|
Giới Trẻ Hy Vọng
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 560 Thứ Sáu
3/6/2011
Trong suốt gịng lịch sử Giáo Hội, chưa từng có một vị giáo hoàng nào,
trong những giây phút cuối đời và cả ngay sau khi qua đời lại được đông
đảo, thật là đông đảo thành phần giới trẻ canh thức ở Quảng Trường Thánh
Phêrô để cầu nguyện cho như Đức Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng mà trước
khi vĩnh viễn rời khỏi trần gian này một ngày, trước sự chứng kiến của
các chứng nhân thân cận đang ở bên ngài trong giây phút ngài hấp hối bấy
giờ cho biết là ngài dường như mấp máy môi muốn nói lên những lời từ giă
riêng giới trẻ, v́ họ, như ngài đă khẳng định trong cuốn Vượt Qua
Ngưỡng Cửa Hy Vọng của ngài về họ và với họ rằng: “các bạn là
niềm hy vọng của tôi”.
Đúng thế, vào lúc 11 giờ 30 sáng Thứ Bảy, 2/4/2005, ngày mà vào chính
tối hôm đó ngài qua đời, vị giám đốc văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh là
Joaquin Navarro-Valls, đă tổ chức một cuộc tường tŕnh cho thành phần
phóng viên báo chí làm việc với Ṭa Thánh về bệnh trạng của Đức Thánh
Cha Gioan Phaolô II, trong đó ông có đề cập đến chi tiết về giới trẻ thế
này:
·
“Bệnh trạng tổng quát, về tim phổi và về việc sinh hóa của ĐTC hoàn toàn
không thay đổi ǵ và bởi thế rất ư là trầm trọng.
Kể từ lúc rạng đông sáng nay đă cho thấy hiện lên trạng thái nửa tỉnh
nửa mê. Sáng nay, vào lúc 7 giờ 30, Thánh Lễ đă được cử hành trước sự
hiện diện của ĐGH. Đêm hôm qua ĐGH có lẽ đă nghĩ đến giới trẻ thành phần
ngài đă gặp gỡ trên khắp thế giới trong suốt giáo triều của ngài. Thật
vậy, ngài dường như muốn ám chỉ đến họ khi, qua những lời của ngài, mấy
lần lập đi lập lại như thể đă muốn nói lên câu sau đây: ‘Tôi vẫn trông
chờ quí bạn. Giờ đây quí bạn đă đến với tôi. Tôi xin cám ơn quí bạn’".
Được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa, con
người nam cũng như nữ tự nhiên hướng về Thiên Chúa, khao khát Thiên Chúa
và t́m kiếm Thiên Chúa, cho đến khi gặp được Ngài trong tinh thần và
chân lư họ mới được hoàn toàn măn nguyện và hạnh phúc.
Thế nhưng, cảm nghiệm Kitô hữu cho thấy, con người nói chung và giới trẻ
nói riêng, không thể nào gặp được Thiên Chúa Toàn Chân, Toàn Thiện và
Toàn Mỹ ngoài một ḿnh Đức Giêsu Kitô, Đấng là Thiên Chúa thật và là
Người thật, là Thiên Chúa làm Người ở giữa chúng ta.
