Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

Loạt 70 bài Giáo Lư về Thánh Mẫu - bài 19 ngày 7/5/1996

 

 

Đức Trinh Nữ Đầy Ơn Thiên Chúa

 

 

1-    Trong tŕnh thuật Truyền Tin, lời đầu tiên “Hăy vui lên” trong lời chào của vị Thiên Thần là một lời mời gọi hân hoan nhắc lại những lời sấm Cựu Ước được ngỏ cùng “nữ tử Sion”. Chúng ta đă nói đến điều này trong các bài giáo lư trước và cũng cắt nghĩa những lư do về lời mời gọi này: đó là v́ sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân của Ngài, là việc xuất hiện của đức vua thiên sai và hoa trái của vai tṛ làm mẹ. Những lư do này được nên trọn nơi Mẹ Maria.

 

Thiên Thần Ga-Biên, khi nói cùng Vị Trinh Nữ Nazarét sau khi cất tiếng chào, “chaire - hăy vui lên”, gọi Mẹ là kecharitoméne – “đầy ân phúc”. Những chữ trong bản Hy Lạp, chaire kecharitoméne, có một liên hệ mật thiết với nhau: Mẹ Maria được mời gọi hăy vui lên trước hết là v́ Thiên Chúa yêu thương Mẹ và đă làm cho Mẹ đầy ân sủng theo chiều hướng của vai tṛ thiên mẫu của Mẹ!

 

Đức tin của Giáo Hội và cảm nghiệm của các vị thánh dạy chúng ta rằng ân sủng là nguồn vui và niềm vui đích thực xuất phát từ Thiên Chúa. Nơi Mẹ Maria, cũng như nơi Kitô hữu, tặng ân thần linh là những ǵ tạo nên niềm vui sâu xa.

 

2.-   Kecharitoméne: từ ngữơ được ngỏ cùng Mẹ Maria ấy dường như trở thành một cách thức thích đáng để diễn tả người nữ được tiền định trở nên vị thân mẫu của Chúa Giêsu. Hiến Chế Anh Sáng Muôn Dân - Lumen Gentium đă xác đáng nhắc lại điều này khi khẳng định rằng: “Vị Trinh Nữ Nazarét được chào mừng bởi một thiên thần báo tin theo lệnh truyền thần linh là ‘đầy ân phúc’” (số 56).

Sự kiện vị thần sứ ngỏ cùng Mẹ như thế làm gia tăng giá trị của lời chào thiên thần: đó là một thứ biểu lộ dự án cứu độ huyền diệu nơi thân phận của Mẹ Maria. Như tôi đă viết trong Thông Điệp Mẹ Đấng Cứu Chuộc – Redemptoris Mater: “’T́nh trạng đầy ân phúc’ cho thấy tất cả những ǵ là hào phóng siêu nhiên Mẹ Maria được hưởng nhờ được chọn và được ấn định làm Mẹ của Chúa Kitô” (số 9)

 

Thiên Chúa làm cho Mẹ Maria đầy ân phúc

 

“Đầy ân phúc” là danh xưng Mẹ Maria có được trước mắt của Thiên Chúa. Thật vậy, vị thiên thần, theo tŕnh thuật của Thánh Luca, sử dụng lời diễn tả này thậm chí trước khi ngài nói đến tên “Maria”, và v́ thế nhấn mạnh đến khía cạnh ưu việt được Chúa nhận thấy nơi con người của Vị Trinh Nữ Nazarét này.

 

Lời diễn tả “đầy ân phúc” là bản dịch tiếng Hy Lạp Kecharitoméne, một thụ động từ. Bởi thế, để có được một sắc thái chính xác hơn về từ ngữ Hy Lạp này, người không chỉ nói “đầy ân phúc” mà là “trở thành  đầy ân phúc – made full of grace”, hay thậm chí “được đầy ân phúc – filled with grace”, cách diễn tả rơ ràng cho thấy rằng đó là một tặng ân do Thiên Chúa ban cho Đức Trinh Nữ này. Từ ngữ ấy, theo thể của một động từ hoàn toàn, làm gia tăng h́nh ảnh của một ân sủng trọn hảo và bền vững bao hàm mức trọn đầy. Cũng động từ này, theo ư nghĩa của “việc ban ân sủng”, được sử dụng trong Thư gửi Êphêsô để nói đến t́nh trạng dồi dào ân sủng được Cha ban cho chúng ta nơi Người Con yêu dấu của Ngài (1:6), và là t́nh trạng ân sủng Mẹ Maria lănh nhận như là hoa trái đầu tiên của Ơn Cứu Chuộc (cf. Redemptoris Mater, n. 10).

