Sự Nghiệp Truyền Giáo

tại Việt Nam

(1533-1960)

 

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

 

A. Những Nhà Truyền Giáo Đến Việt Nam

 

I. Những Nhà Truyền Giáo Đầu Tiên Đến Việt Nam

Căn cứ theo tài liệu Lịch Sử Dân Sự Quốc Gia Khâm Định Sử đă một lần ghi nhận: "Năm Nguyên Ḥa nguyên niên, tức đời vua Lê Trang Tôn, năm 1533 đă có người Tây tên  là Inekhu đi đường bể vào giảng đạo Thiên Chúa ở làng Ninh Cường, làng Quần Anh thuộc huyện Nam Châu (tức Nam Trực) và ở làng Trà Lũ huyện Giao Thủy". Rất tiếc là những chi tiết liên hệ tới Inekhu (có lẽ được phiên âm từ Inigo - tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là Inhaxiô) ngày nay không c̣n được ghi nhớ, và do đó không ai biết rơ về tông tích, cũng như về công cuộc truyền đạo của vị thừa sai thứ nhất này.

Theo Linh Mục Marcos Gispert, O.P., nhà sử học ḍng Anh Em Thuyết Giáo đă sống tại Việt Nam 34 năm trời, sau Inekhu c̣n một số nhà truyền giáo khác như:

- Linh Mục Gaspar de S. Cruz: năm 1550 từ Malacca đổ bộ lên Hà Tiên và sau đó từ cửa biển Bà Rịa đi Quảng Đông.

- Hai Linh Mục Lopez và Acevedo: năm 1558 đă tới giảng vùng Cao Miên 10 năm.

- Hai Linh Mục Luis de Fonseca, O.P. (Bồ) và Grégoire de la Motte, O.P. (Pháp) cũng từ Malacca tới, suốt 6 năm đi truyền đạo tại Quảng Nam đời Chúa Nguyễn Hoàng vào thời gian 1580-1586. Chính quân đội Nguyễn Hoàng đă giết Linh Mục de Fonseca trong khi ngài hành lễ, c̣n Linh Mục Grégoire de la Motte về sau cũng chết v́ bị trọng thương.

 

II. Những Nhà Truyền Giáo Ḍng Tên Đến Việt Nam

Rồi đến lượt các Linh Mục Ḍng Tên: theo chân thánh Phanxicô Xaviê truyền đạo tại Nhật Bổn (1549), bị Hoàng Đế Daifusama trục xuất khỏi đất Phù Tang năm 1614, kéo nhau về tập trung tại trụ sở Macao (khác nào như một đầu cầu thành lập từ năm 1564). Làm sao ḱm hăm được sự hăng say của những nhà truyền giáo. Ngày 15/1/1615 hai Linh Mục Buzomi và Diego Carvalho cùng ba thày giúp việc tới Đà Nẵng. Sau đó ngày 15/1/1627 - nhằm ngày lễ kính thánh Giuse - Linh Mục Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) đă cập bến Cửa Bạng (Thanh Hóa) tiếp tay cho các bạn đồng nghiệp. Và từ đó phát triển sự nghiệp truyền đạo không những bằng mục vụ thường xuyên, nhưng nhất là bằng cách hoàn bị việc thành lập chữ Quốc Ngữ -  chúng ta đang có ngày nay - để phổ biến sự truyền bá Đức Tin, và tổ chức Nhà Đức Chúa Trời (1629), tức là tập trung khắp nơi từng nhóm thanh thiếu niên (hay cả người đă đứng tuổi) thiện chí, sống đời độc thân và cùng với các Linh Mục - trong giáo xứ hay là trong các nơi xa xôi hẻo lánh - chia sẻ việc truyền đạo, nhất là chuyện dạy giáo lư cho dân chúng.

Các Linh Mục Ḍng Tên ở lại Việt Nam cho tới năm 1788. Vắng bóng đi trong một thời gian lâu 169 năm (1788-1957). Nhưng rồi Giáo Hội Việt Nam yêu cầu các ngài trở lại năm 1957, để ngày 13/9/1958 nhận trách nhiệm điều khiển Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X tại Đà Lạt, đồng thời khuyếch trương nhiều hoạt động khác nhau trong lănh vực văn hóa xă hội.

 

III. Hội Thừa Sai Paris (Les Missions Etrangeres de Paris) Đến Việt Nam

Ngày 3/7/1645 Linh Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) rời Việt Nam về giáo đô Roma báo cáo cho Ṭa Thánh về những tiến triển mau chóng trong việc truyền đạo tại Việt Nam, nhất là xin gửi một số Giám Mục đến cánh đồng ph́ nhiêu này để củng cố nền móng Giáo Hội. Ngài được Roma cho phép rảo khắp đất Pháp đi t́m những ơn kêu gọi, t́m những Linh Mục sẵn sàng xung phong và tiếp tục công việc đă khởi sự với nhiều thành quả may mắn: tại đây mới có Hội Thừa Sai Paris. Hội ra đời năm 1660 và được chấp nhận năm 1664 đời Đức Giáo Hoàng Alexandrô VII. Cũng vị Giáo Hoàng này đă kư sắc lệnh bổ nhiệm hai Giám Mục đầu tiên cho Viễn Đông: Đức Cha Phanxicô Pallu và Đức Cha Lambert de la Motte.

