Học Hỏi Sứ Điệp Fatima theo Giáo Huấn của
Giáo Hội
Theo
chiều hướng dọn mừng Bách Chu Niên (1917-2017)
của Biến
Cố Thánh Mẫu Fatima,
Người
dịch soạn dọn cho Phong Trào Tông Đồ Fatima Việt Nam Hoa Kỳ
mỗi năm
một Tập Học Hỏi Sứ Điệp Fatima theo Giáo Huấn của Giáo Hội:
Năm thứ
nhất 2010 về Mênh Lệnh Cải Thiện Đời Sống
với Tông
Huấn Bí Tích Yêu Thương của ĐTC Biển
Đ ức XVI;
Năm thứ
hai
2011 về Mệnh
Lệnh Lần Hạt Mân Côi
với Tông
Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria của ĐTC GPII;
Năm thứ
ba 2012 về Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm
với Tông Huấn
Marialis Cultus của ĐTC Phaolô IV,
và được
phân chia từng tháng như sau:
.
Tháng 1/2012
“Nếu người ta nghiên
cứu lịch sử của việc thờ phượng Kitô giáo, thật sự người ta nhận thấy
rằng ở cả Đông lẫn Tây những bày tỏ cao cả nhất và tinh tuyền nhất của
việc sùng kính đối với Đức Trinh Nữ đă xuất phát từ phụng vụ hay được
ghép vào phụng vụ…” (đoạn 15)
Cùng học hỏi:
(có thể xem các đoạn 3-9)
1.
Trong một năm phụng vụ
của ḿnh, Giáo Hội hoàn vũ cử hành bao nhiêu lễ về Mẹ Maria?
2.
Có mấy bậc lễ cử hành về
Đức Mẹ? Xin liệt kê.
3.
Có bao nhiêu lễ về Đức Mẹ
ở bậc lễ trọng và buộc phải tham dự? Xin liệt kê. Tại sao?
4.
Theo ngày tháng cách nhau
rất hợp lư có những lễ về Mẹ liên quan chặt chẽ với những lễ về Chúa, đó
là những lễ nào?
Tháng
2/2012
“Qua những thái độ
tôn sùng hiệu nghiệm khác nhau, Giáo Hội bày tỏ cho thấy
nhiều mối liên hệ thắt kết Giáo Hội với Mẹ”.
(đoạn 22)
Cùng học hỏi:
(có thể xem hết đoạn 22)
1.
Đâu là “những thái độ tôn
sùng hiệu nghiệm khác nhau” này? Xin liệt kê 6 thái độ ấy.
2.
“Nhiều mối liên hệ thắt
kết Giáo Hội với Mẹ” như thế nào và ở chỗ nào? Xin liệt kê 6 mối liên hệ
đặc biệt này.
Tháng
3/2012
“Trước hết, vấn đề
hết sức thích đáng là những việc thực hành ḷng đạo đức đối với Trinh Nữ
Maria cần phải hiển nhiên thể hiện việc chú trọng đến tính cách Ba Ngôi
cũng như đến tính cách Kitô học nội tại và thiết yếu của chúng…” (Đoạn
25)
Cùng học hỏi:
Xin đọc kỹ lại đoạn 25 để nắm bắt được
nguyên văn chính xác đâu là "tính cách Ba Ngôi" và đâu là “tính
cách Kitô học" "nội tại và thiết yếu" của "những việc thực hành đạo đức
đối với Trinh Nữ Maria".
"Tính cách Ba Ngôi":
"Tính cách Kitô học":
Tháng
4/2012
“Việc sùng kính Đức
Trinh Nữ cũng không thể được châm chước khỏi chiều hướng chung này của
ḷng đạo đức Kitô giáo (92); thật vậy, nó cần phải kín múc hứng khởi một
cách đặc biệt từ chiều hướng này để có được sinh lực mới và sự trợ giúp
vững chắc….” (Đoạn 30)
Cùng học hỏi:
1-
Theo đoạn 30 th́
"chiều hướng chung này của ḷng
đạo đức Kitô giáo" là ǵ?
