Cảnh tuyệt vọng của Công Giáo Việt Nam: Chuyện một linh mục

LTS : Dưới đây là kư sự của Thông Tấn Công Giáo Catholic News Agency về hoàn cảnh khó khăn của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam qua cuộc đời vị linh mục trẻ tuổi giữ vững đức tin và đấu tranh cho công lư và ḥa b́nh ở Việt Nam.
 
 

Alan Holdren & David Kerr/CAN
Chuyển ngữ: Người Việt
 
ROME (CNA) - “Nếu tôi trở về bây giờ, họ sẽ ném tôi vào tù và giết tôi chết.” Đây là những lời thẳng thắn đánh dấu lần gặp gỡ với Cha Nguyễn Văn Khải, một linh mục 41 tuổi hiện đang sống ở Rome.

Tội của ông? Không giấu giếm đức tin Công Giáo.
“Cha mẹ tôi dạy tôi cầu nguyện ra sao hàng ngày và giữ đức tin trong nhà v́ chúng tôi không bao giờ tới nhà thờ”. Cha Khải nói. Ông lớn lên ở ngôi làng Phúc Nhạc tỉnh Ninh B́nh phần đông là người Công Giáo.
“Tôi được biết là nhà cầm quyền không cho phép giáo dân tụ tập đi lễ ở nhà thờ. Cho nên, được tham dự một thánh lễ là dịp may đặc biệt của tôi”.
Đây là t́nh cảnh mà rất nhiều tín đồ Công Giáo Việt Nam phải biết để giữ đạo.
Đối với Cha Khải, tuy nhiên, bất cứ ư nghĩ nào về giữ im lặng để cùng tồn tại với chế độ đă tan biến nhân một biến cố đặc biệt thời niên thiếu.
“Một hôm, tôi gặp một phụ nữ bị tâm thần từng hay đi lang thang trong làng. Bà đến nhà thờ trong nước mắt, đập cửa trước với các bàn tay xương xẩu và kêu lớn trong đau khổ: Nhà thờ vẫn ở đây, mà cha đi đâu rồi?”
“Cha” (là tiếng gọi quen thuộc của giáo dân với vị linh mục) vốn là linh mục chính xứ Mathew Hậu, đă bị bắt giam mấy năm trước, bị tra tấn rồi bị nhà cầm quyền cộng sản địa phương giết chết. Sau đó là cuộc đàn áp dữ dội tất cả mọi giáo dân Công Giáo trong làng, gồm cả gia đ́nh Cha Khải.
“Sau khi biết chuyện LM Hậu và những hành động anh hùng của cha ở lúc cuối đời nhằm bảo vệ đức tin của giáo dân, đặc biệt là những câu chuyện về việc bắt ngài, tra tấn và giết người phi lư, tôi tự nhiên có một ư nguyện mănh liệt muốn trở thành một tu sĩ, một ‘Cha’ như ngài”. LM Khải nói.
Rồi từ đó bắt đầu 12 năm bí mật học tập với một mục tiêu duy nhất là trở thành một linh mục Công Giáo.
Ban đầu, LM Khải đi t́m một vị linh mục Ḍng Chúa Cứu Thế duy nhất c̣n sót lại ở miền Bắc Việt Nam, một người có họ xa với ông, Cha Giuse Bích. Giả dạng làm người săn sóc người già, LM Khải ở nhà Cha Bích ở Hà Nội.
“Không may, công an Hà Nội nghi ngờ lư do thật sự của tôi ở đây. Họ triệu tập tôi nhiều lần tới trụ sở công an phường để thẩm vấn cũng như tạo rất nhiều áp lực với Cha Giuse Bích.” LM Khải nói.
Sau đó, LM Khải phải rời đến một nơi tương đối an toàn hơn ở Sài G̣n. Tại đây, sau nhiều năm tu học bí mật, Cha Khải nói “Tôi đă được bí mật thụ phong linh mục trong một căn pḥng nhỏ vào ban đêm 25 tháng 9, 2001”.
