Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI – tiếp tc lot bài giáo lư v Cu Nguyn Th Tư 8/2/2012 – bài th 22 v Li Cu Nguyn ca Chúa Giêsu trên Cây Thp Giá

 

Anh chị em thân mến,

 

Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với anh chị em về lời nguyện của Chúa Giêsu khi cái chết sắp sửa xảy ra, bằng việc coi xem Thánh Marcô và Thánh Mathêu muốn nói ǵ với chúng ta. Hai vị thánh kư này cống hiến tŕnh thuật về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu đang hấp hối, chẳng những bằng tiếng Hy Lạp, một ngôn ngữ được các ngài sử dụng để viết tŕnh thuật này, nhưng cũng – v́ tầm mức quan trọng của những lời ấy – được ḥa lẫn với tiếng Do Thái và tiếng Aramaic. Như thế, các ngài đă truyền lại chẳng những bản chất mà c̣n âm thanh của lời cầu nguyện này, được phát ra từ môi miệng của Chúa Giêsu: Chúng ta thực sự nghe được những lời của Chúa Giêsu y như thế. Các ngài đồng thời cũng đă diễn tả cho chúng ta thấy thái độ của thành phần bàng quan hiện diện ở cuộc đóng đanh, những người không hiểu – hay những người không muốn hiểu – lời cầu nguyện này.

 

Thánh Marcô, như chúng ta vừa nghe, viết rằng: “Và tới giờ thứ sáu, bóng tối bao trùm toàn thể mặt đất cho đến giờ thứ chín. Rồi vào giờ thứ chín Chúa Giêsu đă kêu lên một tiếng lớn rằng: ‘Eló, Eló, lamà sabachthani?’ nghĩa là ‘Chúa Trời tôi ơi, Chúa Trời tôi ơi, tại sao Ngài lại bỏ rơi tôi?’” (25:34). Theo cấu trúc của truyện kể th́ lời cầu nguyện này – tiếng kêu của Chúa Giêsu – được dâng lên ở vào lúc tột đỉnh trong thời gian 3 tiếng đồng hồ tối tăm bao trùm toàn thể trái đất, từ giữa trưa tới 3 giờ chiều. Ba tiếng đồng hồ tối tăm là những ǵ tiếp tục của khoảng thời gian trước đó, cũng 3 tiếng, khoảng thời gian bắt đầu biến cố Đóng Đanh của Chúa Giêsu. Thật vậy, Thánh Kư Marcô cho chúng ta biết rằng “họ đóng đanh Người vào giờ thứ ba” (cf 15:25). Nh́n chung th́ những dấu chỉ về thời gian của đoạn tŕnh thuật này cho thấy là sáu giờ của Chúa Giêsu trên cây thập giá, được thứ tự chia ra làm hai phần bằng nhau về thời gian.

 

Trong 3 tiếng đồng hồ đầu tiên, từ 9 giờ sáng tới giữa trưa, chúng ta thấy xẩy ra việc chế nhạo, từ những nhóm người khác nhau, thành phần bày tỏ nỗi ngờ vực và khẳng định niềm bất tín của họ. Thánh Marcô viết: “Những kẻ qua đường mỉa mai chế nhạo Người” (15:29); “cả thành phần trưởng tế cùng với những luật sĩ thay nhau cũng nhạo báng Người” (15:31); “các kẻ bị đóng đanh với Người cũng sỉ vả Người” (15:32). Trong khoảng thời gian 3 tiếng sau đó – từ trưa “tới 3 giờ chiều” – Vị Thánh Kư này chỉ nói về bóng tối bao trùm toàn thể trái đất; cảnh tượng chỉ duy có bóng tối, ngoài ra không nói đến bất cứ một cử động nào của con người hay ngôn từ. Vào lúc Chúa Giêsu sắp chết, chỉ có tối tăm buông xuống bao trùm “toàn thể trái đất”.

