Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI – tiếp tc lot bài giáo lư v Cu Nguyn Th Tư 1/2/2012 – bài th 21 v Li Cu Nguyn ca Chúa Giêsu trong Vườn Cây Du

 

[Video]

 

Anh chị em thân mến,

 

Hôm nay tôi muốn nói về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu ở Gethsenmae trong Vườn Cây Dầu. Khung cảnh của bài tŕnh thuật phúc âm về lời cầu nguyện này rất có ư nghĩa. Chúa Giêsu lên đường đến Núi Cây Dầu sau Bữa Tiệc Ly, trong khi Người cùng với các môn đệ cầu nguyện. Thánh Kư Marcô thuật lại rằng: “Khi họ hát bài thánh ca họ đi lên Núi Cây Dầu” (14:26). Việc hát này ám chỉ tới việc hát một số bài Thánh Vịnh Hallel. Đó là những bài Thánh Vịnh tạ ơn Thiên Chúa về việc giải phóng Yến Duyên khỏi cảnh nô lệ, và là một lời van xin giúp đỡ trước những gian nan, và đe dọa luôn mới mẻ và đang xẩy ra. Con đường đến Gethsename được rải rác những lời bày tỏ của Chúa Giêsu, khiến cho chúng ta cảm thấy một số mệnh chết chóc đang chực chờ, cùng với t́nh trạng tan tác sắp tới của các môn đệ.

 

Khi tiến tới khu vườn này của Núi Cây Dầu, cũng vào đêm hôm đó, Chúa Giêsu dọn ḿnh cầu nguyện riêng. Thế nhưng, bấy giờ đă xẩy ra một cái ǵ đó mới mẻ: Người dường như không muốn ở một ḿnh. Trong nhiều trùng hợp, Chúa Giêsu rút lui khỏi đám đông, cũng như khỏi các môn đệ của ḿnh, ở lại “một nơi quạnh hiu” (cf Mk 1:35), hay lên đồi núi, như Thánh Marcô nói (cf Mk 6:46). Tuy nhiên, ở Gethsename Người lại kêu gọi Phêrô, Giacôbê và Gioan hăy ở gần Người. Họ là những người môn đệ được Người kêu gọi ở với Người trên Núi Biến H́nh (cf Mk 9:2-13). 

 

Việc gần gũi này của ba vị trong lần nguyện cầu ở Gethsename là điều quan trọng. Cũng vào đêm hôm ấy, Chúa Giêsu sẽ cầu nguyện “một ḿnh” cùng Cha, v́ mối liên hệ của Người với Ngài hoàn toàn đặc thù và chuyên biệt: nó là một mối liên hệ của Người Con Duy Nhất, có thể nói rằng đặc biệt vào đêm hôm ấy không ai có thể thực sự đến gần Người Con này, Đấng đến với Cha bằng một căn tính hoàn toàn đặc thù chuyên biệt của ḿnh.

 

Tuy nhiên, mặc dù “một ḿnh” đến nơi Người sẽ dừng lại để nguyện cầu, Chúa Giêsu cũng muốn rằng ít là 3 vị môn đệ này ở gần đâu đấy, trong một mối liên hệ chặt chẽ hơn với Người. Nó là một sự gần gũi về không gian, một yêu cầu liên kết trong giây phút Người cảm thấy cái chết đang tiến đến. Thế nhưng, trên hết, nó là một sự gần gũi trong nguyện cầu, một sự gần gũi mà, một cách nào đó, bày tỏ việc các vị ở với Người vào ngay lúc Người sửa soạn hoàn tất ư muốn của Cha Người cho tới cùng; và nó là một lời mời gọi với hết mọi môn đệ hăy theo Người trên đường Thập Giá. Vị Thánh Kư Marcô thuật lại rằng: “Và Người đă dẫn theo ḿnh Phêrô và Giacobê với Gioan, rồi bắt đầu cảm thấy hết sức buồn phiền và trăn trở. Và Người đă nói cùng các vị rằng: “Linh hồn Thày cảm thấy buồn đến nỗi chết đi được; các con hăy ở lại đây và hăy tỉnh thức” (14:33-34).

