Men rượu Trung Quốc, cái chết từ từ
 
Phương Minh
QUẢNG NAM - Cho đến nay, có thể nói rằng người Việt Nam, là đàn ông, chắc chắn rằng từ độ tuổi 18 trở đi, khó có ai mà không biết uống rượu. Ngoại trừ cấm kỵ ở một số tín đồ tôn giáo tuyệt đối không dùng rượu bia, số c̣n lại có thể nhậu từ 2 đến 5 lần/tuần, thậm chí 7 lần/tuần.
Description: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/139251-VN-MenRuou-01_400.jpg

Xẻ cơm từ gạo đă ủ men để nấu rượu, một kiểu nấu mới khi sử dụng men Trung Quốc thay v́ trước đây nấu cơm, trộn men vào và ủ. (H́nh: Phương Minh)
Ở Việt Nam, nguy cơ chết v́ rượu cũng rất cao, nhất là bộ phận dân nghèo, bởi rượu họ đang uống nấu từ men Trung Quốc, một loại men sống chiết xuất rượu trực tiếp từ gạo, không qua nấu cơm, rất mất vệ sinh và nguy hiểm cho sức khỏe.
Một người tên Thông, nấu rượu, nuôi heo ở Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam, cho biết: “Nấu rượu dùng men Trung Quốc có lăi gấp hai lần men gia truyền Việt Nam. Trước đây, một ang gạo (tương đương 8kg) nấu cơm, ủ men, sau đó thành hèm, chờ mất ít nhất là 5-7 ngày nhưng lấy được có gần 8 lít rượu. Bây giờ th́ khác, gấp đôi, bỏ mối mỗi lít 15 ngàn đồng, người ta bán lại từ 18 đến 20 ngàn đồng, đó là chưa nói quán pha thêm cồn công nghiệp cho nhiều rượu, lăi cao...”
Ông Thông kể tiếp, “Nấu bằng men Trung Quốc, ḿnh không cần phải độn, phải pha ǵ hết, chỉ cần đổ nước vào gạo cho ướt, không cần vo, v́ vo sạch sẽ mất nhiều rượu, trộn men vào, một lạng men chưa tới mười ngàn đồng. Ủ xong đậy để đó, 3 ngày là gạo nở ra thành một khối cơm, tha hồ mà nở! Lúc này bỏ vào nồi, quậy nước vào, chưng cất. Có được lượng rượu nhiều vô kể”.
Description: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/139251-VN-MenRuou-02_400.jpg

Rượu dầm nhau thai những con vật được cho là bổ nhất của giới uống rượu. (H́nh: Phương Minh)
Vẫn theo lời ông thông, “Trước đây nấu rượu lăi rất ít, phần lớn là lấy hèm nuôi heo, bây giờ th́ khác, vừa nuôi heo, vừa kiếm lăi, mỗi ngày kiếm được cũng cả vài trăm ngàn đồng. Trong thôn này có sáu ḷ rượu, cả xă có hai chục ḷ rượu. Nhưng khi nào các quán cũng thiếu! Bây giờ rượu rẻ, người ta uống thoải mái!”
Một người khác tên Khâu, sống ở Thăng B́nh, Quảng Nam, cho biết: “Tui mỗi tuần nấu được năm trăm lít rượu, nhưng chưa bao giờ có đủ rượu để bỏ các quán ở đây. Toàn huyện này có chừng bảy chục ḷ rượu lớn, nhỏ, có chừng mười ḷ cỡ như tôi. Nhưng chưa bao giờ thừa rượu...”
“Thời buổi bây giờ, ngoài đi làm kiếm cơm ra, chẳng có ǵ để vui ngoài chuyện chiều chiều chui vào quán rượu, tiền ít th́ uống rượu gạo, tiền nhiều th́ uống bia. Nhưng hơn 80% khách nhậu b́nh dân uống rượu gạo là chính, giá rẻ, uống mau say...”
Những cái chết ngấm ngầm...
Cô Lợi, giáo viên nghỉ hưu, nấu rượu, nuôi heo, hiện đang sống tại Quế Phú, Quế Sơn, Quảng Nam, cho biết: “Ḿnh vẫn biết là nấu rượu bằng men Trung Quốc rất nguy hiểm, v́ nó quá mất vệ sinh, nhưng ḿnh mà không theo kịp th́ xă hội nó đạp ḿnh xuống!”
Description: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/139251-VN-MenRuou-03_400.jpg

