Một Vị Thừa Nhiệm

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 557 Thứ Sáu 13/5/2011

 

 

Nếu không ai có thể ngờ được một vị giáo hoàng xuất thân từ một nước cộng sản Balan vào ngày 16/10/1978, lúc vị tân giáo hoàng không phải người Ư sau 455 năm này trở thành vị thừa kế Thánh Phêrô thứ 263 mới có 58 tuổi thế nào, th́ cũng không ai có thể ngờ được vị thừa nhiệm ngài lại là một người Đức, là vị hồng y ở vào tuổi 78 gần tới lúc không c̣n được bầu giáo hoàng nữa.

 

Căn cứ vào những hoạt động của các ngài trong giáo triều của ḿnh, chúng ta thấy vị trước là một triết gia nhân bản, được Thiên Chúa Quan Pḥng thần linh sai đến để mang vui mừng và hy vọng của Đấng Cứu Chuộc nhân trần - Redemptor hominis đến cho thế giới văn minh tân tiến nhưng vẫn cảm thấy lo sợ bị hủy diệt bởi những ǵ ḿnh sáng chế ra, và sau ngài là một vị giáo hoàng thần học gia về đức tin được sai đến với một nhân loại đang bị chế ngự bởi ách chuyên chế của chủ nghĩa tương đối về luân thường đạo lư, không c̣n biết đến chân lư là ǵ hay hoàn toàn phủ nhận chân lư.

 

Nếu vị tiền nhiệm của ngài được Vị Chúa của lịch sử sử dụng để làm sụp đổ chủ nghĩa và chế độ cộng sản ở Âu Châu vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, th́ phải chăng vị giáo hoàng thừa nhiệm của ngài được Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất tuyển chọn để làm cho Âu Châu có thể hiệp nhất nên một bằng việc đẩy mạnh mối hiệp nhất Kitô giáo của ngài? Không biết tương lai có xẩy ra phần nào những suy đoán trên đây hay chăng, chỉ biết rằng, vị giáo hoàng thừa nhiệm của tân Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă quả thực xác nhận và công khai tiếp tục không ít đường hướng và công việc của vị tiền nhiệm của ḿnh. Chẳng hạn những tiếp nối sau đây:

 

Tiếp tục vai tṛ thừa kế cho Vị Tiền Nhiệm

 

Trong Sứ Điệp đầu tiên ngỏ cùng Hồng Y Đoàn 20/4/2005, ngài thú nhận rằng:

 

“Quí Huynh thân mến, việc nhận thức sâu xa về tặng ân của t́nh thương Chúa đă chiếm đoạt tâm hồn tôi bất chấp tất cả mọi sự. Tôi coi đây là ân huệ mà vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Gioan Phaolô II đă chiếm được cho tôi. Tôi dường như có thể cảm thấy là bàn tay mạnh mẻ của ngài đang xoắn chặt lấy tay tôi; tôi dường như thấy được ánh mắt tươi vui và nghe được tiếng của ngài ngỏ cùng tôi nhất là vào lúc này rằng: ‘Đừng sợ!’”

 

Tiếp tục kêu gọi “Đừng Sợ” nhất là với giới trẻ như Vị Tiền Nhiệm

 

Trong Bài Giảng Lễ Đăng Quang 24/4/2005, vị giáo hoàng Biển Đức XVI nhắc lại chiều hướng của vị tiền nhiệm như sau:

 

“Tới đây, tôi nghĩ về ngày 22/10/1978, ngày mà Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bắt đầu thừa tác vụ của ḿnh tại Quảng Trường Thánh Phêrô đây. Những lời của ngài vào dịp ấy vẫn liên tục vang vọng trong tai tôi: ‘Đừng sợ! Hăy mở rộng cửa cho Chúa Kitô!’ Vị Giáo Hoàng này đă ngỏ cùng thành phần thế lực, thành phần quyền lực của thế giới này, những thành phần sợ rằng Chúa Kitô có thể lấy đi một cái ǵ đó khỏi quyền lực của họ nếu họ để cho Người vào, nếu họ để cho đức tin được tự do. Phải, Người chắc chắn sẽ lấy đi một cái ǵ đó khỏi họ: đó là cái thế lực hư hoại, cái mạo dụng luật lệ và tự do để làm những ǵ họ thích. Thế nhưng, Người sẽ không lấy đi bất cứ điều ǵ liên quan đến tự do và phẩm vị của con người, hay liên quan đến việc dựng xây một xă hội chân chính.