 

Nơi những lời Người ngỏ cùng ba vị, một lần nữa, Chúa Giêsu bày tỏ bản thân ḿnh bằng ngôn ngữ Thánh Vịnh: “Linh hồn Thày rất ư là buồn phiền” là lời diễn tả ở Thánh Vịnh 43 (câu 5). Việc mănh liệt cương quyết “cho tới chết” c̣n nhắc lại một t́nh trạng mà nhiều người đă được Thiên Chúa sai đến trong Cựu Ước, đă cảm thấy và bày tỏ ra trong lời cầu nguyện của họ. Thật vậy, không phải là hiếm thấy xẩy ra t́nh trạng hận thù, ruồng bỏ và bách hại kèm theo sứ vụ họ được Thiên Chúa ủy thác. Moisen đă cảm thấy một cách thê thảm cơn thử thách ông trải qua, khi ông dẫn dắt dân Yến Duyên trong sa mạc, và ông thưa cùng Thiên Chúa rằng: “Tôi không thể một ḿnh mang gánh nặng đám dân này, gánh nặng này quá sức chịu đựng của tôi; nếu Ngài đối xứ với tôi như thế th́ xin hăy lập tức giết tôi đi, nếu tôi đẹp ḷng Ngài” (Num 11:14-15). Tiên Tri Elia cũng chẳng dễ dàng ǵ, trong việc thi hành phụng sự Thiên Chúa và dân của Ngài. Cuốn Sách Thứ Nhất Chư Vương đă thuật lại rằng: “Chính ông đi một ngày đàng vào trong hoang địa, và đến ngồi dưới một cây chổi; và ông đă xin cho ông chết đi mà rằng: ‘Thôi đủ rồi; giờ đây, Chúa ơi, xin cất đi mạng sống của tôi; v́ tôi không khá hơn cha ông của ḿnh” (19:4).

 

Những lời của Chúa Giêsu nói cùng 3 người môn đệ là Người sẽ ở kề cận trong khi cầu nguyện ở Gethsename cho thấy nỗi lo sợ và sầu thương Người cảm thấy trong “Giờ” đó; chúng cho thấy Người cảm thấy một cảm giác cô quạnh hết sức sâu xa, chính vào lúc dự án của Thiên Chúa đang được hiện thực. Và, tất cả những ǵ là kinh khủng của con người trước cái chết của Người, cái tàn nhẫn chắc chắn phải có của nó, cùng với việc nhận thức về gánh nặng của sự dữ, là những ǵ chụp lên đời sống của chúng ta, đều được thâu tóm lại trong nỗi sợ hăi và buồn thương của Chúa Giêsu.

 

Sau lời mời gọi ngỏ cùng ba vị này, trong việc ở lại và tỉnh thức cầu nguyện, Chúa Giêsu “một ḿnh” hướng về Cha. Thánh Kư Marcô nói cho chúng ta biết rằng, “đi xa hơn một chút, Người phục xuống đất mà nguyện rằng, nếu được th́ xin cho giờ này qua đi khỏi Người” (14:35). Chúa Giêsu phục xuống đất: Đó là một cử chỉ nguyện cầu bày tỏ việc tuân phục ư muốn của Cha – một thái độ hoàn toàn tin tưởng phó ḿnh cho Ngài. Đó là một cử chỉ được lập lại ở đầu việc Cử Hành Cuộc Khổ Nạn của Chúa trong Thứ Sáu Tuần Thánh, cũng như ở những lúc tuyên khấn đan tu, và những lễ truyền chức phó tế, linh mục và giám mục, để diễn tả qua việc nguyện cầu, cũng như qua cách thức về thể lư, việc hoàn toàn phó ḿnh cho Thiên Chúa và tin tưởng nơi Ngài. Đó không phải chỉ là nỗi sợ hăi và sầu thương của một con người đứng trước cái chết; nó là một t́nh trạng giao động nội tâm của Người Con Thiên Chúa, Đấng thấy được cơn lụt kinh hoàng của sự dữ mà Người phải tự gánh chịu để thắng vượt nó, để tước đoạt quyền lực của nó.