Để giới trẻ có thể dễ dàng gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, từ năm 1985, năm Liên
Hiệp Quốc đặc
biệt hướng về giới trẻ, Đức Thánh Cha Gioan
Phaolô II đă tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới cho họ. Chính ngài, trong
huấn Từ cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới chung lần thứ I tại Rôma, 25/3/1986,
đă minh định mục đích và ư nghĩa chính yếu của ngày này liên quan đến
việc giới trẻ gặp gỡ Chúa Kitô như sau:
·
“’Ngày Giới Trẻ’ đúng nghĩa là cuộc tiến lên đón gặp Thiên Chúa, Đấng đă
đi vào lịch sử loài người qua Mầu Nhiệm
Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô”. (trích tuần san L’O sservatore
Romano, ấn bản Anh ngữ, phát hành ngày 1-4-1986, trang 9)
Tuy nhiên, để thực sự giúp cho giới trẻ có thể gặp gỡ Đức Giêsu Kitô,
cũng theo vị giáo hoàng triết
gia nhân bản lên làm giáo hoàng vào năm 58 tuổi,
th́ Ngày Giới Trẻ nói chung phải làm sao để giới trẻ tham dự có thể ư
thức và mạnh mẽ cùng với Giáo Hội tuyên xưng đức tin của ḿnh vào Chúa
Kitô:
Trước
hết qua huấn Từ ngỏ với Hội Đồng Giới Trẻ
Quốc Tế trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới VIII tại Denver, Hoa Kỳ ngày
14-8-1993:
·
“Giới trẻ từ khắp nơi trên thế giới đang tụ họp lại để tuyên xưng đức
tin của Giáo Hội là: chỉ có trong Chúa Kitô chúng ta mới có thể đạt đến
trọn vẹn sự thật về thân phận con người chúng ta cùng với định mệnh đời
đời của chúng ta. Chỉ có ở nơi Chúa Kitô con người nam nữ mới có thể t́m
thấy những giải đáp cho những vấn nạn tối hậu làm họ bối rối. Chỉ có ở
nơi Chúa Kitô họ mới có thể hoàn toàn hiểu được phẩm giá của họ như là
những con người được Thiên Chúa dựng nên và yêu thương”. (trích The
Pope Speaks, Vol.39, 3-4/1994)
Sau nữa, qua sứ điệp gửi Giới Trẻ nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới XV,
8/2000:
·
“Giới trẻ thân mến, các con cũng là những người lănh nhận và là những
người đảm nhận gia sản này: ‘Đó là đức tin của chúng ta. Đó là đức tin
của Giáo Hội. Và chúng ta hănh diện tuyên xưng đức tin ấy, trong Đức
Giêsu Kitô Chúa chúng ta’. Chúng ta sẽ cùng nhau công bố gia sản này vào
dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới tới đây, ngày mà Cha hy vọng là sẽ có rất
nhiều người trong các con tham dự”. (Trích Tuần San L’Osservatore
Romano, bản Anh ngữ, 7/7/1999)
Kitô hữu nói chung và giới trẻ Công giáo nói riêng chỉ có thể cùng với
Giáo Hội ư thức và mạnh mẽ tuyên xưng đức tin của ḿnh vào Chúa Kitô, ở
chỗ t́m gặp Người nơi Thập Giá của Người cũng như nơi Lời của Người. Bởi
vậy
trong bài giảng Chúa Nhật Lễ Lá 28/3/1999 cho Ngày Giới Trẻ XIV, vị Giáo
Hoàng dẫn
chung Giáo Hội và riêng
giới
trẻ vượt qua ngưỡng cửa hy vọng là Đại Năm Thánh 2000 mà tiến vào ngàn
năm thứ ba Kitô giáo một cách “duc in altum - nước sâu thả lưới” đă nhắn
nhủ, kêu gọi và phấn khích họ rằng:
·
“Giới trẻ t́m Chúa nơi tâm điểm của mầu nhiệm vượt qua. Mầu nhiệm của
Thập Giá hiển vinh trở nên một tặng ân cao cả cho họ và thành một dấu
chứng đức tin trưởng thành... Giới trẻ thân mến, các con hăy hân hoan đi
gặp Chúa Kitô, Đấng làm hoan lạc tuổi trẻ của các con. Các con hăy t́m
gặp Người bằng việc gắn bó với lời của Người và với sự hiện diện mầu
nhiệm của Người trong Giáo Hội cũng như trong các bí tích. Các con hăy
sống với Người bằng tấm ḷng trung thành với Phúc Âm của Người: đúng,
Phúc Âm th́ đ̣i hỏi ngặt nghèo nhưng đồng thời cũng là nguồn hy vọng duy
nhất và là nguồn hạnh phúc đích thực”. (Trích tuần san L’Osservatore
Romano, ấn bản Anh Ngữ, 31/3/1999)
Đó là lư do tại sao Giáo Hội tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới nào ở khắp
nơi trên thế giới ngay từ đầu cho tới nay bao giờ cũng có hai việc nồng
cốt đặc biệt không thể thiếu, đó là việc giới trẻ chẳng những Học Hỏi
Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo được chính các vị giám mục là thành phần
thừa kế
các vị tông đồ chứng nhân tiên khởi hướng dẫn giảng dạy mà c̣n bao gồm
cả việc Đi Đường Thánh Giá, Cây Thánh Giá được hành hương
khắp thế giới và chuyền trao cho nhau vào các Ngày Chúa Nhật Lễ Lá ở
Rôma giữa giới trẻ nước tổ chức lần trước cho giới trẻ của nước tổ chức
lần sau đó.