 

“Vị Giáo Hoàng này cũng nói điều đó với hết mọi người, nhất là giới trẻ. Không phải tất cả chúng ta đều hăi sợ một cách nào đó hay chăng? Nếu chúng ta để cho Chúa Kitô hoàn toàn đi vào cuộc đời của ḿnh, nếu chúng ta trọn vẹn cởi mở bản thân ḿnh cho Người, chúng ta có sợ rằng Người có thể sẽ lấy đi khỏi chúng ta một cái ǵ đó hay chăng? Chẳng lẽ chúng ta không sợ phải từ bỏ một cái ǵ đó quan trọng, một cái ǵ đó chuyên biệt, một cái ǵ đó làm cho đời sống hết sức tuyệt vời hay sao? Như thế chẳng lẽ chúng ta lại không liều ḿnh đi đến chỗ làm suy giảm đi hay làm hụt hẫng mất cái tự do của chúng ta hay sao?

 

“Một lần nữa, vị Giáo Hoàng này đă nói: Không đâu! Nếu chúng ta để cho Chúa Kitô đi vào cuộc sống của chúng ta th́ chúng ta chẳng những không bị mất đi một sự ǵ cả, không một sự ǵ, tuyệt đối là không có một sự ǵ, trái lại, nhờ đó c̣n làm cho cuộc sống của chúng ta được thanh thoát, tuyệt vời và cao cả. Không đâu! Chỉ có ở nơi mối thân t́nh này các cửa sự sống mới có thể rộng mở mà thôi. Chỉ có ở nơi t́nh nghĩa ấy khả năng cao cả của sự sống con người mới thực sự thể hiện mà thôi. Chỉ có ở trong t́nh nghĩa này chúng ta mới cảm thấy được vẻ đẹp và tự do mà thôi. 

 

“Bởi thế, hôm nay đây, bằng quyền năng mănh liệt và bằng niềm xác tín vững chắc, căn cứ vào kinh nghiệm bản thân lâu đời của ḿnh, hỡi giới trẻ thân mến, tôi muốn nói cùng quí bạn rằng: Xin đừng sợ Chúa Kitô! Ngài không lấy đi một điều ǵ đâu, mà Người lại ban cho các bạn hết mọi sự. Khi chúng ta hiến ḿnh cho Người, chúng ta nhận lại được gấp trăm. Phải, hăy mở cửa, mở rộng cửa cho Chúa Kitô – và các bạn sẽ t́m thấy sự sống đích thực”.

 

Tiếp Tục chiều hướng “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần – Redemptor Hominis” của Vị Tiền Nhiệm

 

Trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật VII Thường Niên 19/2/2006, vị giáo hoàng Đức quốc thừa nhiệm đă bày tỏ rằng:

 

“Ngày nay nhân loại cũng mang những dấu hiệu tội lỗi là những ǵ ngăn trở họ nhanh chóng tiến bộ nơi những giá trị về huynh đệ, công lư và ḥa b́nh , những giá trị cũng đă được ấn định nơi những bản tuyên ngôn trang trọng. Tại sao? Cái ǵ ngăn cản đường lối của họ? Cái ǵ làm tê liệt đi việc phát triển trọn vẹn này?

 

“Chúng ta quá rơ là, trên b́nh diện lịch sử, những nguyên nhân th́ nhiều và vấn đề lại phức tạp. Thế nhưng, Lời Chúa mời gọi chúng ta hăy nh́n bằng đức tin và hăy tin tưởng, như thành phần khiêng người bị bất toại, con người chỉ có thể được chữa lành bởi một ḿnh Chúa Giêsu mà thôi. Ước muốn căn bản nơi  các vị tiền nhiệm của tôi, nhất là của Đức Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta, đó là dẫn con người của thời đại chúng ta đến với Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc, nhờ đó, qua việc chuyển cầu của Mẹ Maria Vô Nhiễm, Người có thể chữa lành cho họ.

 

“Tôi cũng muốn tiến theo con đường này nữa. Nhất là, bằng bức thông điệp đầu tiên ‘Thiên Chúa là T́nh Yêu’, tôi muốn nói với tín hữu và toàn thế giới rằng Thiên Chúa là nguồn t́nh yêu chân thực. Chỉ có t́nh yêu Thiên Chúa mới có thể canh tân ḷng người, và chỉ khi nào con tim của nhân loại bị bất toại được chữa lành th́ họ mới có thể đứng lên bước đi mà thôi. T́nh yêu của Thiên Chúa thực sự là một quyền lực canh tân thế giới vậy”.

