|
Tuyệt Đỉnh Thời Gian
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 543 Thứ Sáu
4/2/2011
Vào
những ngày đầu xuân, người Việt Nam thường hay chúc nhau "được mọi sự
như ư". Thế nhưng, nếu chúc nhau một điều không bao giờ đạt được như
thế trên trần gian này th́ chẳng khác ǵ cho nhau "ăn bánh vẽ", cho nhau
những ǵ không thật và lời chúc của chúng ta mặc nhiên vô t́nh mang tính
chất giả dối. Đó là lư do người Kitô hữu Công giáo chúng ta nên chúc các
người thân yêu và bạn bè của ḿnh: "được mọi sự như ư Chúa".
Chúng ta cũng nên cần phải luôn ư thức và nhắc nhở cho nhau rằng: Mọi sự
sẽ qua đi hết, chẳng hạn như năm 2010 đă qua đi rồi, và sẽ không bao giờ
có năm 2010 nữa, nhưng cái ǵ vĩnh viễn tồn tại cho dù mọi sự có
qua đi, cho dù năm 2010 có qua đi, mới là điều thiết yếu và tối ư quan
trọng.
Bởi thế,
nhân dịp mừng tân niên Âm Lịch, thiết tưởng chúng ta cũng nên ư thức về
ư nghĩa
thời gian theo chiều kích Kitô học, nhờ đó đời sống trần
gian của chúng ta trong thung lũng châu lệ mau qua tạm gửi này có được
một ư nghĩa mang đầy những giá trị siêu việt và bất diệt.
Kính
thưa quí vị, thời gian, đối với các loài sinh vật như thực vật và động
vật, chẳng có nghĩa lư ǵ ngoài tiến tŕnh phát triển vô tri theo định
luật thiên nhiên, chết là hết. Tuy nhiên, cho dù thời gian chỉ có ư
nghĩa đối với con người “linh ư vạn vật” là loài được dựng nên theo h́nh
ảnh của Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa (x Gen 1:26-27), lịch sử
của con người vẫn không phải là một huyền sử hay của một thứ lịch sử
theo chủ thuyết tiến hóa của một cuộc đấu tranh giai cấp mạnh được yếu
thua, khôn sống mống chết. Bởi v́, lịch sử đă trở thành chứng nhân của
Mạc Khải Thần Linh và mang dấu vết của Mạc Khải Thần Linh, như được ghi
nhận trong Thánh Kinh Cựu Ước qua gịng Lịch Sử Cứu Độ của Dân Do Thái,
và c̣n tiếp tục qua Giáo Hội Chúa Kitô cho đến tận thế.
Thời
Gian Hiện Thân nơi Không Gian
Nói đến
thời gian là nói đến quá khứ, hiện tại và tương lai. Thế nhưng, có thể
nói, nếu không có con người cũng không có thời gian… Tại sao? Tại v́,
trong tất cả mọi sự thuộc thế giới không gian, tức thế giới thiên nhiên
tạo vật, chỉ có con người mới nhận thức được thời gian, mới đi làm lịch
sử, mới tiến hóa theo thời gian, nói đúng hơn, mới làm cho thời gian đạt
được mục đích hiện hữu của nó với vai tṛ là một thực tại trung gian,
một thực tại qui hướng về vĩnh cửu, về Thực Tại Thần Linh toàn hảo tối
thượng là cùng đích của tất cả mọi sự nói chung và nhất là của loài linh
ư vạn vật nói riêng. Bởi thế, không có con người, th́ dù hiện hữu, giá
trị của thời gian sẽ là ǵ và ở chỗ nào? Phải chăng nó là một tiến tŕnh
mù quáng của vật chất, của thiên nhiên tạo vật?