Trong cuốn “Vượt qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” của Đức Thánh Cha Gioan
Phaolô II, (Alfred A. Knopf, New York 1994, trang 118-126), vị chủ biên
Vittorio Messori, người đă phỏng vấn và xuất bản tác phẩm này năm 1994
đă đặt vấn đề với
vị Giáo Hoàng thiết lập Ngày Giới Trẻ Thế Giới này như sau:
·
“Giới trẻ chiếm được một chỗ đặc biệt trong ḷng của Đức Thánh Cha,
vị thường lập đi lập lại rằng cả Giáo Hội hướng về chúng với niềm hy
vọng đặc biệt cho một cuộc tái bắt đầu truyền bá phúc âm hóa. Tâu Đức
Thánh Cha, đó có phải là một niềm hy vọng thiết thực hay chăng? Hay
thành phần người lớn chúng ta chỉ chiều theo cái ảo ảnh cho rằng mỗi một
thế hệ mới đều tốt đẹp hơn thế hệ của ḿnh cũng như tất cả mọi thế hệ
trước đó?”
Theo Vị Giáo Hoàng ngay từ khi c̣n là một vị linh mục trẻ ở Balan đă
quan tâm đến giới trẻ và đă đích thân ḥa ḿnh sinh hoạt với giới trẻ
này th́ giới trẻ quả thực là hy vọng của Giáo Hội và của thế giới cũng
như của riêng ngài, v́ hai lư do: trước hết, căn cứ vào kinh nghiệm sinh
hoạt mục vụ với giới trẻ thời ngài mới làm linh mục ở Balan, và nhất là
căn cứ vào chính bản chất của tuổi trẻ, th́ dù ở thời nào đi nữa, họ
cũng luôn có một ước vọng t́m kiếm ư nghĩa và tầm vóc viên trọn của cuộc
đời, một ước vọng cần phải được hướng dẫn bởi riêng những vị hướng đạo
lành nghề, thấu hiểu họ và hiệu nghiệm giúp đỡ họ, nhất là bởi chính
Giáo Hội, để họ có thể gặp được Đấng duy nhất có thể thỏa đáng tất cả
những ǵ họ t́m kiếm và khát vọng, nhờ đó, với nhiệt t́nh vốn là đặc
tính sung sức của tuổi trẻ, họ trở thành những con người tông đồ của
Chúa Kitô, xây dựng thế giới của một nền văn minh yêu thương.
Đó là tóm tắt tất cả những ǵ được ngài chia sẻ về vấn đề được vị chủ
biên trên đây đặt ra. Sau đây là nguyên trọn câu trả lời của ngài:
“Giới trẻ ngày nay giống như những ǵ đây, họ đang t́m kiếm những ǵ vậy?
Có thể nói rằng họ vẫn giống như thuở nào. Nơi con người ta có một điều
không bao giờ đổi thay, như Công Đồng Chung Vaticanô II nhặc lại trong
Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng (ở khoản số 10). Điều này đặc biệt xác đáng
nơi giới trẻ. Thế nhưng, giới trẻ ngày nay cũng khác với giới trẻ trước
kia. Trong qua khứ, các thế hệ trẻ đă được khuôn đúc bởi kinh nghiệm đau
thương của chiến tranh, của các trại tập trung, của mối hiểm nguy liên
lỉ. Kinh nghiệm này đă khiến giới trẻ – tôi đang nghĩ tới mọi nơi trên
thế giới, mặc dù tôi nghĩ tới giới trẻ Balan – có thể phát triển
những tính chất anh hùng cao cả.
