|
Maria:
Rạng Đông
của
Mặt Trời Công Chính
(Bài
1 trong 2 bài
chia sẻ cho Ngày
Tĩnh Tâm định kỳ Thứ Bảy 3/12/2011 ở Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm Texas,
bài cũng đă được Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu phổ biến trong số báo Tháng
12/2011)
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL
Maria: Rạng Đông của Mặt Trời Công Chính - Nơi Phụng Vụ của Giáo
Hội
Trong năm
phụng vụ của Giáo Hội hoàn vũ có tất cả 17 lễ về Mẹ Maria. Thứ tự theo
tháng trong năm, 17 lễ về Thánh Mẫu này được liệt kê như sau:
·
Tháng 1 (1 lễ): Lễ Mẹ Thiên Chúa ngày 1 (bậc lễ: trọng và buộc -
solemnity and obligation)
·
Tháng 2 (2 lễ): Lễ Mẹ Dâng Con ngày 2 (bậc lễ: kính - feast), và Lễ Mẹ
Lộ Đức ngày 11 (bậc lễ: tùy nhớ - optinal)
·
Tháng 3 (1 lễ): Lễ Mẹ Thai Lời (Truyền Tin) ngày 25 (bậc lễ: trọng nhưng
không buộc - solemnity)
·
Tháng 5 (2 lễ): Lễ Mẹ Fatima ngày 13 (bậc lễ: tùy nhớ - optional), Lễ Mẹ
Thăm Viếng ngày 31 (bậc lễ: kính - feast)
·
Tháng 6 (1 lễ): Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ ngày Thứ Bảy ngay sau Thứ Sáu Lễ
Thánh Tâm Chúa (bậc lễ: tùy nhớ - optinal)
·
Tháng 7 (1 lễ): Lễ Mẹ Carmêlô ngày 16 (bậc lễ: tùy nhớ - optinal)
·
Tháng 8 (3 lễ): Lễ Mẹ Xuống Tuyết hay Lễ Cung Hiến Đền Thờ Đức Bà Cả ở
Rôma ngày 5 (bậc lễ: tùy nhớ - optional), Lễ Mẹ Mông Triệu ngày 15 (bậc
lễ: trọng và buộc - solemnity and obligation), Lễ Mẹ Nữ Vương ngày 22
(bậc lễ: nhớ - memorial)
·
Tháng 9 (3 lễ): Lễ Sinh Nhật Mẹ ngày 8 (bậc lễ kính - feast), Lễ Thánh
Danh Mẹ ngày 12 (bậc lễ: tùy nhớ - optional) và Lễ Mẹ Đau Thương ngày 15
(bậc lễ: nhớ - memorial)
·
Tháng 10 (1 lễ): Lễ Mẹ Mân Côi ngày 7 (bậc lễ: nhớ - memorial)
·
Tháng 11 (1 lễ): Lễ Mẹ Dâng Ḿnh ngày 21 (bậc lễ: nhớ - memorial)
·
Tháng 12 (1 lễ): Lễ Mẹ Vô Nhiễm ngày 8 (bậc lễ: trọng và buộc -
solemnity and obligation), c̣n một lễ nữa trong tháng này về Mẹ đó là Lễ
Đức Mẹ Guadalúp ngày 12 (nhưng lễ này chỉ mừng kính ở riêng Hoa Kỳ và
chung Châu Mỹ Latinh mà thôi, không có trong lịch phụng vụ chung của
Giáo Hội hoàn vũ, nên lễ này không được tính trong số 17 lễ chính về Mẹ)
Trong 17 lễ về
Mẹ trong năm phụng vụ của Giáo Hội hoàn vũ, có tất cả 1 lễ trọng -
solemnity, 3 lễ trọng buộc - obligational solemnity, 3 lễ kính -
feast, 4 lễ nhớ - memorial, 6 lễ tùy nhớ - optional. Theo nhận định, các
lễ tùy nhớ - optional về Đức Mẹ thường liên quan tới ḷng tôn sùng Mẹ
(Lộ Đức, Fatima, Carmelo, Xuống Tuyết v.v.); các lễ nhớ - memorial về
Mẹ, liên quan tới các biến cố đặc biệt trong đời Mẹ, như Dâng Ḿnh, Đau
Thương, Nữ Vương v.v.; các lễ kính - feast về Mẹ thường liên quan giữa
Mẹ với Chúa Kitô, như Lễ Mẹ Dâng Con, Lễ Mẹ Thăm Viếng v.v.; các lễ
trọng về Mẹ bao gồm 4 Lễ, nhưng chỉ có 1 lễ trọng không buộc - solemnity
no obligation là Lễ Mẹ Thai Lời, một lễ tưởng niệm Biến Cố Truyền Tin,
vừa liên quan tới Chúa Kitô vừa liên quan tới tín điều trinh nguyên của
Mẹ; các lễ trọng và buộc về Mẹ Maria - solemnity and obligation, như Lễ
Mẹ Vô Nhiễm, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Mông Triệu, v́ hoàn toàn liên quan
thuần túy tới tín điều về Mẹ được Giáo Hội chính thức long trọng công
bố.
