Huấn Dụ Linh Mục

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 558 Thứ Sáu 20/5/2011

 

 

Nói đến Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, chúng ta vẫn chưa nói cho đầy đủ và trọn vẹn về ngài nếu chúng ta không đề cập tới 3 thành phần đặc biệt được ngài ưu tiên trong giáo triều của ngài. Đó là linh mục, gia đ́nh và giới trẻ. Trước hết, về các vị linh mục, phải nói là trong suốt 26 năm rưỡi của giáo triều ḿnh, từ năm 1979, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă liên tục hằng năm gửi cho các vị linh mục một bức thư vào Thứ Năm Tuần Thánh, thời điểm Chúa Giêsu chẳng những thiết lập Bí Tích Thánh Thể mà c̣n cả Bí Tích Tư Tế nữa. Tuy nhiên, có một năm duy nhất ngài không gửi thư cho các vị linh mục như thường niên, đó là năm 1981, và hai năm khác ngài ban bố hai văn kiện đặc biệt thay v́ thư riêng cho các vị, đó là năm 1980 với bức Thư đặc biệt được ngỏ với cả các vị giám mục, tựa đề Dominicae Cenae về việc Mầu Nhiệm và việc Tôn Thờ Thánh Thể, và năm 2003 với Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia - Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể.

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, có thể nói ngài là vị giáo hoàng duy nhất hay chưa có một vị giáo hoàng nào như ngài, đă tỏ ra quan tâm đặc biệt đến các vị linh mục như vậy? Phải chăng v́ t́nh h́nh khủng hoảng ơn gọi linh mục đang càng ngày càng trở nên thê thảm hơn bao giờ hết ở thế giới Kitô giáo Tây phương? "Khủng hoàng" chẳng những ở chỗ càng ngày càng trở nên khan hiếm ơn gọi mà c̣n ở chỗ thành phần theo đuổi ơn gọi linh mục sống không đúng với "tặng ân và mầu nhiệm" của ḿnh, do đó các vị chẳng những không trở thành những ǵ thu hút ơn gọi linh mục mà c̣n làm cho giới trẻ mất thiện cảm với thiên chức linh mục và sợ làm linh mục.

 

Nếu cốt lơi của giáo triều Đức Gioan Phaolô II là "Đấng Cứu Chuộc nhân trần - Redemptor hominis", và tất cả mọi hoạt động mục vụ của vị giáo hoàng này ở vào cuối thiên kỷ thứ hai sang đầu thiên kỷ thứ ba Kitô giáo này là kêu gọi con người "hăy mở rộng cửa cho Chúa Kitô" để ngài có thể mang Đấng Cứu Chuộc nhân trần đến cho họ, bằng 104 chuyến tông du của ḿnh và 14 bức Thông Điệp của ḿnh. Có thể nói tột đỉnh của giáo triều vị thừa kế Thánh Phêrô thứ 263 này chẳng những là Đại Năm Thánh 2000 mà c̣n là Năm Thánh Thể (10/2004-10/2005), những thời điểm ngài muốn dẫn Giáo Hội hoàn vũ "vượt qua ngưỡng cửa hy vọng" là Đại Năm Thánh 2000 để tiến đến với Đấng Cứu Chuộc nhân trần là Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn sống của Giáo Hội.

 

Bởi vậy, nếu bức Thông Điệp "Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể - Ecclesia de Eucharistia", bức thông điệp thứ 14 cũng là bức thông điệp cuối cùng của ngài có một tầm vóc rất quan trọng liên quan tới chủ hướng "duc in altum - nước sâu thả lưới" ngài phác họa cho Giáo Hội sống ngàn năm thứ ba Kitô giáo, th́ hai bức Thư cuối cùng ngài gửi cho các vị linh mục vào hai Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 2004 và 2005 cũng mang một tầm vóc quan trọng, cần phải tái ư thức để xin Chúa ban cho Giáo Hội chẳng những nhiều ơn gọi linh mục mà c̣n nhiều linh mục thánh thiện nữa. Trước hết, chúng ta hăy nghe một số lời tiêu biểu chính yếu của ngài trong Thư 2004 ngài kư ngày 28/3, Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Chay sau đây (biệt chú: người viết tự ư phân đoạn với những tiểu đề riêng để dễ thâu nhận hơn).

 

“Cuộc hội ngộ hằng năm của chúng ta qua Bức Thư này là một cuộc hội ngộ đặc biệt huynh đệ”


1.     Thật là vui mừng và cảm mến khi viết Bức Thư Thứ Năm Tuần Này này cho anh em, theo truyền thống được bắt đầu từ Lễ Phục Sinh đầu tiên của Tôi với tư cách là Giám Mục Rôma 25 năm trước đây. Cuộc hội ngộ hằng năm của chúng ta qua Bức Thư này là một cuộc hội ngộ đặc biệt huynh đệ, nhờ việc chúng ta chia sẻ chung về Thiên Chức Linh Mục của Chúa Kitô, và việc chia sẻ này diễn ra vào khung cảnh phụng vụ của một ngày thánh được đánh dấu bằng hai việc cử hành quan trọng, đó là Lễ Truyền Dầu ban sáng và Lễ Tiệc Ly ban chiều…”.

