Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI – tiếp tc lot bài giáo lư v Cu Nguyn Th Tư 14/12/2011 – bài th 17 v vic cu nguyn ca Chúa Giêsu liên h ti vic Người cha lành

 

[Video]

 

Anh chị em thân mến,

 

Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với anh chị em về việc cầu nguyện của Chúa Giêsu liên hệ tới tác động chữa lành lạ lùng của Người. Trong các Phúc Âm có những trường hợp khác nhau cho thấy Chúa Giêsu cầu nguyện trước khi thực hiện việc chữa lành phúc đức của Thiên Chúa Cha, Đấng tác động qua Người. Đó là một lời cầu nguyện chứng tỏ một lần nữa về mối liên hệ kiến thức và hiệp thông đặc thù của Người với Cha, như Chúa Giêsu đă gắn liền với một đường lối nhân bản sâu xa qua những khó khăn của bạn hữu Người; chẳng hạn, của Lazarô và gia đ́nh ông, hay của nhiều người nghèo khổ và bệnh tật, thành phần Người sẽ cụ thể giúp đỡ.

 

Một trường hợp quan trọng đó là việc chữa lành cho một người điếc (Mk 7:32-37). Tŕnh thuật của Thánh Kư Marcô chúng ta vừa nghe cho thấy rằng tác động chữa lành của Chúa Giêsu nối kết mối liên hệ chặt chẽ của Người với cả tha nhân của Người – là kẻ bệnh – với Cha. Cảnh tượng xẩy ra phép lạ ấy được cẩn thận diễn tả như thế này: “Và họ đă mang đến cho Người một người điếc lẫn bị câm; rồi họ xin Người hăy đặt tay lên đầu hắn. Và đưa riêng anh ta ra khỏi đám đông, Người đặt ngón tay vào tai của anh ta và Người nhổ nước bọt mà chạm đến lưỡi của anh ta; đoạn ngước lên trời, Người đă thở dài mà nói cùng anh ta rằng ‘Ephphata’ tức là ‘Hăy mở ra’” (7:33-34).

 

Chúa Giêsu muốn việc chữa lành “ở ngoài đám đông”. Điều này dường như thích hợp, không phải chỉ v́ sự kiện là phép lạ ấy cần được giữ kín đáo khỏi dân chúng, để tránh việc họ giải thích hẹp ḥi hay méo mó về con người của Chúa Giêsu. Việc quyết định đem người bệnh ra chỗ khác như thế, giúp cho Chúa Giêsu và người câm điếc này được riêng biệt – gần gũi nhau trong mối liên hệ đặc thù – vào lúc chữa lành.

 

Chúa tỏ cử chỉ chạm đến tai và lưỡi của con người bệnh này; đó là ở những chỗ bệnh tật đặc biệt của anh ta. Tính chất gia tăng chăm chú của Chúa Giêsu, cũng được tỏ ra nơi những đặc tính bất thường ấy của việc chữa lành: Người sử dụng các ngón tay của Người, và thậm chí nước bọt của Người. Cả sự kiện được vị Thánh kư tường tŕnh là lời Chúa phán – ‘Ephphata’ hay ‘ Hăy mở ra!’ – cũng làm nổi bật tính chất đặc thù của cảnh tượng ấy.

 

Thế nhưng, điều chú ư chính yếu ở đoạn này là sự kiện Chúa Giêsu – vào lúc Người thực hiện việc chữa lành – trực tiếp hướng về mối liên hệ của Người với Cha. Tŕnh thuật này thực sự cho biết rằng “ngước mắt lên trời Người đă than thở” (câu 34). Việc chú trọng tỏ ra với người bệnh, việc Chúa Giêsu chăm sóc cho anh ta, được gắn liền với thái độ nguyện cầu cùng Thiên Chúa. Và lời than thở được Người thốt ra được diễn tả bằng một ngôn từ, theo Tân Ước, cho thấy khát vọng những ǵ thiện hảo vẫn c̣n thiếu (cf. Rm 8:23).

