Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XVI – tiếp
tục
loạt
bài giáo lư về
Cầu
Nguyện
Thứ
Tư
15/2/2012 – bài thứ
23 về
3 Lời
Cầu
Nguyện
của
Chúa Giêsu trên Cây Thập
Giá theo Thánh Kư Luca
Anh chị em thân mến,
Trong học đường cầu nguyện của chúng ta Thứ Tư vừa qua, tôi đă
nói về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu được trích từ Thánh Vịnh
22: “Chúa Trời Con ơi, Chúa Trời Con ơi, tại sao Ngài lại bỏ rơi
Con?” Giờ đây tôi muốn tiếp tục suy niệm về lời cầu nguyện của
Chúa Giêsu trên Thập Giá khi cái chết sắp xẩy đến cho Người, và
hôm nay tôi muốn lưu ư tới tŕnh thuật chúng ta thấy trong Phúc
Âm Thánh Luca. Vị Thánh Kư này đă truyền lại cho chúng ta 3 lời
của Chúa Giêsu trên Thập Giá, hai trong những lời ấy – lời 1 và
lời 3 – là những lời cầu nguyện được minh nhiên ngỏ cùng Cha.
C̣n lời thứ hai chất chứa lời hứa được ngỏ cùng người trộm được
gọi là lành cùng bị đóng đanh vời Người; thật vậy, để đáp lại
lời thỉnh cầu của tay trộm này, Chúa Giêsu đă bảo đảm với anh ta
rằng: “Thật vậy, Tôi cho anh hay hôm nay anh sẽ được ở cùng Tôi
trên Thiên Đàng” (Lk 23:43). Theo tŕnh thuật của Thánh Luca,
hai lời cầu nguyện Chúa Giêsu đang hấp hối ngỏ cùng Cha và việc
Người đón nhận lời thỉnh cầu của tội nhân thống hối ngỏ cùng
Người bởi thế là những ǵ quyện lấy nhau một cách liên hệ. Chúa
Giêsu kêu xin Cha và lắng nghe lời nguyện cầu của con người
thường được gọi là latro poenitens, “kẻ trộm thống hối”.
Chúng ta hăy lưu ư tới 3 lời cầu nguyện. Người thốt lên lời đầu
tiên ngay sau khi bị đóng đanh vào Thập Giá, trong khi đám lính
tráng đang chia nhau y phục của Người như là một thứ tưởng
thưởng buồn bă cho việc phục vụ của họ. Ở một nghĩa nào đó, tiến
tŕnh đóng đanh được kết thúc bằng hành động ấy. Thánh Luca
viết: “Khi họ lên đến nơi được gọi là Sọ Trường, họ đă đóng đanh
Người ở đó, cùng với các tên tử tội, một tên bên phải và một tên
bên trái. Đoạn Chúa Giêsu đă nói: ‘Lạy Cha, xin tha cho họ; v́
họ không biết việc họ làm’. Rồi họ bắt thăm để chia nhau y phục
của Người” (23:33-34). Lời cầu nguyện đầu tiên Chúa Giêsu ngỏ
cùng Cha là một lời chuyển cầu: Người van xin ơn thứ tha cho
thành phần hạnh h́nh của Người. Chúa Giêsu thực hành những ǵ
Người đă dạy ở Bài Giảng Trên Núi, khi Người phán: “Thày nói
cùng các
con đang nghe Thày là các
con hăy yêu thương kẻ thù của
các con, làm ơn cho những ai ghét bỏ các con” (Lk 6:27), và
Người cũng hứa với tất cả những ai biết tha thứ rằng: “Phần
thưởng của các con sẽ lớn lao, và các con sẽ trở nên con cái của
Đấng Tối Cao” (câu 35). Bấy giờ, từ Thập Giá, Người chẳng những
tha thứ cho thành phần hành h́nh của Người,
mà c̣n đích thân trực
tiếp ngỏ cùng Cha để chuyển cầu cho họ nữa.