 

“Chúng ta đă được hạ sinh bởi Thánh Thể”


”2.     Chúng ta đă được hạ sinh b
ởi Thánh Thể. Nếu chúng ta thực sự nói rằng toàn thể Giáo Hội sống bởi Thánh Thể (‘Ecclesia de Eucharistia vivit’), như Tôi đă tái xác nhận trong Thông Điệp mới đây, chúng ta có thể nói tương tự như thế về thiên chức linh mục thừa tác: một thiên chức linh mục thừa tác được hạ sinh, sống động và sinh hoa kết trái từ Thánh Thể ‘de Eucharistia’ (cf. Council of Trent, Sess. XXII, canon 2: DS 1752). ‘Không thể nào có Thánh Thể nếu không có chức linh mục, cũng như không thể nào có chức linh mục nếu không có Thánh Thể’ (cf. ‘Gift and Mystery. On the Fiftieth Anniversary of My Priestly Ordination,’ New York, 1996, pp. 77-78).


”Thừa tác vụ thánh, một thừa tác vụ không bao giờ được biến thành một chiều kích thuần hành sự, v́ nó thuộc về cấp độ ‘bản chất’, làm cho vị linh mục có thể tác hành thay cho Chúa Kitô ‘in persona Christi’ mà giây phút tột đỉnh xẩy ra là lúc vị linh mục thánh hiến bánh và rượu, lập lại những cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly….”  

 

“Chính thiên chức linh mục, nhờ phản ảnh Thánh Thể, cũng là một mầu nhiệm đức tin nữa”

 

“3.     Mầu nhiệm đức tin ‘mysterium fidei’, vị linh mục công bố lời này sau khi truyền phép. Thánh Thể là một mầu nhiệm đức tin, tuy nhiên, chính thiên chức linh mục, nhờ phản ảnh Thánh Thể, cũng là một mầu nhiệm đức tin nữa (x. ibid, p. 78). Cũng là một mầu nhiệm thánh hóa và yêu thương, việc làm của Chúa Thánh Thần, một việc biến bánh và rượu trở nên Ḿnh và Máu của Chúa Kitô, tác hành nơi con người của vị thừa tác viên vào lúc chịu chức linh mục. Có một tương giao đặc biệt giữa Thánh Thể và chức linh mục, một tương giao bắt nguồn từ Căn Thượng Lầu, ở chỗ, hai Bí Tích này được hạ sinh cùng một lúc và định mệnh của cả hai được gắn liền với nhau bất khả phân ly cho đến tận thế”.

 

“Tính cách tông đồ của Thánh Thể”

 

“Đến đây chúng ta chạm đến những ǵ được gọi là ‘tính cách tông đồ của Thánh Thể’ (x Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia, 26-33). Bí tích Thánh Thể, như bí tích Ḥa Giải, được Chúa Kitô trao phó cho các Thánh Tông Đồ và đă được các vị cùng với những ai thừa kế các vị truyền lại cho mọi thế hệ. Vào lúc mở màn cho cuộc sống công khai của ḿnh, Đấng Thiên Sai đă kêu gọi 12 Vị, chỉ định các vị ‘ở với Người’ và sai các vị đi truyền giáo (x Mk 3:14-15). Ở Bữa Tiệc Ly, việc các Tông Đồ ‘ở với’ Chúa Giêsu đă lên đến tuyệt đỉnh. Bằng việc cử hành bữa Vượt Qua và thiết lập Thánh Thể, vị Tôn Sư thần linh làm cho ơn gọi của họ nên trọn. Khi nói rằng ‘các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày’, là Người đóng ấn tín lên sứ vụ của các vị, và bằng việc liên kết các vị với chính bản thân Người trong mối hiệp thông về bí tích, Người truyền cho các vị phải kéo dài tác động rất thánh này để nhớ đến Người.

”Khi công bố những lời ‘Các con hăy làm điều này…’, Chúa Giêsu nghĩ đến những người thừa kế của các Tông Đồ, đến những ai sẽ tiếp tục sứ vụ các ngài bằng việc phân phát lương thực sự sống cho đến tận cùng trái đất. Bởi thế, chư huynh linh mục thân mến, một cách nào đó, ở Căn Thượng Lầu, chúng ta cũng được kêu gọi một cách riêng tư, mỗi một người trong chúng ta, ‘bằng một t́nh yêu thương huynh đệ’ (Lời Nguyện Mở Đầu Lễ Truyền Dầu), để lănh nhận từ đôi tay thánh hảo của Chúa Bánh Thánh Thể và bẻ Bánh này ra để làm lương thực ban phát cho Dân Chúa trên lộ tŕnh họ tiến qua thời gian về quê hương thiên đ́nh vĩnh cửu”.

 

”Cầu nguyện để Giáo Hội không bao giờ bị thiếu hụt linh mục”.