 

Bởi thế, toàn câu chuyện cho thấy rằng, việc gắn bó về nhân bản với người bệnh là những ǵ khiến Chúa Giêsu cầu nguyện. Một lần nữa, mối liên hệ đặc thù với Cha của Người tái diễn – căn tính của Người như là Người Con duy nhất. Nơi Người, qua bản thân của Người, hành động chữa lành từ ái của Thiên Chúa được hiện thực. Không phải là ngẫu nhiên sau khi phép lạ xẩy ra, lời nhận định của dân chúng đă gợi lại việc thẩm định về cuộc tạo dựng ở ngay đầu Sách Khởi Nguyên: “Người đă thực hiện tất cả mọi sự cách tốt đẹp” (câu 37).

 

Việc cầu nguyện rơ ràng là tiến vào tác động chữa lành của Chúa Giêsu, bằng ánh mắt của Người ngước lên trời. Quả thực quyền năng đă chữa lành người câm điếc ấy, là do ḷng Người cảm thương kẻ bệnh, thế nhưng, quyền năng này bắt nguồn từ việc Người chạy đến cùng Cha. Hai mối liên hệ gặp nhau: mối liên hệ cảm thương về nhân bản đối với người bệnh, tiến vào mối liên hệ với Thiên Chúa, và nhờ đó trở thành một thứ chữa lành.

 

Trong tŕnh thuật của Thánh Gioan về việc hồi sinh cho Lazarô, cũng tác động này được chứng thực c̣n hiển nhiên hơn nữa (cf. John 11:1-44). Ở đây cũng được quyện lại – một đàng – mối liên hệ của Chúa Giêsu với một người bạn, cũng như với cái khổ của anh ta – đàng khác – mối liên hệ con cái của Người với Cha.

 

Việc tham dự về nhân bản của Chúa Giêsu nơi câu truyện về Lazarô có một số đặc điểm. T́nh thân hữu của Người với anh ta, cũng như với chị em của anh ta là Matta và Maria, được lập đi lập lại khắp tŕnh thuật. Chính Chúa Giêsu khẳng định: “Lazarô bạn của Thày đang ngủ, nhưng Thày đến để đánh thức anh ta dậy” (Jn 11:11). Cảm xúc chân t́nh của Người đối với người bạn của ḿnh, cũng được nhấn mạnh bởi chị em của Lazarô nữa, bởi cả các người Do Thái (cf. John 11:3; 11:36); nó được bộc phát nơi việc Chúa Giêsu cảm thấy sâu xa xúc động, khi thấy nỗi sầu thương của Matta, Maria và tất cả bạn bè của Lazarô, khiến Người không cầm được giọt lệ – rất ư là con người – khi Người tiến đến nấm mộ: “Khi Chúa Giêsu thấy Maria khóc, và những người Do Thái đến thăm Maria cũng khóc, th́ Người rất xúc động trong ḷng và rung cảm; rồi Người nói, ‘các người chôn anh ta ở đâu?’ Họ thưa Người rằng: ‘Lạy Thày, xin đến mà xem’. Chúa Giêsu đă khóc (Jn 11:33-35).

 

Mối liên hệ thân hữu này, việc Chúa Giêsu gắn bó và nỗi cảm xúc của Chúa Giêsu, trước nỗi khổ đau của họ hàng thân thuộc của Lazarô, được liên kết khắp tŕnh thuật với một mối liên hệ liên tục và tha thiết với Cha. Từ ban đầu Chúa Giêsu dẫn giải biến cố này có liên hệ tới chính căn tính và sứ vụ của Người, cũng như tới vinh quang đang đợi chờ Người. Khi Người nghe thấy cơn bệnh của Lazarô Người đă thực sự cảm nhận rằng: “Bệnh này không đến nỗi chết; nó xẩy ra cho vinh quang của Thiên Chúa, nhờ đó Con Thiên Chúa được hiển vinh bởi nó” (Jn 11:4).

