Fatima: Dạo Khúc mở màn cho

Thời Điểm của Ḷng Thương Xót Chúa

 

bài chia sẻ trong buổi Hội Thảo Thánh Mẫu Thứ Sáu ngày 5/8/2011

bài cũng được Tin Mừng Sự Sống phát thanh vào ngày 9 và 16/9/2011 dưới tựa đề

Nửa Đêm Nghênh Đón - 2

Nửa Đêm Nghênh Đón - 1

và cũng là bài được Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ phổ biến 3 tháng liền 10-12/2011

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Dấu chỉ thời đại

 

Có một điều hiển nhiên theo lịch sử đó là Biến Cố Fatima xẩy ra ngay trước Thời Điểm của Ḷng Thương Xót Chúa. Biến Cố Fatima chính thức bắt đầu vào năm 1917, với 6 lần liền Mẹ Maria hiện ra với 3 em Thiếu Nhi Fatima vào các ngày 13, từ Tháng 5 đến Tháng 10. Tuy nhiên, toàn bộ Biến Cố Fatima c̣n bao gồm chẳng những năm 1916, với 3 lần Thiên Thần Ḥa B́nh hiện ra cũng với 3 em Thiếu Nhi Fatima này, mà c̣n cả năm 1925 và 1929, hai lần Mẹ Maria hiện ra với riêng Chị Nữ Tu Lucia (1907-2005) là một trong 3 em thụ khải c̣n sống nữa, nhất là lần hiện ra cuối cùng vào đêm 13/6/1929, lần chị được thị kiến thấy như sau:

 

·         Bỗng nhiên, cả nhà nguyện bừng sáng, không c̣n lờ mờ với ngọn đèn chầu nhà tạm nữa. Một thánh giá bằng ánh sáng hiện ra trên bàn thờ cao lên tới trần nhà nguyện. Phần trên của cây thánh giá sáng hơn, có dung nhan cùng với thân ḿnh của một người từ cạnh sườn trở lên; trên ngực của người này có một con chim câu bằng ánh sáng; bị đóng đanh vào thập giá là thân ḿnh của một người khác. Dưới cạnh sườn chút xíu, có một chén thánh và một bánh thánh lớn lơ lửng trên không trung. Những giọt máu từ mặt của Chúa Giêsu Tử Giá và từ cạnh sườn của Người chảy xuống bánh thánh và nhỏ vào chén thánh. Bên phải cây thánh giá là Đức Mẹ với Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội ở trong tay Mẹ. Bên trái cây thánh giá có những chữ lớn như thể bằng nước trong như thủy tinh chảy xuống trên bàn thờ làm thành những chữ: "Ân Sủng và T́nh Thương".

 

Thế rồi sau thị kiến "Ân Sủng và T́nh Thương" này chỉ có một năm gần tám tháng, lịch sử nhân loại đă thực sự tiến vào Thời Điểm của Ḷng Thương Xót Chúa, mở màn vào ngày 22/2/1931, ngày Chúa Giêsu xin Nữ Tu Faustina (1905-1938) cho vẽ một Bức Ảnh Chúa T́nh Thương để tôn kính Ḷng Thương Xót Chúa. Như thế, Trời Cao có ư ǵ qua dấu chỉ thời đại là Biến Cố Fatima liên quan đến Mẹ Maria xẩy ra ngay trước Thời Điểm Ḷng Thương Xót Chúa liên quan đến Chúa Giêsu Con Mẹ? Phải chăng những ǵ xẩy ra đó hoàn toàn chỉ là t́nh cờ, ngẫu nhiên, ngoài sự quan pḥng vô cùng nhiệm mầu của Thiên Chúa? Và phải chăng những lời của Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort) viết từ đầu thế kỷ 18 trong tác phẩm lừng danh của ngài là Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (đoạn 49, 50 và 55) đă xẩy ra rất chính xác về sự kiện Mẹ đến trước Con đến sau như thế không có tính chất của một lời tiên tri hay sao, khi ngài dám khẳng định bấy giờ rằng:

 

·         "Việc cứu độ thế giới được bắt đầu nhờ Mẹ Maria thế nào, th́ cũng nhờ Mẹ nó được hoàn thành như vậy" (đoạn 49); "Thiên Chúa muốn tỏ Mẹ Maria ra, một kiệt tác của Ngài, và làm cho Mẹ được nhận biết hơn vào những thời buổi sau này... Mẹ là đường nhờ đó Chúa Giêsu đă đến với chúng ta lần thứ nhất thế nào, Mẹ cũng lại là đường nhờ đó Người sẽ đến với chúng ta lần thứ hai như vậy, dù không cùng một kiểu cách” (50); "Vào những thời buổi ấy, Thiên Chúa muốn Người Mẹ Thánh của Ngài được nhận biết, mến yêu và tôn kính hơn bao giờ hết" (đoạn 55).