Hội Thừa Sai Paris có công lớn với Giáo Hội Việt Nam bằng cách:

- Đă triệu tập Hội Nghị Mục Vụ đầu tiên: ngày 14/2/1670 tại Đ́nh Hiến tỉnh Nam Định, Đức Cha Lambert de la Motte đă qui định thể chế Nhà Đức Chúa Trời, và thành lập Ḍng Mến Thánh Giá Việt Nam: các chị em Nữ Tu là những cộng tác viên rất đắc lực của hàng Giáo Phẩm trong việc truyền đạo bên cạnh giáo dân, nhất là trong các vùng thôn quê.

- Đă xây dựng Đại Chủng Viện Penang (1870) để đào tạo các linh Mục bản xứ Á Châu và Việt Nam: các thánh Linh Mục Tử Đạo miền Nam đều xuất thân từ đây; và suốt ba thế kỷ đă sống chết với Giáo Hội địa phương cho tới sáng 12/8/1975, ngày mà các vị Thừa Sai Ngoại Quốc sau cùng được mời ra khỏi Việt Nam.

 

IV. Ḍng Anh Em Thuyết Giáo (Ḍng Đa Minh) Đến Việt Nam

Theo lời mời của Đức Cha Phanxicô Pallu v́ những đ̣i hỏi rất khẩn trương tại Việt Nam: số tín hữu tân ṭng tiếp tục gia tăng, Linh Mục Giám Tỉnh Ḍng Anh Em Thuyết Giáo Felipe Pardo, O.P., từ Manila đă phái hai Linh Mục Juan de Santa Cruz và Juan Arjona đi lối Trung Linh (Bùi Chu) lên Phố Hiến (Hưng Yên) ngày 7/7/1676. Các ngài vẫn hoạt động chung với Hội Thừa Sai Paris cho tới thập năm 1659 Đức Alexandro VII ban sắc lệnh thành lập hai Giáo Phận đầu tiên: Đàng Trong và Đàng Ngoài (Nam và Bắc: lấy con sông Gianh làm biên giới).

Năm 1679 Đức Innocenxio XI lại chia Giáo Phận Đàng Ngoài thành hai: Tây Đàng Ngoài (từ sông Hồng Hà tới ranh giới Ai Lao) trao cho Hội Thừa Sai Paris dưới quyền quản nhiệm Đức Cha de Bourges, và Đông Đàng Ngoài (từ tả ngạn sông Hồng Hà chạy ra biển): lúc ban đầu cũng do Giám Mục Deydier của Hội Thừa Sai Paris phụ trách. Năm 1693 Giám Mục Deydier qua đời, Đức Cha De Bourges xin Ṭa Thánh trao giáo phận này cho Ḍng Thánh Đa Minh, v́ từ 20/8/2679 tất cả số nhân sự của Ḍng đă tập trung về đây.

Đồng thời, Cha Tổng Quyền Ḍng Anh Em Thuyết Giáo sát nhập các cơ sở truyền giáo của Hội Ḍng tại Bắc Việt hồi đó vào Tỉnh Ḍng Đức Mẹ Mân Côi tại Phi Luật Tân. Từ Nhà Tổng Quyền S. Sabina (tại Roma) cha Raimondo Lezoli, O.P., được Thánh Bộ Truyền Giáo đề cử sang tiếp tay với cha Juan de Santa Cruz hồi đó đang ở Trung Linh, về sau Ṭa Thánh yêu cầu ngài chính thức lănh trách nhiệm tất cả miền Đông. Ngày 2/2/1702 tại Kẻ Sặt cha Raimondo Lezoli được thụ phong Giám Mục tiên khởi của Ḍng Đa Minh tại Bắc Việt. Nền móng vững chắc Đa Minh đă được xây dựng trên mảnh đất Việt Nam, và một trong những hạt giống Ḍng Thuyết Giáo đă gieo sâu trong ḷng dân tộc bản xứ, tức là sự tôn sùng tràng hạt Đức Mẹ Mân Côi vẫn c̣n tồn tại cho tới ngày nay.

Ngày 18/3/1967, tức 291 năm sau (1676-1967), Cha Bề Trên Tổng Quyền Aniceto Fernandez tuyên bố: đă tới thời gian tách rời Việt Nam ra khỏi Phi Luật Tân, và thành lập Tỉnh Ḍng Anh Em Thuyết Giáo riêng biệt với danh hiệu Tỉnh Ḍng Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.