh của ḿnh, qua nhiều năm suy nghĩ và cầu nguyện, với đầy những hiểu lầm đớn đau, xung khắc và chới với. Tôi xin đặc biệt nh́n nhận việc dấn thân của anh  em trong vai tṛ làm linh mục và giám mục của Giáo Hội Anh Quốc và xác nhận thành quả nơi thừa tác vụ của anh  em.

 

Tôi cám ơn rất nhiều người trong Giáo Hội Anh Quốc đă nh́n nhận ḷng thành và liêm chính của anh  em trong việc thực hiện cuộc hành tŕnh này và những ai hứa nguyện cầu cho anh  em và cầu chúc cho anh  em. Người đầu tiên trong số này là Đức Rowan Tổng Giám Mục Canterbury, với minh thức đặc biệt của ngài cùng với tấm ḷng và tinh thần quảng đại. Dĩ nhiên cuộc hành tŕnh này bao gồm cả một số chia ly buồn thảm với các bạn bè. Chúng tôi cũng nhận thấy cả điều này nữa và nó đẩy mạnh t́nh nồng thắm của việc chúng tôi đón mừng anh  em. 

 

Chính Hồng Y John Henry Newman là người thực sự đă nói một cách cảm động về ‘việc chia ly buồn thảm với các bạn bè’ này. Chúng ta cám ơn Đức Thánh Cha Biển Đức XVI của chúng ta không phải chỉ v́ ngài đă đặt Giáo Quản Thể Nhân này dưới sự bảo vệ của Đức Bà Walsingham mà c̣n đặt Chân Phước John Henry Newman làm quan thầy của nó nữa.

 

Ở Dinh Lambeth vào Tháng Chín vừa qua, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă nói: ‘Nơi h́nh ảnh của Đức Hồng Y John Henry Newman, vị sẽ được phong chân phước vào Chúa Nhật, chúng ta mừng một vị giáo sĩ có nhăn quan về giáo hội được nuôi dưỡng bởi kinh nghiệm Anh giáo của ḿnh và được chín mùi qua nhiều năm làm thừa tác viên thụ phong trong Giáo Hội của Anh quốc. Ngài có thể dạy chúng ta những nhân đức cần cho phong trào đại kết: một đàng ngài được tác động theo lương tâm của ḿnh, cho dù có phải trả giá to lớn cho bản thân ḿnh; đàng khác, thái độ ngài vẫn tỏ ra ân cần thân t́nh với các người bạn xưa kia của ḿnh đă dẫn ngài đến chỗ cùng họ xem xét, với một tinh thần Ái Nhĩ Lan, những vấn đề khác biệt, bằng một ḷng sâu xa mong ước hiệp nhất trong đức tin’. (Lambeth Palace, 18 September 2010).

 

Thế rồi sau đó ở Rôma ngày 20/12/2010, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă chia sẻ thêm về Đức Hồng Y Newman. Ngài đă nói những lời sau đây. Chúng là những ǵ thích đáng và hy vọng cho ngày hôm nay:

 