 

“4.     Thánh Thể, như thiên chức linh mục, là tặng ân của Thiên Chúa ‘hoàn toàn vượt trên quyền năng của cộng đồng’ và cộng đồng ‘lănh nhận qua việc thừa kế của hàng giáo phẩm được truyền từ các Thánh Tông Đồ’ (Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia, 29)… Bởi thế, thật là chính đáng khi dân Kitô giáo dâng lời cảm tạ Thiên Chúa về tặng ân Thánh Thể và tặng ân linh mục, đồng thời cũng không ngừng cầu nguyện để Giáo Hội không bao giờ bị thiếu hụt linh mục. Con số linh mục không bao giờ đủ đáp ứng các nhu cầu truyền bá phúc âm hóa không ngừng tăng phát cũng như nhu cầu chăm sóc mục vụ cho tín hữu. Ở một số nơi trên thế giới t́nh trạng thiếu hụt linh mục là tất cả những ǵ khẩn trương, v́ ngày nay con số linh mục đang bị giảm sút không đủ thay thế bởi thế hệ trẻ. Ở những nơi khác, cám ơn Chúa, chúng ta thấy một mùa xuân hứa hẹn ơn gọi. Dân Chúa cũng càng ngày càng ư thức được nhu cầu cần phải cầu nguyện và tích cực hoạt động để cổ vơ ơn gọi linh mục và đời tận hiến”.

 

“Các vị linh mục mến yêu Thánh Thể có khả năng truyền đạt cho trẻ em và giới trẻ ‘cái ngây ngất Thánh Thể’”


”5.   … Chúng ta hăy dừng lại ở Căn Thượng Lầu để chiêm ngưỡng Đấng Cứu Chuộc, Đấng đă thiết lập Bí Tích Thánh Thể và thiên chức linh mục trong Bữa Tiệc Ly. Trong đêm thánh ấy, Người đă gọi tên của mỗi và mọi vị linh mục xuất hiện trong thời gian. Người đă nh́n đến mỗi một người trong họ bằng cùng một ánh mắt đầy ưu ái phấn khởi Người đă nh́n Simon và Anrê, nh́n Giacôbê và Gioan, nh́n Nathanael ở dưới cây vả, và nh́n Mathêu đang ngồi ở bàn thâu thuế. Chúa Giêsu đă mời gọi chúng ta, và, bằng các đường lối khác nhau, Người tiếp tục mời gọi nhiều người khác nữa làm thừa tác viên cho Người.


”Từ Căn Thượng Lầu này, Chúa Kitô không ngừng t́m kiếm và mời gọi. Ở đây chúng ta thấy được nguồn gốc và nguồn mạch nguyên thủy của việc mục vụ thực sự cổ vơ ơn gọi linh mục. Anh em thân mến, chúng ta hăy coi ḿnh là những người đầu tiên lănh trách nhiệm ở lănh vực này, sẵn sàng giúp cho tất cả những ai Chúa Kitô muốn kêu gọi đến với thiên chức linh mục của Người biết đáp ứng một cách quảng đại lời Người mời gọi.


”Tuy nhiên, trước hết, hơn bất cứ nỗ lực nào khác hoạt động cho ơn gọi, không thể nào thiếu được ḷng trung thành của chúng ta. Vấn đề cần ở đây là việc chúng ta dấn thân theo Chúa Kitô, là ḷng chúng ta yêu mến Thánh Thể, là việc chúng ta sốt sắng cử hành Thánh Thể, là việc chúng ta sùng bái tôn thờ Thánh Thể, và là ḷng nhiệt thành của chúng ta trong việc trao ban Thánh Thể cho anh chị em của chúng ta, nhất là cho thành phần bệnh nhân. Chúa Giêsu Thượng Tế tiếp tục mời gọi những người thợ mới đến làm vườn nho cho Người, thế nhưng trước hết Người muốn tùy thuộc vào sự hợp tác chủ động của chúng ta. Các vị linh mục mến yêu Thánh Thể có khả năng truyền đạt cho trẻ em và giới trẻ ‘cái chất ngất Thánh Thể’ đă được tôi t́m cách khêu lên nơi Thông Điệp ‘Ecclesia de Eucharistia - Giáo Hội sống bởi Thánh Thể’ (x. đoạn 6). Nói chung th́ họ là những vị linh mục dẫn chúng tới con đường làm linh mục, như lịch sử ơn gọi của chúng ta dễ dàng cho thấy”.

 

“Hăy đặc biệt lưu ư tới các em giúp lễ, thành phần như là một ‘mảnh vườn’ của ơn gọi linh mục”.


”6.     Chư huynh linh mục thân mến, theo chiều hướng này, tôi xin anh em, trong số những hoạt động của ḿnh, anh em hăy đặc biệt lưu ư tới các em giúp lễ, thành phần như là một ‘mảnh vườn’ của ơn gọi linh mục. Nhóm giúp lễ được anh em hướng dẫn như là một phần thuộc cộng đồng giáo xứ, có thể cảm nghiệm thấy cái giá trị của nền giáo dục Kitô giáo và trở thành một loại tiền chủng viện. Anh em hăy giúp giáo xứ, như là một gia đ́nh bởi nhiều gia đ́nh, coi những em giúp lễ như con cái của họ, như ‘những chồi Olive chung quanh bàn’ của Chúa Giêsu Kitô là Bánh Sự Sống (x Ps 127:3).