Vẫn biết
không gian và thời gian đồng qui ở chỗ hữu hạn, ở chỗ có cùng, có bắt
đầu và có kết thúc, và dù cho thời gian và không gian có hội ngộ nhau ở
bốn mùa thời tiết xuân, hạ, thu, đông, v́ “thời” đây là thời gian và
“tiết” đây thuộc về không gian. Thế nhưng, theo hiện tượng vật lư, thời
gian hoàn toàn tùy thuộc vào không gian và được con người sử dụng làm
phương tiện đo đếm không gian. Bởi v́, theo con người hiểu biết và khám
phá về khoa học, ngày giờ năm tháng của thời gian trên trái đất này lệ
thuộc vào cuộc xoay vần vận chuyển của không trung vũ trụ, như một ngày
là do kết quả của một ṿng xoay (rotation) của trái đất chung quanh
chính tâm trục của nó, hay một năm là do kết quả của một ṿng quay
(movement) của trái đất chung quanh mặt trời v.v. Ở những nơi có đủ bốn
mùa xuân, hạ, thu, đông, như ở Hoa Kỳ hay ở miền Bắc Việt Nam, th́ ngày
dài vào mùa hè và đêm dài vào mùa đông. Thế nhưng, vấn đề cần phải giải
quyết ở đây là thái dương hệ, tiêu biểu cho không gian vũ trụ đây, được
h́nh thành từ lúc nào và bắt đầu hoạt động chuyển vận của nó như thế bao
lâu rồi?
Đó là lư
do, theo triết lư, nếu không gian vũ trụ hay thiên nhiên tạo vật không
tự ḿnh mà có th́ nó phải có trong thời gian và tồn tại cũng như phát
triển theo thời gian. Theo quan sát khoa học, nếu xẩy ra đúng như định
luật tự nhiên, th́ mọi sự, nhất là loài sinh vật, xuất hiện ở một lúc
nào đó, rồi phát triển theo thời gian, cho đến khi hết thời của nó.
Chẳng hạn, sau cuộc ân ái của vợ chồng vào đúng thời gian trứng
rụng của người vợ, th́ b́nh thường trong thời gian tối đa 48
tiếng là người vợ có thể mang bầu, và qua thời gian ấn định 9
tháng 10 ngày sau đó là người con ra đời; và con người mới này, sau
khoảng thời gian ấu nhi và thiếu nhi, họ sẽ bắt đầu tiến vào
thời gian dậy th́, thời gian phát triển sinh lư, với những
phát triển mới mẻ trên thân xác liên quan đến cơ phận sinh dục của họ
v.v. Thế rồi, cũng theo tiến tŕnh b́nh thường, vào một thời gian
nào đó, 70 tuổi hay 100 tuổi, cuối cùng, con người sẽ qua đi. Không phải
con người chết là hết thời mà là v́ hết thời của ḿnh nên con người chết
đi. Bởi thế, sau khi con người chết đi, thời gian vẫn c̣n đó. Và dù con
người có muốn làm chủ thời gian, ở chỗ, họ muốn chết vào ngày giờ do họ
ấn định, bằng cách tự tử đi nữa, họ vẫn lệ thuộc vào thời gian, bởi v́,
những vụ tự tử không thành đă hùng hồn chứng thực điều này, do đó, những
vụ tự tử thành công cũng chính là lúc thực sự hết thời của con người
tuyệt vọng chán đời.
Thời
Gian là Thực Tại Tỏ Hiện
Như thế,
thời gian có tính cách thần linh, chất chứa nơi nó tất cả những dự định
thần linh, được thể hiện qua các định luật tự nhiên, những định luật mà
bất cứ tạo vật nào, nhất là sinh vật, cách riêng loài người, đến nỗi,
một khi cả dám làm ngược lại hay chống lại, con người có lư trí khôn
ngoan suy xét và có tự do chọn lựa lành dữ sẽ phải chịu một hậu quả tai
hại khôn lường. Điển h́nh là nếu họ uống thuốc ngừa thai họ có thể sẽ bị
ung thư ngực, uống kích thích tố (hormone) sau khi hết kinh nguyệt để
giữ nét trẻ trung có thể sẽ dễ bị mục xương, ăn nhiều quá sẽ bị bội
thực, uống rượu nhiều quá sẽ bị say.
Tại sao
ở Mỹ ung thư là một tác nhân đệ nhất sát hại mạng sống con người cả nam
lẫn nữ như thống kê cho thấy, nếu không phải con người ở đây đă ăn uống
mọi sự hầu như có chất hóa học, kể cả thịt thà được cung cấp từ những
con vật được nuôi bằng những chất dinh dưỡng hóa học, hay rau cỏ được
tưới bón bằng những thứ phân hóa học. Sự kiện suy diễn này không biết có
chính xác hay chăng, chỉ biết rằng, ngày xưa, khi c̣n sống sát với thiên
nhiên, c̣n ăn tươi nuốt sống những thứ có thể cho được vào bụng, th́ con
người sống khỏe mạnh và thọ hơn con người văn minh vật chất sau họ!