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là phải chăng Mẹ Maria đă đến, nhất là ở Biến Cố Fatima năm 1917, là để dọn đường cho Chúa Kitô đến lần thứ hai? V́, trong Nhật Kư Ḷng Thương Xót Chúa trong Hồn Con của Chị Thánh Faustina, chị đă ghi lại cả gần chục lần Chúa Giêsu nói với chị về "lần đến thứ hai của Cha" hay "lần đến cuối cùng của Cha". Điển h́nh nhất là hai câu Chúa nói với chị rằng:

 

·         "Từ Balan Cha sẽ làm phát ra một tia sáng để dọn đường cho lần đến cuối cùng của Cha" (số 1732); "Hăy nói cho thế giới biết về t́nh thương của Cha; tất cả loài người hăy nhận biết t́nh thương khôn ḍ của Cha. Đó là dấu hiệu cho ngày cùng tháng tận; sau đó sẽ là ngày của công lư" (số 848).

 

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta hăy thử mở lại Phúc Âm để nhờ đó có thể phần nào thấy được sự thật về vai tṛ tiền hô của Mẹ Maria đến để dọn đường cho Chúa Giêsu Con Mẹ tái giáng. Đoạn Phúc Âm có lẽ chất chứa tất cả sự thật này là đoạn 25 của Thánh Kư Mathêu, nguyên văn (theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Giờ Kinh) như sau:

 

·         "Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn của ḿnh ra đón chú rể. (2) trong mười cô đó, th́ có năm cô dại và năm cô khôn. (3) Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. (4) C̣n những cô khôn th́ vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. (5) V́ chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả. (6) Nửa đêm, có tiếng la lên: ‘Ḱa chú rể, ra đón đi!’ (7) Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. (8) Các cô dại nói với các cô khôn rằng: ‘Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị, v́ đèn của chúng em tắt mất rồi!’ (9) Các cô khôn đáp: "Sợ không đủ cho chúng em và các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy th́ hơn". (10) Đang lúc các cô đi mua, th́ chú rể tới, và những cô đă sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. (11) Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: ‘Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với!’ (12) Nhưng Người đáp: ‘Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô!’ (13) Vậy anh em hăy canh thức, v́ anh em không biết ngày nào, giờ nào”.

 

Trong bài Phúc Âm về dụ ngôn này, chúng ta thấy ít là 4 chi tiết hay 4 yếu tố then chốt và quan trọng, nhưng rất tiếc lại không được Chúa Giêsu giải thích như trong dụ ngôn gieo giống (x Mt 13:4-10,18-23), hoặc dụ ngôn cỏ lùng (x Mt 13:24-30,36-43), bởi đó cần chúng ta phải suy diễn theo ơn Chúa Thánh Thần.  Chi tiết thứ nhất đó là "mười cô trinh nữ", hay "mười cô phù dâu - bridesmaides (như trong bản The New American Bible 1970); chi tiết thứ hai là "nửa đêm", lúc chàng rể tới; chi tiết thứ ba là "có tiếng hô: 'ḱa chú rể đến, hăy ra ngênh đón'"; và chi tiết thứ tư là đèn sáng cần phải có dầu. Các chi tiết hay yếu tố làm nên dụ ngôn này có ư nghĩa như thế nào: "mười cô trinh nữ hay phù dâu" đây là ai? "nửa đêm" đây ám chỉ những ǵ? "Tiếng hô" vào lúc nửa đêm ấy phát xuất từ đâu hay nói cách khác "tiếng hô" ấy của ai? Dầu là chất liệu cần cho đèn sáng có hàm ư ǵ?

