THAM VỌNG CHÍNH TRỊ
Tiến sĩ NGUYỄN HỌC TẬP
Thường khi nói đến chính trị, chúng ta có
hai thái độ tiêu cực: hoặc dửng dưng hoặc xa lánh.
Thái độ dửng dưng là thái độ khá thông
thường của những người cho rằng chính trị dành cho những
kẻ có ''tham vọng'' thì lăn xã vào, còn đối với tôi, nó
xa vời, '' không ăn nhậu'' gì. Đó là thái độ thông thường,
được anh Michael viết thư cho chúng tôi cách đây không
lâu để nói lên tâm thức của đồng bào bên nhà: “cả Giới
trẻ ( từ 25 tuổi trở xuống) không biết gì về quốc gia và
cộng sản, mà họ chỉ đi học hay thụ hưởng.
Từ 40 tuổi trở xuống chỉ lo kiếm sống
nuôi gia đình, ít màng đến chuyện chính trị chính em“
Thật ra những vấn đề chính trị, nhứt là
những đường hướng và quyết định chính trị, nhiều khi “ăn
nhậu“ khá sát với đời sống thường nhật và cả tương
lai của chúng ta và con cháu chúng ta.
Quyết định tăng giá xăng dầu, cắt giảm phụ
cấp gia đình, tăng lãi xuất ngân hàng, đánh thuế nặng
vào hàng nhập cảng để bảo vệ sản phẩm nội điạ, hối xuất
của đồng bạc VN đối với việc cung cấp ngoại tệ cho việc
nhập cảng dụng cụ và nguyên liệu khác với hối xuất để nhập
cảng sản phẩm tiêu thụ...là
những quyết định chính trị đụng chạm khá trực tiếp đến
túi tiền của chúng ta.
Đó là chưa kể đến những quyết định quan
trọng liên quan đến mạng sống hàng triệu người:
nên đặt ưu tiên giao thương với Hoa Kỳ
hay Trung Cộng, nên thương thuyết hay tuyên chiến với
Cam bốt, nên khai thác nguyên tử năng hay đắp đập thủy
điện lực, thiết lập lò nguyên tử
năng?
Còn nữa:
- “Tất cả mọi
người đều được dựng nên bình đẳng như nhau. Tất cả đều
được ĐấngTạo Hoá ban cho một số quyền bất khả nhượng.
Trong các quyền nầy, quyền được bảo toàn mạng sống,
quyền tự do tìm kiếm hạnh phúc là những quyền thượng
đẳng“ ( Tiền Đề
Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Ký 1776)
.
- “Các Đại Diện
đồng thanh tuyên bố rằng các quyền con người do Thiên
phú, bất khả nhượng và cao quý“ 8 Tièn Đề
Tuyên Ngôn Nhân quyền và Quyền Công Dân Cách Mạng Pháp
1789 )
.
- hay “ Đảng CS
Sô Viết...xác định nền tảng cho thể chế xã hội và chính
trị Công Hoà Liên Bang Sô Viết, thiết định các quyền, tự
do và bổn phận của người dân...“ ( Tiền Đề
Hiến Pháp CHLBSV 1977)
.
Đó là những đường hướng chính trị. Cũng
vậy:
- “Nhân phẩm con
người bất khả xâm phạm.Bổn phận của mọi quyền lực Quốc
Gia là kính trọng và bảo vệ nhân phẩm đó“( Điều
1 đoạn 1 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
- "Bổn phận của
Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi
những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội,
là những chướng ngại, trong khi thực sự giới hạng tự do
và bình đẳng của người dân, không cho phép mỗi cá nhân
triển nở hoàn hảo con người của mình và tham dự một cách
thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của
Xứ Sở " ( Điều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Đó là những lời tuyên bố chính trị khác
có liên quan dến việc con người được tôn trọng và được
Quốc Gia cung cấp cho các đìều kiện thích ứng để cho
mình có được một cuộc sống xứng đáng “người cho ra
người“.
Còn nữa:
- “ Người
công nhân được quyền thù lao xứng đáng , tương xứng với
số lượng và phẩm chất công việc mình làm. Dù sao đi nữa,
lương bổng cũng đủ để bảo đảm cho mình và gia đình mình
một cuộc sống tự do và khang trang“( Điều
38, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
- “Người làm
việc có quyền được tiên liệu và bảo đảm để có đủ phương
tiện thích hợp, đáp ứng lại các nhu cầu đời sống trong
trường hợp bị tai nạn, bệnh tật, tàn phe, già nua, thất
nghiệp ngoài ý muốn“ ( Điều
38, đoạn 1, id).