Tuy
nhiên, như thế không có nghĩa là con người phải sống theo thời gian, phó
mặc cho định mệnh là những ǵ vốn chất chứa trong thời gian và là những
ǵ sẽ được hiện lộ khi tới thời điểm (time) của nó, khi tới lúc (moment)
của nó. Chẳng hạn như bị bệnh nguy tử không chịu chạy chữa, cho rằng,
nếu hết thời của ḿnh th́ dù có đi bác sĩ hay uống thuốc tiên cũng chết.
Đúng thế, sinh vật nói chung và con người nói riêng, v́ sống trong thời
gian và hoàn toàn lệ thuộc vào thời gian, nếu hết thời của ḿnh th́ tự
nhiên sẽ qua đi, không thể thoát được, dù có đề pḥng cách mấy đi nữa.
Thế
nhưng, định luật tự nhiên cũng bao gồm cả định luật bảo tồn và tự vệ,
định luật khôn sống mống chết, như vẫn thấy nơi loài thú vật. Nếu đói
không ăn, theo định luật tự nhiên, con người chắc chắn sẽ chết thế nào,
th́ bị bệnh nguy tử không chữa, theo định luật tự nhiên, họ cũng khó
ḷng thoát được bàn tay tử thần như vậy. Bởi thế, cái chết của con người
không chịu chữa trị khi bị bệnh nguy tử đây không phải bị gây ra bởi họ
buông xuôi theo định luật tự nhiên cho bằng chỉ v́ họ đă đi ngược chiều
với định luật tự nhiên, định luật bảo tồn, khuynh hướng sinh tồn. Tai
nạn xẩy ra hay tất cả mọi tai ương biến loạn trong thiên nhiên vũ trụ
nói chung và trong xă hội loài người nói riêng này, kể cả nhân tai lẫn
thiên tai, không phải đă bị gây ra bởi những hiện tượng hay sự kiện
ngược ngạo và đối địch nhau liên quan đến định luật tự nhiên hay sao?
Thế
nhưng, nói chung, như lịch sử loài người cho thấy, qua gịng thời gian
hiện hữu của ḿnh, từ thời ăn lông ở lỗ “sống để mà ăn” như con vật, đến
thời điểm văn minh văn hóa “ăn để mà sống” thuần túy loài người hiện
nay, con người càng ngày càng khám phá ra sự thật về thiên nhiên tạo vật
nói chung nhất là về chính bản thân ḿnh nói riêng. Qua thời gian, con
người đă không khám phá ra thiên nhiên tạo vật chung quanh ḿnh bằng
những khám phá khoa học hay sao, về đủ mọi lănh vực, từ bầu trời cao đến
đáy biển cả, từ đại không gian đến tiểu vũ trụ, nhất là về lănh vực tạo
sinh cải giống từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 và đầu thiên kỷ thứ
ba hiện nay hay sao? Cũng qua thời gian, con người đă thực sự khám phá
ra chính ḿnh, bằng việc ư thức được mối liên hệ đại đồng, một mối liên
hệ chỉ được tồn tại nếu xă hội loài người muốn duy tŕ và phát triển, ở
chỗ, con người cần phải nh́n nhận, tôn trọng và bảo vệ phẩm giá cùng
quyền lợi làm người bẩm sinh của mỗi người cũng như của mọi người trong
xă hội, như được ư thức và công bố trong Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân
Quyền của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc năm 1948 sau hai trận Thế Chiến Thứ I &
II.
Thời
Gian Nên Trọn nơi Con Người
Nếu
qua thời gian, con người đă khám phá ra trong thời gian tất
cả sự thật về thiên nhiên tạo vật cũng như về chính bản thân ḿnh như
thế, một sự thật đă có trước họ và tồn tại sau khi từng thế hệ nhân gian
của họ qua đi, và nếu họ biết sống đúng với sự thật ấy, họ sẽ chẳng
những có thể làm chủ trái đất, mà c̣n có thể làm chủ cả thời gian nữa.