 

"Mười cô trinh nữ" hay "mười cô phù dâu”

 

"Mười cô trinh nữ (hay) phù dâu" đây có thể hiểu được áp dụng chung Kitô hữu là thành phần được thanh tẩy bởi Phép Rửa, nên tinh tuyền với Giáo Hội là hiền thê của Chúa Kitô (x Eph 5:26-27), và áp dụng riêng cho thành phần sống đời tận hiến tu tŕ, chẳng những giữ ḿnh "đồng trinh" bằng lời khấn ḍng hay độc thân linh mục, mà c̣n đóng vai tṛ "phù/phụ dâu" trong việc giúp làm đẹp cho cô dâu Giáo Hội bằng chính đời sống theo đuổi đức ái trọn hảo của ḿnh nữa. Nếu suy diễn này không sai th́ dụ ngôn "10 cô trinh nữ (hay) 10 phù dâu" là dụ ngôn ám chỉ về thành phần Kitô hữu nói chung và thành phần Kitô hữu tu tŕ nói riêng.

 

"Nửa đêm"

 

"Nửa đêm" đây, theo thời gian, là lúc tăm tối nhất và là lúc người ta mệt nhất và ngủ say nhất, đến độ, ngay trong bài Phúc Âm cho thấy, thậm chí cả 5 cô trinh nữ hay 5 cô phù dâu khôn ngoan cũng thiếp ngủ. Có thể áp dụng thời điểm "nửa đêm" này vào thời điểm tận thế, thời điểm Chúa Giêsu quả thực muốn nói đến, v́ dụ ngôn "10 trinh nữ (hay) 10 phù dâu" này tiếp ngay sau đoạn Phúc Âm 24 của cùng Thánh Kư Mathêu về các biến chứng của ngày tận thế.

 

Bởi thế, để biết “nửa đêm” là thời điểm Chúa Kitô lại đến đây xẩy ra như thế nào, chúng ta cần phải đọc lại đoạn 24 (7-8, 11-14, 16, 21-22, 29-30)của Phúc Âm Thánh Mathêu (theo bản dịch của Cha Nguyễn Thế Thuấn, CSsR), một đoạn phúc âm về một tận thế được chia ra làm 4 giai đoạn: mở màn, chuyển tiếp, khốn quẫn và cùng tận.

 

Giai đoạn “nửa đêm” mở màn "Dân này sẽ dấy lên chống dân kia, nước này chống nước nọ. Và đó đây sẽ có đói kém và động đất. Mọi sự ấy mới là khởi điểm của những đớn đau chuyển bụng".

 

Giai đoạn mở màn này có ba sự kiện là chiến tranh, đói kém và động đất.

 

Về hiện tượng chiến tranh, lịch sử loài người cho thấy chưa bao giờ xẩy ra chiến tranh toàn cầu như đă xẩy ra ở Âu Châu là thế giới Kitô giáo trong thế kỷ 20 với hai Thế Chiến I (1914-1918) và II (1939-1945). Cho tới nay, có thể nói, đang xẩy ra thế chiến III, một cuộc chiến khủng bố toàn cầu, nhất là giữa thế giới Hồi giáo Ả Rập và thế giới Tây phương là thế giới được đồng hóa với Kitô giáo dưới mắt của thành phần Hồi giáo cực đoan.

 

Về hiện tượng đói kém, thế giới càng toàn cầu hóa về kinh tế th́ kinh nghiệm cho thấy lại càng gây ra khoảng cách bất khả lấp giữa giầu sang và nghèo đói.

 

Về hiện tượng động đất, những trận động đất nặng, gần 7 hay trên 7 chấm, gây thiệt hại lớn, thống kê cho thấy càng ngày trái đất càng bị khủng hoảng: 1000 năm đầu sau Chúa Kitô Giáng Sinh, chỉ có 11 trận, 7 thế kỷ sau đó, mỗi thế kỷ chỉ từ 5 trận trở xuống, để rồi các thế kỷ sau đó các trận động đất xẩy ra theo cấp độ gia tốc, với 21 trận ở thế kỷ 18, 45 trận ở thế kỷ 19, 245 trận ở thế kỷ 20, và 213 trận ở thập niên đầu của thế kỷ 212. 

 

Như thế, cả ba hiện tượng, chiến tranh, đói kém và động đất càng ngày càng trở nên trầm trọng đến độ chưa từng có trong lịch sử loài người.