 

Ngay cả vũ trụ cũng dự phần vào biến cố này: Tối tăm bao phủ con người lẫn sự vật, thế nhưng ngay cả trong lúc tối tăm ấy, Thiên Chúa vẫn hiện diện; Ngài không bỏ rơi. Theo truyền thống thánh kinh th́ tối tăm có một ư nghĩa mâu thuẫn: Nó là một dấu hiệu cho thấy sự hiện diện và tác động của sự dữ, nhưng cũng là một hiện hữu và hoạt động nhiệm mầu của Thiên Chúa, Đấng có thể đánh tan tất cả mọi tối tăm. Trong Sách Xuất Hành chẳng hạn, chúng ta đọc thấy rằng: “Và Chúa đă phán cùng Moisen thế này: ‘Này Ta đến với ngươi trong một đám mây dầy đặc’” (19:9); chỗ khác: “Dân chúng đứng xa xa, trong khi Moisen tiến tới gần bóng tối dầy đặc là nơi Thiên Chúa hiện diện” (20:21). Thế rồi trong những lời thuyết ở Cuốn Đệ Nhị Luật, Moisen đă thuật lại rằng: “Ngọn núi ấy bừng lửa thấu trời, được bao phủ bởi tối tăm, mây mù và u ám” (4:11); “các ngươi đă nghe thấy tiếng phát ra từ giữa bóng tối, trong khi ngọn núi bừng lửa cháy” (5:23). Nơi cảnh tượng Chúa Giêsu bị đóng đanh, bóng tối bao phủ trái đất, và chính trong bóng tối tăm chết chóc, mà Con Thiên Chúa bị ch́m ngập như thế là để mang lại sự sống, bằng tác động yêu thương của Người.

 

Trở về với tŕnh thuật của Thánh Marcô, trước những lời sỉ nhục văng ra từ các hạng người khác nhau, trước bóng tối đang buông xuống bao trùm tất cả mọi sự, ở vào lúc Người đối diện với tử thần, Chúa Giêsu – bằng tiếng kêu nguyện cầu của ḿnh – tỏ ra, cùng với gánh nặng khổ đau và chết chóc dường như Thiên Chúa bỏ rơi và vắng bóng, Người đă thốt lên niềm tin tưởng về sự gần gũi của Cha, Đấng chấp nhận hành động yêu thương cao cả này, việc Người hoàn toàn hiến Bản Thân ḿnh, cho dù Người không nghe thấy tiếng của Ngài từ trên cao, như Người đă nghe thấy ở các lúc khác. Khi đọc các Phúc Âm, chúng ta mới thấy rằng trong những lúc quan trọng khác nơi đời sống trần gian của Người, Chúa Giêsu đă thấy được những dấu hiệu cùng với sự hiện diện và chuẩn nhận của Cha, về đường lối yêu thương của Người – thậm chí tiếng nói rơ ràng của Thiên Chúa.

 

Thật vậy, trong biến cố theo sau Phép Rửa ở Sông Dược Đăng (Jordan), lúc các tầng trời mở ra, lời của Cha đă vang lên rằng: “Con là Con của Cha, Người Con Yêu Dấu; Cha hài ḷng về Con” (Mk 1:11). Thế rồi ở biến cố Biến H́nh, dấu hiệu đám mây được kèm theo lời nói rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta; hăy lắng nghe Người” (Mk 9:7). Trái lại, khi tử thần đang tiến tới với Đấng Bị Đóng Đanh, th́ thinh lặng xẩy ra, không vang lên một tiếng nào, thế nhưng, ánh mặt yêu thương của Cha vẫn gắn chặt với việc hiến thân yêu thương của Con.