“Tôi nghĩ tới cuộc nổi dậy ở Warsaw năm 1944 – một cuộc cách mạng liều
ḿnh của các con người đương thời của tôi, những người đă hy sinh tất cả
mọi sự. Họ đă bỏ mạng sống trẻ trung của ḿnh đi. Họ muốn chứng tỏ rằng
họ có thể sống cho đến tận tuyệt cái gia sản cao cả và khẩn thiết của
họ. Tôi thuộc về thành phần của thế hệ này, và tôi phải nói rằng cái
anh hùng của những con người đồng thời với tôi đă giúp tôi nhận định
được ơn gọi của bản thân ḿnh. Cha Konstanty Michalski, một trong
những vị đại giáo sư của Đại Học Đường Jagellonian ở Kraków, sau khi trở
về từ trại tập trung Sachsenhausen, đă viết cuốn sách nhan đề Giữa
Đức Anh Hùng và Cái Tàn Bạo. Nhan đề của cuốn sách này nói lên được
tất cả hoàn cảnh sống ở những lúc bấy giờ. Nói đến Thày Albert
Chmielowski, tác giả Michlski đă nhắc lại những lời của Phúc Âm về nhu
cầu “hiến mạng sống ḿnh” (x Jn 15:13). Chính trong giai đoạn con người
hoàn toàn bị khinh thường ấy, giai đoạn mà cái giá của sự sống chưa bao
giờ lại bị coi rẻ mạt như vậy, th́ cũng chính là lúc ấy mỗi một mạng
sống lại trở nên quí hóa, khi chiếm được cái giá trị của việc tự nguyện
hiến ban.
“Về khía cạnh này th́ giới trẻ ngày nay chắc chắn lớn lên ở một môi
trường khác biệt. Họ không mang trong ḿnh những thứ kinh nghiệm của
Thế Chiến Thứ II. Ngoài ra, nhiều người trong họ chưa từng biết đến –
hay không nhớ tới – cuộc đấu tranh chống Cộng, chống lại t́nh trạng độc
tài chuyên chế. Họ sống trong tự do là những ǵ đă được người khác giành
cho họ, và phần đông họ chiều theo văn hóa hưởng thụ. Nói chung th́ đó
là t́nh trạng của hoàn cảnh hiện nay.
“Cũng thế, khó có thể nói rằng giới trẻ đă loại bỏ các thứ giá trị
truyền thống, họ ĺa bỏ Giáo Hội. Các kinh nghiệm của những bậc thày cô
và mục tử đă xác nhận rằng, hôm nay cũng không thua ǵ hôm qua,
lư tưởng chủ nghĩa vẫn hiện diện nơi giới trẻ, cho dù thời nay có
lẽ chủ nghĩa này hầu như có khuynh hướng được thể hiện với dạng thức suy
tính, trong khi đó, trước kia, nó dễ dàng được chuyển thành phận sự. Nói
chung th́ các thế hệ trẻ đang lớn lên trong một môi trường mang tính
chất tân thực chứng, trong khi ở Balan, khi tôi c̣n là một đứa con
trai, lại thiên về các truyền thống yêu đương. Thành phần giới
trẻ tôi đă giao tiếp sau khi chịu chức linh mục là những người tin vào
những thứ truyền thống ấy. Họ đă thấy được, nơi Giáo Hội cũng như trong
Phúc Âm, một qui điểm giúp họ tập trung được sức mạnh nội tâm của họ,
giúp họ sống cuộc sống bằng một đường lối có ư nghĩa. Tôi vẫn nhớ những
cuộc trao đổi của tôi với những con người trẻ đă nói về mối liên hệ giữa
họ với đức tin theo đúng những truyền thống ấy.
“Một kinh nghiệm đáng nhớ nhất của tôi trong thời gian ấy, thời gian các
hoạt động mục vụ của tôi ưu tiên trên hết là giới trẻ, đó là việc
khám phá ra tầm quan trọng thiết yếu của tuổi trẻ. Tuổi trẻ là ǵ?
Nó không phải chỉ là một đoạn đời tương đương với một số tháng năm, nó
c̣n là một thời gian được Đấng Quan Pḥng trao tặng cho mỗi người và
trao tặng cho họ như là một trách nhiệm. Trong thời gian ấy, như con
người trẻ trong Phúc Âm, họ t́m kiếm những giải đáp cho các vấn nạn căn
bản của họ; họ t́m kiếm chẳng những ư nghĩa của đời sống mà c̣n cả một
đường lối cụ thể để sống cuộc đời của họ. Đó là đặc tính trọng yếu nhất
của tuổi trẻ. Mỗi giáo huấn viên, bắt đầu là cha mẹ, cách riêng là vị
mục tử, cần phải nhận thức ra đặc tính này, và phải biết cách để nhận ra
nó nơi mỗi một người con trai con gái. Tôi c̣n muốn nhấn mạnh nữa là:
Họ cần phải yêu thích khía cạnh nồng cốt này của tuổi trẻ.