 

Giai đoạn “nửa đêm” chuyển tiếp "Sẽ có nhiều tiên tri giả nổi dậy và lừa gạt được nhiều người. Mà v́ tội ác gia tăng mà ḷng mến nơi nhiều người trở nên nguội mất.  Nhưng kẻ nào kiên nhẫn đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu! Và Tin Mừng về Nước Thiên Chúa sẽ được loan báo khắp thiên hạ, để làm chứng trước mọi dân tộc. Và bấy giờ mới tới cùng tận."

 

Giai đoạn chuyển tiếp này cũng có 3 sự kiện: tiên tri giả, ḷng người nguội lạnh và Tin Mừng được loan báo khắp nơi.

 

Về hiện tượng tiên tri giả, chúng ta thấy xuất hiện những lư thuyết sai lạc phản luân thường đạo lư và tác hại đức tin Kitô giáo, điển h́nh nhất là 3 chủ thuyết cực đoan sau đây, đó là chủ nghĩa cộng sản vô thần và chủ nghĩa duy nhân bản tôn thờ con người và chỉ biết có quyền làm người, hai chủ nghĩa xuất phát từ Tây phương Kitô giáo và quả thực đă lôi kéo được nhiều người.

 

Về hiện tượng ḷng người ra nguội lạnh, được thể hiện nơi và gây ra bởi những luật pháp phi nhân bản, như ly dị, phá thai, triệt sinh an tử hay trợ sinh an tử v.v. Ngoài ra, hiện tượng ḷng người ra nguội lạnh c̣n được thấy nơi t́nh trạng càng ngày càng hiếm ơn gọi tu tŕ và linh mục, hay t́nh trạng phá giới nơi đời sống tận hiến, tu chẳng c̣n ra tu v.v.

 

Về hiện tượng Tin Mừng được loan báo khắp nơi, đặc biệt xẩy ra nơi vai tṛ của vị thừa kế Thánh Phêrô, vị lănh đạo Giáo Hội Chúa Kitô là Đức Giáo Hoàng, kể từ Đức Phaolô VI, cho tới vị đương kim Biển Đức XVI, nhất là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đă đi khắp thế giới với 104 chuyến tông du để mang vui mừng và hy vọng đến cho một thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn và càng hoảng sợ tự diệt.

 

Như thế, cả ba hiện tượng tiên tri giả, ḷng người ra nguội lạnh và tin mừng được rao giảng khắp nơi cũng là những ǵ xẩy ra ở mức độ chưa từng có trong lịch sử loài người.

 

Giai đoạn “nửa đêm” khốn quẫn "Vậy khi các ngươi thấy ghê tởm hoang tàn, như tiên tri Đaniel đă nói, diễn ra trong nơi thánh - ai đọc th́ lo mà hiểu… V́ bấy giờ sẽ có khốn quẫn lớn như chưa từng xảy ra từ khởi nguyên vũ trụ cho đến bây giờ. Và cũng sẽ không hề xảy ra nữa. Và nếu những ngày ấy không được rút ngắn lại, th́ không một ai có thể thoát khỏi, nhưng v́ kẻ được chọn, các ngày ấy sẽ được rút ngắn”.

 

Ở giai đoạn khốn quẫn này, kinh khủng đến độ chưa từng xẩy ra và cần phải rút ngắn lại kẻo không một ai có thể chịu đựng nổi, có một hiện tượng được nhắc đến là t́nh trạng ghê tởm hoang tàn diễn ra ở nơi thánh. Phải chăng ở đây lời Chúa ám chỉ tới lương tâm con người là cung thánh của Thiên Chúa đă trở thành hang động tối tăm và nồng nặc tử khí của một nền văn hóa sự chết, ghê tởm nhất là quyền được phép hôn nhân đồng tính, nam lấy nam, nữ lấy nữ, và phải chăng t́nh trạng ghê tởm ở nơi thánh này thật sự đă xẩy ra hiện tượng các linh mục thuộc thế giới Tây phương bắt đầu lạm dụng t́nh dục trẻ em vị thành niên. Những hiện tượng quái gở đầy ghê tởm này chưa từng xẩy ra trong lịch sử loài người và Giáo Hội.