- “Người phụ
nữ công nhân cũng có đủ mọi quyền và việc làm như nam
công nhân, cũng được thù lao như nam công nhân. Các điều
kiện làm việc phải được thiết định thế nào để người phụ
nữ công nhân có thể chu toàn bổn phận thiết yếu của mình
trong gia đình, phải bảo đảm cho người mẹ và trẻ thơ
bằng một sự bảo trợ đặc biệt và thích hợp...“ ( Điều
37, đoạn 1, id.)
Đó là những lời tuyên bố chính trị khác,
không xa lạ gì với những nhu cầu cuộc sống thường nhật
của chúng ta, nếu chúng ta muốn có một cuộc sống “khang
trang“ , văn minh, xứng đáng với nhân phẩm con người ,
“người cho ra người“.
Chúng tôi còn có thể liệt kê thêm hàng
trăm câu tuyên bố “ chính trị“ tương tợ, liên
quan thiết thực với đời sống chúng ta không khó khăn gì.
Chỉ cần trích ra từ các văn bản Hiến Pháp, nhứt là các
Hiến Pháp của các Quốc Gia dân chủ và nhân bản Tây Âu.
Bởi vì Hiến Pháp là văn bản “ Mẹ Đẻ của đường lối chính
trị Quốc Gia.
Thái độ tiêu cực kế đến là coi chính trị
như một cái gì dơ bẩn, xấu xa, bởi lẽ những người
làm chính trị hay đảng phái chính trị thường dùng thủ
đoạn bất chính, “mục đích biện chứng cho phương tiện“
(Macchiavelli), để đạt cho bằng được mục tiêu và cố
nắm giữ quyền bính bằng mọi giá, dù có phải thủ tiêu bao
nhiêu người và hành xử lợi ích cho bè đảng, không đếm
xỉa gì đến công ích, loại trừ đối phương bằng thủ đoạn
và nếu cần cả bằng vũ lực, tội tù, tra tấn, thủ tiêu,
không đếm xỉa gì đến luật pháp luân lý.
Qua những suy tư và trích dẩn trên,
chúng ta đã có ít nhiều khái niệm về chính trị.
I
- Chính trị là gì?
Để có một cái nhìn đúng đắn hơn với chính
trị, thiết nghĩ chúng ta nên tìm hiểu chính trị qua
những tư tưởng nguyên thủy của nó.
Từ ngữ Chính trị mà chúng ta có cùng ý
nghĩa với danh từ Politique (Pháp ngữ), Politica (La ngữ
và Ý ngữ), Policy (Anh ngữ). Politik ( Đức ngữ ) .
Tất cả những danh từ Chính trị trong các
ngôn ngữ vừa kể đều phát xuất từ danh từ Polis
của Hy lạp, có ý nghĩa là Thành phố hay Thị xã.
Thị xã Hy Lạp trong thời thượng cổ, nhứt là thời Cộng
Hoà Athène được tổ chức như những tiểu quốc gia tự lập,
trong đó mọi người được phân chia công tác tùy khả
năng, từ gác cổng, quét đường đến tổ chức phòng vệ,
sản xuất thủ công nghệ, tổ chức văn hoá nghệ thuật.
Từ ý nghĩa tổ chức phân chia công việc mà
mọi người đều tham gia góp phần sao cho đời sống chung
của Thị xã được ăn khớp nhịp nhàng đó, nảy ra những
phương thức áp dụng vào Quốc Gia, làm sao tổ chức hữu
hiệu hơn, hoạt động hoàn hảo hơn, để mưu ích cho đời
sống của từng cá nhân và lợi ích chung cho đời sống
trong cộng đồng, đó là những tư tưởng khởi thủy của
chính trị.