Thái
độ của Chúa Giêsu được “phản ảnh” sống động nơi tŕnh thuật ném
đá Thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi. Thật vậy, Thánh
Stêphanô, bấy giờ gần chết, “đă qú xuống và kêu lớn tiếng rằng,
‘Lạy Chúa, xin đừng chấp tội lỗi của họ’. Và khi ngài nói như
thế th́ ngài qua đời” (Acts 7:60): đó là lời cuối cùng của ngài.
Việc so sánh giữa lời cầu thứ tha của Chúa Giêsu với lời cầu của
vị tử đạo tiên khởi này có một tầm vóc quan trọng. Thánh
Stêphanô đích thân ngỏ cùng vị Chúa Phục Sinh và xin đừng chấp
tội sát hại ḿnh – một hành động rơ ràng được xác định bằng lời
diễn tả “tội này” – của thành phần ném đá ngài. Trên Thập Giá,
Chúa Giêsu hướng về Cha, chẳng những xin tha thứ cho những ai
đóng đanh Người mà c̣n giải thích về những ǵ đang xẩy ra nữa.
Thật vậy, theo những lời của Người th́ những kẻ đóng đanh Người
“không biết những ǵ họ làm” (Lk 23:34). Người biến việc vô tri
của họ – việc “không biết” của họ – thành động lực cho việc
Người thỉnh nguyện xin ơn tha thứ với Cha, v́ t́nh trạng vô thức
của họ là những ǵ mở đường cho việc ăn năn hoán cải, như trường
hợp xẩy ra nơi những lời vị đại đội trưởng thốt lên trước cái
chết của Chúa Giêsu: “Quả thực người này là người công chính”
(câu 47); Người là Con Thiên Chúa. “Nó vẫn là một nguồn mạch an
ủi qua mọi thời đại và cho mọi người, ở vào trường hợp của những
kẻ thực sự không biết Người, (thành phần hành h́nh của Người),
cũng như trường hợp của những kẻ không biết Người, (thành phần đă
lên án Người), Chúa biến cái vô thức của họ thành động lực cho
việc Người xin ơn tha thứ: Người thấy nó như là một cánh cửa có
thể mở ra cho việc ăn năn hoán cải”
(Jesus of
Nazareth, II, p. 208).
Lời thứ hai của Chúa Giêsu trên Thập Giá được Thánh Luca tŕnh
thuật là một lời của niềm hy vọng; nó là lời đáp ứng cho lời cầu
của một trong hai người bị đóng đanh với Người. Người trộm lành
này, trước sự hiện diện của Chúa Giêsu, trở về với Người và tỏ
ḷng thống hối ăn năn; anh ta nhận thấy rằng anh ta đứng trước
nhan Con Thiên Chúa, Đấng thực sự hữu h́nh hóa dung nhan của
Thiên Chúa,
và anh ta van xin rằng: “Ngài Giêsu ơi, xin nhớ đến
tôi khi Ngài lên ngai vương quyền của Ngài” (câu 42). Lời đáp
lại của Chúa Giêsu vượt lên trên những ǵ anh ta
xin Người; thật
vậy, Người nói rằng: “Hôm nay anh sẽ được ở cùng Tôi trên Thiên
Đàng” (câu 43). Chúa Giêsu biết Người sẽ trực tiếp tham dự vào
mối hiệp thông với Cha,
và tái mở cửa cho loài người con đường
vào thiên đàng cùng Thiên Chúa. Bởi thế, qua câu trả lời này,
Người cống hiến một niềm hy vọng vững chắc,
là t́nh thương của
Thiên Chúa có thể vươn tới chúng ta thậm chí ở vào những giây
phút cuối cùng của chúng ta, và cho dù sau một cuộc đời hoang
đàng, th́ lời cầu nguyện chân thành vẫn sẽ gặp được cánh tay
rộng mở của Người Cha nhân lành là Đấng đang đợi chờ đứa con của
ḿnh trở về.