Tất cả có 4
tín điều Thánh Mẫu, thứ tự được Giáo Hội công bố như sau: Tín điều Mẹ
Maria là Mẹ của Thiên Chúa, bởi Công Đồng Chung Êphêsô năm 431 khi công
đồng này lên án lạc thuyết Nestôriô là lạc thuyết chủ trương Chúa Kitô
có hai ngôi vị theo hai bản tính của Người, và Mẹ Maria chỉ là Mẹ của
ngôi vị về nhân tính của Người mà thôi; Tín điều Mẹ Maria trọn đời trinh
nguyên cả trước khi, lẩn đang khi và sau khi sinh Con, bởi Công Đồng
Lateranô năm 649, khi Công đồng Rôma được Giáo Hoàng triệu tập này lên
án lạc thuyết Monothelism là lạc thuyết chủ trương Chúa Kitô chỉ có 1 ư
muốn duy nhất; Tín điều Mẹ Maria hoài thai Vô Nhiễm Nguyên Tội, bởi Giáo
Hoàng Chân Phước Piô IX ngày 8/12/1854; và Tín điều Mẹ Maria Mông Triệu
về trời cả hồn lẫn xác, bởi Đức Thánh Cha Piô XII ngày 1/11/1950.
Vấn đề được
đặt ra ở đây là, theo phụng vụ của Giáo Hội th́ lễ nào trong 17 lễ
này được coi là lễ đầu tiên trong các lễ? Câu trả lời đó là Lễ Mẹ Vô
Nhiễm, bởi v́ lễ này ở vào đầu Mùa Vọng là mùa mở màn cho phụng niên của
Giáo Hội. Từ lễ Mẹ Vô Nhiễm ngày 8/12 hằng năm này, đúng 9 tháng sau,
Giáo Hội cử hành Lễ Sinh Nhật Mẹ ngày 8/9; sự kiện cách nhau 9 tháng
giữa 2 lễ này cho thấy Giáo Hội quả thực tin tưởng rằng Mẹ Maria đă được
hoài thai vô nhiễm nguyên tội trong ḷng thai mẫu ngay từ giây phút đầu
tiên. Tương tự như thế, Lễ Mẹ Thai Lời 25/3 cách Lễ Sinh Nhật 25/12 đúng
9 tháng, cho thấy khoảng cách hợp lư về thời gian nơi biến cố Mẹ thụ
thai Lời Nhập Thể và hạ sinh Con Thiên Chúa làm người. Lễ Giáng Sinh
được Giáo Hội long trọng cử hành vào cuối năm dân sự 25/12 nhưng Tuần
Bát Nhật Giáng Sinh lại được kết thúc vào Lễ Mẹ Thiên Chúa mùng 1/1 đầu
năm dân sự.
Vị trí Lễ Mẹ
Thiên Chúa được Giáo Hội cử hành vào ngay ngày đầu năm dân sự cho thấy:
1- Mẹ Maria đă có trước tất cả mọi tạo vật vô h́nh và hữu h́nh trong
Thượng Trí của Thiên Chúa hằng sống, v́ Ngài đă có ư định nhập thể làm
người, được thụ thai và hạ sinh bởi một người nữ là Mẹ vào lúc thời gian
viên trọn (x Gal 4:4); 2- Vai tṛ làm Mẹ Thiên Chúa của Mẹ là yếu tố
thiết yếu tiên quyết cho tất cả mọi ân huệ siêu việt khác của một đệ
nhất tạo vật về ân sủng "đầy ơn phúc" như Mẹ: hồn Vô Nhiễm, xác Trinh
Nguyên, hồn xác Mông Triệu. Vị trí Lễ Mẹ Vô Nhiễm được Giáo Hội cử hành
đầu tiên trong năm phụng vụ về Mẹ, trước hết mọi lễ khác về Mẹ là v́,
trong công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô, Lời Nhập Thể, th́ Mẹ Maria vô
nhiễm nguyên tội chính là Rạng Đông của Mặt Trời Công Chính là Chúa
Kitô, một Mặt Trời bắt đầu ló dạng mọc lên nơi Biến Cố Giáng Sinh của
Người.