Do đó, Chính trị
(politique,politica policy) không có gí khác hơn là
những phương thức tổ chức Thị
xã (Polis) sao cho đời sống cộng đồng được trôi chảy,
nhằm mưu ích cho mổi cá nhân cũng như cho cuộc sống
chung của cộng đồng
Đến thời Đế Quốc Roma bành trướng
qua Hy Lạp, người La-tinh thu nhập cách tổ chức trên của
Hy Lạp cho cuộc sống Thị Xã của họ. Thị xã, trong ngôn
ngữ La tinh là Civis. Người sống trong thị
xã được gọi là Civilis, là người có cuộc sông văn
minh. Bởi vì trong tâm thức người La Tinh chỉ có những
người sống trong Thị xã (Civis), mới là người có cuộc
sống tổ chức Văn minh (Civilis), còn ai không sống
trong cuộc sống hội nhập có tổ chức, không thể nào có
đòi sống tiến bộ cho ra hồn, là người có cuộc sống
Bán Khai Mọi Rợ (Barbarus): người có râu ria xồm xàm
như quân Hung Nô, sống trong các Làng Mạc Hẻo Lánh
(Pagus).
Qua những tư tưởng Polis, Civis,
Civilis, Barbarus, Pagus trên, chúng ta có thể
rút ra một vài tư tưởng sau đây:
1) Chính trị hiểu theo nghĩa Polis là
những phương thức tổ chức Quốc Gia, nhằm đem lại lợi ích
cho cuộc sống chung cộng đồng, mà cũng nhằm phục vụ cho
từng người dân sống trong Quốc Gia, bởi lẽ, Quốc Gia hay
dân tộc là những danh từ trừu tượng, được thể hiện trên
thực tế bằng đời sống của từng người công dân một.
Dĩ nhiên , trong một tập thể chính trị có
tổ chức như Quốc Gia, nơi quy tựu chung sống của hàng
triệu người, sẽ có nhiều phương thức tổ chức thích ứng
cho cuộc sống chung và cũng liên quan đến cuộc sống
riêng rẻ của từng người, nên công việc chọn lựa thể thức
nào thích hợp nhứt sẽ hàm chứa việc người dân có quyền
đứng ra quyết định để lựa chọn, người dân có chủ quyền
lựa chọn để quyết định phương thức tốt đẹp nhứt để tổ
chức Quốc Gia hay Dân chủ ( Demokratía).
Dân Chủ theo nguyên ngữ Hy Lạp là
Demokratía ( Demos, dân chúng; Krátos, quyền hành: quyền
hành là của dân chúng hay dân chúng là chủ nhân của
quyền hành, có quyền định
đoạt đường lối để tổ chức Quốc Gia hay Chính Hướng,
đường lối Chính Trị).
Những ai muốn đứng ra lãnh đạo Quốc Gia
có nhiệm vụ đề ra những phương thức tổ chức (hay “
Đường lối lãnh đạo Quốc Gia” hoặc “ Chương trình
chính trị”, nói theo ngôn từ của chúng ta), để người
dân phán đoán và lựa chọn.
Những thủ đoạn, lưà lọc, mỵ dân, khủng
bố, cấu kết , bè phái để đoạt lấy và khăng khăng giữ lấy
quyền bính tiêu diệt đối phương là những hành vi băng
hoại chính trị (dégénération) , chớ không phải chính
trị hiểu theo nguyên ngữ và tư tưởng cao đẹp khởi thủy
của nó.
2) Ngưới Hy lạp, nhứt là người La tinh,
cho rằng, người sống ngoài Thị xã (Polis hay Civis) là
những người man rợ, bán khai, bởi lẽ đời sống không có
tổ chức để người nầy hổ trợ người khác, sáng kiến của
người nầy bổ túc làm lợi ích cho ngươi khác, đời sống
không thể nào có tiến bộ: ”nhân vô thập toàn “ là
vậy.
Tư tưởng đó vẫn còn có giá trị hiện đại
đối với chúng ta. Chúng ta muốn trở thành văn minh,
chúng ta muốn đất nước chúng ta tiến bộ,
chúng ta phải ở trong Thị xã (Polis hay
Civis): chúng ta phải tham dự chính trị.
Trong một Quốc Gia, tham gia chính trị có
nghĩa là
a - bầu cử,
b - ứng cử để chuyển đạt ý kiến của
người dân trong Quốc Hội, để hành xử quyền của người dân
giao phó cho trong Chính Phủ,
c - mà cũng có nghĩa là tham gia vào
các tổ chức, đảng phái để nói lên tiếng nói, ảnh hưởng ,
đặt điều kiện với các tổ chức quyền lực Quốc Gia trong
các quyết định chính trị, nếu chúng ta không muốn những
ai cầm quyền đưa ra các quyết định áp đặt lên đầu lên cổ
chúng ta và người đồng hương chúng ta.
d - và sau cùng là cũng có thể đứng ra
đảm nhiệm hành xử quyền lực Quốc Gia, đem tài năng hiểu
biết của mình để làm lợi ích cho chính mình và cho đồng
bào mình.