”Nhờ sự giúp đỡ của các gia đ́nh và các giáo lư viên, anh em hăy đặc biệt quan tâm đến nhóm giúp lễ, để qua việc phục vụ bàn thờ của họ, mỗi người trong họ biết lớn lên trong t́nh yêu Chúa Giêsu, biết nh́n nhận Người thực sự hiện diện trong Thánh Thể, và biết cảm nghiệm cảm được vẻ đẹp của phụng vụ. Cần phải cỏ vơ và khích lệ những hoạt động của thành phần giúp lễ ở cầp giáo phận hay địa phương, lưu ư tới những lứa tuổi khác nhau. Trong những năm thi hành thừa tác vụ giáo phẩm của ḿnh ở Krakow, tôi đă thấy được nhiều thiện ích đạt được từ mối quan tâm đến việc huấn luyện về nhân bản, tu đức và phụng vụ của chúng. Khi trẻ em hay giới trẻ hân hoan và nhiệt tâm giúp lễ là chúng cống hiến cho bạn bè của chúng một chứng từ hùng hồn cho tầm quan trọng và vẻ đẹp của Thánh Thần. Nhờ óc tưởng tượng sinh động của chúng, cũng như nhờ sự dẫn giải và gương sáng của các vị linh mục cùng bạn bè lớn tuổi hơn ḿnh, th́ ngay cả những trẻ em c̣n bé cũng có thể phát triển trong đức tin và phát triển ḷng yêu mến những thực tại thiêng liêng.


”Sau hết, anh em đừng quên rằng chính anh em là những ‘Vị Tông Đồ’ tiên khởi của Chúa Giêsu Thượng Phẩm. Chứng từ của anh em đáng giá hơn bất cứ những ǵ khác. Thành phần giúp lễ thấy anh em dâng Lễ Chúa Nhật và ngày thường là chúng thấy nơi đôi tay của anh em Thánh Thể ‘diễn ra’, trên bộ mặt của anh em phản ảnh mầu nhiệm Thánh Thể, và trong tâm can của anh em chúng cảm thấy được kêu gọi sống yêu thương cao cả hơn. Chớ ǵ, đối với chúng, anh em là những người cha, những thày dạy, và những chứng nhân của ḷng sùng mộ Thánh Thể cũng như của đời sống thánh thiện!”


………..

Phải chăng v́ mối quan tâm đặc biệt của vị chủ chăn tối cao Gioan Phaolô II này đối với hàng giáo sĩ mà t́nh h́nh ơn gọi linh mục đă được cải tiến khá nhiều.

 

Trong cuộc họp báo ra mắt bức Thư gửi các vị linh mục Thứ Năm Tuần Thánh 2004 tại pḥng báo chí của Ṭa Thánh hôm Thứ Ba ngày 6/4/2004, vị bí thư của Thánh Bộ Giáo Sĩ là Đức Tổng Giám Mục Csaba Ternyak đă cho biết thống kê về ơn gọi linh mục. Nói chung, trong khi ơn gọi linh mục giảm sút trầm trọng ở Tây Phương th́ lại tăng phát ở các nơi khác trên thế giới, đến nỗi, trong giáo triều của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, con số đă tăng gấp đôi. Vào năm 1978, khi ngài được bầu làm giáo hoàng, chỉ có 63.882 đại chủng sinh trên thế giới, nhưng vào năm 2001, con số này đă lên đến 112,982, tức gần gấp đôi. Phần trăm của những chủng sinh bỏ ơn gọi là 9.09% ở vào đầu giáo triều của ngài; trong khi năm 2001 chỉ có 6.93%.


Riêng ở thế giới Tây Phương, vị bí thư của Thánh Bộ Giáo Sĩ cho biết sở dĩ con số linh mục bị giảm xuống tới độ, như ĐTC cảnh giác là không thể thay thế bởi thế hệ trẻ, “là v́ t́nh trạng cao tuổi ở dân chúng địa phương, v́ hiện tượng giảm sút sinh sản đáng lo ngại, và v́ hiện tượng phát triển của một thứ văn hóa trần tục”. Theo vị tổng giám mục này th́ cuộc khủng hoảng ơn gọi bắt đầu xẩy ra từ cuối thập niên 1960, nhất là ở Âu Châu, Hiệp Chủng Quốc và Gia Nă Đại. Ở Âu Châu vào năm 1961 có 250.859 linh mục, vào năm 2001 chỉ c̣n 206.761; ở Bắc Mỹ Châu vào năm 1961 có 71.725 và vào năm 2001 c̣n 57.988. Ngược lại, ở Nam Mỹ Châu, vào năm 1961 có 43.202 nhưng 4 thập niên sau, tức vào năm 2001 tăng lên thêm 20 ngàn nữa, tức lên tới 63.159 vị. Ở Phi Châu, cũng trong cùng giai đoạn 4 thập niên này tăng từ 16.541 tới 27.988. Ở Á Châu từ 25.535 tới 44.446. Đại Dương Châu không được đề cập tới, h́nh như cũng giảm như ở Âu Châu và Bắc Mỹ Châu, v́ là thế giới Anh ngữ, thế giới văn minh. Chung thế giới, năm 1961 có 404.082 linh mục, năm 2001 có 405.067 vị. Tuy nhiên, dù con số linh mục nói chung không giảm, nhưng dân số thế giới trong giai đoạn này lại tăng lên gần gấp đôi nên t́nh h́nh linh mục cũng vẫn không sáng sủa cho lắm.