 

Việc loan báo về cái chết của bạn Người, cũng được Chúa Giêsu tiếp nhận với nỗi đớn đau sâu xa theo con người, thế nhưng, bao giờ cũng liên kết rơ ràng với mối liên hệ của Người với Thiên Chúa, cũng như với sứ vụ được kư thác cho Người; Người nói: “Vậy Chúa Giêsu đă nói thẳng ra với các vị rằng "Lazarô đă chết; mà v́ các con mà Thày vui mừng v́ không ở đó, nhờ đó các con có thể tin tưởng” (John 11:14-15). Giây phút Chúa Giêsu hiển nhiên cầu nguyện cùng Cha trước ngôi mộ là giây phút dĩ nhiên tột đỉnh của cả đoạn này, giây phút đạt tới việc ghi nhận lưỡng diện về t́nh thân hữu với Lazarô và mối liên hệ con cái với Thiên Chúa. Cả ở đây nữa hai mối liên hệ đi với nhau. “Chúa Giêsu ngước mắt lên mà nói ‘Lạy Cha, Con tạ ơn Cha v́ Cha đă nghe Con” (Jn 11:41): đó là một thứ kinh nguyện Thánh Thể - Eucharist.

 

Câu này cho thấy rằng Chúa Giêsu không lui bước – cho dù chỉ trong chốc lát – việc Người thỉnh nguyện cho sự sống của Lazarô. Việc cầu nguyện của Người đă tiếp tục; thật vậy, nó đă kiên cường mối liên hệ với người bạn của Người, và đồng thời, nó xác định ư muốn của Chúa Giêsu ở trong mối hiệp thông với ư muốn của Cha, với dự án yêu thương của Cha, một dự án coi cơn bệnh và cái chết của Lazarô như chốn để vinh hiển của Thiên Chúa được tỏ hiện.

 

Anh chị em thân mến, khi đọc đến tŕnh thuật này, mỗi người chúng ta được kêu gọi hiểu rằng, trong việc thỉnh nguyện cùng Chúa, chúng ta không được trông đợi việc thỏa đáng ngay những ǵ chúng ta kêu xin, những ǵ chúng ta ước muốn; trái lại, chúng ta cần phải kư thác bản thân ḿnh cho Ư muốn của Cha, giải thích từng biến cố trong chiều hướng vinh quang của Ngài, dự án yêu thương của Ngài, những ǵ thường huyền diệu trước mắt chúng ta. 

 

Đó là lư do tại sao – trong việc cầu nguyện của chúng ta – việc thỉnh xin, chúc tụng và tạ ơn cần phải liên kết lại, ngay cả khi chúng ta dường như thấy rằng Thiên Chúa không đáp ứng với những trông mong cụ thể của chúng ta. Việc phó ḿnh cho t́nh yêu của Thiên Chúa, một thứ phó ḿnh luôn đi trước và đồng hành với chúng ta, là một trong những thái độ ở tâm điểm của việc chúng ta đàm đạo cùng Ngài. Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo nhận định như thế về việc cầu nguyện của Chúa Giêsu ở tŕnh thuật hồi sinh cho Lazarô: “Việc cầu nguyện của Chúa Giêsu, có đặc tính tạ ơn, cho chúng ta thấy cách thức kêu xin, ở chỗ, trước khi tặng ân được ban cho, Chúa Giêsu đă hiến Ḿnh cho Đấng khi ban tặng trao ban chính Bản Thân ḿnh. Đấng Ban Tặng cao quí hơn vật tặng; Ngài là ‘kho tàng’; trái tim của Con Ngài ở nơi Ngài; tặng vật cũng được ban cho nữa’” (Matthew 6:21 and 6:33) (2604).