Men của Trung Quốc giá rẻ, dễ nấu nhưng cũng rất độc. (H́nh: Phương Minh)
“Gần đây, người ta bị ngộ độc sau khi nhậu rất nhiều, cô nghĩ là do rượu. Rồi thêm chuyện dân ‘rượu đứng’ (dân nghiện rượu nặng, chừng 2 giờ đồng hồ phát thèm một lần, vào quán, mua 2 ngàn đồng, nốc ực rồi đi, nếu không có rượu, mắt mờ, tay chân run, nặng hơn một chút là phều nước bọt...) Chuyện đánh nhau chết người do rượu cũng nhiều không kể xiết...”
Chúng tôi hỏi cô Lợi v́ sao thấy rượu nguy hiểm vậy mà cô vẫn dùng men Trung Quốc để nấu, hoặc không kiếm việc khác làm để ít ray rứt hơn... Cô cười héo hắt: “Ồ, cô chỉ làm được có hai việc, một là đi dạy học, hai là nấu rượu nuôi heo. Cô chẳng làm việc ǵ được nữa! Nghiệt nỗi cô làm hai việc đều có tính đầu độc, nghỉ đầu độc con nít lại chuyển sang đầu độc người lớn!”
Một bác sĩ, yêu cầu giấu tên, đang làm việc tại bệnh viện Vĩnh Đức, Điện Bàn, Quảng Nam, cho biết: “Phần lớn những năm gần đây, các bệnh nhân gan ở độ tuổi trung niên đều là đàn ông, hoặc là xơ gan, ung thư gan... Nói chung là gan! Từ mười năm trở lại đây bệnh này xuất hiện rất cao”.
“Mà men Trung Quốc cũng xuất hiện từ đó đến giờ, tôi nghĩ phần lớn chết do uống rượu, cái chết của rượu là cái chết chậm, nó không chết liền như những thứ khác, nó từ từ biến cơ thể thành một ổ bệnh. Và khi đă bệnh, con người trở nên chán chường, cáu gắt, làm phương hại đến người thân không ít”.
“Thậm chí, một người bệnh gan v́ rượu, trước khi chết, anh ta có thể làm cho gia đ́nh anh ta chết vài ba lần trước khi anh ta nhắm mắt tắt thở. Không có ǵ nguy hại bằng rượu, chính sách ngu dân của người Pháp dành cho người Việt trước đây cũng lấy rượu làm quốc sách. Bây giờ, không hiểu sao người Trung Quốc lại dễ dàng áp dụng chính sách ngu dân ở Việt Nam đến vậy!”
Tràn lan mùi hèm Trung Quốc
Một người khác tên Huyên, chuyên buôn men rượu từ Trung Quốc về Việt Nam, khu vực hoạt động của ông ta kéo dài từ Quảng B́nh đến Quảng Ngăi, cho biết: “Mỗi tháng, tôi bỏ mối chừng 10 tấn men các loại, từ men rượu nếp cho đến men rượu gạo, rượu sắn, rượu mía... Trong đó, men rượu gạo chiếm chừng 85%”.
“Cứ một tấn men cho ra chừng trăm tấn hèm rượu và cho ra chừng ba chục tấn rượu sử dụng. Như vậy, riêng khu vực miền Trung từ Quảng B́nh vào Quảng Ngăi, có ba trăm tấn rượu, tương đương ba trăm ngàn lít. Có chín người bỏ mối như tôi. Có chừng hai triệu bảy trăm ngàn lít rượu được tiêu thụ trên miền Trung mỗi tháng. Hơn cả số lượng bia”.
“Điều này cũng dễ hiểu thôi, v́ dân ḿnh nghèo, thất nghiệp cũng nhiều, nên chuyện tiêu thụ rượu nhiều là chuyện đương nhiên. Có khi vậy mà hay, uống càng nhiều, càng mau ngu, mau chết. Th́ khổ quá, ngu khỏi phải đau đầu v́ suy nghĩ, chết th́ hết chuyện, thế thôi!”
Ông c̣n cho biết thêm, tỉ lệ men Trung Quốc tuồn vào miền Nam, cụ thể là Sài G̣n, số lượng men của họ tiêu thụ có thể gấp ba lần miền Trung. Sài G̣n là một cái quán nhậu vĩ đại của Việt Nam mà lại! Hà Nội th́ khác, số lượng bia và rượu ngon cao cấp tiêu thụ nhiều, chứ số rượu dỏm th́ chỉ có khu ổ chuột dùng thôi, nên men Trung Quốc không có đất dụng vơ ở Hà Nội”.
Câu chuyện về rượu và men Trung Quốc c̣n khá dài, chung qui, hàng hóa của họ đă đi vào đến tận huyết mạch, năo bộ của người Việt Nam. Và nó phát tác như thế nào, nh́n vào những người nghiện rượu sẽ biết.