 

Bởi thế, vị giáo hoàng tân chân phước Gioan Phaolô II của chúng ta vẫn tiếp tục cho tới cùng kêu gọi và huấn dụ các vị linh mục của Giáo Hội hăy sống “linh đạo linh mục của chúng ta” trong Thư 2005 là bức thư cuối cùng của ngài, một bức thư được ngài kư tại Bệnh Viện Gemelli Rôma ngày 13/3, Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Chay. Sau đây là những đoạn tiêu biểu chính yếu:

 

“Những lời thánh hiến Thánh Thể… cống hiến cho linh đạo linh mục của chúng ta”

 

“1.         Trong Năm Thánh Thể này, tôi đặc biệt tiếp nhận cuộc hội ngộ thiêng liêng hằng năm của chúng ta vào Thứ Năm Tuần Thánh, ngày t́nh yêu Chúa Kitô bộc lộ ‘cho tới cùng’ (Jn 13:1), ngày Thánh Thể, ngày thiên chức linh mục của chúng ta.

 

“Hỡi các linh mục thân mến, tôi nghĩ đến anh em, khi tôi đang phục hồi trong bệnh viện, một bệnh nhân bên cạnh các bệnh nhân khác, liên kết với Thánh Thể những khổ đau của tôi với các khổ đau của Chúa Kitô. Theo tinh thần này, tôi muốn chia sẻ với anh em một số khía cạnh về linh đạo linh mục của chúng ta.

 

“Tôi lấy cảm hứng từ những lời thánh hiến Thánh Thể, những lời chúng ta hằng ngày đọc với tư cách Chúa Kitô để làm hiện thực trên bàn thờ của chúng ta hy tế được hiến dâng một lẫn vĩnh viễn trên đồi Canvê. Những lời này cống hiến cho linh đạo linh mục của chúng ta những minh thức rạng ngời, đó là, nếu toàn thể Giáo Hội kín múc sự sống từ Thánh Thể th́ đời sống của linh mục lại càng phải được ‘khuôn đúc’ bởi Thánh Thể. Bởi thế mà đối với chúng ta, những lời thiết lập Thánh Thể này c̣n hơn là một công thức thánh hiến nữa: chúng phải là ‘một công thức sống’”.

 

Một sự sống hết ḷng “tri ân cảm tạ”

 

“2.         ‘Tibi gratias agens benedixit’. Nơi mỗi một Thánh Lễ chúng ta đều nhớ đến và sống lại cảm thức đầu tiên được Chúa Giêsu thể hiện khi Người bẻ bánh, đó là cảm t́nh tạ ơn. Tri ân cảm tạ là những ǵ ở ngay cốt lơi của chính từ ngữ ‘Thánh Thể’. Lời bày tỏ niềm tạ ơn này chất chứa toàn thể linh đạo ngợi khen chúc tụng của Thánh Kinh về những kỳ công của Thiên Chúa mirabilia Dei. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Ngài đi trước chúng ta nơi Việc Quan Pḥng của Ngài, Ngài nâng đỡ chúng ta bằng những tác động cứu độ liên tục của Ngài.

 

“Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu tạ ơn Cha với chúng ta và cho chúng ta. Làm sao lại có thể xẩy ra được là việc tạ ơn này của Chúa Giêsu không khuôn đúc đời sống của một vị linh mục chứ? Họ biết rằng họ cần phải vun trồng một cảm thức liên lỉ tri ân cảm tạ về nhiều tặng ân họ đă nhận lănh trong cuộc sống của ḿnh: đặc biệt là tặng ân đức tin, tặng ân mà họ có nhiệm vụ phải loan báo, và tặng ân linh mục, một tặng ân hoàn toàn thánh hiến họ cho việc phục vụ Vương quốc của Thiên Chúa. Chúng ta có những thập giá riêng để mang vác, - chắc chắn chúng ta không phải là những người duy nhất vác thập giá! - thế nhưng các tặng ân chúng ta đă lănh nhận cao cả đến nỗi chúng ta không thể không xướng lên tận đáy ḷng ḿnh Ca Vịnh Ngợi Khen của chúng ta”.

 

Một sự sống được “ban tặng”

 

«3.         Accipite et manducate. Accipite et bibite’. Việc tự hiến của Chúa Kitô, một việc tự hiến được bắt đầu từ sự sống Ba Ngôi của Thiên Chúa là t́nh yêu, tiến đến tuyệt đỉnh của ḿnh nơi hy tế thập giá, một hy tế thập giá đă được tiên báo một cách bí tích trong Bữa Tiệc Ly. Không thể nào lập lại những lời thánh hiến mà lại không cảm thấy ḿnh bị thu hút vào tác động linh thiêng ấy. Ở một nghĩa nào đó, khi đọc lời ‘các con hăy nhận lấy mà ăn’, vị linh mục cần phải biết áp dụng những lời ấy vào chính bản thân ḿnh nữa, và nói những lời ấy một cách chân thực và quảng đại. Nếu họ có thể tự hiến bản thân ḿnh như là một tặng vật, trao tặng bản thân cho việc sử dụng của cộng đồng và phục vụ bất cứ ai cần đến ḿnh, th́ cuộc sống của họ có một ư nghĩa đích thực.