Thế nhưng chúng ta hăy dừng lại để xét tới những lời cuối cùng
của Chúa Giêsu đang hấp hối. Vị Thánh Kư thuật lại rằng: “Lúc ấy
vào khoảng giờ thứ sáu, và bóng tối bao trùm khắp mặt đất cho
đến giờ thứ chín, trong lúc mặt trời không c̣n chiếu sáng; và
màn trong đền thờ bị xé ra làm hai. Bấy giờ, Chúa Giêsu kêu lớn
tiếng mà rằng: ‘Cha ơi Con xin phó linh hồn Con trong tay Cha’.
Nói xong Người thở hơi cuối cùng” (44-46). Có một số khía cạnh
nơi bản tŕnh thuật này,
mang so sánh th́ khác với cảnh tượng
được Thánh Marcô và Mathêu mô tả. Ba tiếng tối tăm không được
diễn tả ở Phúc Âm Thánh Marcô, trong khi Thánh Mathêu lại móc
nối với một chuỗi những biến cố khải huyền khác nhau, như động
đất, mồ mả mở ra, kẻ chết sống lại (cf. Mt 27:51-53). Ở Phúc Âm
Thánh Luca, những tiếng đồng
hồ tối tăm bị gây ra bởi hiện tượng
nhật thực, thế nhưng trong lúc ấy th́ màn trong đền thờ lại bị
toác ra làm đôi. Như thế, tŕnh thuật của Thánh Luca cho thấy
hai dấu hiệu như thể đi đôi với nhau, một ở trên các tầng trời
và một ở trong đền thờ. Các
tầng trời trở nên tối tăm và trái đất
tan tác, trong khi trong đền thờ – nơi hiện diện của Thiên Chúa
– tấm màn bảo vệ cung thánh bị xé ra làm hai. Cái chết của Chúa
Giêsu rơ ràng được diễn tả như là một biến cố vũ trụ và phụng
vụ; nó đặc biệt đánh dấu khởi điểm của một thứ tôn thờ mới, ở
nơi một đền thờ không phải bởi nhân tạo, v́ chính Thân Thể của
Chúa Giêsu tử nạn và phục sinh mới qui tụ chư dân lại với nhau,
và liên kết họ bằng Bí Tích của Ḿnh Máu Người.
Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu vào lúc đau khổ ấy – “Lạy Cha, Con
xin phó linh hồn Con trong tay Cha” – là một tiếng kêu cực kỳ và
hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa. Lời cầu nguyện này diễn tả
việc Người hoàn toàn ư thức rằng Người không hề bị bỏ rơi. Tiếng
kêu đầu tiên - “Cha ơi”- nhắc lại những lời đầu tiên được ghi
nhận của Người khi Người lên 12 tuổi. Vào lúc ấy, Người đă ở
trong đền thờ Gia Liêm
(Jerusalem)
3 ngày, nơi có tấm màn giờ đây bị xé ra
làm hai. Và khi cha mẹ của Người bày tỏ nỗi quan tâm của các vị
th́ Người đă trả lời rằng: “Cha mẹ t́m Con làm chi? Cha mẹ
không biết rằng Con cần phải ở lại nhà của Cha Con hay sao?” (Lk
2:49). Từ đầu đến cuối, cái hoàn toàn xác định những cảm thức
của Chúa Giêsu, những lời nói của Người, những hành động của
Người, đều là mối liên hệ đặc thù với Cha. Trên Thập Giá, Người
hoàn toàn yêu thương sống mối liên hệ con cái với Thiên Chúa –
đó là những ǵ tác động lời cầu nguyện của Người.