 

Giai đoạn “nửa đêm” cùng tận: Lập tức sau cơn khốn quẫn những ngày ấy: Mặt trời trở nên u tối, mặt trăng mất sáng, tinh tú tự trời sa xuống, và các quyền năng từng trời bị lay chuyển. Và bấy giờ dấu của Con Người tỏ hiện trên trời, và bấy giờ mọi giống ṇi trên mặt đất sẽ đấm ngực. Và người ta sẽ thấy Con Người đến trên mây trời với quyền năng và vinh quang cao cả."

 

Ở giai đoạn cùng tận này xẩy ra các biến động trên không trung liên quan tới mặt trời, mặt trăng cùng các tinh tú, hay nói chung liên quan tới ánh sáng, tới tối tăm, tới chết chóc.

 

Chúng ta có thể hiểu về biến động trên không trung đây liên quan tới đức tin Kitô giáo, tới thành phần là "ánh sáng thế gian" (Mt 5:14): "Khi Con Người đến không biết Người có c̣n thấy đức tin trên thế gian này nữa hay chăng?" (Luke 18:8); "Trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai, Giáo Hội phải trải qua một cuộc thử thách sau cùng, một cuộc thử thách sẽ làm lay chuyển đức tin của nhiều tín hữu” (Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo 1992, số 675)“Trước khi Cha đến như một Vị Quan Án công minh, th́ Cha đến như một Đức Vua của T́nh Thương. Trước ngày công thẳng, dân chúng sẽ được thấy một dấu hiệu trên các tầng trời như thế này: Tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ bị tắt hết, và bóng tối khủng khiếp sẽ bao trùm cả trái đất. Đoạn trên bầu trời sẽ xuất hiện h́nh bóng cây thánh giá, và từ những kẽ hở của các bàn tay chân bị đóng đanh của Chúa Cứu Thế sẽ phát ra những ánh sáng cả thể chiếu soi mặt đất trong một khoảng thời gian. Điều này sẽ xẩy ra không lâu trước ngày cùng tận”. (Chúa Giêsu với Chị Thánh Faustina, Nhật Kư, 83).

 

Đến đây, chúng ta thấy ư nghĩa "nửa đêm" trong dụ ngôn 10 cô trinh nữ hay 10 cô phù dâu rất thích hợp với thời đại của chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta thật ḷng kính mến Chúa, chúng ta sẽ không cảm thấy lo sợ, trái lại, chúng ta c̣n vui mừng v́, qua những dấu chỉ thời đại cho thấy dường như Chúa đang tới, chúng ta sắp được gặp Đấng chúng ta hằng khát vọng và muốn hiệp nhất nên một. Đó là lư do, để trấn an Kitô hữu thành Thessalonica, trong Thư Thứ Hai ở đoạn 2 từ câu 1 đến 4, Thánh Phaolô đă khẳng định như sau:

 

·         "Hỡi anh em, về sự Quang lâm của Chúa [chúng ta] Đức Yêsu Kitô là sự ta được hội ngộ với Ngài, chúng tôi xin anh em đừng vội để ḿnh bị giao động ḷng trí và kinh hoàng, dù bởi Thần khí hay tuyên ngôn hoặc thư từ nào nói là của chúng tôi: như thể Ngày của Chúa đă đến! Đừng để ai phỉnh gạt anh em một cách nào! Trước tiên phải xẩy ra sự t́nh trạng bỏ đạo tập thể (mass apostasy), và xuất hiện con người lăng loan vô đạo (lawlessness/lawless one), đứa hư đốn, kẻ dấy lên chống lại vươn ḿnh lên như thần linh đáng được sùng bái, thậm chí hắn dám ngự trị trong ngai ṭa của Thiên Chúa, cho ḿnh là Thiên Chúa!"

 

Nếu quả thực dấu hiệu trước khi Chúa tới là t́nh trạng bỏ đạo tập thể và sự xuất hiện của tên lăng loàn được hiện thân nơi duy nhân bản thuyết chủ trương duy ngă độc tôn, th́ phải chăng t́nh trạng chưa bao giờ có này đang xẩy ra trong thời đại của chúng ta, như cảm nhận của Vị Giáo Hoàng Chân Phước Gioan Phaolộ II trong Bài Giảng Thánh Lễ Phong 4 tân Chân Phước Balan, Chúa Nhật 18/8 tại Blonie Park ở Krakow Balan, đoạn 3 sau đây:

 

·         “Có lẽ v́ thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối căi về nhiều lănh vực, cũng đă bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi mầu nhiệm lỗi lầm - mystery of iniquity’. Chúng ta đă tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt ḿnh vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho ḿnh quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lư, họ công khai tấn công cơ cấu gia đ́nh. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa ‘hoàn toàn khuất bóng’ nơi văn hóa và lương tâm các dân tộc. ‘Mầu nhiệm lầm lỗi’ tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới này”.