Như vậy ý nghĩa của việc tổ chức Thị xã (
Polis) là những phương thức điều hành để phân công, mỗi
người một việc, tùy khả năng và tuỳ nhu cầu của Thị xã,
nhằm sao cho công việc của Thị xã được ăn khớp, nhịp
nhàng, hữu hiệu. Nói cách khác, những phương thức đó hay
“đường lối chính trị” phải nhằm phục vụ công ích. Bởi
đó, dùng chính trị để trục lợi cho cá nhân, phe nhóm, để
“phục vụ Đảng” là đi ra ngoài tư tưởng nguyên thủy cao
cả của việc tổ chức chính trị.
II - Tham vọng chính trị.
Một số khá lớn dư luận quần chúng, mỗi
khi thấy ai đứng ra tổ chức hội đoàn, sinh hoạt họp hàng
với người khác, cho rằng “thằng cha đó có tham vọng
chính trị”.
Dưới đây chúng ta thử xét ý nghĩa đứng
đắn của câu nói trên. Cái lạ của thái độ phần đông chúng
ta là gán “thằng cha đó tham vọng chính trị” cho những
ai có khuynh hướng hoạt động chính trị, còn “tham vọng”
ở những lãnh vực khác thì không thấy mấy ai chửi bới. Ví
dụ không ai chửi bới một sinh viên cắp sách vào đại học
:”thằng cha đó có tham vọng kỹ sư, con mẹ đó có tham
vọng bác sĩ, bọn đó có tham vọng làm thú y, luật sư,
giáo chức...”.
Thái độ trên của chúng ta có lẽ thoát
thai từ quan niệm sai lầm về chính trị như là một môi
trường bẩn thỉu , thủ đoạn, bất chính chớ không phải từ
quan niệm Polis, Civis: phương thức tổ chức để điều hành
hoạt động quốc gia, mưu ích cho cuộc sống cộng đồng quốc
gia và cho từng cá nhân mổi công dân trong cộng đồng.
Nếu chúng ta có cái nhìn đứng đắn về
chính trị theo tư tưởng Polis, Civis, tổ chức chính trị
để phục vụ công ích, thì câu nói “thằng cha đó có tham
vọng chính trị” sẽ không có ý nghĩa chê trách gì , ngoài
ra hơn là “dốt, bất tài, vậy mà cũng tham vọng chính
trị”.
Trong chiều hướng đó, câu phê phán của
chúng ta nhằm đòi hỏi cũng như khuyến khích những ai
muốn lãnh lấy trách nhiệm đối với đời sống hàng bao
nhiêu triệu đồng bào phải là những người có đức độ và
kiến thức. Người tay ngang không thể bốc đồng làm
bác sĩ chữa bệnh, làm kỹ sư , kiến trúc sư thiết kế đồ
án xây cất. Vậy thì tại sao người làm chính trị, cầm
trong tay vận mệnh của bao nhiêu triệu đồng bào trong
tay lại có thể là tên “ tay ngang nhào vào chính trị”:
“Người làm
thầy thuốc mà sai lầm, là giết hại mạng người,
Người làm tướng mà sai lầm, tiêu diệt
cả đoàn quân,
Người làm chính trị mà sai lầm, đại
hoại cả đất nước,
Người làm tư tưởng mà sai lầm, tiêu
diệt không biết bao nhiêu thế hệ”
( Khổng Tử ?).
Một trích dẩn khác:
“Nhiều học
thuyết chính trị cảnh cáo chúng ta đừng lầm tưởng giữa
những mơ ước đối với chính trị và những gì chính trị thể
hiện trong thực tại...Những kết quả của chính trị và
kinh tế không phải là những gì chúng ta mơ tưởng phải
có, mà là những gì chúng ta đã đặt nền tảng thực hiện
trước để có kết quả...” (Giovanni Sartori, Elementi di
teoria politica, III Zanichelli Bologna 1996, 129)
Viết tới những dòng nầy, người viết hồi
tưởng lại miền Nam trước 1975. Chúng ta không nghi ngờ
gì đến tài thao lược binh bị của những người lãnh đạo
Quốc Gia lúc đó. Nhưng liệu những tướng tá cầm quyền
thời đó có kiến thức chính trị tương xứng để lãnh đạo
quốc gia trước cơn sóng gió của thời cuộc không? Biết
đâu vận mệnh đất nước đã không ở trong một hoàn cảnh
khác, nếu những vị lãnh đạo lúc đó có khả năng thực sự
cho trách nhiệm.