 

Thế nhưng, đâu là ư nghĩa nơi lời nguyện cầu của Chúa Giêsu, nơi tiếng kêu được Người dâng lên Cha: “Chúa Trời tôi ơi, Chúa Trời tôi ơi, tại sao Ngài lại bỏ rơi tôi?” – Phải chăng là Người nghi ngờ về sứ vụ của Người, hay về sự hiện diện của Cha? Lời cầu nguyện này có thể không chất chứa cái ư thức sâu sắc về t́nh trạng bị bỏ rơi? Những lời Chúa Giêsu ngỏ cùng Cha ấy là những lời mở đầu Thánh Vịnh 22, trong đó vị thánh vịnh gia bày tỏ trước Thiên Chúa t́nh trạng căng thẳng giữa cảm giác bị lẻ loi, và niềm ư thức vững vàng về sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân của Ngài. Vị thánh vịnh gia này cầu nguyện rằng: “Ôi Chúa Trời con, tôi kêu lên ban ngày, nhưng Chúa không đáp ứng; con kêu lên ban đêm, mà chẳng được nghỉ yên. Thế nhưng Chúa là Đấng thánh, được Yến Duyên tôn vinh chúc tụng” (các câu 2,3). Vị thánh vịnh gia này nói về một “tiếng kêu” để bày tỏ tất cả niềm đau thương, trong lời nguyện cầu trước một vị Thiên Chúa dường như vắng bóng: Trong nỗi đau thương tận cùng th́ lời nguyện cầu trở thành một tiếng kêu than.

 

T́nh trạng này cũng xẩy ra nơi mối liên hệ của chúng ta với Chúa: Khi phải đối diện với những t́nh trạng khó khăn và đau đớn nhất, khi Thiên Chúa dường như không lắng nghe, chúng ta không được sợ trao phó cho Ngài tất cả gánh nặng, của những ǵ chúng ta đang mang vác trong ḷng; chúng ta không được sợ hăi mà kêu lên cùng Ngài trong nỗi khổ đau của chúng ta; chúng ta cần phải xác tín rằng, Thiên Chúa là Đấng gần gũi, thậm chí cả ở vào lúc Ngài dường như câm nín.

 

Trong việc lập lại trên Thập Giá những lời mở đầu bài thánh vịnh này: Eló, Eló, lamà sabachthani? – Chúa Trời tôi ơi, Chúa Trời tôi ơi, tại sao Chúa lại bỏ rơi tôi?” (Mt 27:46); trong việc kêu lên những lời của bài thánh vịnh ấy, Chúa Giêsu đang cầu nguyện vào lúc con người bị tận cùng loại trừ, vào lúc bị bỏ rơi. Tuy nhiên, Người đang cầu nguyện bài thánh vịnh này một cách ư thức rằng, Thiên Chúa là Cha đang hiện diện, thậm chí trong giờ khắc Người cảm thấy thảm kịch chết chóc của con người. Thế nhưng, vấn đề được đặt ra nơi chúng ta đó là: Làm sao có thể xẩy ra được một Vị Thiên Chúa rất toàn năng lại không ra tay can thiệp vào việc giải cứu Con Ḿnh khỏi cuộc thử thách khủng khiếp ấy chứ?

 

Cần phải hiểu rằng, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu không phải là tiếng kêu của kẻ đối diện với cái chết trong thất vọng, hay là tiếng kêu của một kẻ biết rằng ḿnh đă bị bỏ rơi. Vào lúc ấy, Chúa Giêsu đă sống trọn tất cả bài thánh vịnh 22, một bài đại thánh vịnh của thành phần nhân dân Yến Duyên khổ đau, và v́ thế Người gánh lấy trên ḿnh, chẳng những gian nan hoạn nạn của dân Người, mà c̣n của tất cả mọi người chịu khổ đau dưới áp lực của sự dữ – và đồng thời Người mang tất cả những sự ấy đến trước tấm ḷng của Chính Thiên Chúa, tin tưởng rằng, tiếng kêu của Người sẽ được lắng nghe nơi cuộc Phục Sinh: “Tiếng kêu cực kỳ sầu thảm đồng thời là niềm tin tưởng Thiên Chúa đáp ứng, niềm tin tưởng cứu độ – chẳng những đối với chính Chúa Giêsu, mà c̣n đối với ‘nhiều người’” (Jesus of Nazareth II, p. 214).