Maria: Rạng Đông của Mặt Trời Công Chính - Nơi Thánh Kinh và Huấn
Quyền
Đúng thế,
Maria: Rạng Đông của Mặt
Trời Công Chính này đă được Thánh Kinh Cựu Ước tiên báo qua
h́nh ảnh một người nữ lạ "đang tiến lên như rạng đông". Thế nhưng, Sách
Diễm T́nh Ca ở đoạn 6 câu 10 này không chỉ chiêm ngắm Mẹ "đang tiến lên
như rạng đông" như thế thôi, mà c̣n thấy người nữ lạ là Mẹ ấy đang tiến
lên trong một dáng vẻ "đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, oai hùng
như đạo binh sắp hàng vào trận". Mẹ "đẹp như mặt trăng" trong thời
Cựu Ước
là thời điểm
có thể ví như đang c̣n ở
trong bóng tối
đêm đen
(x Lk 1:79) trông đợi Mặt Trời Cứu Độ là Chúa Kitô, khi Mẹ được sinh vào
trần gian với t́nh trạng "đầy ân phúc" ngay từ khi hoài thai vô nhiễm
tội, một "mặt trăng" phản ánh mặt trời, ở chỗ Mẹ được Thiên Chúa cho
hưởng trước ơn cứu độ của Chúa Kitô Con Mẹ. Mẹ "rực rỡ như Mặt Trời"
trong Biến Cố Truyền Tin, khi Mẹ được quyền phép Đấng Tối Cao bao phủ để
có thể thực sự thụ thai Con Thiên Chúa làm người và hạ sinh Con Đấng Tối
Cao (x Lk 1:35, 31-32). Mẹ "oai hùng như đạo binh sắp hàng vào trận" khi
Mẹ đứng dưới chân thập giá Chúa Kitô Con Mẹ (x Jn 19:25), Đấng là gịng
dơi của Mẹ đă đạp nát đầu Satan (x Gen 3:15), phá hủy công cuộc của ma
quỉ (x 1Jn 3:8).
Thứ Bảy
22/10/2011, tôi có nhận được một email từ một vị linh mục Việt Nam ở Nữu
Ước muốn nhờ tôi trả lời dùm ngài mấy câu vấn nạn về Mẹ Maria từ một
giáo lư viên ở Việt Nam cũng vừa gửi email sang cho ngài, một trong 3
câu vấn nạn này, câu thứ nhất liên quan tới vai tṛ làm Mẹ Thiên Chúa,
câu thứ hai liên quan tới Mẹ Vô Nhiễm và câu ba liên quan tới đức đồng
trinh của Mẹ, nguyên văn như sau:
1.
Đức Maria có phải là Mẹ của Ba Ngôi Thiên Chúa, hay chỉ ḿnh Chúa
Giêsu?
2.
Nếu Đức Maria được sạch tội ngay từ lúc thụ thai th́ Mẹ có cần
đến ơn cứu chuộc nữa không?
3.
Khi đề cao sự trinh khiết trọn đời nơi Đức Mẹ có làm hạ thấp phẩm
giá của đời sống hôn nhân nơi Mẹ?