Thật vậy, nếu sự thật là một thực tại bất biến, một thực tại chi phối
tất cả không gian, được từ từ hiện lộ trong thời gian và được khám phá
thấy bởi nhân gian, th́ một khi con người đă biết lợi dụng sự thật tự
nhiên bằng khả năng khoa học của ḿnh để làm chủ trái đất này thế nào,
họ cũng có thể biết lợi dụng cả sự thật về con người nhân bản của ḿnh
bằng ư thức luân lư, nhờ đó họ làm chủ được cả thời gian như vậy.
V́ sống
trong sự thật và sống theo sự thật, một thực tại bất biến, một thực tại
tối thượng, con người hữu h́nh và hữu hạn, cho dù có chết về phần xác,
có bị thiếu hụt về thể lư, tâm lư và luân lư trên đời này, họ sẽ không
bao giờ qua đi, không bao giờ cảm thấy thiếu thốn, trái lại, họ
sẽ vĩnh viễn tồn tại, có thể nói, họ đă đạt đến cùng đích của ḿnh ngay
khi họ c̣n sống trong thời gian. Hay nói cách khác, thời gian cô đọng
lại nơi con người sống sự thật, hội tụ lại nơi con người sống trong sự
thật. Nếu không gian thu hẹp lại nơi con người sống yêu thương thế nào,
hay không gian được yêu thương bao trùm thế nào, th́ thời gian cũng tụ
lại nơi con người chân thực như thế, hay thời gian được chân lư bao trùm
như vậy.
Đó là lư
do thực tế cho thấy, con người khôn ngoan, một khôn ngoan trung thực
phản ánh sự thật, là một con người sống hiện tại với cả quá khứ lẫn
tương lai. Bởi v́, tất cả những ǵ họ tác hành, hay phản ứng, hoặc giải
quyết, trong giây phút hiện tại và cho cuộc sống hiện tại của cá nhân
họ, những ǵ liên quan đến cả xă hội hay cho xă hội, họ đều căn cứ vào
những kinh nghiệm sống họ đă được truyền thụ bởi các bậc tiền bối cha
ông họ, nhất là do chính họ rút tỉa được từ cuộc sống riêng tư trong
thời gian quá khứ của họ, để làm sao cho bản thân họ cũng như cho chung
nhân gian chẳng những được tồn tại mà c̣n phát triển, hầu đạt đến một
chân trời tương lai rạng ngời chân lư và thiện hảo, đúng như dự án thần
linh của Thượng Trí Quan Pḥng là Chân Lư Tối Cao và là Nguyên Lư Đệ
Nhất.
Một con
người sống sự thật, hay sống trong sự thật, sống theo sự thật, là một
con người làm chủ thời gian, làm cho thời gian được kết tụ lại nơi họ, ở
chỗ họ đang sống trung thành, trước sau như một, sống thủy chung (từ đầu
đến cuối), bất chấp mọi bất trắc và ngăng trở xẩy ra trong cuộc sống. Dù
trước mắt thế gian họ có bị coi là ngu dại, nhưng sự thật vẫn là sự thật.
Họ có chết đi cho chân lư và v́ chân lư, như trường hợp của những con
người tranh đấu cho công lư và ḥa b́nh, hay như trường hợp của những vị
tử đạo chân chính, những anh hùng vị quốc vong thân, nhân gian lịch sử
sẽ không bao giờ quên họ, và họ sẽ vĩnh viễn tồn tại với lịch sử, với
thời gian, thậm chí vượt ra ngoài thời gian và không gian, ở chỗ họ sẽ
bất diệt và bất tận như chính sự thật vậy.
Để có
thể sống trong hiện tại một cách khôn ngoan, một cách chân thật như thế,
ngoài tác động ư thức liên quan mật thiết tới hiện tại, con người c̣n
cần phải có một kư ức sống động và một phán đoán chính xác nữa, một kư
ức liên quan đến quá khứ và một phán đoán liên quan đến tương lai. Thật
vậy, con người cần đến kư ức là yếu tố tâm lư liên quan đến quá khứ, v́
thời gian chất chứa sự thật và tỏ hiện sự thật, nên tất cả những ǵ xẩy
ra trong cuộc đời con người và cho cuộc đời con người đều mang con người
đến gần sự thật hay đều tỏ cho con người biết sự thật về bản thân họ
cũng như về ngoại cảnh chung quanh họ.