 

Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu chất chứa niềm tin tưởng hơn hết, và việc phó ḿnh vào bàn tay của Thiên Chúa, thậm chí trong cả trường hợp Ngài dường như vắng bóng, ngay cả khi Ngài dường như câm lặng, theo một dự án bất khả thấu đối với chúng ta. Bởi vậy, trong Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, chúng ta đọc thấy rằng: “Trong t́nh yêu cứu chuộc luôn liên kết Người với Cha, Người đă mặc lấy chúng ta trong t́nh trạng ương ngạnh tội lỗi của chúng ta, cho tới độ Người có thể nhân danh chúng ta nói trên Thập Giá rằng: ‘Chúa Trời tôi ơi, Chúa Trời tôi ơi, tại sao Chúa lại bỏ rơi tôi?’” (số 603). Cái đau khổ của Người là cái đau khổ hiệp thông với chúng ta và cho chúng ta, xuất phát từ yêu thương, và bao gồm việc cứu chuộc là chiến thắng của t́nh yêu.

 

Những con người hiện diện dưới chân Thập Giá của Chúa Giêsu không hiểu được điều ấy, và họ cho tiếng kêu của Người là lời thỉnh cầu được ngỏ cùng Elia. Trong một cảnh tượng khờ khạo, họ t́m cách làm giăn cơn khát của Người để kéo dài sự sống của Người để thấy quả thực Elia có đến trợ giúp Người hay chăng. Thế nhưng, một tiếng kêu lớn đă kết thúc đời sống trần gian cùng với ước vọng của họ. Trong giây phút cuối cùng, Chúa Giêsu để cho con tim của Người bày tỏ cái đớn đau của ḿnh; tuy nhiên, Người đồng thời cũng để cho cảm quan về sự hiện diện của Cha hiện lên, cùng với việc Người chấp nhận dự án Cha muốn cứu độ nhân loại.

 

Cả chúng ta nữa, cũng thấy ḿnh hết lần này đến lần khác đối diện với cái thực tại của khổ đau, của việc Thiên Chúa câm lặng – chúng ta rất thường bày tỏ nó ra trong lời cầu nguyện của chúng ta – thế nhưng, chúng ta cũng thấy ḿnh đứng trước cái thực tại của Phục Sinh, của việc đáp ứng từ một Vị Thiên Chúa đă gánh lấy các thứ khổ đau của chúng ta, nhờ đó Người có thể gánh vác chúng với chúng ta, và ban cho chúng ta niềm hy vọng vững vàng là những khổ đau ấy sẽ được thắng vượt  (cf. Encyclical Letter, Spe salvi, 35-40).

 

Các bạn thân mến, khi cầu nguyện chúng ta hăy mang những thánh giá hằng ngày của chúng ta đến cùng Thiên Chúa, tin tưởng rằng Ngài đang hiện diện và lắng nghe chúng ta. Tiếng kêu của Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng, khi cầu nguyện chúng ta cần phải thắng vượt những thứ ngăng trở của ‘cái tôi” chúng ta, cũng như của những thứ trục trặc của chúng ta, để hướng chúng ta đến những nhu cầu và khổ đau của những kẻ khác. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu đang hấp hối chết trên Thập Giá, dạy chúng ta hăy cầu nguyện trong yêu thương, cho tất cả mọi anh chị em chúng ta là thành phần cảm thấy gánh nặng của cuộc sống hằng ngày, thành phần đang sống qua những giây phút khó khăn, thành phần đang cảm thấy đớn đau, thành phần không được ai an ủi; chúng ta hăy mang tất cả những con người ấy ra trước trái tim của Thiên Chúa, để họ cảm được t́nh yêu của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Xin cám ơn các bạn.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 8/2/2012