2-
"Nó cần phải kín múc hứng
khởi một cách đặc biệt từ chiều hướng này để có được sinh lực mới và sự
trợ giúp vững chắc": "sinh lực mới và sự trợ giúp vững chắc" nhờ chiều
hướng này như thế nào?
Tháng
5/2012
“Chúng tôi muốn đề
cập tới hai thái độ mà theo thực hành mục vụ có thể vô hiệu hóa tiêu
chuẩn này của Công Đồng Chung Vaticanô II…”. (Đoạn 31)
Cùng học hỏi:
1-
Đâu là hai thái độ được
Đức Thánh Cha Phaolô Vi muốn nói tới trong đoạn 31 của Tông Huấn về Việc
Sùng Kính Mẹ Maria của ngài?
2-
Tại sao hai thái độ này "theo
thực hành mục vụ có thể vô hiệu hóa tiêu chuẩn này của Công Đồng Chung
Vaticanô II"? Xin nêu lên tiêu chuẩn bị vô hiệu hóa này: ở thái độ thứ
nhất liên quan tới vấn đề phản tiêu chuẩn và ở thái độ thứ hai liên quan
tới thực hành phi tiêu chuẩn.
Tháng
6/2012
“Việc tôn sùng đối
với người tỳ nữ thấp hèn của Chúa, Vị đă được Đấng Toàn Năng thực hiện
những điều cao trọng (cf Lk 1:49), sẽ trở nên, cho dù một cách chậm
chạp, không phải là một chướng ngại mà là một đường lối và là một tụ
điểm cho mối hiệp nhất của tất cả những ai tin Chúa Kitô”. (Đoạn
33)
Cùng học hỏi:
Theo Đức Thánh
Cha Phaolô VI trong đoạn 33 của Tông Huấn về Việc Sùng Kính Mẹ Maria th́
việc sùng kính này chẳng những không gây trở ngại mà c̣n giúp vào vấn đề
đại kết Kitô giáo nữa: tại sao? Xin nêu lên 4 lư do được ngài đề cập đến
trong đoạn tông huấn này để chứng thực cho niềm xác tín ấy:
Tháng
7/2012
“Trong việc cống hiến
những hướng dẫn này, những hướng dẫn có ư làm cho thuận lợi vấn đề phát
triển một cách ḥa hợp của việc tôn sùng Người Mẹ này của Chúa, chúng
tôi coi là cơ hội thuận lợi để lưu ư một số những thái độ đạo đức không
đúng đắn...” (Đoạn 38)
Cùng học hỏi:
Đâu là những thái độ đạo đức không đứng
đắn trong việc tôn sùng Mẹ Maria được Đức Thánh Cha Phaolô VI đề cập tới
trong đoàn 38 của Tông Huấn về Việc Sùng Kính mẹ Maria này?
1-
Xin kể ra 3 thái độ bị
bác bỏ này:
2-
Xin cho biết 5 ích lợi
nhờ việc bác bỏ ấy:
Tháng
8/2012
“Mục đích tối hậu của
việc tôn sùng Đức Trinh Nữ đó là tôn vinh Thiên Chúa và dẫn Kitô hữu tới
việc dấn thân sống đời hoàn toàn hợp với ư muốn của Ngài…” (đoạn
39)
Cùng học hỏi:
1-
Khi nói câu này, Đức
Thánh Cha Phaolô VI đă chứng minh bằng 3 câu Phúc Âm, xin liệt kê 3 câu
Phúc Âm minh chứng này:
2-
Là Tông Đồ Fatima, chúng
ta có thấy câu xác tín này của Đức Thánh Cha Phaolô VI quả thực rất đúng
với Biến Cố Fatima và Sứ Điệp Fatima hay chăng? Nếu đúng th́ ở chỗ nào?
Tháng
9/2012
“Giá
trị của việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm Nhập Thể của Lời, của lời chào Vị
Trinh Nữ, và của việc chạy đến với
lời chuyển cầu nhân
hậu của Mẹ vẫn là những ǵ không thay đổi”
(Đoạn 41)
Cùng học hỏi:
1-
Tại sao Kinh Truyền Tin,
theo Đức Thánh Cha Phaolô VI, "vẫn là những ǵ không thay đổi"? Xin nêu
lên những lư do cụ thể được ngài nhắc tới:
2-
Mỗi ngày, theo truyền thống, Kinh Truyền Tin được Giáo Hội tưởng
nguyện mấy lần? Thường vào những giờ nào nhất định trong ngày?