Bởi thế,
càng sống con người càng khôn ra là vậy, con người càng cảm thấy ḿnh
biết đời hơn và biết ḿnh hơn, hành sử một cách hiệu quả hơn, không c̣n
vụng về, dại dột, ngớ ngẩn, thất sách như trước nữa. Thế nhưng, nếu con
người không biết rút kinh nghiệm và lưu trữ những cảm nhận cuộc đời, họ
khó mà có thể tiến thân, có thể trưởng thành. Tưởng niệm là một yếu tố
tối ư quan trọng của Do Thái Giáo cũng như của Kitô Giáo. Bởi v́, ơn cứu
độ của họ không phải là một thực tại mơ hồ, mà là một biến cố lịch sử,
một biến cố họ chẳng những cần phải tưởng nhớ mà c̣n phải liên tục long
trọng cử hành nữa.
Thời
Gian Sống Động trong Cuộc Đời
Biến cố
lịch sử cứu độ của Do Thái Giáo là biến cố Vượt Qua, biến cố họ được Vị
Thiên Chúa chân thật duy nhất, Vị Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra cho tổ phụ họ
là Abramham, Isaac và Giacóp, Vị Thiên Chúa đă tự động lập Giao Ước với
các vị cha ông của họ ấy và thực sự đă hoàn tất giao ước của Ngài với
con cháu các vị, cụ thể nhất là việc Ngài chẳng những dùng nhân vật
Moisen để giải thoát họ khỏi cảnh làm tôi cho dân Ai Cập 450 năm, mà c̣n
dùng Gioduệ để đưa họ vào chính mảnh đất Ngài đă hứa với các vị là mảnh
đất Palestine thấm đẫm huyết lệ nhất trên thế giới hiện nay. Đó là lư do
Do Thái Giáo, từ biến cố lịch sử cứu độ vô tiền khoáng hậu đó tới nay,
hằng năm, họ vẫn cử hành tuần lễ Vượt Qua để, trong khi tưởng nhớ đến Vị
Thiên Chúa Cứu Độ của ḿnh, họ ư thức ngay trong hiện tại những ǵ họ
cần phải sống một cách xứng đáng với ơn cứu độ của họ.
Biến cố
lịch sử cứu độ của Kitô Giáo cũng là Biến Cố Vượt Qua, một cuộc vượt qua
đă được báo trước bằng chính cuộc vượt qua của dân Do Thái. Biến Cố Vượt
Qua mà Kitô Giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng long trọng cử
hành vào mỗi Chúa Nhật hằng tuần trong năm, nhất là vào Tuần Thánh, với
cao điểm là Lễ Phục Sinh, đó là biến cố vượt qua của Vị Sáng Lập họ tôn
thờ, Đấng đă chịu chết trên cây thập giá, nhưng đă tự ḿnh sống lại từ
trong kẻ chết vào ngày thứ ba. Theo ư nghĩa vượt qua này, cũng như nhờ
biến cố lịch sử vượt qua này của Vị Sáng Lập, Kitô hữu, qua Bí Tích Rửa
Tội, chẳng những được cứu độ cho khỏi tội lỗi và sự chết, mà c̣n được sự
sống và là một sự sống viên măn, một sự sống thần linh, một sự sống hoàn
toàn tự do siêu thoát, khiến họ có khả năng chế ngự sự dữ bằng sự lành,
nhất là khả năng làm chứng cho chân lư, khả năng làm cho con người nhận
biết chân lư và sống trong chân lư, một sự sống trường sinh bất diệt,
một sự sống thần linh toàn hảo.
Như thế,
nếu biến cố Vượt Qua của Kitô Giáo, qua con người Kitô hữu, có thể làm
cho nhân gian nhận biết sự thật và sống trong sự thật, một sự thật là
nguồn gốc và là cốt lơi của văn hóa nhân bản đích thực, th́ biến cố này
không phải chỉ là biến cố lịch sử thuần túy đă hoàn toàn qua đi và cần
phải tưởng niệm, mà c̣n là một biến cố hiện thực sống động nơi việc cử
hành phụng vụ của cộng đồng Kitô hữu nữa.