 

«Đó chính là những ǵ Chúa Giêsu mong đợi nơi thành phần tông đồ của Người, như Thánh Kư Gioan đă nhấn mạnh trong tŕnh thuật về việc rửa chân. Đó cũng là những ǵ Dân Chúa trông đợi nơi một vị linh mục. Nếu chúng ta nghĩ về điều ấy một cách trọn vẹn hơn nữa, th́ lời hứa tuân phục của linh mục, lời hứa họ thực hiện vào ngày Truyền Chức và cần được lập lại vào Lễ Truyền Dầu, là điều được sáng tỏ nơi mối liên hệ với Thánh Thể này. Vâng lời v́ yêu mến, hy sinh ngay cả một thứ tự do hợp lư nào đó khi ư thức được thẩm quyền của vị Giám Mục đ̣i hỏi như thế, là vị linh mục sống trọn nơi xác thịt của ḿnh điều ‘các con hăy nhận lấy mà ăn’, những lời cho thấy Chúa Kitô, trong Bữa Tiệc Ly, đă hiến ḿnh cho Giáo Hội ».

 

Một sự sống được “cứu độ” để cứu độ

 

“4.         ‘Hoc est enim corpus meum quod pro vobis tradetur’. Ḿnh và máu của Chúa Kitô được ban tặng cho phần rỗi của con người, của toàn diện con người cũng như của toàn thể loài người. Ơn cứu độ này là một ơn cứu độ nguyên nhất và đồng thời cũng là một ơn cứu độ phổ quát, v́ không có ai, trừ phi họ tự ư muốn, bị loại trừ khỏi quyền lực cứu độ của máu Chúa Kitô: ‘qui pro vobis et pro multis effundetur’. Đó là một hy tế được hiến dâng cho ‘nhiều người’, như văn bản Thánh Kinh đă viết (Mk 14:24; Mt 26:28; cf. Is 53:11-12), theo lỗi diễn tả của hỗn dân Do Thái và Ả Rập, ám chỉ một số đông được Chúa Kitô cứu độ, Vị Cứu Chuộc duy nhất, đồng thời cũng bao gồm toàn thể nhân loại là thành phần ơn cứu độ được cống hiến cho: máu của Chúa Kitô được ‘đổ ra cho an hem và cho tất cả mọi người’, như một số bản dịch đă nói rơ một cách hợp t́nh hợp lư như thế. Xác thịt của Chúa Kitô thực sự được ban tặng ‘cho sự sống của thế gian’ (Jn 6:52; x. 1Jn 2:2). 

 

«Khi lập lại những lời khả kính của Chúa Kitô trước sự thinh lặng suy tư của cộng đồng phụng vụ, linh mục chúng ta trở nên thành phần diễm phúc rao giảng mầu nhiệm cứu độ này. Tuy nhiên, nếu chúng ta không cảm thức được rằng chính chúng ta được cứu độ, th́ làm sao chúng ta có thể trở nên thành phần rao giảng thu phục ḷng người được? Chúng ta là thành phần đầu tiên nội tâm được ân sủng chạm tới, một ân sủng nâng bản chất yếu hèn của chúng ta lên làm cho chúng ta thân thưa rằng ‘Lạy Cha, Abba’ bằng tấm ḷng tin tưởng cậy trông của thành phần làm con cái Thiên Chúa (x Gal 4:6; Rm 8:15). Điều này sẽ làm cho chúng ta tiến bước trên đường nên trọn lành. Thánh Thiện thật sự là t́nh trạng thể hiện trọn vẹn ơn cứu độ. Chỉ khi nào đời sống của chúng ta cho thấy sự thật là chúng ta được cứu độ chúng ta mới trở nên thành phần khả tín rao giảng ơn cứu độ mà thôi. Ngoài ra, việc liên lỉ nhận thức ư của Chúa Kitô muốn cống hiến ơn cứu độ cho tất cả mọi người không thể nào lại không tác động nơi chúng ta một nhiệt t́nh truyền giáo mới, một nhiệt t́nh thúc đẩy mỗi một người trong chúng ta trở nên ‘mọi sự cho mọi người, để cứu độ ít là một số nào đó trong họ’ (1Cor 9:22)”.