‘Con đường nơi những cuộc hoán cải của chàng Newman là con đường của lương tâm - không phải là một con đường tự định một cách chủ quan, trái lại, là con đường thuận phục chân lư đang từ từ mở ra cho chàng. Cuộc hoán cải thứ ba của ngài, về với Công giáo, đ̣i ngài phải bỏ hầu như hết mọi sự thân thương và quí báu dối với ngài: sở hữu, nghề nghiệp, cấp bậc về hàn lâm, các liên hệ về gia đ́nh và nhiều bạn hữu. Việc hy sinh này đ̣i ngài cần phải tiến xa hơn nữa, bằng việc tuân phục chân lư, theo lương tâm của ngài. Hồng Y Newman đă luôn ư thức rằng ḿnh có một sứ vụ đối với Anh quốc. Thế nhưng, nơi khoa thần học Công giáo thời của ngài, tiếng nói của ngài khó có thể được lắng nghe. Nó là những ǵ quá xa lạ trong một bối cảnh của h́nh thức đang thịnh hành về tư tưởng thần học và ḷng đạo đức. Vào tháng Giêng năm 1863, ngài đă viết trong cuốn hồi kư của ngài những lời buồn thảm này: Là một người Tin Lành, tôi cảm thấy tôn giáo của tôi ảm đạm, chứ không phải là đời sống của tôi - thế nhưng, là người Công giáo, đời sống của tôi lại buồn thảm, chứ không phải là tôn giáo của tôi. Ngài đă chưa đạt tới giờ khắc trở thành một nhân vật nổi tiếng. Bằng ḷng khiêm nhượng và tuân phục tối tăm, ngài đă phải chờ cho tới khi sứ điệp của ngài được tiếp nhận và hiểu biết. Trong vấn đề ủng hộ cho quan niệm của Đức Hồng Y Newman về lương tâm hợp với kiến thức chủ quan tân tiến, người ta thường trích một bức thư, trong đó ngài nói rằng - nếu ngài cần phải tỏ ra nâng chén - th́ trước hết sẽ uống chén lương tâm của ngài rồi mới tới chén Giáo Hoàng. Thế nhưng, nơi lời phát biểu này, "lương tâm" không tiêu biểu cho phẩm tính hoàn toàn liên kết với cái trực giác chủ quan. Nó là một bày tỏ của khả đạt tính của chân lư và của năng lực liên kết với sự thật: cái căn bản của nó là như thế. Nâng chén thứ hai có thể dâng cho Giáo Hoàng v́ phận vụ của ngài đ̣i phải tuân phục chân lư’.  (December 20, 2010)…

  

Chúng ta đón mừng ba vị linh mục của chúng ta hôm nay vào việc phục vụ ấy, vào thừa tác vụ đây. Thế nhưng, chúng ta cần phải chú ư tới những lời ấy của bài Phúc Âm. Trong việc ban những tặng ân này, Chúa Kitô Phục Sinh cũng sử dụng một cử chỉ sống động, đó là Người tỏ cho họ thấy đôi tay và cạnh sườn của Người.

 

Người tỏ cho họ thấy các vết thương của Người. Sứ vụ họ lănh nhận, một sứ vụ ḥa giải, xuất phát từ những thương tích của Chúa Kitô. Đây là một sứ vụ chúng ta chia sẻ và ở hết mọi Thánh Lễ chúng ta lại gắn mắt lên thân xác thương tích rách nát của Chúa Kitô phục sinh. Sứ vụ của chúng ta mang đặc tính của việc bị thương tích: một sứ vụ cho một thế giới bị thương tật; một sứ vụ được trao phó cho một Giáo Hội bị thương tích, được thi hành bởi thành phần môn đệ bị thương đau. Những vết thương tội lỗi là việc làm của chúng ta. Những thương tích của Chúa Kitô, cho dù do chúng ta gây ra, cũng là nguồn an ủi và là sức mạnh của chúng ta.

 

Đức Bà Walsingham: cầu cho chúng con.

Chân Phước John Henry Newman: cầu cho chúng tôi.

 

Amen

 

Văn Pḥng Hội Đồng Giám Mục Anh và Wales - Thông Báo về việc Thành Lập Một Giáo Quản Thể Nhân

 

Sau hết, trước khi xẩy ra sự kiện lịch sử hết sức quan trọng liên quan tới t́nh trạng hoàn toàn trọn vẹn hiệp nhất hữu h́nh rất đáng vui mừng chẳng những cho riêng Giáo Hội Công Giáo mà c̣n cho chung thế giới Kitô Giáo, nhất là cho Phong Trào Đại Kết Kitô Giáo, được thực sự xẩy ra ngày Thứ Bảy 15/1/2011, ngay trước Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo 18-25/1/2011, Văn Pḥng Hội Đồng Giám Mục Anh và Wales ngày Thứ Ba 11/1/2011 đă phổ biến Thông Báo về việc Thành Lập Một Giáo Quản Thể Nhân cho nguyên giáo dân và giáo sĩ Anh giáo trở lại hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, một thông báo được tŕnh bày bằng h́nh thức vấn đáp liên quan tới những thắc mắc tiêu biểu có thể được đặt ra như sau: 

 

Các phần tử của Giáo Quản vẫn c̣n là tín hữu Anh giáo hay chăng?

 

Không. Các phần tử của Giáo Quản sẽ là tín hữu Công giáo, v́ họ quyết định ĺa bỏ Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo để gia nhập Giáo Hội Công Giáo, hoàn toàn hiệp thông với Đức Giáo Hoàng.