Từ đó, ông bắt đầu một thập niên sứ vụ linh mục cho giáo dân Công Giáo cả ở hai miền Nam và Bắc, thường phải chơi tṛ trốn chạy mèo với chuột với nhà cầm quyền Cộng Sản.
Tuy nhiên, tới năm 2010 “sau mấy năm lănh đạo giáo dân trong các cuộc đ̣i hỏi công khai cho công lư và sự thật chống lại sự đàn áp của nhà cầm quyền Cộng Sản”, LM Khải cho hay các bề trên của ngài quyết định gửi ngài sang Rome.
V́ không thể rời Việt Nam bằng đường lối b́nh thường, ông đă phải vượt biên băng qua Lào rồi sang Thái Lan.
“Sau nhiều ngày đầy hiểm nguy trong đó có hơn một lần tôi đối diện với sự sợ hăi về cái chết, tôi đă đến được Bangkok”, thủ đô Thái Lan.
“Xuyên qua chuỗi ngày đi trốn tôi biết rằng Thánh Giuse đă bảo vệ tôi một cách đặc biệt. Câu chuyện của chính ngài đă hướng dẫn Đức Mẹ Maria và Chúa Hài Đồng tới an toàn vẫn là niềm hy vọng và nguồn cảm hứng của tôi”. LM Khải nói.
Tại Ṭa Thánh Roma, cuộc vận động của ông cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vẫn tiếp tục. Ông cho mọi người coi các tấm h́nh biểu t́nh ôn ḥa và cầu nguyện mà bị công an đàn áp bởi cảnh sát cơ động, các tấm h́nh về những loại lựu đạn cay đă được (công an) dùng và các người phụ nữ bị đánh đập. Ông c̣n cho coi những tấm h́nh các hài nhi, ông nói, bị nhà cầm quyền cưỡng bách phá thai. LM Khải nói ông chôn tất cả các hài nhi đó một cách tương xứng.
LM Khải cho hay những tháng vừa qua sống ở trung tâm của giáo hội chỉ làm ông tăng thêm sâu xa “ḷng yêu và ḷng cống hiến cho đạo của các anh chị em Công Giáo Việt Nam ở quê nhà vẫn c̣n đang đấu tranh và chịu đựng đau khổ hàng ngày để giữ được niềm tin trong một chế độ bất nhân”.
Sự thống khổ của giáo dân, theo ông là (do bị đàn áp) “có hệ thống” và do bị “lừa đảo” che giấu dưới nhiều vỏ bọc, từ can thiệp trong việc bổ nhiệm giám mục xuống đến sự phân biệt đối xử hàng ngày về mặt chính trị, luật pháp và quyền tự do thờ phượng.
“Nhà cầm quyền sử dụng mọi quyền lực trong tay, kể cả hệ thống truyền thông của nhà nước, guồng máy chính trị, luật lệ và hệ thống giáo dục công lập để chặn đứng sự phát triển của Công Giáo bằng tất cả mọi giá. Người Công Giáo ở tất cả mọi nơi tại Việt Nam đều bị coi là công dân hạng hai, đáng bị phân biệt đối xử bằng luật lệ”. Ông kết luận.
Thông điệp chính của LM Khải là ông không những muốn thế giới bên ngoài phản đối mà c̣n muốn mọi người cầu nguyện cho Việt Nam, một xứ sở ông tin là đă chín muồi cho thông điệp của Chúa Giêsu và Tin Mừng.
“Xă hội Việt Nam nói chung đang khao khát sự thật và công lư mà kết quả của nó là ḥa b́nh. Người dân chán ngán sống trong một chế độ đầy những dối trá, tham nhũng và đối xử bất công. Khi giới lănh đạo Công Giáo mạnh mẽ cổ vơ cho những giá trị căn bản này, họ sẽ đạt được sự kính trọng và sự trung thành của người dân nghèo khổ, người có học thức và các người trẻ tuổi đang t́m kiếm những giá trị đó”.