 

Tiếp tục loạt bài Giáo Lư Thánh Vịnh của Vị Tiền Nhiệm

 

Trong Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần lần đầu tiên Thứ Tư 27/4/2005, vị giáo hoàng thần học gia thừa nhiệm cho biết thế này:

 

“Tôi cảm mến nghĩ lại vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II của ḿnh, vị chúng ta đă mắc nợ một di sản thiêng liêng đặc biệt. Ngài đă viết trong tông thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Thiên Niên Kỷ rằng ‘Các cộng đồng Kitô hữu chúng ta cần phải trở thành một học đường cầu nguyện, nơi cuộc gặp gỡ Chúa Kitô được thể hiện chẳng những ở chỗ nài xin ơn giúp đỡ mà c̣n ở chỗ tạ ơn, chúc tụng, tôn thờ, chiêm ngưỡng, lắng nghe và sùng mộ, cho đến khi tâm hồn thực sự say yêu’ (số 33).

 

“Chính ngài đă t́m cách thực hiện những ư định đó này bằng cách cống hiến các buổi giáo lư Thứ Tư vào thời gian cuối cùng để dẫn giải về các bài Thánh Vịnh cho giờ kinh phụng vụ ban mai và chiều tối. Như ngài đă làm khi mở màn cho giáo triều của ngài, lúc ngài muốn tiếp tục những bài chia sẻ được khởi xướng bởi vị Tiền Nhiệm của ngài về các nhân đức Kitô giáo (x “Insegnamenti di Giovanni Paolo II”, I [1978], tr. 60-63), tôi cũng có ư thực hiện vào các buổi triều kiến hằng tuần tới đây việc dẫn giải đă được Đức Gioan Phaolô II dọn cho phần thứ hai của các Bài Thánh Vịnh và Ca Vịnh thuộc Giờ Kinh Phụng Vụ Chiều Tối. Từ Thứ Tư tuần tới, tôi sẽ bắt đầu vào chính bài giáo lư của ngài đă bị gián đoạn sau buổi triều kiến chung 26/1/2005”.

 

Tiếp Tục gia sản thiêng liêng vô giá và sứ vụ truyền bá phúc âm hóa của Vị Tiền Nhiệm

 

Trong cuộc Phỏng Vấn Truyền H́nh Balan về Vị Tiền Nhiệm Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhân ngày kỷ niệm 16/10/2005, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI c̣n nói:

 

“Vị Giáo Hoàng này… để lại cho chúng ta – 14 bức thông điệp, nhiều Thư Mục Vụ, và những thứ khác. Tất cả những văn kiện này là một gia sản phong phú vẫn chưa được Giáo Hội hấp thụ hết. Sứ vụ của riêng tôi không phải là ban hành nhiều văn kiện mới mà là để bảo đảm cho việc thấm nhuần các văn kiện của ngài, v́ chúng là một kho tàng dồi dào, chúng là một thứ đích thực dẫn giải cho Công Đồng Chung Vaticanô II”.

 

Trong phần kết thúc bài Giảng Lễ Giỗ 3 năm (2/4/2008) cho Đức Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng thừa nhiệm Biến Đức XVI đă ngỏ ư như sau:  

 

"Chúng ta hăy cảm tạ Thiên Chúa v́ Người đă ban cho Giáo Hội người tôi trung can trường này. Chúng ta hăy ca ngợi và chúc tụng Trinh Nữ Maria về việc luôn canh chừng bản thân ngài và thừa tác vụ của ngài cho lợi ích của dân Kitô giáo cũng như cho toàn thể nhân loại. Và trong lúc chúng ta hiến dâng linh hồn ưu tuyển của ngài cùng với Hy Tế cứu chuộc, chúng ta hăy xin ngài tiếp tục chuyển cầu từ trời cao cho mỗi một người chúng ta, đặc biệt là cho tôi, người đưoc Đấng Quan Pḥng kêu gọi để tiếp tục gia sản thiêng liêng vô giá của ngài. Chớ ǵ Giáo Hôi, theo giáo huấn và gương lành của ngài, trung thành tiếp tục sứ vụ truyền bá phúc âm hóa của ḿnh một cách bất dung ḥa, không ngừng truyền bá t́nh yêu nhân hậu của Chúa Kitô là nguồn mạch ḥa b́nh chân thực cho toàn thế giới".