Để có
thể sống trong hiện tại một cách khôn ngoan, một cách chân thật, con
người chẳng những cần phải có một kư ức sống động liên quan đến quá khứ
mà c̣n phải có một phán đoán chính xác liên quan đến cả tương lai nữa.
Đúng thế, cho dù kư ức có nhớ kỹ lưỡng và đầy đủ những ǵ xẩy ra trong
quá khứ, nhưng nếu con người không biết lợi dụng những kinh nghiệm lợi
hại, tốt xấu đă qua ấy để áp dụng vào môi trường và hiện cảnh cuộc sống
của ḿnh th́ tương lai trước mắt họ vẫn chỉ là một ảo tưởng, hiện tại
của họ vẫn là một cuộc dậm chân tại chỗ, thậm chí có những lúc trở thành
một vũng lầy, càng nhúc nhích cựa quậy con người càng bị lún xuống sâu
hơn, cho đến lúc không c̣n cứu được nữa.
Nhận
định này không đúng hay sao, bằng không tại sao con người càng văn minh
lại càng lo âu sợ hăi chính ḿnh, sợ hăi chính những ǵ ḿnh làm ra, sợ
hăi nhau, không tin tưởng nhau. Đến nỗi, kinh nghiệm của hai trận Thế
Chiến I và II chưa đủ, con người hiện nay h́nh như sắp sửa cần đến một
trận Thế Chiến III nữa mới được? Bởi thế, phán đoán của con người không
thể chỉ căn cứ vào nguyên kinh nghiệm quá khứ để quyết định cho số phận
của tương lai, bằng không, tương lai chỉ là lập lại quá khứ, như gịng
nước chảy ngược. V́ không bài học nào giống bài học nào, lại c̣n vấn đề
hoàn cảnh mỗi thời đại mỗi khác nữa, mà con người hiện tại cần phải hết
sức sáng suốt, ở chỗ, họ làm sao để kinh nghiệm quá khứ có thể kết trái
tương lai.
Thế
nhưng, nếu kinh nghiệm quá khứ, tự bản chất của nó, là cảm nghiệm của
con người về sự thật, th́ càng kinh nghiệm cuộc đời, con người càng gần
gũi sự thật, càng thông suốt sự thật, càng thấu triệt sự thật mới đúng.
Như thế, chỉ cần con người nhận biết sự thật, qua kinh nghiệm và nhờ
kinh nghiệm quá khứ, cũng như qua những dấu chỉ và môi trường hiện tại,
họ có thể an tâm tiến vào tương lai, dù chân trời tương lai mù mịt giông
ba băo táp. Bởi v́, sự thật chẳng những là Thực Tại Thần Linh Tối Thượng
mà con người phải đạt tới như cùng đích của ḿnh, mà c̣n là ánh sáng soi
đường dẫn lối cho con người thiện tâm bước đi và là sức mạnh thúc đẩy
con người khao khát kiếm t́m chân thiện mỹ tiến bước về cơi trường sinh
vĩnh hằng.
Thời
Gian - chất
chứa chân lư và mạc khải thần linh
Nếu thời
gian là linh hồn của không gian và chi phối không gian nói chung và mọi
sinh vật nói riêng, nhất là con người, và nếu con người chết không phải
v́ linh hồn ra khỏi xác cho bằng v́ đă hết thời của ḿnh, cũng như v́
tới thời của ḿnh th́ con người mới được sinh vào trần gian, chúng ta
mới thấy rằng thời gian quả thực là dấu vết của mạc khải thần linh, là
lịch sử cứu độ, là ánh sáng của sự thật, là những ǵ liên hệ mật thiết
với mầu nhiệm thần linh, với sự quan pḥng thần linh của Thiên Chúa. Đến
đây chúng ta mới thấy thật là chí lư những lời Mạc Khải Thánh Kinh về
các thời điểm trên thế gian và trong gịng lịch sử được Sách Giảng Viên
(Ecclesiastes) nói đến ở đoạn 3 từ câu 1 đến câu 8 như sau:
1
Ở dưới bầu trời này,
mọi sự
đều có lúc, mọi việc đều có thời:
2
một thời để chào đời, một thời để ĺa thế;
một thời
để trồng cây, một thời để nhổ cây;
3
một thời để giết chết, một thời để chữa lành;
một thời
để phá đổ, một thời để xây dựng;
4
một thời để khóc lóc, một thời để vui cười;
một thời
để than van, một thời để múa nhảy;
5
một thời để quăng đá, một thời để lượm đá;
một thời
để ôm hôn, một thời để tránh hôn;
6
một thời để kiếm t́m, một thời để đánh mất;
một thời
để giữ lại, một thời để vất đi;
7
một thời để xé rách, một thời để vá khâu;
một thời
để làm thinh, một thời để lên tiếng;
8
một thời để yêu thương, một thời để thù ghét;
một thời
để gây chiến, một thời để làm hoà.