 

Vậy tất cả mọi tín hữu Anh giáo muốn trở thành Công giáo cần phải là phần tử của Giáo Quản hay sao?

 

Không. Bất cứ cá nhân nguyên tín hữu Anh giáo nào muốn được hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công giáo có thể làm như thế mà không cần trở thành một phần tử có tên trong Giáo Quản. Giáo Quản được thiết lập chính yếu cho những nhóm tín hữu và hàng giáo sĩ nguyên Anh giáo muốn duy tŕ, như phần tử của Giáo Hội Công Giáo, trong đời sống giáo hội của Giáo Quản được chuẩn nhận và cấu trúc theo giáo luật, những khía cạnh liên quan tới truyền thống Anh giáo về tu đức, phụng vụ và mục vụ được Giáo Hội Công Giáo công nhận.

 

Ai sẽ là vị Bản Quyền của Giáo Quản ấy?

 

Là một giám mục hay linh mục độc thân nguyên thủy hay không c̣n vợ được trực tiếp bổ nhiệm bởi Đức Giáo Hoàng từ danh sách tên 3 vị.

 

Giáo Quản này được quản trị  ra sao?

 

Bởi một Hội Đồng Quản Trị bao gồm  ít là 6 vị linh mục, một nửa được bầu chọn bởi các vị linh mục trong Giáo Quản. Hội Đồng Quản Trị được trợ giúp bởi Hội Đồng Mục Vụ và Hội Đồng Tài Chính. Đấng Bản Quyền cần phải có sự đồng ư của Hội Đồng Quản Trị mới được cho ứng sinh linh mục chịu chức, lập hay dẹp một giáo xứ, lập hay dẹp một nhà huấn luyện, và chuẩn nhận chương tŕnh đào tạo. Đấng Bản Quyền cũng cần bàn hỏi với Hội Đồng Quản Trị về các hoạt động mục vụ và các nguyên tắc liên quan tới vấn đề huấn luyện hàng giáo sĩ. Hội Đồng Quản Trị cũng cần phải bỏ phiếu chọn danh sách 3 vị sẽ được Ṭa Thánh bổ nhiệm làm Đấng Bản Quyền trong tương lai; đề ra những thay đổi đối với Các Qui Chuẩn Bổ Khuyết của Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin để tŕnh bày với Ṭa Thánh; phác họa Qui Chế của Hội Đồng Quản Trị, những Qui Chế của Hội Đồng Mục Vụ và Luật cho các nhà huấn luyện.

 

Các phần tử thuộc Giáo Quản sẽ cử hành phụng vụ nào?

 

Giáo Quản không phải là một Giáo Hội theo Nghi Thức như bên Chính Thống Giáo Đông Phương. Ngoài Lễ Nghi Rôma, một số nghi thức phụng vụ theo truyền thống Anh giáo được Ṭa Thánh chuẩn nhận cũng được cử hành. V́ hoàn toàn là một phần của Giáo Hội Công Giáo Latinh (khác với Giáo Hội Công Giáo Byzantine, Maronite, Chaldean v.v.), Giáo Quản bao giờ cũng có thể sử dụng Lễ Nghi Rôma. 

 

Giáo Quản sẽ sử dụng những nhà thờ nào?

 

V́ những địa điểm thờ phượng trước kia thuộc quyền sở hữu của Giáo Hội Anh Quốc, không thể tiếp tục sử dụng với tư cách là Giáo Quản, mà v́ thế hầu hết các cộng đồng Giáo Quản có thể sử dụng nhà thờ Công Giáo ở giáo phận địa phương để cử hành Thánh Lễ và các cử hành phụng vụ khác. Ở một số nơi nhà thờ Công giáo trong giáo phận không c̣n sử dụng lại có thể đáp ứng nhu cầu của Giáo Quản. Mọi sự cần phải sắp xếp giữa Đấng Bản Quyền của Giáo Quản với Đức Giám Mục địa phương.

 

Bất cứ người Công giáo nào có được tham dự Thánh Lễ được cử hành ở một giáo xứ của Giáo Quản hay bởi một vị linh mục trong Giáo Quản?