 

Các bạn thân mến, trong nguyện cầu, cả chúng ta nữa mới có thể mang đến trước nhan Thiên Chúa những cuộc đối chọi của chúng ta, nỗi khổ đau của những trường hợp nào đó, của những ngày nào đó, việc hằng ngày bước theo chân Người, việc làm Kitô hữu, cũng như gánh nặng của sự dữ chúng ta thấy được trong bản thân ḿnh và chung quanh chúng ta, nhờ đó, Ngài có thể ban cho chúng ta niềm hy vọng, để Người làm cho chúng ta cảm thấy Người gần gũi với chúng ta, và ban cho chúng ta một chút ánh sáng trên con đường sự sống.

 

Chúa Giêsu tiếp tục lời cầu nguyện của Người rằng: “Abba, Cha ơi! Tất cả mọi sự đều có thể đối với Cha; xin hăy cất chén này khỏi Con; nhưng không phải là những ǵ Con muốn, mà là những ǵ Cha muốn” (14:36). Trong lời kêu van này có 3 đoạn hiện lên. Mới đầu, chúng ta thấy việc sử dụng lập lại lời mà Chúa Giêsu sử dụng để ngỏ cùng Thiên Chúa: “Abba! Cha ơi!” (Mk 14:36a). Chúng ta quá rơ là tiếng Abba theo ngôn ngữ Aramaic được sử dụng bởi một con trẻ ngỏ cùng cha của nó, và v́ thế nó diễn tả mối liên hệ của Chúa Giêsu với Thiên Chúa Cha, một mối liên hệ êm ái, dịu dàng, tin tưởng và phó thác. Ở giữa của lời van nài này có một yếu tố thứ hai, đó là việc nhận thức về sự toàn năng của Cha – “Tất cả mọi sự đều có thể đối với Cha” – một nhận thức đưa đến lời yêu cầu, trong đó thảm kịch nơi ư muốn nhân loại của Chúa Giêsu trước cái chết và sự dữ xuất hiện: “xin hăy cất chén này khỏi Con”. Thế nhưng, c̣n có một diễn tả thứ ba trong lời nguyện cầu của Chúa Giêsu, và nó là diễn tả quyết liệt trong đó ư muốn nhân loại của Người hoàn toàn gắn bó với ư muốn thần linh. Thật vậy, Chúa Giêsu đă kết thúc bằng việc mạnh mẽ nói rằng: “nhưng không phải là những ǵ Con muốn mà là những ǵ Cha muốn” (Mk 14:36c).

 

Trong mối hiệp nhất của Ngôi Vị thần linh, ư muốn nhân loại này đạt được tầm vóc viên trọn của ḿnh, nơi sự hoàn toàn phó thác cái “Tôi” cho cái “Ngài” của Cha, Đấng được gọi là Abba. Thánh Maximus khẳng định rằng, từ giây phút tạo dựng nên con người nam nữ, ư muốn của nhân loại đă hướng về ư muốn thần linh, và chính ở nơi tiếng “xin vâng” đối với Thiên Chúa, mà ư muốn của con người được trở nên hoàn toàn tự do, và đạt được tầm vóc viên trọn của ḿnh.

 

Tiếc thay, v́ tội lỗi, tiếng “xin vâng” này với Thiên Chúa đă được biến thành cuộc chống đối, ở chỗ Adong và Evà đă nghĩ rằng “cái không” với Thiên Chúa là cực điểm của tự do, của việc viên trọn bản thân ḿnh. Trên Núi Cây Dầu, Chúa Giêsu lôi kéo ư muốn của con người trở lại với tiếng “xin vâng” trọn vẹn cùng Thiên Chúa; nơi Ngài, ư muốn tự nhiên hoàn toàn được hội nhập vào chiều hướng được Ngôi Vị Thần Linh ban cho nó. Chúa Giêsu sống sự sống của Người hợp với tâm điểm Ngôi Vị của ḿnh, đó là việc Người là Con Thiên Chúa. Ư muốn nhân loại của Người được kéo vào cái “tôi” của Người Con, Đấng hoàn toàn phó ḿnh cho Cha.