(Giảng
Viên 3:1-8 bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Giờ Kinh)
Chính v́
thời gian liên hệ tới Thượng Trí vô cùng khôn ngoan của Thiên Chúa và sự
quan pḥng thần linh của Ngài chúng ta mới nghe thấy Mạc Khải Thánh Kinh
Tân Ước tuyên bố về giây phút tuyệt đỉnh thời gian như thế này: "Khi đến thời
điểm ấn định, Thiên Chúa đă sai Con của Ngài đến sinh bởi một người nữ"
(Gal 4:4).
Đúng thể,
lịch sử về thời gian của con người đă đạt đến tột đỉnh của ḿnh khi "đến
thời điểm ấn định, Thiên Chúa sai Con ḿnh đến sinh bởi một người nữ"
(Gal 4:4), “nơi Người,
vĩnh cửu đă đi vào thời
gian” và “với
Người
thời gian trở nên
tràn đầy vĩnh cửu”, như cảm nhận đầy xác tín của Đức Thánh
Cha Gioan Phaolô II, được ngài bày tỏ và diễn giải qua 2 bài trong loạt bài
Giáo Lư về Chúa Kitô để dọn mừng Đại Năm Thánh 2000, đó là bài thứ 2 vào
buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 26/11/1997 và bài thứ 4 vào buổi Triều Kiến
Chung Thứ Tư 10/12/1997.
Bởi vậy
chúng ta hăy làm sao để có thể sống vĩnh cửu trong thời gian và sống
thời gian như trong vĩnh cửu. Bằng cách, chúng ta hăy liên lỉ sống trong
yêu thương và theo Thánh Ư Chúa. V́ yêu thương và Thánh Ư Chúa là những
ǵ không bao giờ qua đi. Thánh Kư Gioan đă khẳng định điều chân thật này
trong Bức Thư Thứ Nhất của ngài ở đoạn 2 câu 17 như sau: "Thế gian
cùng với các thứ quyền dụ của nó sẽ qua đi, thế nhưng ai làm theo ư
Thiên Chúa sẽ muôn đời tồn tại". Đó là lư do thành công hay thất bại
trong đời sống, nhất là các hoạt động tông đồ của chúng ta là thành phần
Kitô hữu môn đệ Chúa Kitô, không phải là được thế gian ủng hộ khen tặng
hay chê bai chống đối, mà là chúng ta có hoàn trọn Thánh Ư Chúa hay
chăng!?
Đến khi
nhắm mắt xuôi tay vĩnh viễn ra khỏi đời này, ra trước ṭa phán xét, Vị
Thẩm Phán tối cao và chí công không hề hạch hỏi chúng ta về những thành
công trần thế mà chỉ hỏi chúng ta duy có một điều đó là chúng ta có yêu
thương nhau như Ngài đă thương yêu chúng ta hay chăng (x Jn 13:34,
15:12), tức chúng ta có chu toàn điều “Thiên Chúa là T́nh Yêu” (1Jn
4:8,16) hết sức mong muốn nơi chúng ta hay chăng, điều duy nhất bất khả
thiếu, như dụ ngôn về cuộc chung thẩm trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 25
câu 31-46 chứng thực, để nhờ đó chúng ta mới xứng đáng được muôn đời
hiệp thông thần linh với Ngài, một cuộc hiệp thông thần linh là cùng
đích của chúng ta, như chính Thiên Chúa Hóa Công đă có ư muốn tạo dựng
nên chúng ta trên trần gian này.
|
|