 

Một sự sống “tưởng nhớ”

 

“5.         ‘Hoc facite in meam commemorationem’. Những lời này của Chúa Giêsu đă được giành riêng cho chúng ta chẳng những từ Thánh Luca (22:19) mà c̣n từ cả Thánh Phaolô nữa (1Cor 11:24). Chúng ta cần phải nhớ rằng những lời ấy được vang lên trong khung cảnh của bữa Vượt Qua, một bữa đối với người Do Thái thực sự là một ‘việc tưởng niệm’ (theo tiếng Do Thái là zikkarôn). Trong dịp này, những người Do Thái sống lại Cuộc Xuất Hành đầu tiên và trên hết, nhưng cũng bao gồm cả các biến cố lịch sử quan trọng khác của họ nữa, như biến cố Abraham được kêu gọi, biến cố sát tế Isaac, biến cố Giao Ước ở Núi Sinai, cùng nhiều tác động khác của Thiên Chúa trong việc Ngài bệnh vực dân của Ngài. Cả với Kitô hữu nữa, Thánh Thể là ‘một tưởng niệm’, thế nhưng là một loại tưởng niệm chuyên nhất đặc thù, ở chỗ chẳng những tưởng niệm mà c̣n làm hiện thực một cách bí tích cái chết và cuộc phục sinh của Chúa Kitô.

 

“Chúa Giêsu phán: ‘Các con hăy làm việc này để nhớ đến Thày’. Thánh Thể không phải chỉ là việc tưởng nhớ đến một sự kiện; mà là tưởng nhớ đến Người! Qua việc hằng ngày thay cho Chúa Kitô lập lại những lời ‘tưởng nhớ’ ấy, vị linh mục được mời gọi để phát triển ‘một thứ linh đạo tưởng nhớ’. Ở vào một thời điểm mà các đổi thay nhanh chóng về xă hội và văn hóa đang làm suy kém cảm thức về truyền thống và đưa riêng thế hệ trẻ tới nguy cơ mất đi mối liên hệ với gốc gác của chúng, vị linh mục được kêu gọi để trở thành, trong cộng đồng được ủy thác cho ngài, con người trung thành tưởng nhớ tất cả mầu nhiệm Chúa Kitô, một mầu nhiệm được tiền thân nơi Cựu Ước, nên trọn nơi Tân Ước, và được hiểu biết một cách sâu xa mỗi ngày một hơn ơn soi động của Vị Thần Linh là Đấng đă được Chúa Giêsu tỏ tường hứa hẹn: ‘Ngài sẽ dạy cho các con tất cả mọi sự và làm cho các con nhớ tất cả những ǵ Thày đă nói với các con’ (Jn 14:26)”.

 

Một sự sống “thánh hiến”

 

“6.         ‘Mysterium fidei!’ Mỗi lần công bố những lời này sau khi truyền phép bánh và rượu, vị linh mục bày tỏ nỗi ngỡ ngàng luôn hiện hữu trước phép lạ phi thường xẩy ra trên tay của ḿnh. Đó là một phép lạ chỉ có con mắt đức tin mới thấy được. Những yếu tố tự nhiên không mất đi những tính chất ngoại diện của chúng, v́ ‘những h́nh tượng’ vẫn là h́nh bánh và h́nh rượu; thế nhưng, ‘bản thể’ của chúng, bởi quyền lực lời Chúa Kitô cũng như bởi tác động của Chúa Thánh Thần, được biến đổi thành bản thể ḿnh và máu Chúa Kitô. Bấy giờ, trên bàn thờ, Chúa Kitô tử giá và phục sinh hiện diện ‘một cách đích thực, có thật và theo bản thể’ với tất cả nhân tính và thần tính của Người. Ôi một thực tại linh thánh siêu vời biết bao! Đó là lư do tại sao Giáo Hội đă tỏ ra hết sức tôn kính mầu nhiệm này, và chú trọng tới việc tuân giữ các qui tắc phụng vụ được ấn định để bảo toàn tính cách linh thánh của một bí tích cao cả như thế.

 

“Linh mục chúng ta là thành phần cử hành, đồng thời cũng là thành phần giám hộ của mầu nhiệm tuyệt linh thánh này. Chính v́ chúng ta có liên hệ với Thánh Thể như thế mà những thách đố rơ ràng cả thể nhất đối với chúng ta đó là việc chúng ta cần phải sống một đời sống ‘linh thánh’. Điều này cần phải được sáng tỏ từ tất cả cách thức hiện hữu của chúng ta, nhất là từ cách thức chúng ta cử hành. Chúng ta hăy học nơi các vị thánh! Năm Thánh Thể mời gọi chúng ta hăy tái khám phá ra những vị thánh đă từng hăng say quảng bá ḷng tôn sùng Thánh Thể (cf. Mane Nobiscum Domine, 31). Nhiều vị linh mục đă được phong chân phước và hiển thánh đă cống hiến những chứng từ rạng ngời về vấn đề này, khêu lên ḷng sốt sắng nơi thành phần tín hữu khi các vị cử hành Thánh Lễ. Nhiều vị đă có tiếng là thực hiện việc tôn thờ Thánh Thể lâu giờ. Đặt ḿnh trước Chúa Giêsu trong Thánh Thể, lợi dụng ‘những giây phút thầm lặng’ của chúng ta và làm cho những giây phút ấy được tràn đầy bởi sự Hiện Diện này, là làm bừng lên việc thánh hiến của chúng ta bằng mối liên hệ tư riêng với Chúa Kitô là Đấng đời sống chúng ta có được niềm vui và ư nghĩa của nó từ nơi Người.