 

Như thế, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng, chỉ ở chỗ tuân hợp ư muốn của ḿnh với ư muốn thần linh, con người mới đạt được cái cao cả của ḿnh, con người mới trở thành “thần linh”; chỉ ở chỗ ra khỏi bản thân ḿnh – chỉ ở tiếng “vâng” của ḿnh với Thiên Chúa – ước muốn của Adong và của tất cả chúng ta mới được nên trọn – mới được hoàn toàn tự do. Đó là những ǵ Chúa Giêsu hoàn tất ở Gethsename: bằng việc đặt ư muốn nhân loại của ḿnh trong ư muốn thần linh, mới xuất phát con người đích thực và chúng ta mới được cứu độ.

 

Cuốn Tổng Lược Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo rơ ràng dạy rằng: “Việc cầu nguyện của Chúa Giêsu trong cơn sầu thương của Người trong vườn Gethsename, và những lời cuối cùng của Người trên cây Thập Giá, cho thấy chiều sâu của lời cầu nguyện con cái của Người. Chúa Giêsu hoàn trọn dự án yêu thương của Cha, và ôm lấy vào ḿnh tất cả nỗi sầu thương của nhân loại, cùng với tất cả những thỉnh nguyện và chuyển cầu của lịch sử cứu độ. Người tŕnh bày chúng cho Cha, Đấng chấp nhận chúng, và đáp ứng chúng vượt trên tất cả mọi hy vọng, bằng cách phục sinh Con từ trong cơi chết” (số 543). Thật thế, “không có nơi nào trong Thánh Kinh chúng ta có được một minh thức sâu xa trong mầu nhiệm nội tại của Chúa Giêsu, như nơi lời cầu nguyện trên Núi Cây Dầu” (Jesus of Nazareth II, 157).

 

Anh chị em thân mến, mỗi ngày, trong kinh Lạy Cha chúng ta nguyện cầu cho “Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6:10). Tức chúng ta nh́n nhận rằng, có một ư muốn của Thiên Chúa ở với chúng ta và cho chúng ta, một ư muốn của Thiên Chúa cho đời sống của chúng ta, một ư muốn mà mỗi ngày càng phải trở thành cứ điểm cho ư muốn của chúng ta, cũng như cho con người của chúng ta. Ngoài ra, chúng ta c̣n nh́n nhận rằng, “trời” là nơi ư muốn của Thiên Chúa được thực hiện, và ‘đất” trở thành “trời’ – i.e., nơi hiện diện của t́nh yêu, của sự thiện, của sự thật và của sự mỹ thần linh – một khi ư muốn của Thiên Chúa được thực hiện trên trái đất này.

 

Trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cùng Cha vào đêm kinh hoàng và kỳ lạ ở Gethsename, “đất” đă trở nên “trời”; cái “đất” ư muốn nhân loại của Người, bị rung động v́ sợ hăi và buồn thương, được mặc lấy bởi ư muốn thần linh, nhờ đó ư muốn của Thiên Chúa có thể được hoàn tất trên trái đất này. Và điều này là những ǵ quan trọng đối với cả việc cầu nguyện của chúng ta nữa, ở chỗ, chúng ta cần phải biết phó ḿnh hơn nữa cho sự Quan Pḥng thần linh, biết xin Chúa giúp chúng ta tuân hợp ư muốn của chúng ta với ư muốn của Người. Đó là một lời cầu nguyện chúng ta cần phải thực hiện hằng ngày, v́ không phải bao giờ cũng dễ dàng phó ḿnh cho ư muốn của Thiên Chúa, dễ dàng lập lại tiếng “xin vâng” của Chúa Giêsu, tiếng “xin vâng” của Mẹ Maria.

 

Các tŕnh thuật Phúc Âm về Gethsename xót xa cho thấy rằng, ba người môn đệ được Chúa Giêsu chọn ở gần với Người đă không thể tỉnh thức với Người, thông phần vào việc nguyện cầu của Người, vào việc Người gắn bó với Cha, và các vị đă bị cái ngủ khống chế. Các bạn thân mến, chúng ta hăy xin Chúa ban cho chúng ta khả năng tỉnh thức với Người trong nguyện cầu; khả năng tuân theo ư muốn của Thiên Chúa mỗi ngày, cho dù ư muốn ấy nói về Thập Giá; và khả năng cảm nghiệm được mối thân t́nh sâu xa hơn bao giờ hết với Chúa – để một chút “trời” của Thiên Chúa được mang xuống “đất” này. Xin cám ơn các bạn.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/2/2012