Tháng
10/2012
“Là một kinh nguyện
Phúc Âm, tập trung vào mầu nhiệm Nhập Thể cứu chuộc, Kinh Mân Côi bởi
thế là một kinh nguyện có chiều hướng Kitô học rơ ràng”. (Đoạn
46)
Cùng học hỏi:
"Chiều hướng Kitô học" được Đức Thánh
Cha Phaolô VI nhắc tới ở đoạn 46 có thể rơ rang phản ảnh ở đoạn 48 với
những huấn dụ như sau:
1-
“Những việc cử hành
phụng vụ và việc thực hành đạo đức của Kinh Mân Côi không được đối
nghịch nhau cũng không được coi như nhau”.
2-
“Việc bày tỏ của kinh
nguyện này càng giữ được bản chất thực sự riêng cùng với những đặc tính
cá biệt của ḿnh th́ càng sinh hiệu quả”.
3-
“Kinh Mân Côi là một
việc thực hành đạo đức dễ ḥa hợp với phụng vụ”.
Chúng ta thực sự cảm nghiệm thấy đúng
như 3 điều xác tín trên đây hay chăng? 1- Kinh Mân Côi không phải là
phụng vụ, 2- nhưng Kinh Mân Côi tự bản chất vẫn có thể sinh hiệu quả
thiêng liêng, 3- v́ “Kinh Mân Côi là một việc thực hành đạo đức dễ ḥa
hợp với phụng vụ”.
Tháng
11/2012
“Việc tôn sùng đối
với Đức Trinh Nữ được sâu xa bắt nguồn từ lời mạc khải và có những nền
tảng tín điều vững chắc”. (đoạn 56)
Cùng học hỏi:
Trong câu khẳng định này, Đức Thánh Cha
Phaolô VI trong Tông Huấn Việc Tôn Sùng Đức Trinh Nữ Maria ở đoạn 46
phải chăng đă chứng minh rằng:
1-
Việc tôn sùng đối với Đức
Trinh Nữ liên quan tới phẩm vị, sứ vụ, thánh đức và vinh hiển của Mẹ
Maria trong công cuộc cứu chuộc loài người. Xin dẫn chứng 1 thí dụ trong
đoạn Tông Thư này:
2-
"Vấn đề biện minh tối hậu
cho việc tôn sùng Đức Trinh Nữ được thấy ở nơi ư muốn khôn ḍ và tự do
của Thiên Chúa": Lời khẳng định ở phần cuối của đoạn Tông Thư này của
Đức Thánh Cha có ư nghĩa như thế nào? Có hợp với Fatima không?
Tháng
12/2012
“Chớ ǵ chính những
lời Mẹ nói với những người đầy tớ ở tiệc cưới Cana: ‘Hăy làm những ǵ
Người bảo anh em’ (Jn 2:5) … là lư do hơn nữa cho giá trị mục vụ về việc
sùng kính Đức Trinh Nữ như là một phương tiện dẫn con người đến cùng
Chúa Kitô”. (đoạn 57)
Cùng học hỏi:
Nếu "việc sùng kính Đức Trinh Nữ như là
một phương tiện dẫn con người đến cùng Chúa Kitô", v́ sứ điệp duy nhất, trước
hết và trên hết khi Mẹ hiện ra ở nơi đâu muốn nhắn nhủ con cái ḿnh, đó
là "những lời Mẹ nói với những người đầy tớ ở tiệc cưới Cana: ‘Hăy làm
những ǵ Người bảo’", th́:
1-
Mệnh Lệnh Fatima về Cải Thiện có phản ảnh huấn dụ ở đoạn 57 này
hay chăng? Chứng minh:
2-
Lời nào Mẹ nói ở Fatima rất đúng với "việc sùng kính Đức Trinh Nữ
như là một phương tiện dẫn con người đến cùng Chúa Kitô"?:
|