Đặt câu hỏi để chúng ta cùng suy nghĩ.
Giáo sư Giovanni Sartori cũng còn thêm:
- " Giả sử anh
có tư tưởng chính trị đúng đắn, chính đáng và có khả
năng đem lại lợi ích cho dân tộc, hoặc có khả năng có
thể đảm nhận những vai trò quản trị Đất Nước, nhưng vì
"an phận thủ thường, mặc kệ", có thể kẻ khác có suy nghĩ
lệch lạc, vô tài thất đức vì danh vọng, lợi nhuận "nhào
ra" hoạt động chính trị, các hậu quả tai hại đổ nát sẽ
đổ xuống trên đầu đồng bào, thân nhân của anh và cả trên
đầu anh. Ráng chịu ! " ( Giovanni Sartori, id. 133).
Qua những gì vừa trình bày, nếu người làm
chính trị có kiến thức, đạo đức và mục đích đem chương
trình chính trị để phục vụ công ích bằng những phương
tiện hợp pháp và chính đáng, thì câu nói “thằng cha đó
có tham vọng chính trị” sẽ trở thành vô nghĩa, nếu không
phải phát sinh từ những hậu ý bất chính nào đó.
III - Chính trị và
lương tâm kitô hữu.
“Người công
giáo có khả năng về chính trị không nên thối thoát trong
việc đảm nhận những chức vụ công cộng, bởi vì họ có thể
góp phần một cách hữu hiệu vào việc quản trị công
ích...”.
Hoặc:
“ Người Kitô hữu phải hợp tác với tất cả
những người khác trong việc tổ chức đúng đắn những lãnh
vực kinh tế, xã hội...”.
Còn
nữa:
“ Người Kitô hữu
có bổn phận nặng nề, phải hợp tác với tất cả những nười
khác trong việc xây dựng một thế giới xứng đáng với địa
vị con người hơn”.
Ba văn kiện mà chúng tôi vừa trích dẩn
(và còn nhiều văn kiện khác của Công Đồng Vatican II,
cũng như những Thông Điệp mới đây của Đức đương kim
Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II: Sollecitudo Rei Socialis,
Christi Fideles Laici, Centesimus Annus) , qua những
từ ngữ “không nên thối thoát”,” phải hợp tác”,” có
bổn phận nặng nề” đăt người tín hữu Chúa Kitô trước
chính trị, không như trước một trò chơi giải trí, một
hobby, mà là trước lương tâm trách nhiệm.
Từ ngữ “Tham vọng chính trị” đối với
ngưới tín hữu Chúa Kitô không những phát biểu một tư
tưởng lổi thời, không cần phải đặt ra theo ý nghĩa
nguyên thủy cao cả của tư tưởng Polis, Civis chúng ta đã
thấy ở trên cũng như theo ý thức trách nhiệm trong những
văn kiện của Giáo Hội vừa đề cập.
Dĩ nhiên Giáo Hội không xác định mức độ
đến đâu mỗi tín hữu phải tham dự vào chính trị. Điều đó
tùy thuộc khả năng, hoàn cảnh và lương tâm của từng
người.
Câu hỏi được đặt ra có ý nghĩa hơn, có lẽ
là câu phát biểu thái độ ngược lại với “tham vọng chính
trị”. Đó là “dửng dưng đối với chính trị”, “đứng ra
ngoài chính trị, để ai làm gì mặc ai”.
Để trả lời cho lương tâm người tín hữu
Chúa Kitô trong trường hợp nầy, Chúa Giêsu kể cho chúng
ta dụ ngôn “Người Samaritano”. Người Samaritanio dừng
lại băng bó vết thương và cỏng người bị cướp đánh giở
sống giở chết bên vệ đường về quán trọ để chăm sóc,
trong khi đó thì vị thông thái luật cũng như thầy tư tế
thấy kẻ xấu số, lách sang rồi bỏ đi luôn .