 

3.-   Nơi trường hợp của Mẹ Maria, tác động của Thiên Chúa chắc chắn là những ǵ lạ lùng. Mẹ Maria không có một đ̣i hỏi ǵ về phía con người trong việc nhận lănh cuộc loan báo Đấng Thiên Sai đến. Mẹ không phải là vị thượng tế, vị đại diện chính thức của đạo Do Thái, thậm chí cũng chẳng phải là một nam nhân, mà là một người nữ trẻ trung không có một thế giá ǵ trong xă hội thời của Mẹ bấy giờ. Ngoài ra, Mẹ c̣n là người ở Nazarét, một thôn lành không bao giờ được nói tới trong Cựu Ước. Cái thôn làng này chẳng có một tiếng tăm nào, như câu vấn nạn của Nathanael được ghi nhận trong Phúc Âm Thánh Gioan, cho thấy: “Nazarét đâu có ǵ hay ho?” (Jn 4:16).

 

Bản chất phi thường và ưu ái của việc Thiên Chúa can thiệp thậm chí trở nên sáng tỏ hơn khi so sánh với phúc âm của Thánh Luca, một phúc âm thuật lại những ǵ đă xẩy ra cho Zacaria. Vị thế tư tế của Zacaria được nhấn mạnh cũng như đời sống gương mẫu của ông, làm cho ông và Isave vợ của ông trở thành những mô phạm chính trực của Cựu Ước: họ bước đi “không chê vào đâu được theo tất cả mọi giới luật và huấn mệnh của Chúa” (Lk 1:6).

 

Thế nhưng chúng ta không được cho biết ǵ về nguồn gốc của Mẹ Maria hết: lời diễn tả “thuộc nhà Đavít” (Lk 1:27) thật sự chỉ nói về Thánh Giuse. Thế rồi hành vi cử chỉ của Mẹ Maria cũng không được đề cập tới. Theo cách thức về văn vẻ này, Thánh Luca nhấn mạnh rằng hết mọi sự nơi Mẹ Maria đều xuất phát từ một ân sủng siêu việt. Tất cả những ǵ được ban cho Mẹ không phải v́ công lênh sự nghiệp mà chỉ v́ việc Thiên Chúa tự do và nhưng không muốn làm mà thôi.

 

T́nh Thương của Thiên Chúa lên đến tột đỉnh nơi Mẹ Maria

 

4    Khi làm như thế, vị Thánh kư này dĩ nhiên không có ư hạ thấp giá trị cá nhân nổi bật của Đức Trinh Nữ. Trái lại, thánh nhân muốn tŕnh bày Mẹ Maria như là hoa trái thuần túy của thiện ư Thiên Chúa, ở chỗ Ngài đă chiếm đoạt Mẹ để làm cho Mẹ, theo danh xưng được vị Thiên Thần sử dụng, “đầy ân sủng”. Chính t́nh trạng dồi dào ân sủng là nền tảng cho sự phong phú thiêng liêng kín ẩn của Mẹ Maria vậy.

 

Trong Cựu Ước, Giavê bày tỏ tính chất siêu việt phong phú của t́nh yêu Ngài bằng nhiều cách và nơi nhiều trường hợp. Ở vào lúc b́nh minh của Tân Ước, tính chất nhưng không của t́nh thương Thiên Chúa đă đạt tới tột đỉnh nơi Mẹ Maria. Nơi Mẹ, ḷng yêu chuộng của Thiên Chúa, một ḷng yêu chuộng được tỏ cho thành phần dân tuyển chọn và đặc biệt cho thành phần khiêm hạ và thành phần nghèo hèn, đă đạt tới tột đỉnh của nó.

 

Được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và cảm nghiệm của chư thánh, Giáo Hội thôi thúc các tín hữu hăy gắn mắt vào Người Mẹ của Đấng Cứu Chuộc và như Mẹ coi ḿnh được Thiên Chúa yêu thương. Giáo Hội kêu mời họ hăy chia sẻ đức khiêm nhượng và nghèo khó của Mẹ, nhờ đó, theo gương của Mẹ và nhờ Mẹ chuyển cầu, họ có thể kiên tŕ trong ơn sủng của Thiên Chúa, Đấng thánh hóa và biến đổi tâm can.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo L'Osservatore Romano
Weekly Edition in English 15 May 1996, page 11