Sau đây là những ǵ tôi đă
cố gắng trả lời nội trong cùng ngày cho cả 3 câu vấn nạn, trong đó,
riêng câu vấn nạn thứ hai, (một vấn nạn y hệt như của một nữ tu Việt
Nam thuộc Ḍng Nữ Tử Bác Ái đang phục vụ ở Tổng Giáo Phận Los Angeles
được tôi mời tới với Thiếu Nhi Fatima trong Khóa Tĩnh Huấn vào cuối tuần
sau Thanksgiving năm 1996), câu trả lời của tôi là thế này:
“Theo bản
tính
của
ḿnh, một bản tính ngay từ ban đầu đă nhiễm lây nguyên tội gây ra bởi
nguyên tổ, "tất cả mọi người" (xem Rm 5:12) không trừ ai (tất nhiên bao
gồm cả Mẹ Maria) cũng cần đến ơn cứu chuộc của Chúa Kitô. Chính Mẹ Maria
đă công nhận điều này trong Ca Vịnh Magnificat của Mẹ: ‘Ḷng trí tôi hân
hoan trong Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi’ (Luca 1:47). Thế nhưng,
trước
hết, theo lập luận tự nhiên, nếu Mẹ Maria là Mẹ của Thiên Chúa, tức là
Mẹ của Đấng cứu chuộc trần gian cho khỏi quyền lực của ma quỉ (xem
Genesis 3:15; 1Gioan 3:8), mà Mẹ lại thuộc về ma quỉ, lại bị ma quỉ cai
trị, th́ có xứng hợp với vai tṛ làm Mẹ ‘Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc tôi’
(Luca 1:47) hay chăng?
“Bởi thế, câu
trả lời ở đây là:
theo
Tín Điều về Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội của Giáo Hội Công Giáo, được
long trọng và chính thức tuyên bố ngày 8/12/1854 bởi Chân Phước Giáo
Hoàng Piô IX, th́ Mẹ Maria đă được cứu chuộc, nhưng được cứu chuộc một
cách siêu việt, ở chỗ ‘Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc tôi’ của Mẹ đă ǵn giữ
Mẹ (preservation) cho khỏi vướng mắc nguyên tội cùng với các t́ vết
của nó, bằng cách Thiên Chúa đă cho Mẹ được hưởng trước (anticipation)
công ơn cứu chuộc của Chúa Kitô Con Mẹ. Với ơn vô nhiễm nguyên tội, Mẹ
Maria đă xuất hiện trước Chúa Kitô như là Rạng Đông của Mặt Trời Công
Chính là Chúa Kitô vậy.
“’Để vinh
danh Ba Ngôi thánh thiện duy nhất, để tôn kính và hiển danh Trinh Nữ Mẹ
Thiên Chúa, để phấn khởi đức tin Công Giáo và phát triển Kitô Giáo; bằng
quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô,
và bằng thẩm quyền của ḿnh, Tôi tuyên xưng, công bố và xác nhận rằng:
tín lư cho rằng rất Thánh Nữ Trinh Maria, ngay từ giây phút đầu thai của
ḿnh, nhờ ơn sủng cùng với đặc ân chuyên nhất của Thiên Chúa toàn năng,
và dựa vào công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc loài người,
đă được ǵn giữ vô nhiễm khỏi mọi t́ vết của nguyên tội, là điều được
Thiên Chúa mạc khải, v́ thế, tất cả mọi tín hữu đều phải mạnh mẽ và liên
lỉ tin tưởng’”.
(Đức Giáo Hoàng Piô IX:
DS
2803 hay “The Christian Faith”, Alba House New York, 1981, trang
204).
Maria:
Rạng Đông của Mặt Trời Công Chính - Nơi Mầu
Nhiệm Cánh Chung
Nhờ ơn cứu chuộc do Mẹ
Maria được hưởng trước mà khi xuất hiện trên trần gian này, Mẹ Maria
chẳng khác ǵ "đang tiến lên như rạng đông" để báo trước Mặt Trời Công
Chính là Chúa Kitô, Đấng đến để cứu chuộc trần gian. Ơn vô nhiễm nguyên
tội nơi Mẹ Maria là hoa trái tiên khởi của công cuộc cứu chuộc do Chúa
Kitô thực hiện khi Người đến trong xác thịt được thụ thai và cưu mang
trong cung dạ trinh nguyên của Mẹ Người.
Tuy nhiên, cho dù công cuộc
cứu chuộc đă được Chúa Kitô hoàn tất nơi chính bản thân / nhân tính của
Người, và vương quốc Thiên Chúa đă được Người thiết lập bằng cuộc Vượt
Qua của Người để tiêu diệt sự chết và phục hồi sự sống trên thế gian
này, nhờ đó Người đă hoàn toàn phá hủy vương quốc của Satan (x 1Jn
3:8), công cuộc cứu chuộc của Người cũng cần phải trổ sinh muôn vàn hoa
trái nơi những cành nho Giáo Hội vươn ra khắp nơi trên thế giới, để
Vương Quốc của Thiên Chúa được vĩnh viễn trị đến khi Người trở lại trong
vinh quang "để phán xét kẻ sống và kẻ chết" rồi trao "Nước Người sẽ
không bao giờ cùng" cho Thiên Chúa (x 1Cor 15:28).