Những lời Chúa Giêsu phát ra sau lời kêu “Cha ơi” lập lại lời
bày tỏ ở Thánh Vịnh 31: “Tôi phó linh hồn tôi trong tay Ngài”
(câu 6). Tuy nhiên, những lời này không phải là một trích dẫn
đơn thuần; trái lại, chúng cho thấy một quyết định mănh liệt, đó
là Chúa Giêsu “phó ḿnh” cho Cha bằng hành đồng hoàn toàn trao
nộp. Những lời này là một lời cầu nguyện “phó thác” tràn đầy tin
tưởng vào t́nh yêu của Thiên Chúa. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu
khi Người đối diện với tử thần là lời cầu nguyện thê thảm, như
đối với hết mọi người, nhưng đồng thời, nó được thấm đẫm sâu xa
an b́nh,
xuất phát từ thái độ Người hoàn toàn tín thác vào Cha,
cùng ư muốn của Cha trong việc phó nộp Bản Thân ḿnh hoàn toàn
cho Cha. Ở Vườn Gethsemane, lúc Người tiến tới cuộc đối chọi
cuối cùng,
cũng như tiến vào cuộc cầu nguyện thiết tha, và vào
lúc sắp bị “trao nộp vào tay con người ta” (Lk 9:44), th́ mồ hôi
của Người đă trở nên “như những giọt máu lớn nhỏ xuống đất” (Lk
22:44). Thế nhưng, tâm can của Người hoàn toàn tuân theo ư muốn
của Cha, và v́ thế “một thiên thần từ trời” đă hiện ra an ủi
Người (cf Lk 22:42-43). Giờ đây, vào giây phút cuối cùng của
ḿnh, Chúa Giêsu ngỏ cùng Cha bằng việc nói về những bàn tay mà
Người thực sự trao phó hoàn toàn sự sống của Người. Trước chuyến
đi lên Gia Liêm, Chúa Giêsu đă nhấn mạnh với các môn đệ của
Người rằng: “Các con hăy cố mà hiểu lấy những lời này; v́ Con
Người cần phải bị nộp vào tay con người ta” (Lk 9:44). Giờ đây,
khi sự sống sắp ĺa bỏ Người, Người niêm ấn quyết định cuối cùng
của ḿnh bằng lời cầu nguyện, đó là Chúa Giêsu để cho ḿnh “bị
nộp vào tay con người ta”, nhưng Người phó linh hồn trong cả tay
Cha nữa; như thế – như Thánh Kư Gioan khẳng định – nó được hoàn
tất, tác động yêu thương cao cả được thực hiện cho tới cùng, cho
tới tận cùng giới hạn,
và thậm chí vượt ra cả ngoài giới hạn nữa.
Anh chị em thân mến, những lời Chúa Giêsu nói trên Thập Giá,
vào
những giây phút cuối cùng của cuộc đời Người sống trên trần gian,
cống hiến những điểm thách đố cho lời cầu nguyện của chúng ta,
thế nhưng,
chúng cũng hướng nó đến một niềm tin tưởng an b́nh,
cũng như đến một niềm hy vọng vững vàng. Chúa Giêsu, Đấng xin
Cha tha cho những ai đóng đanh Người, kêu mời chúng ta tới tác
động khó khăn của việc nguyện cầu,
thậm chí cho những ai phạm đến
chúng ta, những ai tác hại chúng ta, bằng việc biết tỏ ra luôn
thứ tha, nhờ đó,
ánh sáng của Thiên Chúa có thể chiếu rạng tâm
can của họ; và Người mời gọi chúng ta trong lời nguyện cầu của
ḿnh,
sống theo thái độ t́nh thương và t́nh thương Thiên Chúa tỏ
ra đối với chúng ta: “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng
tha kẻ có nợ chúng con”, như hằng ngày chúng ta đọc trong “Kinh
Lạy Cha”. Đồng thời Chúa Giêsu là Đấng vào giây phút chết chóc
cuối cùng phó ḿnh hoàn toàn vào tay Thiên Chúa Cha, thông đạt
cho chúng ta niềm tin tưởng rằng, cho dù các cuộc thử thách của
chúng ta có khó khăn thế nào chăng nữa, cho dù các trục trặc của
chúng ta có khốn khó đến mấy chăng nữa, cho dù nỗi khổ của chúng
ta có nặng nề mấy đi nữa, chúng ta sẽ không bao giờ lọt khỏi
ṿng tay của Thiên Chúa, những bàn tay đă tạo dựng nên chúng ta,
những bàn tay nâng đỡ chúng ta và d́u dắt chúng ta trên đường
đời, v́ chúng được hướng dẫn bởi một t́nh yêu vô cùng và trung
tín. Xin cám ơn anh chị em.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit
phổ biến ngày 15/2/2012