 

"Tiếng hô: 'ḱa chú rể đến, hăy ra ngênh đón'"

 

"Tiếng hô: 'ḱa chú rể đến, hăy ra ngênh đón'" vào lúc "nửa đêm" là thời kỳ tận thế đây, có thể nói không phải là của Giáo Hội, v́ Giáo Hội là chính cô dâu đang chờ để nghênh đón chàng rể của ḿnh là Chúa Kitô, cho bằng của Mẹ Maria là Mẹ của Giáo Hội, một phần tử thượng thặng của Giáo Hội nhưng đồng thời cũng là trinh mẫu mô phạm của Giáo Hội và cho Giáo Hội.

 

Phải chăng "tiếng hô" vào lúc "nửa đêm" của Mẹ Maria đây đă vang vọng đặc biệt mấy lần rồi, nhất là qua Biến Cố Thánh Mẫu 1830 ở Paris Nước Pháp với Thánh Nữ Catherine Labuaré (1806-1876), qua Biến Cố Thánh Mẫu 1858 ở Lộ Đức Pháp quốc với Thánh Nữ Bernadette Soubirous (1807-1871), và nhất là qua Biến Cố Thánh Mẫu 1917 ở Fatima Bồ Đào Nha với 3 Thiếu Nhi Lucia (1907-2005), Phanxicô (1908-1919) và Giaxinta (1910-1920).

 

Ba Biến Cố Thánh Mẫu trên đây đều liên quan đến đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria, một ơn Mẹ được hưởng trước ơn cứu chuộc của Chúa Kitô là Mặt Trời Công Chính sẽ xuất hiện mà Mẹ đóng vai như rạng đông xuất hiện trước.

 

Tuy nhiên, trong ba biến cố này, Biến Cố Thánh Mẫu Fatima là biến cố trực tiếp về Chúa Kitô nhất. Ở chỗ, Mẹ Maria đă lên tiếng kêu gọi loài người vào lần hiện ra cuối cùng ngày 13/10/1917 rằng: “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”, và nhất là vào lần hiện ra th ba ngày 13/7/1917, sau khi tiết lộ toàn bộ Bí Mật Fatima 3 phần, Mẹ đă khuyên dạy 3 Thiếu Nhi Fatima sau mỗi chục Kinh Mân Côi rằng hăy đọc: “Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa tha tội chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng thương xót Chúa hơn”.

 

“Dầu” đốt đèn

 

“Dầu” đây là chất liệu bất khả thiếu để cho cây đèn sáng lên ngọn lửa. Nếu chính cây đèn biểu hiệu cho đức tin, th́ ngọn lửa của cây đèn dức tin đây phải là đức mến, và dầu làm bừng sáng đức mến đây là chính đức cậy, một đức cậy nội tâm không bị cạn kiệt bởi gian nan khốn khó và những thử thách đức tin. Nếu khi chàng rể đến cây đèn đức tin cần dầu đức cậy để sáng lên đức mến hầu có thể tiến lên nghênh đón Chúa Kitô thề nào th́ phải chăng thời điểm của Ḷng Thương Xót Chúa, một thời điểm liên quan tới lần đến thứ hai cũng là lần đến cuối cùng của Người, là thời điểm "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa!"

 

Đúng thế, có thể nói tất cả mạc khải thần linh chất chứa trong Thánh Kinh đều ở nơi bức ảnh Chúa T́nh Thương nói chung và câu "Giêsu ơi con tin nơi Chúa" nói riêng. Tại sao? Bởi v́, Mạc Khải Thánh Kinh bao gồm hai yếu tố chính yếu, đó là mạc khải thần linh và đức tin tuân phục. Mà tột đỉnh của mạc khải thần linh và tất cả mạc khải thần linh là Chúa Giêsu, "Lời đă hóa thành nhục thể" (Jn 1:14), "là hiện thân của bản thể Cha" (Heb 1:3), đến độ "ai thấy Thày là thấy Cha" (Jn 14:9). Một khi chúng ta tin Chúa Giêsu là chúng ta chấp nhận tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa, chấp nhận chính Thiên Chúa, Đấng đă yêu thương chúng ta "cho đến cùng" (Jn 13:1), đă muốn cho chúng ta được hiệp thông thần linh với Ngài nơi Con của Ngài, Đấng đă bị đâm thâu và đă đổ hết máu cùng nước ra từ cạnh sườn của Người, là những ǵ biểu hiệu cho Bí Tích Rửa Tội tái sinh và Bí Tích Thánh Thể dưỡng sinh, hai bí tích làm cho thành phần Kitô hữu "được sự sống và là sự sống viên trọn" (Jn 10:10).

 

Nơi Bức Ảnh Chúa T́nh Thương chúng ta thấy có hai tia sáng trắng và đỏ chiếu ra từ trái tim Chúa. Hai tia sáng này biểu hiệu cho hai Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thánh Thể, tức cho sự sống và sự sống viên trọn. Hai tia sáng này phát xuất từ trái tim Chúa tức là từ t́nh yêu thương của Người đối với con người, một t́nh yêu thương nhưng không vô cùng nhân hậu muốn cho con người được sự sống thần linh vô cùng thiện hảo của Người và là một sự sống trọn vẹn.

 

Bức Ảnh Chúa T́nh Thương cần phải được trưng bày vào lễ Chúa T́nh Thương, (như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă thành lập vào ngày 30/4/2000 khi phong thánh cho chị Faustina), là Chúa Nhật thứ hai sau Đại Lễ Phục Sinh, v́ bức ảnh ấy có liên quan trực tiếp đến Chúa Nhật này. Ở chỗ nào? Ở chỗ bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật này chất chứa tất cả ư nghĩa của bức ảnh Chúa T́nh Thương. Thật vậy, trong bài Phúc Âm này, Chúa Giêsu đă tỏ ḿnh cho chung các tông đồ và cho riêng tông đồ Tôma các dấu vết tử giá của Người, nhất là cạnh sườn của Người, những dấu vết tử giá vẫn c̣n trên thân xác phục sinh của Người, những dấu vết đă trở thành dấu hiệu bất khả thiếu về nhân tính của Người, cũng như về t́nh yêu vô đối "cho đến cùng" của Người đối với nhân loại, và tông đồ Tôma đă tuyên xưng đức tin "lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi" (Jn 20:28). Như thế, việc Chúa Giêsu phục sinh tỏ ḿnh (bằng các dấu vết tử giá nói chung và cạnh sườn của Người nói riêng) và lời tuyên xưng đức tin của tông đồ Tôma không phải là hai yều tố chính yếu làm nên bức ảnh Chúa T́nh Thương hay sao?

 

Nếu Lễ Chúa T́nh Thương cho thấy mạc khải thần linh về t́nh yêu của Thiên Chúa muốn thông ban sự sống và là sự sống viên trọn cho những con người nào tin tưởng nơi Người, th́ Chuỗi Kinh Thương Xót là phương cách giúp con người bày tỏ ḷng tin tưởng của ḿnh nơi Ḷng Thương Xót Chúa. Bởi v́, nội dung của chuỗi kinh này là lời nguyện được lập đi lập lại thành từng chục rằng "v́ cuộc tử nạn đau thương của Người, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới", một lời nguyện được mở đầu bằng câu: "Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh, con xin dâng lên Cha Ḿnh Thánh, Máu Thánh, Linh Hồn và Thiên Tính Con Chí Ái Cha là Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng con, để đền bù tội lỗi của chúng con và của toàn thế giời".