Nếu chúng ta quy tóm Mười Giới Răn của
giáo lý Thiên Chúa Giáo lại chỉ còn Hai Giới Răn: kính
Chúa và yêu người, chúng ta sẽ thấy được lời tuyên án
nặng nề của Thánh Gioan đối với những ai không có lòng
đối với người anh em đồng loại:
- “ Ai không yêu
thương anh em là người mình thấy được, làm sao có thể
kính yêu Thiên Chúa, Đấng mà mình không thấy”.
Nói cách khác, ai không thương yêu anh
em, thì cũng không thể kính yêu Thiên Chúa, không còn
phải là người tín hữu Chúa Kitô. Người không kính yêu
Thiên Chúa, mà cũng chẳng tha thiết gì đến anh em, là
người vừa vô đạo vừa bất nhân.
Một trong những điểm nổi bậc của Công
Đồng Vatican II là làm cho chúng ta ý thức đến thái độ
thiếu trách nhiệm trong việc “lách sang rồi bỏ đi luôn”
(Lc.10,30-36).
Trong kinh Cáo Mình trước Công Đồng
Vatican II chúng ta đọc thấy câu:
- “...lòng động,
lòng lo, miệng nói, mình làm. Lổi tại tôi, lổi tại tôi,
lổi tại tôi mọi đàng...”.
Trong khi đó thì kinh Cáo Mình hiện tại,
sau Công Đồng Vatican II cho chúng ta:
“ ..con đã phạm
tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những
điều thiếu sót (omissio). Lổi tại tôi, lổi tại tôi, lổi
tại tôi mọi đàng...”
So sánh hai kinh Cáo Mình, chúng ta thấy
Công Đồng Vatican II làm cho chúng ta ý thức đến điều
đáng lý chúng ta phải làm, nhưng chúng ta đã “tự ý bỏ
qua” ( omissio) trong La ngữ có nghĩa là tự ý bỏ
qua, mặc dầu mình ý thức đó là bổn phận, chớ không phải
chỉ thiếu sót vì thờ ơ, quên lãng), tạo ra việc chúng ta
thiếu trách nhiệm đối với Chúa và đối với anh em, vì
không thương yêu anh em , như lời khiển trách của Thánh
Gioan (1 Gv. 4,20s). Điều “tự ý bỏ qua, không
hành động , không can thiệp vào việc mà đáng lý chúng ta
phải làm” (chớ không phải “thiếu sót”) đó là một hành
vi lổi phạm một trong hai Giới Răn của Chúa, là tội, chớ
không phải là hobby, muốn làm hay không cũng được.
Ngoài ra những văn kiện của Giáo Hội thúc
đẩy chúng ta ý thức đến việc dấn thân chính trị, cộng
tác với anh em khác, công giáo hay không cũng vậy, để
xây dựng một xã hội tương xứng hơn với địa vị con người,
lương tâm kitô giáo đòi buộc chúng ta “không được tự ý bỏ
qua” trách nhiệm chính trị, khi đức bác ái đối với anh
em, đối với Quốc Gia Dân Tộc, đòi buộc chúng ta phải hiện
diện.
Giả sử chúng ta có khả năng, có chương
trình phát triển chính trị, xã hội, kinh tế hữu hiệu, hợp
lý và khả thi, làm cho dân tộc chúng ta có đời sống
“người cho ra người“ hơn, nhưng vì lý do nào đó chúng ta
“không tham vọng chính trị” , trốn tránh trách nhiệm, để
mất cơ hội, để kẻ khác kém tài năng hơn lãnh đạo làm cho
đât nước cơ cực, dân chúng ngu dốt, lầm than. Thái độ “vô
trách nhiệm, tự ý bỏ qua” (omissio) đó, chúng ta phải
trả lời trước mặt Chúa, trong lời khiển trách của Thánh
Gioan (1Gv.4,20s) .
Để kết thúc, chúng tôi xin mượn lời
Đức Giáo Hoàng Pio XI nói về chính trị:
- “Ngoài đức
bác ái tôn giáo ra, không có đức bác ái nào lớn hơn đức
bác ái chính trị, vì chính trị liên quan mật thiết đến
đời sống con người” (Thông Điệp QUADRAGESIMUS
ANNUS) .
Và Đức Phaolồ VI mời gọi giáo dân: