CÁC MÓN ĂN ĐỘC ĐÁO VIỆT NAM

Bánh Da lợn



Bánh Da lợn

Nguyên liệu

Màu Xanh :

600 gr Bot năng Tapioca
2 lon cốt nước dừa (loại 400ml 1 lon ) 800 ml
1 lon nước ấm 400 ml
600 gr đừơng cát
1 it màu la dứa xanh . Hoặc mua lá dứa ve xay nhuyển vắt lấy nước thay 400ml nước lạnh ỏ trên

Màu vàng :

200 gr Đậu xanh cà không có vỏ
300 gr Bột năng Tapioca
200 gr Đường cát
1 lon nước cốt dừa 400 ml
1/2 lon nước ấm 200 ml
1 ít màu vàng

Cách làm :
Tất cả nguyên liệu của màu xanh pha chung với nhau trong 1 cái thau lớn . Lấy cái rổ lưới lược lại 1 lần để bột không bị ốc châu
Đậu Xanh ngâm mềm nấu chín , tán nhuyển .. pha chung vớii nguyên liệu màu vàng ..

Bắt nồi nước hấp thật sôi ..để cái xửng hấp bánh vào .. Thoa dầu ăn vao cái xửng .

Đổ từng lớp màu xanh hấp chín trước rồi đến màu vàng Mổi lớp hấp khoảng 5 phút , nhìn thấy bột trong veo la chín ...

Với Nguyên liệu trên làm được 3 ổ bánh đường kính 22 cm , độ cao 5 cm .

Nhớ là chịu khó đứng đổ 9-11 lớp mỏng .

Chúc bà con làm thành công .


* "bếp-sĩ" of món bánh nầy không cho biết tên



PS.
ah, "thứ-sĩ" EmNT vừa gửi cho hai nhỏ nhà ThyThy xem một cảnh làm bánh mì of người Indian
phục tài làm bếp mí ngừ trong cái link nầy luôn

http://www.wimp.com/indiankitchen

Merci NT

Xôi mặn-ngọt ...

Xôi mặn-ngọt với đậu phọng - lạp xưởng - tôm khô


1- đậu phọng nguyên hạt (mấy tiệm Á Châu ở Paris đều có bán, nhớ chọn loại đậu phọng hạt nhỏ và tròn là ngon nhất)
- bỏ đậu phọng vào cái xoong cho nước nhiều chút rồi đun sôi chừng 10 - 15 phút >> để đậu phọng vừa chín, vừa bớt chát vỏ và vỏ đậu phọng bớt màu nâu.
- sau đó xả nước lạnh cho sạch rồi sẽ trộn với nếp trước khi đem nấu thành xôi.

2 - nếp :
- nếu chịu khó : nếp ngâm trước 1 đêm với nước ấm. Hôm sau để ráo nước rồi trộn với đậu phọng đã nấu ở trên + thêm chút muối >> bỏ lên xửng hấp. Xôi đồ kiểu nầy sẽ không bị ướt.

- nếu vội hay ngại thì nấu giống cơm nếp - nhưng phải canh chừng đừng để nếp bị nhão nhoẹt ? :chopmat:
>> nếp chỉ cần xả nước khi cần nấu, sau đó trộn với đậu phọng đã nấu chín ở trên >> bỏ vô cái xoong không dính >> cho nước xấp xấp nếp >> đun to lửa tới khi sôi thì cho lửa vừa vừa và thi thoảng xới lên >> khi cạn nước đậy nắp cho lửa TO chút xíu rồi bớt lửa nhỏ nhất >> chừng 15 phút sẽ chín nếp.

* như hôm qua - đĩa xôi trên đây là HTMT nấu cơm nếp .. và cũng hơi bị ướt xíu - vì nấu nhiều nếp nên thêm nước khi đã sôi - khi đó sợ cơm nếp khô quá không chín đều

3 - tôm khô :
- ngâm trong nước lạnh xấp con tôm trước khi nấu chừng 1 giờ.
- xắt củ hành echalote cho vào chút dầu khi thấy hơi vàng thì bỏ vào ít hành lá xắt nhỏ >> lấy hành ra cái chén nhỏ để khi nào xong xôi mới trộn vô. Bỏ tôm khô + nước tôm ngâm tôm khô vào xoong này và thêm chút bột súp hay chỉ cần muối và chút đường >> đun sôi liu riu khi thấy cạn nước tôm là được (nhớ đừng để khô quá tôm sẽ cứng, và khi nấu tôm không nên đậy nắp - tôm sẽ mất thơm.)

4 - lạp xưởng :
- bỏ vô cái xoong luộc lên cho lạp xưởng nở tròn đều = sôi chừng 5 phút.
- lấy lạp xưởng ra - bỏ vô cái xoong không dính với xíu xiu dầu và để lửa vừa vừa cho lạp xưởng ra hết mỡ và thơm - nhớ trở lạp xưởng thường xuyên để không bị cháy lớp vỏ bên ngoài.
- sau đó cắt lạp xưởng - tùy theo ý thích = khoang tròn (như HTMT làm ở trên) hay là cắt hơi xéo chút cũng đẹp.:smile:

5 - sau cùng : trộn vào xôi lạp xưởng, tôm khô, hành. Nhưng nhớ để lại mỗi thứ một chút để sau khi lấy xôi ra đĩa thì bày lên mặt đĩa xôi cho đẹp ..

Món xôi nầy không khó, chỉ tội lách cách thôi á. Nhưng so với Xôi Vò thì vẫn đỡ hơn nhiều.

03 Janvier 2011
ThyThy_Hoàng Thy Mai Thảo

Xôi Vò












Gỏi Miến Thái

Nguyên liệu:
_ 100g miến
_ 200g tôm
-200g thịt heo luộc cắt mỏng
-200g mực luộc cắt mỏng
_ 3 củ cà rốt
_ 3 hành tây
_ ngò rí
_ 3 lá chanh, 2 tép sả
_ 4 trái ớt sừng, trái trái ớt hiểm
-Paprika xanh, đỏ , vàng : mỗi màu 1 trái
-Dưa leo : 4 trái
-Kohlrabi : 3 trái
-1 chén giá sống
_ Gia vị: chanh, tiêu, muối, đuờng ...

Cách làm :
_ Cà rốt bào sợi mỏng, sả xắt khoanh nhuyễn
_ Lá chanh xắt sợi nhuyễn, ngò xắt nhuyễn, hành tây xắt sợi mỏng
_ Miến ngâm nở mềm, chần qua nước sôi rồi xả quá nước lạnh cho không dính, để ráo
_ Tôm luộc chín bóc vỏ bỏ đầu xắt làm đôi,
_ Ớt sừng + ớt hiểm bỏ hột xắt nhỏ cho vào máy sinh tố cùng với 4 ms dấm xay nhuyễn
-Paprika cắt sợi
-Dưa leo, Kohlrabị cũng cắt sợi
* dưa leo, cà rốt, paprika, kohlrabi : xốc muối để 15p . Sau đó bóp muối cho ráo .
_ Nước trộn gỏi : muối + đường + nước chanh + ớt xay quậy đều
_ Cho vào thau trộn sả + cà rốt + hành tay+ dưa leo+ paprika+ giá sống +kohlrabi + 1/2 nước trộn gỏi + lá chanh + miến + ngò trộn đều nêm lại nếu nhạt thì cho thêm nước trộn gỏi.
- Sau đó trộn thịt, tôm , mực vào .
_ Cho gỏi ra dĩa,, rắc đậu phộng và ngò lên mặt , ăn kèm bánh phồng tôm .

Lan Thanh

chè bắp :

Nguyên liệu :
-2 trái bắp
-2 nắm tay gạo nếp
-1 lon nước cốt dừa
-2 lon nước dừa tươi
-vani
-đường ( tùy mình nêm )
Cách làm :
-Nếp nấu với nước dừa tươi cho chín mềm ( cho tí xíu xiu muối vào )
-Bắp : em thích ăn hột to nên lấy dao xén xén xén. Nếu các chị thích ăn mỏng thì lầy bào bào bào bào.
-Khi nếp chín , cho bắp vào , thêm nước dừa nấu liu riu , nhớ thỉnh thoảng khuấy hổng thôi nếp dính đái nồi.
-Nấu khi hơi cạn nước , bắp chín , thì nêm đường , cho nước cốt dừa vào quậy đều, cho vani vào.
Vậy là xong nồi chè bắp.
Chúc các chị nấu ngon.

 
Dưa hành ngày Tết


Cùng với thịt mỡ và bánh chưng, dưa hành đã thân thuộc trong cách nghĩ “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Dưa hành là một món không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt.

Chọn hành:

Hành củ chọn loại đều, chắc củ, không bị thối hỏng, bóc bỏ lớp vỏ già bên ngoài sẽ lộ ra thân củ màu trắng hoặc trắng hơi ngả tím. Kinh nghiệm của nhiều bà nội chợ cho rằng sử dụng củ hành trắng hay hành hương ăn ngon và thơm hơn hành tía. Hành tía hăng, cay hơn khiến cho vại dưa lâu chín hơn.

Một số nguyên liệu khác có thể đi kèm: cải bẹ (dùng để xếp lớp bổ sung vào vại muối hành); mía lót đáy vại, đường, rượu trắng, giấm (khiến dưa hành chóng chua hơn, có thể không cần). Tro bếp, phèn chua hoặc nước vo gạo như một dạng thức phụ gia để ngâm hành trước khi muối.

 

Cách muối:

Cách làm dưa hành không mấy cầu kỳ: hành củ chọn củ chắc, đem ngâm một ngày một đêm trong nước vo gạo, nước tro bếp hay nước pha phèn chua, cho thêm chút muối cho hành chắc củ và bớt hăng.

Ngâm qua một ngày đêm thì đổ bỏ nước vo gạo (hay nước tro), thay bằng nước lã pha muối, ngâm thêm một ngày để hành trắng và giòn. Sau đó đem hành ra bóc bớt vỏ già bên ngoài để lộ phần vỏ trắng, cắt bỏ rễ, rửa lại trong nước pha muối loãng cho thật sạch và để ráo nước trước khi cho vào lọ thủy tinh (hay vại sành) muối.

Đun sôi nước, pha muối theo một tỷ lệ 1 lít nước thêm vào 3 muỗng muối, 1 thìa đường (thường mỗi lít nước khoảng 50g muối), nếu muốn chua nhanh có thể cho chút rượu trắng hoặc giấm. Nếu có mía thì không cần đường. Để nước nguội bớt trước khi muối hành.

Mía róc vỏ, chẻ nhỏ xếp lót xuống đáy lọ thủy tinh hay vại sành, sau đó xếp hành củ vào lọ. Nếu muối xen kẽ với cải bẹ thì xếp cứ một lớp cải một lớp hành. Đổ nước muối đã pha ngập nguyên liệu trong lọ rồi dùng vỉ tre gài chặt, dùng vật nặng nén lại như muối các loại dưa khác.

Một số nơi không nấu nước muối pha đậm để muối hành ngay từ đầu mà rắc muối hạt với hành, cứ một lớp hành một lớp muối. Sau một thời gian (khoảng 1 tuần) trút bỏ nước muối mặn đó đi, đem hành ra rửa sơ và pha nước muối mới loãng hơn đổ vào lọ. Cách làm cầu kỳ này giúp hành trắng, giòn và ít bị nẫu.

Dưa hành, thịt mỡ, bánh chưng xanh:

Dưa hành chín (chua dịu nhẹ, hết hăng) trong một khoảng thời gian tương đối dài tính từ khi bắt đầu muối. Tùy thuộc thời tiết, loại hành và phương thức muối , dưa cần được làm trước tết khoảng một tháng (với hành để nguyên không bóc bỏ bẹ già, chỉ dùng muối như gia vị chính) hoặc nửa tháng (với hành bóc vỏ), hay một tuần (với chút giấm, rượu trắng và đường thêm vào vại dưa để sản phẩm mau chua) để kịp bày lên mâm cỗ Tết. Dưa ngon nhất khi củ hành có màu trắng nuột, độ chua vừa phải không bị hăng cay, ăn giòn và không bị ủng.

Dưa hành thường được sử dụng như một món ăn kèm với bánh chưng hoặc với các loại thịt nhiều mỡ (thịt đông, thịt kho Tàu, thịt luộc) cho đỡ ngán trong những ngày Tết. Vị chua dịu, cay nhẹ của dưa hành vừa giúp gia tăng hương vị vừa giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn.

 
Dưa chua ngày Tết ở Tây Nam bộ


Vào những ngày Tết, gần như nhà nào cũng có nồi thịt kho, keo dưa chua (dưa món, dưa củ kiệu, dưa tỏi, dưa hành, dưa cải, dưa cà pháo) v.v …Ngoài các loại dưa chua quen thuộc như các vùng khác, ở miền Tây Nam bộ có nhiều món dưa chua độc đáo ít người biết.

Miền Tây Nam bộ là nơi có nhiều thứ dưa chua lạ như: dưa ngó sen, dưa rau muống, dưa gừng, dưa bồn bồn, dưa năng bộp…. Mời các bạn khám phá các loại dưa chua nầy.

Dưa ngó sen:


Đây là phần tược non của cây sen, mọc chìm sâu dưới bùn. Ngó sen có rất nhiều ở các tỉnh như Đồng Tháp, Sóc Trăng…Người dân nơi đây thường dùng ngó sen làm thức ăn như: nấu canh chua, nấu lẩu, trộn gỏi… và làm một món hấp dẫn trong ngày Tết là dưa ngó sen.

 

Ngó sen mua ở chợ về lặt lấy phần non rửa sach, để ráo, cắt khúc vừa gắp. Cho ngó sen vào ngâm với nước cốt chanh pha nước lạnh (1 kg ngó sen khoảng ½ kg chanh tươi), cùng với bột mì tinh trong khoảng nửa giờ. Lấy ra, xả nước lạnh vài lần, để ráo. Nấu giấm, đường, muối (1 lít giấm + ½ đường, 3 muỗng canh muối bọt) cho sôi để nguội. Cho ngó sen vào keo, đổ nước giấm đường nguội vào, ngày hôm sau là có thể dùng.

* Dưa rau muống

 

Rau muống mà làm dưa thì “ăn phát ghiền”. Rau muống mua về (lựa rau muống ta, làm dưa mới giòn, ngon) lặt lấy phần non, bỏ lá, rửa sạch, để ráo. Cho rau muống và tỏi, ớt xắt lát (ít nhiều tùy khẩu vị) vào keo. Nấu hỗn hợp giấm đường, muối cho sôi (theo phân lượng như làm dưa ngó sen). Múc nước giấm đường đổ vô keo ngay khi còn nóng. Dùng đũa dìm rau muống ngập sâu vào giấm, ngày hôm sau là dùng được.

* Dưa gừng:

Đây là món rất thích hợp với món thịt kho tàu vốn nhiều mỡ. Gừng mua ở chợ phải chọn gừng non (làm dưa ăn giòn, ít cay), rửa sạch, cạo vỏ, bào mỏng, cho vào thau xả với nước lạnh vài lần cho sạch (hết phần nước đục). Đem gừng ngâm với nước lạnh + bột mì tinh + một ít phèn chua (cho trắng và giòn) sau đó phơi nắng vài giờ rồi xả lại với nước lạnh cho sạch, để ráo. Cho gừng vào keo. Nấu giấm đường (phân lượng như làm dưa ngó sen) để nguội, đổ vào. Muốn cho dưa chua ngon, ngâm khỏang 2 hôm hãy dùng. Để tránh mốc và không bị chua nên để hũ dưa gừng vào lạnh.

* Dưa bồn bồn:

Bồn bồn là loại cỏ hoang (cùng họ với lác), mọc ở các đầm lầy, ruộng thấp, lá dài giống lá sả. Bồn bồn mọc nhiều nhất là ở Cà Mau và Bạc Liêu. Người ta tách lá, lấy lõi non của cây để chế biến các món ăn như xào tép, xào thịt, nấu lẩu, nấu canh chua… Ngoài ra, bồn bồn còn làm dưa chua để chấm với nước thịt kho hay cá chiên.

 

Bồn bồn mua ở chợ lựa những lõi bồn bồn còn tươi non. Phần thân, lá non cắt khúc vừa gắp, phần gốc chẻ đôi. Rửa nước lạnh vài lần cho sạch, để ráo. Cho vào keo, nấu hỗn hợp giấm đường để nguội (phân lượng giấm đường như các món trên) đổ vào. Cũng có thể dùng nước vo gạo thay giấm đường, để qua 2 hôm thì chua. Muốn tăng hương vị và chất lượng nên cho vào ngăn lạnh trước khi dùng!

* Dưa năng bộp:

Trái với năng kim có cọng nhỏ, năng bộp cọng lớn hơn đầu đũa, bên trong có nhiều ngăn xốp. Loại cây này có tên năng bộp là do khi tước phần non của cọng năng, dùng 2 tay vỗ vào cọng sẽ phát ra tiếng “bộp”. Đây là một loại rau sạch, rất ngon, mọc tự nhiên nơi đồng ruộng, nhiều nhất ở miệt Sóc Trăng, Bạc Liêu…Người dân nơi đây thường tước phần non của năng bộp để bán và làm thức ăn như: xào, nấu canh, ăn sống, hoặc làm dưa chua để chấm các món kho.

 

Cách làm dưa nầy cũng giống như dưa bồn bồn. Tước những đọt non của năng bộp, cắt từng khúc vừa gắp, chẻ đôi. Rửa với nước lạnh vài lần cho sạch, để ráo. Cho năng bộp vào keo. Nấu giấm đường để nguội. Ngày hôm sau là có thể dùng.

 
"Độc chiêu" muối dưa hành ngọt mà không hăng


Nguyên liệu:


1,2 kg hành tím

1/2 kg khế chua chín

300 g muối hột

300g đường

400 ml dấm trắng

Cách làm:

 


Hành tím lột vỏ, cắt rễ cho sạch.

Khế cắt nhỏ.



Xếp một lớp hành, một lớp muối hột (1), vắt nước khế chua vào ngập hành (2), bã khế phủ lên mặt (3), đậy lại để một ngày, thỉnh thoảng trở vài củ trên mặt để hành được đều màu, hành sẽ có màu tím đỏ đẹp.
Sau một ngày, chuẩn bị 2 chén dấm để rửa hành (4): vớt vài củ hành cho vào một chén dấm rửa lần một, sau đó vớt qua chén dấm thứ hai rửa lần hai, vớt ra rổ cho ráo.



Dùng 200g đường, xếp một lớp hành, rắc một lớp đường vào lọ cho đến khi đầy lọ, lớp trên cùng là đường (5), để nửa ngày sẽ ra nước (6).
Nấu 100g đường còn lại với 400 ml dấm, để nguội, cho vào lọ hành (vẫn giữ lại nước hành có trong lọ, đừng chắt ra). Nếu có nan tre thì gài lên mặt cho hành ngập trong dấm, nếu không có thỉnh thoảng dùng muỗng sạch ấn hành xuống. Để nửa ngày cho ngấm, cho vào tủ lạnh sẽ giữ được màu tím đỏ.



Nếu thích mùi hăng của hành thì chừng 1 tuần là ăn được. Nếu không thích mùi hăng, giữ trong tủ lạnh vài tháng màu vẫn đẹp mà ăn lại không có mùi hăng.

 
Món ngon độc đáo miền Tây Nam Bộ


Miền Tây xưa nay nổi tiếng về các món đặc sản vùng sông nước. Xin giới thiệu một số món ngon độc đáo của vùng đất này.


 
Cá lóc hấp mẻ



Trong các loài cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì cá lóc là đặc sản tiêu biểu nhất. Cá lóc được chế biến rất nhiều món, từ nướng, chiên, hấp, nấu canh…

Làm món này cũng khá đơn giản: bạn sử dụng cá lóc đồng khoảng 800g tới 1kg, còn sống. Hấp mẻ cũng như nướng, không cần đánh vảy, cạo nhớt, mổ bụng, hay tẩm ướp gia vị trước.

Cơm mẻ là chất làm chua từ cơm nguội cho lên men. Cơm mẻ có vị chua dịu, rất đặc trưng.

Hành cọng cắt khúc dài, sắp xuôi, hành củ cắt mỏng, lót dưới khay. Cá ngâm nước muối vài phút, rửa thật sạch, để lên trên khay. Phủ một chén cơm mẻ lên mình cá, để lửa sôi liu riu. Thấy da cá nhăn nhíu lại là cá đã chín.

Món này ăn với bánh tráng cuốn tép luộc kèm rau thơm, khế xanh, xà lách, chuối chát, bún và tai heo luộc. Nước chấm có thể là nước mắm me hoặc chút cơm mẻ dầm muối ớt.

 
Cách làm sợi bánh canh


Nguyên liệu:

• 500g bột gạo
• 200g bột năng

 

Thực hiện:

• Trộn bột gạo+ bột năng.

• Nhồi bột với nước nóng, nhồi nhanh và mạnh tay cho bột dẻo nhưng không nhão.

• Cho bột ra một cái thau sạch, ép bột cho thẳng mặt. Đổ nước sôi cao hơn bột khoảng 5 cm. Đậy lại cho đến khi nguội.

• Chắt hết nước ra khỏi thau bột. Dùng tay nhồi lại cho mịn, bột sẽ dẻo , hơi nhão và rất ngon.

• Múc một ít bột rót xuống, thấy bột chảy xuống đều, nhưng không chảy như nước, chảy thành dòng hơi dẻo là được. Nếu thấy bột đặc quá thì phải nhồi thêm với nước sôi .

• Nấu một nồi nước sôi. Cho bột vào trong một cái phễu (quặng). Rưới tròn đều cho bột chảy từ từ xuống nồi nước sôi.

• Khi bột trong nồi trong thì vớt ra cho vào thau nước lạnh, ngâm khoảng 5 phút, cho qua thau nước lạnh thứ nhì rồi vớt ra cho vào rổ, để ráo nước.

• Làm cho hết bột. Nếu nước sôi trong nồi bị đục thì thay nước khác.

Lưu ý: Nước không sôi mạnh quá, bánh canh sẽ bị gãy .
 

Bánh cuốn chảo không dính


http://www.youtube.com/watch?v=roSbGX_V_WA&feature=player_embedded

 
Trứng luộc hoa văn


Chỉ với bịch trà túi lọc, vài nhánh hoa hồi, bạn có thể vẽ lên một "tác phẩm" trứng luộc với những họa tiết hoa văn lạ, mùi thơm hấp dẫn và đẹp mắt.

 

Chuẩn bị:


Một cái nồi, trứng, gói trà túi lọc (atisô), hoa hồi.

Luộc trứng:

 


Trứng rửa sạch cho vào nồi nước lạnh, luộc qua nước sôi (khoảng 3 phút) để lòng trắng bên trong đặc lại. Vớt trứng ra rổ để nguội. Dùng muỗng canh đập nhẹ để vỏ trứng tạo ra những vết nứt gãy bên ngoài.



Thả trứng vào trong nồi nước lạnh + trà túi lọc + hoa hồi (tùy vào số lượng trứng luộc bạn có thể cho nhiều hay ít túi trà và hoa hồi). Luộc trứng trong nước trà hoa hồi từ 7 – 10 phút cho màu trà, mùi thơm hoa hồi thấm đều vào trong những vết nứt của vỏ trứng.



Trứng chín, vớt để trong rổ cho ráo nước, bóc vỏ bên ngoài bạn sẽ có một tác phẩm nghệ thuật trên lòng trắng quả trứng làm nhiều người phải bất ngờ.


 
Chạo cua


Nguyên liệu: 200g nạc cua, 200g cá thác lác nạo, 200g giò sống, 100g mỡ heo (phần mỡ lưng), sả cây (lấy phần củ sả), dầu ăn vừa đủ.

Gia vị: Hai muỗng cà phê hạt nêm, một muỗng cà phê tiêu, hai muỗng cà phê đường, một muỗng cà phê muối, hai muỗng cà phê hành tím băm, một muỗng cà phê rượu trắng, một muỗng cà phê tỏi bằm, hai muỗng cà phê sả bằm.


 

Ảnh: Nguyễn Luân



Thực hiện:

- Thịt cua mua về, nhặt bỏ sạch phần vỏ còn sót. Bắc chảo lên bếp, cho vào khoảng một muỗng xúp dầu, phi thơm tỏi, sả bằm, cho thịt cua vào xào, thêm rượu trắng, xào cho đến khi thịt cua ráo hẳn.

- Cá thác lác quết nhuyễn cùng một muỗng cà phê hạt nêm, tiêu, hành băm, quết đến khi thấy cá dai là được. Mỡ heo rửa sạch, luộc chín, xắt nhỏ.

- Cho thịt cua, cá thác lác quết, giò sống, mỡ luộc vào máy, xay thật mịn, nêm thêm đường, muối, một muỗng cà phê hạt nêm.

- Chia chạo thành từng vắt nhỏ bằng nắm tay, bọc quanh thân cây sả.

- Bắc chảo dầu lên bếp, đợi dầu sôi, thả chạo vào chiên vàng, vớt ra, để ráo dầu.

Món này có thể ăn kèm bún, rau sống, chấm kèm nước mắm chua ngọt.

 
Chạo tôm thơm nức chẳng thể chối từ


Chạo tôm hay còn gọi là tôm bao mía hương vị lạ và hấp dẫn lắm nhé!


Nguyên liệu:

- 500gr tôm

- 50gr thịt thăn xay nhuyễn (vì họ không có giò sống bán sẵn như của mình mà)

- Nước mắm, đường, hạt tiêu

- 5 tép tỏi băm

- 1 lòng trắng trứng

- Mía

 

Cách làm:


 


- Rửa sạch tôm rùi bỏ sạch đầu và vỏ đi nhé!



- Cho tôm vào xay nhuyễn sau đó cho thịt thăn xay, lòng trắng trứng, tỏi băm và các gia vị khác vào trộn đều.



- Chẻ mía thành từng que dài, nhỏ rồi bao tôm xung quanh.



- Cần phải hấp chạo tôm trong khoảng 5' trước đã.



- Sau đó nướng trên than cho thơm là xong.



Khi nướng xong, món này thơm lừng!



Ở Việt Nam, chạo tôm thường được ăn cùng bún...



Và cả bánh hỏi nữa các bạn nhỉ?

 
Chè Thái


Cuối tuần, bạn có thể vào bếp trổ tài làm món chè Thái theo cách hướng dẫn dưới đây:

Nguyên liệu: (cho 4 người)

- 200g mít
- 250g nhãn tiêu
- 10g thạch
- 1 gói thốt nốt
- 100g nấm tuyết
- 150g củ năng
- 1 lít nước cốt dừa
- 500g đường phèn
- 3 cọng lá dứa
- 1 ống vani
- 0,5 lít sữa tươi
- 300g sầu riêng (đã bỏ hột)
- 500g bột năng
- Sirô màu xanh và đỏ
- 1kg đá bào
- 1 lít nước lọc

 
Thực hiện:

Cho đường + nước lọc + lá dứa + hương va ni vào nồi, nấu cho thật sôi, đến khi nước đường hơi keo lại là được. Vớt bỏ lá dứa, chỉ lấy nước đường.

Cho sầu riêng + sữa tươi vào nồi đánh nhuyễn, cho vào nồi nấu trên lửa liu riu, quậy đều tay cho đến khi đặc lại.

Nấu thạch rồi cho ra khay để nguội, sau đó cắt thành những sợi lớn nhỏ tùy thích.

Cắt củ năng thành hạt lựu, cho sirô (xanh, đỏ) vào nồi cùng với củ năng, nấu nhỏ lửa đợi sôi, cho tiếp bột năng vào quậy nhẹ tay để lớp bột năng bọc đều hạt lựu. Sau đó cho nước vào luộc chín hạt năng, khi chín, hạt năng nổi lên trên, vớt ra cho vào tô nước lạnh, sau đó vớt ra để ráo, bạn sẽ có được những hạt lựu màu xanh, đỏ.

Làm bánh lọt: nhào bột năng với nước sôi cho thật kĩ rồi cán mỏng bột. Sau đó cắt sợi rồi luộc chín, vớt ra ngâm vào nước đá, để ráo là được.

Cắt mít thành những sợi nhỏ

Bóc vỏ nhãn tiêu (không bỏ hạt )

Cắt nấm tuyết thành những miếng nhỏ.

Thốt nốt cắt làm đôi.

Pha chè: trộn tất cả những thành phần đã làm ở trên với nước cốt dừa và đá bào. Dùng lạnh.