“Nếu ở vào mỗi đoạn đời của ḿnh, con người đều muốn tự làm chủ lấy ḿnh,
muốn yêu thương, th́ trong thời thanh xuân của ḿnh, họ c̣n muốn như thế
mănh liệt hơn nữa. Tuy nhiên, uớc muốn tự làm chủ lấy ḿnh không được
hiểu như là một thứ giấy phép được làm bất cứ cái ǵ, không bị hạn chế.
Giới trẻ không muốn điều ấy tí nào cả – họ muốn được sửa sai, họ muốn
được nói cho biết là được hay là không. Họ cần thành phần hướng đạo,
và họ muốn thành phần họ cận kề ngay bên. Nếu họ hướng về các nhân vật
có thẩm quyền, là bởi v́ họ thấy nơi các vị cái nồng nàn dồi dào về nhân
bản và có ḷng sẵn sàng muốn bước đi với họ trên những con đường họ đang
theo đuổi.
“Bởi thế mà hiển nhiên là vấn đề thiết yếu của giới trẻ là vấn đề sâu
xa về bản thân. Trong cuộc đời, tuổi trẻ là thời điểm chúng ta tiến
đến chỗ biết được bản thân ḿnh. Nó cũng là thời điểm của hiệp thông
nữa. Giới trẻ, cho dù là nam hay nữ, cũng đều biết rằng họ cần phải sống
cho và sống với kẻ khác, họ biết rằng cuộc đời của họ có ư nghĩa ở
chỗ nó trở thành một tặng ân nhưng không cho kẻ khác. Đây là nguồn
gốc của tất cả mọi ơn gọi – cho dù là làm linh mục hay tu sĩ, hoặc sống
đời hôn nhân gia đ́nh. Tiếng gọi sống đời hôn nhân cũng là một ơn gọi,
một tặng ân Chúa ban. Tôi không bao giờ quên được một con người trẻ
tuổi, một sinh viên kỹ sư ở Krakoùw, con người ai cũng biết là quyết tâm
muốn nên thánh. Đó là dự án sống của anh ta. Anh ta biết rằng anh ta
được “dựng nên cho những điều cao cả hơn”, như Thánh Stanislaus Kostka
có lần đă diễn tả như thế. Và đồng thời anh ta cũng chắc chắn rằng ơn
gọi của ḿnh không phải là làm linh mục hay tu sĩ. Anh ta biết rằng anh
ta được kêu gọi ở ngoài đời. Đam mê của anh ta là làm việc về kỹ thuật,
là học ngành kỹ sư. Anh ta đă t́m kiếm một người bạn đời và đă t́m thấy
nàng trên hai đầu gối, trong nguyện cầu. Tôi không bao giờ quên được
cuộc đàm thoại mà, sau một ngày tĩnh tâm đặc biệt, anh ta nói với tôi
rằng: “Con nghĩ rằng đây là người đàn bà chắc chắn là vợ của con, v́
chính Chúa đă ban nàng cho con”. Anh ta hầu như không phải chỉ theo
tiếng gọi của con tim ḿnh mà trên hết là tiếng của chính Thiên Chúa.
Anh ta biết rằng tất cả mọi điều tốt lành đều từ Ngài mà đến, và anh ta
đă thực hiện một quyết định tốt đẹp. Tôi đang nói về Jerzy Ciesielski,
người đă chết v́ một tai nản thê thảm ở Sudan, nơi anh ta đă được mời
dạy ở một Đại Học Đường. Việc điều tra phong thánh cho anh đang được
tiến hành.
“Chính ơn gọi yêu thương này khiến chúng ta tự nhiên có thể đến gần giới
trẻ. Là một linh mục, tôi nhận ra điều này rất sớm. Tôi hầu như cảm thấy
được sâu xa kêu gọi theo chiều hướng ấy. Cần phải sửa soạn cho giới trẻ
lập gia đ́nh, cần phải dạy cho chúng yêu thương. T́nh yêu không
phải là một cái ǵ đó cần phải học hỏi, tuy nhiên cũng không c̣n điều ǵ
khác quan trọng hơn cần phải học biết! Là một vị linh mục trẻ tôi đă
học yêu quí t́nh yêu của con người. Đó từng là một trong những đề
tài chính yếu cho vai tṛ làm linh mục của tôi – cho thừa tác vụ của tôi
trên ṭa giảng, trong ṭa giải tội cũng như nơi những ǵ tôi viết lách.
Nếu người ta yêu quí t́nh yêu của con người th́ tự nhiên nẩy lên nhu cầu
cần phải dấn thân hoàn toàn cho việc phục vụ “t́nh yêu tuyệt mỹ”, v́
t́nh yêu kiều diễm, t́nh yêu mỹ lệ.
“Dù sao th́ giới trẻ bao giờ cũng t́m kiếm vẻ đẹp nơi yêu thương. Họ
muốn t́nh yêu của họ phải là những ǵ đẹp đẽ. Nếu họ có chiều theo yếu
đuối, theo đuổi những mẫu mực tác hành có lư được coi là “một thứ gương
mù trong thế giới đương thời” (mà bất hạnh thay lại là những mẫu tác
hành được thịnh hành), th́ tận đáy ḷng của họ, họ vẫn ước muốn một t́nh
yêu diễm lệ và tinh tuyền. Điều này đúng cho cả trai lẫn gái. Nói cho
cùng th́ họ biết rằng chỉ có duy một ḿnh Thiên Chúa mới có thể ban cho
họ thứ t́nh yêu này thôi. Bởi thế, họ sẵn sàng theo Chúa Kitô, bất chấp
những hy sinh gây ra bởi đó.
“Là một vị linh mục trẻ và là một mục tử, tôi đă có cái nh́n như thế về
giới trẻ và về tuổi trẻ, một cái nh́n vẫn c̣n liên tục như thế qua những
tháng năm đây. Nó là một cái nh́n cũng cho tôi có thể gặp gỡ giới trẻ ở
bất cứ nơi nào tôi đến thăm. Hết mọi vị linh mục ở Rôma đều biết rằng
các cuộc viếng thăm giáo xứ của tôi cần phải được kết thúc bằng cuộc gặp
gỡ giữa Vị Giám Mục Rôma với giới trẻ của giáo xứ ấy. Chẳng những ở Rôma
mà c̣n ở bất cứ nơi nào Vị Giáo Hoàng này đi tới nữa, ngài t́m kiếm
giới trẻ và giới trẻ t́m kiếm ngài. Thực tế mà nói th́ thật ra không
phải là vị Giáo Hoàng này đang được giới trẻ t́m kiếm đâu. Vị
đang được họ kiếm t́m là Chúa Kitô, Đấng biết “những ǵ nơi mỗi
người” (x. Jn 2:25), nhất là nơi giới trẻ, và là Đấng có thể ứng đáp
thực sự cho các vấn nạn của họ! Và cho dù chúng là những đáp ứng gắt
gao, giới trẻ vẫn không sợ; trái lại, họ c̣n đợi chờ những lời ứng đáp
ấy nữa.
“Đó cũng là những ǵ cho thấy được lư do tổ chức các Ngày Giới Trẻ Thế
Giới. Ngay từ đầu, trong Năm Mừng Ơn Cứu Chuộc (1983-1984), và rồi một
lần nữa trong Năm Giới Trẻ Quốc Tế do Liên Hiệp Quốc tổ chức (1985),
giới trẻ đă được mời về Rôma. Đó là thuở ban đầu. Không ai đă sáng
tạo ra các Ngày Giới Trẻ Thế Giới cả. Chính giới trẻ đă thiết lập nên
những ngày này. Thế rồi những Ngày ấy, những cuộc hội ngộ ấy, trở
thành một điều được giới trẻ khắp thế giới ước mong. Hầu hết những Ngày
này là một điều gí đó khiến cho các vị linh mục, thậm chí cả các vị giám
mục, lấy làm ngạc nhiên, ở chỗ chúng vượt trên tất cả những ǵ họ mong
đợi nữa.
“Các Ngày Giới Trẻ Thế Giới đă trở thành một chứng từ cao cả và thu hút
được chính giới trẻ thực hiện. Những ngày ấy đă trở thành một phương
tiện mănh liệt cho việc truyền bá phúc âm hóa. Thật vậy, nơi giới trẻ
có một tiềm lực mănh liệt về thiện hảo cũng như về khả năng sáng tạo.
Bất cứ nơi đâu tôi gặp gỡ họ trong các cuộc tông du khắp thế giới của
tôi, trước hết tôi đợi chờ để nghe họ nói với tôi về họ, về xă
hội của họ, về Giáo Hội của họ. Tôi bao giờ cũng vạch cho họ biết rằng:
“Những ǵ tôi sắp nói với các bạn không quan trọng bằng những ǵ các bạn
nói với tôi. Các bạn không cần phải nói với tôi bằng ngôn từ; các bạn
nói với tôi bằng sự hiện diện của các bạn, bằng việc các bạn ca hát, có
lẽ bằng cả việc các bạn nhẩy múa, bằng những màn trào phúng, và sau hết
bằng ḷng nhiệt thành của các bạn.
“Chúng ta cần ḷng nhiệt thành của giới trẻ.
Chúng ta cần niềm vui sống joie de vivre của họ. Nơi niềm vui
sống này của họ phản ảnh một cái ǵ đó nơi niềm vui nguyên khôi Thiên
Chúa có được trong việc tạo dựng nên con người. Giới trẻ cảm nghiệm được
cũng niềm vui này nơi bản thân họ. Niềm vui này là niềm vui ở khắp mọi
nơi, thế nhưng nó đồng thời măi mới mẻ và nguyên khôi. Giới trẻ biết
cách diễn tả niềm vui này ra bằng cách thức riêng biệt của ḿnh.
«Không phải là Vị Giáo Hoàng này qui tụ giới trẻ từ khắp thế giới. Mà
chính họ đă mang ngài lại với họ.
Cho dù ngài có già đời hơn, họ vẫn muốn ngài trẻ trung, họ không để cho
ngài quên đi kinh nghiệm của ngài, quên đi việc ngài khám phá về tuổi trẻ
cũng như về tầm mức rất quan trọng của tuổi trẻ đối với đời sống của mỗi
người. Tôi tin rằng điều này nói lên rất nhiều.
«Chính ngày đăng quang của thừa tác vụ giáo hoàng của tôi hôm
22/10/1978, vào lúc kết thúc phụng vụ này, tôi đă nói với giới trẻ tập
trung ở Quảng Trường Thánh Phêrô rằng: ‘Các bạn là hy vọng của Giáo Hội
và thế giới. Các bạn là hy vọng của tôi’. Tôi đă thường lập lại những lời
này.
«Tôi muốn tóm tắt lại bằng việc nhấn mạnh là giới trẻ đang t́m kiếm
Thiên Chúa, họ đang t́m kiếm ư nghĩa của đời sống, họ đang t́m kiếm
những giải đáp tối hậu: ‘Tôi cần phải làm ǵ để được hưởng sự sống đời đời?’(Lk
10:25). Trong cuộc t́m kiếm này, họ không thể nào không gặp gỡ Giáo Hội.
Và Giáo Hội không thể nào không gặp gỡ giới trẻ. Chỉ có một điều
cần duy nhất đó là Giáo Hội có được một kiến thức sâu xa về ư nghĩa trẻ
trung, về tầm quan trọng của tuổi trẻ đối với mỗi người. Cũng cần giới
trẻ biết Giáo Hội nữa, để họ thấy được Chúa Kitô nơi Giáo Hội. Chúa
Kitô là Đấng bước đi qua các thế hệ với mỗi một thế hệ, với mỗi người.
Người bước đi bên mỗi người như một người bạn đường. Một ngày quan trọng
trong đời của một con người trẻ đó là ngày họ thâm tín rằng Người là Vị
Thân Hữu duy nhất không làm họ bị thất vọng và là Đấng họ bao giờ cũng
có thể tin tưởng cậy nhờ.
|
|