 

Một sự sống tập trung vào Chúa Kitô

 

“7.         ‘Mortem tuam annuntiamus, Domine, et tuam resurrectionem confitemur, donec venias.’' Mỗi lần chúng ta cử hành Thánh Thể, việc tưởng niệm Chúa Kitô nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người dẫn chúng ta tới chỗ ước mong được trọn vẹn và vĩnh viễn hội ngộ với Người. Chúng ta sống trong niềm ước mong Người đến! Nơi linh đạo linh mục, niềm ước mong này cần phải sống bằng đức ái mục vụ, một đức ái thôi thúc chúng ta sống giữa Dân Chúa, để hướng dẫn đường đi nước bước của họ cũng như để dưỡng nuôi niềm hy vọng cho họ. Công việc này đ̣i vị linh mục có một thái độ nội tâm giống như thái độ của Thánh Phaolô  ‘Bỏ quên những ǵ ở phía sau mà hướng tới những ǵ trước mặt, tôi tiến bước về đích điểm’ (Phil 3:13-14). Vị linh mục là con người, bất chấp năm tháng qua đi, tiếp tục chiếu rạng tính chất trẻ trung, tỏa nó ra ‘một cách lây lan’ nơi những ai họ gặp trong cuộc hành tŕnh. Bí mật của các vị là ở chỗ họ ‘say mê’ Chúa Kitô. Như Thánh Phaolô nói: ‘Đối với tôi, sống là Chúa Kitô’ (Phil 1:21).

 

“Đặc biệt theo chiều hướng tân truyền bá phúc âm hóa, con người ta có quyền hướng về các vị linh mục với niềm hy vọng ‘thấy’ được Chúa Kitô nơi các vị (x Jn 12:21). Giới trẻ cảm thấy nhu cầu cần đến điều này cách riêng; Chúa Kitô tiếp tục kêu gọi chúng, làm cho chúng trở thành bạn hữu của Người và thách đố một số trong họ hoàn toàn hiến ḿnh v́ Nước Trời. Chắc chắn sẽ không thiếu ơn gọi nếu cách thức sống của chúng ta thực sự có tính cách linh mục, nếu chúng ta trở nên thánh thiện hơn, hân hoan hơn, thiết tha hơn với việc thi hành thừa tác vụ của chúng ta. Một linh mục được Chúa Kitô ‘chiếm đoạt’ (x Phil 3:12) là vị linh mục dễ dàng ‘chinh phục’ được người khác, nhờ đó, cả những người ấy cũng bắt đầu tiến bước cùng một cuộc phiêu lưu với các vị”.

 

Một sự sống “Thánh Thể” nơi học đường Mẹ Maria

 

“8.         Mối liên hệ giữa Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Thể là một mối liên hệ rất chặt chẽ, như tôi đă vạch ra trong Thông Điệp Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể ‘Ecclesia De Eucharistia’ (x các khoản số 53-58). Nơi ngôn từ về phụng vụ dịu dàng của ḿnh, mỗi Kinh Nguyện Thánh Thể đều nói lên điều ấy. Vậy ở Lễ Nghi Rôma chúng ta đọc là: “Hiệp nhất với toàn thể Giáo Hội, chúng con tôn kính Đức Maria là Người Mẹ trinh nguyên của Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Thiên Chúa của chúng con’. Ở những Kinh Nguyện Thánh Thể khác, việc tôn kính dẫn tới việc nguyện cầu, như trong Kinh Nguyện Thánh Thể II, ‘Xin hăy làm cho chúng con xứng đáng chia sẻ sự sống đời đời với Đức Maria là Người Mẹ đồng trinh của Thiên Chúa’.

 

“Trong những năm gần đây, tôi đă tha thiết kêu gọi việc chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô, nhất là trong Tông Thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ Novo Millennio Ineunte (x các khoản số 23 và sau đó), cũng như trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria Rosarium Virginis Mariae (x các khoản số 9 và sau đó), và tôi đă chỉ cho thấy Mẹ Maria là vị đại sư của chúng ta. Trong Thông Điệp về Thánh Thể tôi đă nói về Mẹ như là ‘Người Nữ Thánh Thể’ (x khoản số 53). C̣n ai hơn Mẹ Maria có thể giúp chúng ta nếm hưởng được cái cao cả của mầu nhiệm Thánh Thể chứ? Hơn ai hết, Mẹ có thể dạy chúng ta cách cử hành những mầu nhiệm linh thánh một cách sốt sắng và hiệp thông với Con Mẹ là Đấng ẩn thân nơi Thánh Thể. Bởi thế mà tôi nguyện xin cùng Mẹ cho tất cả an hem, và tôi kư thác cho Mẹ đặc biệt là những linh mục già yếu, bệnh tật và những vị đang gặp khốn khó. Lễ Phục Sinh này, trong Năm Thánh Thể đây, tôi hân hoan lập lại cùng mỗi một người trong anh em những lời êm ái ủi an của Chúa Giêsu: ‘Đây là Mẹ của con’ (Jn 19:27).