Như thế, nếu Chúa Kitô đến
thế gian lần thứ nhất là để cứu chuộc chung trần gian khỏi tội lỗi và sự
chết, th́ lần thứ hai Người đến cho riêng những ai trông đợi Người:
"Người đă xuất hiện vào lúc cuối thời để xóa bỏ tội lỗi một lần vĩnh
viễn... Người sẽ xuất hiện lần thứ hai không phải để xóa bỏ tội lỗi nữa
mà là để mang ơn cứu độ cho những ai thiết tha trông đợi Người" (Heb
9:26,28), thành phần là những "cây lúa" mọc lên cùng với đủ thứ cỏ lùng
trong thửa ruộng thế gian, hay là những "thứ tốt" trong cái rọ
lưới thu tích đủ mọi thứ ở dưới hồ nước thế gian (x Mt 13:29-30, 47-50),
thành phần "theo Con Chiên đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới" (Rev 14:4).
Theo Thánh Long Mộng Phố
Louis Montfort, vị thánh đă qua đời từ đầu thế kỷ 18 (31/1/1673 –
28/4/1716), qua tác phẩm thời danh của ḿnh là "Luận về Ḷng Thành Thực
Sùng Kính Trinh Nữ Maria", ở đoạn 50, ngài đă tiên báo về Mẹ Maria xuất
hiện vào những thời buổi sau này như Rạng Đông của Mặt Trời Công Chính
như sau: "V́ Mẹ là rạng đông xuất hiện trước và làm tỏ hiện Mặt Trời
Công Chính là Giêsu Kitô, mà Mẹ cần phải được nhận biết và nh́n nhận để
nhờ đó Chúa Giêsu cũng được nhận biết và nh́n nhận. Như Mẹ là đường nhờ
đó Chúa Giêsu đă đến với chúng ta lần thứ nhất thế nào, Mẹ cũng lại là
đường nhờ đó Người sẽ đến với chúng ta lần thứ hai như vậy, dù không
cùng một kiểu cách".
Trong câu này, Thánh Long
Mộng Phố dường như tiên báo 2 điều: thứ nhất, v́ là rạng đông báo trước
mặt trời xuất hiện mà Mẹ Maria cần phải nhận biết, và thứ hai, Mẹ đến
trước là dấu hiệu Chúa Kitô sắp đến.
Trước hết, theo Thánh Long
Mộng Phố, Mẹ Maria là rạng đông xuất hiện trước mặt trời nên Mẹ cần phải
được nhận biết và yêu mến để Chúa Kitô cũng được nhận biết và yêu mến.
Thánh nhân đă nhấn mạnh đến điểm then chốt này bằng những lời tiên đoán
khác như sau: “Thiên Chúa muốn làm cho Mẹ Maria, tuyệt phẩm của bàn
tay Ngài, được tỏ hiện và nhận biết vào những thời buổi sau này”
(đoạn 50); "Thiên Chúa, vào những thời buổi ấy, muốn Người Mẹ Thánh
của Ngài được nhận biết, mến yêu và tôn kính hơn bao giờ hết"
(đoạn 55).
Lịch sử cho
thấy, quả thực Thiên Chúa đă làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến trong
những thời buổi sau khi vị thánh này qua đi hơn kém một thế kỷ, bằng các
Biến Cố Thánh Mẫu và các Tín Điều Thánh Mẫu. Về các Biến Cố Thánh Mẫu,
trong suốt 18 thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội, hầu như Mẹ Maria không
xuất hiện ǵ hết, nhưng bắt đầu từ năm 1830, phải nói rằng Mẹ Maria đă
hiện ra liên tục ở Âu Châu, nhất là ở Pháp quốc. Chẳng hạn 3 lần liền ở
Pháp trong thế kỷ 19: năm 1830 ở Paris, năm 1846 ở La Salette và năm
1858 ở Lộ Đức, và 1 lần cả thể nhất trongcác lần hiện ra về mọi phương
diện đó là lần Mẹ hiện ra ở Fatima năm 1917, một Biến Cố Thánh Mẫu chẳng
những liên quan đến vai tṛ cứu độ của Giáo Hội mà c̣n đến ḥa b́nh thế
giới nữa, một biến cố hoàn toàn ứng nghiệm về chữ nghĩa của lời Thánh
Long Mộng Phố, v́ trong Biến Cố Thánh Mẫu 1917 này, Mẹ Maria đă nói với
riêng Lucia rằng: "Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết
và yêu mến" (13/6), và Mẹ c̣n tiết lộ tất cả Bí Mật Fatima ở câu đầu
tiên mở màn cho phần thứ hai của bí mật này như sau: "Thiên Chúa muốn
thiết ḷng ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới".
Ngoài ra,
Thiên Chúa c̣n làm cho Mẹ Maria được nhận biết và yêu mến qua các Tín
Điều Thánh Mẫu. Theo lịch sử Thánh Mẫu học, Giáo Hội chính thức tuyên bố
4 tín điều về Mẹ, đó là Tín điều Mẹ Thiên Chúa năm 431, Tín điều Mẹ Đồng
Trinh năm 649, Tín điều Mẹ Vô Nhiễm năm 1854 và Tín điều Mẹ Mông Triệu
năm 1950. Tuy nhiên, 2 tín điều đầu được Giáo Hội tuyên bố trong 7 thế
kỷ đầu tiên chỉ v́ có những lạc thuyết liên quan tới Chúa Kitô. Chẳng
hạn lạc thuyết Nestoriô chủ trương Chúa Kitô có 2 ngôi vị và lạc thuyết
Monothelism chủ trương Chúa Kitô chỉ có một ư muốn. Thế nhưng, 2 tín
điều sau được tuyên bố cách 2 tín điều đầu 12 thế kỷ và được tuyên tín
vào giữa thế kỷ 19 và giữa thế kỷ 20, cách nhau gần 100 năm, hoàn toàn
không phải v́ Giáo Hội cần phải bác bẻ lạc thuyết, bảo vệ đức tin mà là
do Giáo Hội tự động "nhận biết và yêu mến Mẹ". Đó là lư do, trong lời
tuyên bố tín điều Mẹ Vô Nhiễm, Đức Piô IX đă cho biết một trong các
mục đích chính của việc ngài tuyên bố đó là "để
tôn kính và hiển danh Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa", và Đức Piô
XII cũng thế khi tuyên bố tín điều Mẹ Mông Triệu:
"để Người Mẹ cao cả của
Người được hiển vinh hơn".
Maria: Rạng Đông của Mặt Trời Công Chính – là Ḷng Thương Xót
Chúa
Sau nữa, cũng
theo Thánh Long Mộng Phố, Mẹ Maria xuất hiện trước là dấu báo Chúa Kitô
sắp đến. Nếu các Biến Cố Thánh Mẫu (chính yếu và nổi tiếng) dồn dập xẩy
ra trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20, cùng với các tín điều về Mẹ là những ǵ
chứng tỏ cho thấy quả thực, như thánh nhân tiên báo: "V́
Mẹ là rạng đông xuất hiện trước và làm tỏ hiện Mặt Trời Công Chính là
Giêsu Kitô, mà Mẹ cần phải được nhận biết và nh́n nhận để nhờ đó Chúa
Giêsu cũng được nhận biết và nh́n nhận" (đoạn 50),
th́ đó cũng là dấu hiệu cho thấy Chúa Kitô sắp đến:
"Như Mẹ là đường nhờ đó
Chúa Giêsu đă đến với chúng ta lần thứ nhất thế nào, Mẹ cũng lại là
đường nhờ đó Người sẽ đến với chúng ta lần thứ hai như vậy, dù không
cùng một kiểu cách" (đoạn 50).
Đúng vậy,
Fatima là dạo khúc mở màn cho thời điểm của Ḷng Thương Xót Chúa. V́ sau
hơn 1 năm xẩy ra thị kiến "ân sủng và t́nh thương" vào ngày 13/6/1929
với Chị Lucia bấy giờ là nữ tu Ḍng Đôrôthêu đang trong giờ chầu Chúa
nửa đêm, thời điểm của Ḷng Thương Xót Chúa đă đến, một thời điểm có thể
nói bắt đầu vào ngày 22/2/1931, khi Chúa Giêsu truyền cho Chị Thánh
Faustina vẽ lại tấm ảnh Chúa T́nh Thương như chị thị kiến thấy (xem
Nhật Kư
số 47), và tấm
ảnh Chúa T́nh Thương này cần phải được trưng bày vào Ngày Chúa Nhật II
sau Chúa Nhật Phục Sinh (xem
Nhật Kư
số 88).
Trong cuốn
Nhật Kư về Ḷng Thương Xót Chúa trong Hồn Con của chị thánh này, chúng
ta thấy chị ghi lại những lời Chúa Kitô (cả của Mẹ Maria) nói về Ḷng
Thương Xót của Người liên quan tới ngày cùng tháng tận, tới lần đến thứ
hai của Người, đến lần đến cuối cùng của Người. Chẳng hạn mấy câu tiêu
biểu sau đây:
·
“Trước khi Cha đến như một Vị Quan Án công minh, th́ Cha đến như một
Đức Vua của T́nh Thương. Trước ngày công thẳng, dân chúng sẽ được thấy
một dấu hiệu trên các tầng trời như thế này: Tất cả ánh sáng trên các
tầng trời sẽ bị tắt hết, và bóng tối khủng khiếp sẽ bao trùm cả trái
đất. Đoạn trên bầu trời sẽ xuất hiện h́nh bóng cây thánh giá, và từ
những kẽ hở của các bàn tay chân bị đóng đanh của Chúa Cứu Thế sẽ phát
ra những ánh sáng cả thể chiếu soi mặt đất trong một khoảng thời gian.
Điều này sẽ xẩy ra không lâu trước ngày cùng tận”. (Nhật Kư, 83)
·
“Mẹ đă ban Đấng Cứu Thế cho nhân loại; c̣n phần con, con phải nói cho
thế giới về t́nh thương cao cả của Người và sửa soạn thế giới cho Lần
Đến Thứ Hai của Đấng sẽ đến không phải như một Đấng Cứu Thế nhân hậu nữa
mà là một Thẩm Phán công minh. Ôi, khủng khiếp thay cái ngày ấy! Quyết
liệt thay ngày công minh ấy, ngày giận dữ thần linh ấy. Các Thần Trời
rùng ḿnh trước ngày này. Hăy nói cho các linh hồn biết về t́nh thương
cao cả này trong khi c̣n thời gian ban phát t́nh thương. Nếu giờ đây con
câm nín th́ con sẽ phải trả lẽ về rất nhiều linh hồn vào ngày kinh khiếp
ấy. Đừng sợ chi. Hăy trung thành cho đến cùng. Mẹ thương mến con’”
(Nhật Kư, đoạn 635);
·
"Hăy nói cho thế giới biết về t́nh thương của Cha. Loài người cần
phải nhận biết t́nh yêu khôn ḍ của Cha. Đó là dấu hiệu cho ngày cùng
tháng at65n, sau đó sẽ là ngày của công lư" (Nhật
Kư,
đoạn 848);
·
"Các linh hồn bị hư hoại bất chấp Cuộc Khổ Nạn đau thương của Cha. Cha
đang ban cho niềm hy vọng cứu độ cuối cùng; đó là Lễ Kính T́nh Thương
của Cha. Nếu họ không tôn thờ T́nh thương của Cha th́ họ sẽ muôn đời bị
diệt vong. Hỡi Thư Kư của T́nh thương Cha, con hăy viết, hăy nói về t́nh
thương cao vời vĩ đại của Cha, v́ cái ngày kinh hoàng khủng khiếp, ngày
công lư của Cha gần đến nơi rồi"
(Nhật Kư, 965)
·
"Con hăy viết xuống như sau: trước khi Cha đến như một quan phán công
minh, trước hết Cha mở rộng cửa t́nh thương của Cha. Ai không chiụ qua
cửa t́nh thương của Cha th́ phải qua cửa công lư của Cha...” (Nhật
Kư, 1146);
·
“Hôm nay Cha sai con đem t́nh thương của Cha đến với các dân tộc trên
khắp thế giới. Cha không muốn trừng phạt một nhân loại đang bị nhức
nhối, mà là muốn chữa lành cho nó, gh́ lấy nó vào Trái Tim Nhân Hậu của
Cha. Cha sử dụng việc trừng phạt khi nào họ buộc Cha phải làm như thế mà
thôi; bàn tay của Cha lưỡng lự chần chờ nắm lấy thanh gươm công lư.
Trước Ngày Công Lư Cha đang ban cho họ Ngày T́nh Thương” (Nhật Kư,
1588);
·
"Từ Balan Cha sẽ làm phát ra một tia sáng để sửa soạn thế giới cho
lần đến cuối cùng của Cha" (Nhật
Kư,
đoạn 1723).
|
|