 

Thế nhưng, đâu là “gia sản thiêng liêng vô giá” được vị giáo hoàng thừa nhiệm Bin Đức XVI nhắc đến? Phải chăng là những ǵ được chính vị giáo hoàng thừa nhiệm đề cập đến dưới đây liên quan mật thiết tới sự nghiệp và tác dụng từ cái chết của vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II.

 

Trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Lễ Lá 30/3/2008 về Đức Gioan Phaolô II và Ḷng Thương Xót Chúa, ĐTC Biển Đức XVI đă nói về linh đạo chính yếu làm nên di sản của vị tiền nhiệm thế này:

 

"Như Thánh Faustina, Đức Gioan Phaolô II cũng đă trở thành một vị tông đồ của ḷng thương xót thần linh. Vào đêm Thứ Bảy 2/4/2005 không thể quên được ấy, khi ngài vĩnh viễn ĺa đời th́ chính là thời điểm lễ vọng Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh đă được cử hành, và nhiều người nhận định thấy sự trùng hợp đặc thù này, một sự trùng hợp giữa chiều kích Thánh Mẫu là ngày Thứ Bảy Đầu Tháng và chiều kích ḷng thương xót thần linh. Thật vậy, giáo triều lâu dài và muôn mặt của ngài là ở cái cốt lơi chính yếu này; tất cả sứ vụ của ngài trong việc phục vụ chân lư về Thiên Chúa, về con người và về ḥa b́nh trên thế giới đều được tóm gọn trong lời tuyên bố này, như chính ngài đă nói ở Krakow-Lagiewniki năm 2002, khi khánh thành Đền Thờ Ḷng Thương Xót Chúa: 'Ngoài t́nh thương của Thiên Chúa sẽ không có một nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại hết'. Sứ điệp của ngài, như sứ điệp của Thánh Faustina, cho thấy dung nhan của Chúa Kitô, mạc khải tối hậu của t́nh thương Thiên Chúa. Hăy liên lỉ chiêm ngưỡng dung nhan này: Đó là gia sản ngài đă để lại cho chúng ta mà chúng ta hân hoan đón nhận làm của ḿnh".

 

Về Sự Nghiệp của vị tiền nhiệm

 

Trong cuộc Phỏng Vấn Truyền H́nh Balan về Vị Tiền Nhiệm Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhân ngày kỷ niệm 16/10/2005, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă trả lời như sau:

 

“Chúng ta có thể nh́n Giáo Triều này theo hai quan điểm: quan điểm hướng ngoại “ad extra” – hướng tới thế giới – và quan điểm hướng nội “ad intra” – hướng về Giáo Hội.

 

“Về khía cạnh hướng tới thế giới, đối với tôi, qua những lời lẽ của ngài, qua con người của ngài, qua việc ngài hiện diện, qua khả năng thu hút của ngài, Đức Thánh Cha đây đă tạo nên được một cảm thức mới về các thứ giá trị luân lư, về tầm quan trọng của tôn giáo trên thế giới. Điều này đă mở ra một đường hướng mới, một cảm thức mới về tôn giáo, cũng như về nhu cầu cần đến một chiều kích đạo lư nơi con người. Đặc biệt là tầm quan trọng của vị Giám Mục Rôma đă tăng lên quá sức. Bất chấp những khác biệt và bất kể việc không công nhận vai tṛ Thừa Kế Thánh Phêrô của ḿnh, tất cả mọi Kitô hữu đều nh́n nhận rằng ngài là một phát ngôn viên của Kitô giáo. Không một ai trên thế giới này, ở tầm mức quốc tế có thể nhân danh Kitô giáo nói năng như con người này, làm cho thực thể Kitô giáo có tiếng vang và quyền lực trên thế giới ngày nay. Ngài là phát ngôn viên cho các thứ giá trị cao cả của nhân loại đối với những người không phải là Kitô hữu cũng như đối với các tôn giáo khác nữa. Ngài có thể kiến tạo một bầu khí đối thoại giữa các đại tôn giáo và một cảm quan đồng trách nhiệm mà tất cả chúng ta cần phải có đối với thế giới. Ngài cũng nhấn mạnh rằng bạo lực và tôn giáo là những ǵ bất tương hợp, và chúng ta cần phải cùng nhau t́m kiếm đường lối dẫn đến ḥa b́nh, đảm nhận trách nhiệm chung đối với nhân loại.