 

Đối với tôi điều này rất quan trọng: trước khi nhận lănh tặng ân hăy gắn bó với Đấng ban tặng; Đấng ban tặng quí báu hơn vật tặng. Bởi thế, cả với chúng ta nữa, vượt trên những ǵ Thiên Chúa ban cho chúng ta khi chúng ta kêu lên Ngài, tặng ân cao cả nhất Ngài có thể ban cho chúng ta đó là t́nh thân hữu của Ngài, sự hiện diện của Ngài, t́nh yêu thương của Ngài. Ngài là kho tàng quí báu chúng ta cần phải kêu xin và luôn trân quí.

 

Việc cầu nguyện của Chúa Giêsu thốt lên, khi tảng đá được lăn ra khỏi cửa mồ của Lazarô cũng cho thấy một thứ tiến triển đặc biệt và không ngờ. Thật vậy, sau khi đă dâng lời tạ ơn Thiên Chúa Cha, Người thêm: “Con biết rằng Cha bao giờ cũng nghe Con, thế nhưng, con nói điều này v́ dân chúng đứng ở đây, để họ tin rằng Cha đă sai Con” (Jn 11:42). Bằng lời cầu nguyện của ḿnh, Chúa Giêsu muốn dẫn chúng ta tới đức tin, tới chỗ hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa, cũng như vào ư muốn của Ngài, và Người muốn cho thấy rằng, Vị Thiên Chúa này đă quá yêu thương con người và thế gian, khi sai Người Con duy nhất của ḿnh (cf Jn 3:16), là vị Thiên Chúa của Sự Sống, Vị Thiên Chúa mang hy vọng, và là vị có thể biến đổi những trường hợp bất khả đối với con người. Lời cầu nguyện tin tưởng ấy của một tín hữu, v́ thế, là một chứng từ sống động của việc Thiên Chúa hiện diện trên thế giới, của việc Ngài lưu tâm đến con người, của việc Ngài hành động để hiện thực hóa dự án cứu độ của Ngài. 

 

Hai lời cầu nguyện của Chúa Giêsu chúng ta đă suy niệm – những lời cầu nguyện kèm theo việc chữa lành người câm điếc và hồi sinh cho Lazarô – cho thấy rằng mối liên hệ sâu xa giữa t́nh yêu Thiên Chúa và t́nh yêu tha nhân cần phải tiến vào cả lời cầu nguyện của chúng ta nữa. Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa thật và là người thật, việc chú trọng đến người khác – nhất là đến thành phần thiếu thốn và thành phần khổ đau – bị cảm kích trước nỗi sầu thương của một gia đ́nh thân yêu, khiến Người hướng về Cha, nơi cái mối liên hệ sâu xa hướng dẫn cả cuộc sống của Người. Thế nhưng, ngược lại cũng đúng nữa: mối hiệp thông với Cha, việc liên lỉ đối thoại với Ngài, thúc đẩy Chúa Giêsu đặc biệt chú trọng tới những trường hợp cụ thể của con người, để mang đến cho họ niềm ủi an và t́nh yêu Thiên Chúa. Mối liên hệ với đồng loại của ḿnh dẫn chúng ta tới mối liên hệ với Thiên Chúa, và mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa dẫn chúng ta tới tha nhân một cách mới mẻ.

 

Anh chị em thân mến, lời cầu nguyện của chúng ta mở cửa cho Thiên Chúa, Đấng dạy chúng ta hăy liên lỉ ra khỏi bản thân ḿnh để chúng ta có thể trở nên gần với nhau hơn, nhất là trong những lúc thử thách, để mang đến cho họ niềm an ủi, sự hy vọng và ánh sáng. Xin Chúa ban cho chúng ta có khả năng cầu nguyện mỗi ngày một thiết tha hơn, nhờ đó mối liên hệ riêng tư của chúng ta với Thiên Chúa Cha trở nên vững mạnh. Chớ ǵ Ngài mở ḷng của chúng ta ra trước các nhu cầu của những ai ở chung quanh chúng ta, và giúp chúng ta có thể cảm thấy vẻ đẹp của việc “làm con cái trong Người Con” cùng với rất nhiều anh chị em. Cám ơn anh chị em.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/12/2011