 

Khi cầu chuỗi kinh thương xót là chúng ta đánh trúng con tim của Thiên Chúa, Đấng đă yêu thương chúng ta đến độ "đă không dung tha cho Con Một Ḿnh một phú nộp ḿnh v́ tất cả chúng ta th́ c̣n tiếc ǵ với chúng ta" (Rm 8:32). Chúng ta, khi lần chuỗi thương xót, là chúng ta cứ nhắc nhở Ngài và kêu nài Ngài xin thương đến chúng ta và toàn thế giới, bằng cách dâng chính Người Con duy nhất đẹp ḷng Cha mọi đàng của Ngài cho Ngài và xin Ngài hăy nh́n đến Con của Ngài mà thương đến chúng ta. Moisen ngày xưa cũng đă đánh trúng tim đen của Thiên Chúa, Đấng muốn tru diệt dân Do Thái là thành phần dân tuyển chọn đă trắng trợn bỏ Ngài mà thờ ngẫu tượng ḅ vàng, khi ông nhắc lại lời Ngài đă hứa mang dân Do Thái ra khỏi Ai Cập mà vào mảnh đất Ngài đă hứa với cha ông tổ phụ họ, chứ không phải là Ngài cứu họ để rồi hủy hoại họ trong sa mạc (xem Ex 32:11-14).

 

Mẹ Maria, trong thị kiến tử đạo của Bí Mật Fatima phần 3, cũng đă đưa bàn tay phải của ḿnh ra để dập tắt lưỡi gươm lửa ở trong bàn tay trái của vị thiên thần đang chĩa xuống thế giới để tiêu diệt thế giới tội lỗi. Nhưng Mẹ không bênh vực tội lỗi của thế giới cho bằng t́m cách cứu thế giới khỏi bị tiêu diệt bằng cách khác, một cách hợp với ư muốn của Thiên Chúa, đó là bằng máu tử đạo của đủ mọi thành phần Kitô hữu, từ giáo hoàng trở xuống giáo dân, một đạo binh dàn trận được Mẹ huấn luyện để có thể như Mẹ dưới chân thập tự giá của Con Mẹ (xem Jn 19:25) "theo Con Chiên đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới" (Rev 14: 4). Đó là lư do khi đến với loài người ở Fatima năm 1917, chưa cho biết ḿnh là ai và hiện ra để làm ǵ, Mẹ đă muốn triệu tập một đạo binh dàn trận là 3 Thiếu Nhi Fatima, Lucia (10 tuổi), Phanxicô (9 tuổi) và Giaxinta (7 tuổi) bằng lời kêu gọi: "Các con có muốn dâng ḿnh cho Thiên Chúa để chấp nhận mọi đau khổ Người gửi đến cho các con, để đền tạ những tội Người bị xúc phạm mà cầu cho tội nhân ơn ăn năn hối cải hay chăng?" Các em thiếu nhi này đă đồng thanh và mau mắn thưa rằng: "Vâng, chúng con sẵn ḷng".

 

Nếu Mẹ Maria huấn luyện một đạo binh dàn trận của Mẹ cho Chúa như thế th́ thành phần Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ chính là thành phần Tông Đồ Chúa T́nh Thương, hay ngược lại cũng thế, như đă xẩy ra nơi trường hợp Giáo Hoàng Chân Phước Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng "totus tuus" của Ḷng Thương Xót Chúa, vị giáo hoàng quả thực đă qua đời vào đêm Thứ Bảy Đầu Tháng 2/4/2005 kính Thánh Mẫu đồng thời cũng là thời điểm vọng Lễ Chúa T́nh Thương 3/4/2005, vị giáo hoàng cũng đă được phong chân phước vào ngày 1/5/2011, ngày đầu Tháng Hoa Đức Mẹ đồng thời cũng là Chúa Nhật Lễ Chúa T́nh Thương.

 

Như thế Fatima quả thực là dạo khúc mở màn cho thời điểm của Ḷng Thương Xót Chúa, và nhng ǵ Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort) đă tiên đoán ngay từ đầu thế kỷ 18 trong tác phẩm Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria (đoạn 59) không sai về Mẹ liên quan tới đạo binh dàn trận của Mẹ như sau:

 

·        Những con người cao cả này là thành phần phải đến. Theo ư muốn của Thiên Chúa, Mẹ Maria là vị trang bị cho họ để bao trùm vương quốc của Ngài trên thành phần vô đạo, thành phần tôn thờ ngẫu tượng. Thế nhưng điều này sẽ xẩy ra khi nào và cách nào đây? Chỉ có một ḿnh Thiên Chúa biết mà thôi. Về phần ḿnh, chúng ta cần phải âm thầm và nguyện cầu mong đợi và chờ đợi nó xẩy ra: ‘Tôi đă mong mỏi đợi chờ’”.