 

“Về t́nh h́nh của Giáo Hội, tôi có thể nói rằng, trước hết, ngài biết cách để làm cho giới trẻ thấm nhập ḷng nhiệt t́nh sống với Chúa Kitô. Đây là điều mới lạ, nếu chúng ta nghĩ đến giới trẻ của cuối thập niên sáu mươi và bảy mươi. Giới trẻ ấy đă trở nên hăng say sống cho Chúa Kitô và cho Giáo Hội cũng như cho những thứ giá trị khó khăn thách đố. Chính tư cách của ngài và cái thu hút nơi vai tṛ lănh đạo của ngài đă góp phần vào việc động viên giới trẻ trên thế giới sống cho Thiên Chúa và v́ mến yêu Chúa Kitô. Trong Giáo Hội, ngài đă tạo nên được một ḷng kính mến mới mẻ đồi với Thánh Thể. Chúng ta vẫn c̣n sống trong Năm Thánh Thể là năm do ngài đầy ḷng mến yêu bí tích này mở ra. Ngài đă khơi dậy một ư thức mới về sự cao cả của T́nh Thương Thần Linh; và ngài hết sức tôn sùng Đức Mẹ. Nhờ đó, ngài đă hướng dẫn chúng ta tiến tới việc nội tâm hóa đức tin, đồng thời cũng tiến tới chỗ hiệu năng hóa đức tin hơn nữa. Dĩ nhiên chúng ta cần phải đề cập tới việc ngài góp phần thiết yếu vào những đổi thay cả thể trên thế giới trong năm 1989, qua việc cộng tác vào cuộc sụp đổ của xă hội chủ nghĩa”.

 

Trong bài Chia Sẻ sau khi coi trước cuốn phim: ‘Karol: Một Vị Giáo Hoàng Vẫn Là Một Con Người’ ngày 30/3/2006 tại Sảnh Đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI c̣n nói về sự nghiệp của vị tiền nhiệm ḿnh như sau:

 

“Câu truyện về cuộc sống trần gian của vị Giáo Tông thân yêu này được chấm dứt ở phần thứ hai thuộc bộ phim này. Chúng ta đă được nghe lại lời kêu gọi tiên khởi của giáo triều ngài, một lời kêu gọi thường được tái vang vọng qua năm tháng là ‘Hăy mở rộng cửa cho Chúa Kitô! Đừng sợ!’. Những h́nh ảnh tŕnh chiếu cho chúng ta thấy một Vị Giáo Hoàng trầm ngâm trong việc giao tiếp với Thiên Chúa, và chính v́ lư do này mà ngài luôn nhậy cảm với những trông đợi của người khác.

 

“Cuốn phim đă làm cho chúng ta nghĩ lại một cách tuyệt vời những cuộc tông du khắp thế giới của ngài; nó cống hiến cho chúng ta cơ hội để sống lại những cuộc ngài gặp gỡ rất ư là nhiều người, với những kẻ cả trên trái đất này cũng như với thành phần công dân b́nh thường, với những nhân vật nổi tiếng cũng như với các cá nhân vô danh tiểu tốt. Trong số những con người ấy, đặc biệt phải kể đến việc ngài tha thiết với Mẹ Têrêsa Calcutta. Mẹ đă liên kết với Đức Gioan Phaolô II bằng một mối ḥa hợp thiêng liêng sâu xa.

 

“Ở ngay địa điểm như thể chúng ta đă hiện diện vào lúc bấy giờ, chúng ta một lần nữa đă nghe thấy những phát súng muốn lấy mạng của ngài một cách thảm thương ở Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981. Từ đó tất cả mới hiện lên cho thấy h́nh ảnh về một vị ngôn sứ của niềm hy vọng và an b́nh, vị đă không biết mệt mỏi đi khắp các nẻo đường trái đất để thông đạt Phúc Âm cho hết mọi người. Những lời lẽ vang động của ngài trở về với tâm trí của chúng ta, khi ngài lên án các chế độ độc tài, t́nh trạng bạo động và chiến tranh sát hại; những lời đầy ủi an và hy vọng bày tỏ việc ngài gần gũi với thành phần thân thuộc của các nạn nhân gây ra bởi các cuộc khủng bố tấn công xung đột và thảm thương, chẳng hạn như cuộc khủng bố tấn công tháp đôi ở Nữu Ước; những lời can đảm bài bác một xă hội hưởng thụ và thứ văn hóa khoái lạc nhắm đến việc tạo nên một thứ phúc lợi thuần vật chất không thể thỏa đáng những nhu cầu sâu xa của cơi ḷng con người.