 

Được. Tuy nhiên, họ không được ghi danh gia nhập Giáo Quản và vẫn thuộc về giáo phận địa phương của ḿnh. Ngược lại cũng thế đối với trường hợp các tín hữu thuộc Giáo Quản.

 

Giáo Quản sẽ được tài trợ ra sao?

 

Do việc đóng góp của giáo dân cũng như việc hoạch định kinh doanh tài chính thích đáng để có thể lo cho hàng giáo sĩ trong Giáo Quản đang c̣n phục vụ hay sau giai đoạn phục vụ. Trong những vùng có thể thiết lập Giáo Quản th́ các giáo phận Công giáo địa phương sẽ trợ giúp việc t́m nơi cư trú cho hàng giáo sĩ phục vụ Giáo Quản và cung cấp bất cứ những ǵ cụ thể họ cần để thi hành thừa tác vụ của họ.

 

Khi nào th́ tất cả những điều ấy xẩy ra?

 

Việc thiết lập Giáo Quản sẽ xẩy ra khi Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin ban hành một Sắc Lệnh và thông báo tên của vị Bản Quyền đầu tiên được Đức Thánh Cha bổ nhiệm.

 

Đă có 3 vị nguyên Giám Mục Anh giáo, cùng với một số phần tử trong gia đ́nh của các vị và 3 nguyên nữ tu Anh giáo, đă hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo vào ngày 1/1/2011. Được phép của Ṭa Thánh, các vị ấy sẽ được thụ phong Linh mục Công giáo vào ngày 15/1/2011. Ngoài ra c̣n 2 vị Giám Mục Anh Giáo hưu trí sẽ được hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo và lănh nhận chức Linh Mục Công Giáo vào thời điểm của ḿnh.

 

Vào đầu Mùa Chay này (Thứ Tư Lễ Tro ngày 9 tháng 3 năm 2011), một số nhóm tín hữu nguyên Anh giáo cùng với hàng giáo sĩ của họ sẽ được ghi danh làm ứng viên cho Giáo Quản. Thế rồi, vào ngày được đồng ư giữa vị Bản Quyền của Giáo Quản và Đức Giám Mục địa phương, họ sẽ được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo và được thêm sức, có thể vào Tuần Thánh, trong Lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh hay trong Lễ Vọng Phục Sinh. Giai đoạn hướng dẫn tín hữu và các vị mục tử của họ sẽ tiếp tục cho tới Lễ Hiện Xuống.

 

Vào khoảng Lễ Hiện Xuống, hàng giáo sĩ nguyên Anh giáo đă nộp đơn xin thụ phong và đă được Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin ở Rôma chấp thuận sẽ được thụ phong làm Linh Mục Công Giáo. Việc thụ phong Phó Tế sẽ xẩy ra trước thời điểm thụ phong linh mục trong khoảng Mùa Phục Sinh. Việc huấn luyện thành phần giáo sĩ này theo thần học và mục vụ Công Giáo sẽ tiếp tục qua một thời lượng thích đáng sau khi họ thụ phong.

 

Tại sao các vị linh mục cho Giáo Quản này được thụ phong quá nhanh và không tuân giữ thời lượng dài b́nh thường để dọn ḿnh?

 

Khía cạnh then chốt cho việc Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thiết lập Giáo Quản đó là để cho các nhóm nguyên tín hữu Anh giáo cùng với thành phần giáo sĩ của họ có thể sống với nhau. Điều này hoàn toàn mới so với trước kia thành phần nguyên giáo sĩ Anh giáo xin thụ phong nơi Giáo Hội Công Giáo không liên quan tới các cộng đồng của các vị, cho dù có một số phần tử thuộc các cộng đồng ấy cũng trở thành Công giáo. Một thời biểu khác biệt đời phải có để đạt được khía cạnh mới này. Đó là lư do việc truyền chức cho các vị linh mục đầu tiên cho Giáo Quản xẩy ra trong khi việc huấn luyện của họ vẫn c̣n đang tiến triển để giúp họ có thể phục vụ các cộng đồng của họ trong mối hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công giáo. Những việc thụ phong của các vị nguyên giám mục Anh giáo đang xẩy ra vào lúc này đây với phép rơ ràng của Đức Thánh Cha để các vị có thể thực hiện vai tṛ của ḿnh ở ngay những giai đoạn đầu của việc phát triển của Giáo Quản.