 

“Anh chị em thân mến, đó là những cảm thức tự nhiên xuất phát từ tâm can của tôi tối hôm nay và là những ǵ tôi muốn chia sẻ với anh chị em, bằng việc kiểm điểm lại qua những h́nh ảnh của cuốn phim đây các giai đoạn của giáo triều bất khả lăng quên của Đức Gioan Phaolô II. Xin vị Giáo Hoàng thân yêu của chúng ta từ trời cao hỗ trợ chúng ta và xin Chúa ban cho chúng ta ơn luôn như ngài trung thành với sứ vụ của chúng ta”.

 

Trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 2/4/2006 kỷ niệm đúng một năm băng hà của vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng thừa nhiệm tiếp tục nói về sự nghiệp của Đức Gioan Phaolô II thế này:

 

“Một năm sau khi ngài vượt qua trần gian mà về nhà Cha, chúng ta hăy tự hỏi ḿnh rằng: Vị đại Giáo Hoàng này đă để lại cho chúng ta những ǵ, ai là người đă dẫn Giáo Hội vào ngàn năm thứ ba? Di sản của ngài th́ vĩ đại, thế nhưng sứ điệp của giáo triều rất dài của ngài có thể được tóm gọn vào những chữ đă được ngài nói lên ở nơi đây, ở Quảng Trường Thánh Phêrô này, vào ngày 22/10/1978, đó là: ‘Hăy mở rộng cửa cho Chúa Kitô!’.

 

“Đức Gioan Phaolô II đă hiện thực lời kêu gọi bất khả lăng quên này bằng cả con người của ngài cũng như bằng tất cả sứ vụ làm Vị Thừa Kế Thánh Phêrô của ngài, nhất là bằng chương tŕnh các chuyến tông du nổi bật của ngài. Khi viếng thăm các quốc gia trên thế giới, lúc gặp gỡ dân chúng, gặp gỡ các cộng đồng giáo hội, gặp gỡ các vị cầm quyền, các vị lănh đạo tôn giáo và các thực tại xă hội khác nhau, ngài đều thực hiện một điều ǵ đó, như một cử chỉ đặc thù và quan trọng, để nhấn mạnh tới những lời mở đầu của ngài.

 

“Ngài luôn luôn loan báo Chúa Kitô, tŕnh bày về Người cho tất cả mọi người, như Công Đồng Chung Vaticanô II đă làm, để đáp ứng những niềm mong đợi của con người, những niềm mong đợi được tự do, công lư và b́nh an. Ngài thích lập lại rằng Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc nhân trần, là Đấng Cừu Độ duy nhất của mỗi người và của toàn thể nhân loại”.

 

Về tác dụng từ cái chết của vị tiền nhiệm

 

Trong Sứ Điệp đầu tiên ngỏ cùng Hồng Y Đoàn 20/4/2005, vị tân giáo hoàng thừa nhiệm cũng là vị hồng y chủ tế thánh lễ an táng cho Đức Gioan Phaolô II mà ngài không ngờ lại trở thành vị giáo hoàng thừa nhiệm thế này:

 

“Chúng ta có thể nói rằng, lễ an táng của Đức Gioan Phaolô II thực sự là một cảm nghiệm phi thường về những ǵ tỏ ra cho thấy một cách nào đó quyền năng của Thiên Chúa là Đấng, qua Giáo Hội của Ngài, muốn h́nh thành một đại gia đ́nh bao gồm tất cả mọi dân tộc, bằng quyền lực liên kết của Sự Thật và Yêu Thương. Trong giờ lâm chung, giống như Sư Phụ và Chúa của ḿnh, Đức Gioan Phaolô II đă tôn vinh giáo triều lâu dài và thành công của ḿnh, bằng việc củng cố dân Kitô giáo trong đức tin, qui tụ họ lại bên ngài và làm cho cả nhân loại cảm thấy liên kết với nhau hơn.


“Làm sao người ta không cảm thấy được vững mạnh trước chứng từ ấy? Làm sao người ta không cảm thấy phấn khởi bắt nguồn từ biến cố ân sủng này?........


“Đặc biệt trước mặt của tôi là chứng từ của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài để lại cho chúng ta một Giáo Hội cường tráng hơn, tư do hơn và trẻ trung hơn. Một Giáo Hội mà, theo giáo huấn và gương mẫu của ngài, b́nh tâm nh́n lại quá khứ và không sợ hướng đến tương lai. Qua Đại Năm Thánh 2000, Giáo Hội đă được dẫn vào ngàn năm mới, nắm trong tay Phúc Âm, Phúc Âm được áp dụng cho thế giới qua việc đọc lại một cách tường tận Công Đồng Chung Vaticanô II. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có lư để nhấn mạnh rằng Công Đồng này như là một ‘la bàn’ được sử dụng để chúng ta lèo lái trên đại dương bao la của ngàn năm thứ ba. Trong di chúc thư thiêng liêng của ḿnh, ngài c̣n nhận định là: ‘Tôi tin rằng, cho đến một thời gian rất dài, các thế hệ mới sẽ kín múc lấy từ kho tàng được công đồng của thế kỷ 20 ấy để cống hiến cho chúng ta’………

 

“Vào lúc này đây, kư ức của tôi nhớ lại cảm nghiệm không thể nào quên được tất cả chúng ta đă trải qua với cái chết và lễ an táng cho Đức Gioan Phaolô II tiếc thương. Quanh thi thể của ngài, nằm trên mặt đất trống, các vị lănh đạo chư quốc đă qui tụ lại, cùng với dân chúng thuộc tất cả mọi giai cấp xă hội, nhất là giới trẻ, để tỏ ḷng măi măi gắn bó quí mến và ca ngợi ngài. Toàn thể thế giới đă tin tưởng nh́n vào ngài. Đối với nhiều người th́ việc tham dự đông đảo này, một cuộc tham dự được các phương tiện truyền thông phóng đại đến cả những nơi xa xôi của hành tinh này, như thể là việc nhân loại văn minh tân tiến, một nhân loại bị hoang mang sợ hăi và bất ổn, đang tự hỏi ḿnh về tương lai, muốn đồng thanh yêu cầu vị Giáo Hoàng này giúp đỡ”.

 

Trong diễn Từ Tất Niên với Giáo Triều Rôma ngày Thứ Năm 22/12/2005, vị giáo hoàng Biển Đức XVI tiếp tục bày tỏ ḷng ngưỡng mộ của ḿnh đối với vị tiền nhiệm như sau:

 

“Việc đáp ứng xẩy ra khắp thế giới trước cái chết của vị Giáo Hoàng này là việc hết ḷng bày tỏ ḷng tri ân về sự kiện là ngài đă hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa v́ thế giới khi thi hành thừa tác vụ của ngài; một lời tạ ơn cho sự kiện là trong một thế giới đầy hận thù và bạo lực này, ngài đă dạy một cách mới mẻ t́nh yêu thương và khổ đau trong việc phục vụ tha nhân; có thể nói ngài đă tỏ cho chúng ta thấy trong xác thịt Đấng Cứu Chuộc, việc cứu chuộc, và đă cống hiến cho chúng ta niềm tin tưởng rằng, thật ra sự dữ không phải là phán quyết tối hậu trên thế gian này”.

 

Trong bài Giảng Lễ Giỗ 3 năm (2008) của Đức Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng thừa nhiệm vẫn chưa thể nào quên được h́nh ảnh về một thánh lễ an táng chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội như sau:

 

"Ngày 2/4 đă trở nên sâu đậm trong kư ức của Giáo Hội như là ngày của Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II chào biệt thế giới này. Chúng ta hăy sống lại cảm xúc của những giờ phút buổi chiều Thứ Bảy hôm ấy, khi mà tin tức của việc ngài qua đời được nghe thấy bởi một đám rất đông dân chúng đang nguyện cầu đầy ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Trong ṿng có ít ngày mà Đền Thờ Vatican và Quảng Trường này đă thực sự trở nên tâm điểm của thế giới. Một gịng người hành hương liên tục tuôn đến kính viếng thi hài của vị Giáo Hoàng đáng kính và lễ an táng của ngài là một chứng từ cuối cùng cho thấy ḷng quí mến và cảm mến ngài đă chiếm được nơi tâm linh của rất nhiều tín hữu và dân chúng ở khắp cùng trái đất".

·