Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI – tiếp tc lot bài giáo lư v Cu Nguyn Th Tư 7/3/2012 – bài th 24 v Vic Thinh Lng ca Chúa Giêsu.

 

Anh chị em thân mến,

 

Trong một loạt bài giáo lư trước đây tôi đă nói về việc cầu nguyện của Chúa Giêsu, và tôi không muốn kết thúc việc chia sẻ này mà không vắn tắt nói về đề tài liên quan tới việc Chúa Giêsu thinh lặng, một thứ thinh lặng rất quan trọng nơi mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa.

 

Trong Tông Huấn Hậu Thượng Nghị Giám Mục Verbum Domini, tôi đă đề cập tới vai tṛ của sự thinh lặng đóng trong cuộc đời của Chúa Giêsu, nhất là ở trên Đồi Golgota: “Ở đây chúng ta thấy ḿnh đứng trước ‘lời thập giá’ (1Cor 1:18). Lời này câm nín; nó trở nên thứ thinh lặng chết chóc, v́ nó đă ‘nói’ lên tất cả, không giữ lại ǵ hết về những ǵ nó cần phải nói với chúng ta (khoản 12). Đối diện với sự thinh lặng này của thập giá, Thánh Maximus the Confessor đă đặt vào môi miệng của Người Mẹ Thiên Chúa câu nói đánh động này: “Lời của Cha, Đấng đă làm cho hết mọi tạo vật nói lên, lại im tiếng; cặp mặt của Đấng có lời nói và ưng thuận th́ tất cả mọi sự chuyển động, lại vô hồn” (The Life of Mary, no. 89: Marian texts of the first millennium, 2, Rome 1989, p. 253).

 

Thập giá của Chúa Kitô chẳng những cho thấy sự thinh lặng của Chúa Giêsu như là lời nói cuối cùng của Người ngỏ cùng Cha; nó cũng cho thấy rằng Thiên Chúa muốn nói qua sự thinh lặng nữa: “Sự thinh lặng của Thiên Chúa, cảm nghiệm về sự xa cách của Cha toàn năng, là một giai đoạn quyết liệt nơi cuộc hành tŕnh trần thế của Người Con Thiên Chúa, Lời nhập thể. Khi đang bị treo trên cây gỗ thập giá, Người đă than van niềm đau khổ gây ra bởi sự thinh lặng ấy: ‘Chúa Trời Con ơi, Chúa Trời Con ơi, tại sao Chúa lại bỏ rơi Con?’ (Mk 15:34; Mt 27:46). Khi dấn thân tuân phục cho tới tận hơi thở cuối cùng, trong bóng tối tăm của chết chóc, Chúa Giêsu đă kêu lên cùng Cha. Người đă phó ḿnh cho Ngài ở vào giây phút vượt qua cái chết mà vào sự sống đời đời: ‘Lạy Cha, Con xin phó linh hồn Con trong tay Cha’ (Lk 23:46)” (Post-Synodal Apostolic Exhortation Verbum Domini, 21). Cái cảm nghiệm này của Chúa Giêsu trên cây thập giá là những ǵ sâu xa nói về t́nh trạng của con người nguyện cầu và của tột đỉnh của việc cầu nguyện: sau khi đă nghe và nhận biết Lời của Thiên Chúa, chúng ta cũng cần phải thử sức ḿnh trước sự thinh lặng của Thiên Chúa, một bộc lộ quan trọng của cùng Lời thần linh.

 

Việc giao liên giữa ngôn từ và sự thinh lặng, những ǵ làm nên đặc tính của việc Chúa Giêsu cầu nguyện trong suốt cuộc đời trần gian của Người – nhất là trên cây thập tự giá -  cũng chạm tới đời cầu nguyện của chúng ta bằng hai cách. Cách thứ nhất liên quan tới việc chúng ta đón nhận Lời của Thiên Chúa. Việc thinh lặng bề trong và bề ngoài là những ǵ cần thiết để lời có thể được nghe thấy. Và đó là vấn đề đặc biệt khó khăn trong thời của chúng ta đây. Thật vậy, thời đại của chúng ta không phải là một thời đại thuận lợi cho việc suy tư phản tỉnh; đúng thế, có những lúc người ta cảm thấy rằng dân chúng lo sợ tách ḿnh ra, cho dù trong chốc lát, cái chướng vật của ngôn từ và h́nh ảnh đánh dấu thời đại chúng ta và tràn đầy ngày sống của chúng ta. V́ thế, trong Tông Huấn Verbum Domini được đề cập đến trước đây, tôi đă nhắc lại sự cần thiết của việc chúng ta cần phải được học biết giá trị của sự thinh lặng: “Khi tái khám phá ra cái tâm điểm của lời Chúa trong đời sống của Giáo Hội, cũng có nghĩa là tái nhận thức được một cảm quan về sự phản tỉnh và nghỉ ngơi nội tâm. Truyền thống cao cả của các vị giáo phụ dạy chúng ta rằng, các mầu nhiệm của Chúa Kitô tất cả liên hệ tới sự thinh lặng. Chỉ trong thinh lặng lời của Chúa mới có thể cư ngụ trong chúng ta, như nơi Mẹ Maria, người nữ của lời và là người nữ của sự thinh lặng bất khả phân ly” (n. 21).

 

Nguyên tắc này – nguyên tắc không thinh lặng chúng ta không nghe thấy, hay không lắng nghe mà cũng chẳng nhận được lời – trước hết áp dụng vào việc cầu nguyện riêng tư, song cũng áp dụng cho cả các thứ phụng vụ của chúng ta nữa: để dễ dàng cho việc lắng nghe đích thực, những thứ phụng vụ cũng cần phải dồi dào những giây phút thinh lặng và âm thầm lănh nhận. Thánh Âu Quốc Tinh đă có một nhận định vĩnh viễn đích đáng là "Verbo crescente, verba deficientKhi Lời của Thiên Chúa gia tăng th́ ngôn từ của con người bất lực” (cf. Sermon 288; 5: PL 38, 1307; Sermon 120,2: PL 38,677). Các Phúc Âm thường cho thấy Chúa Giêsu – nhất là ở vào những lúc cần phải thực hiện những quyết định quan trọng – đă một ḿnh lui vào một nơi xa khỏi đám đông, cũng như khỏi các môn đệ của ḿnh, để cầu nguyện trong thinh lặng, mà sống mối liên hệ con cái với Thiên Chúa. Sự thinh lặng có thể khai quật lên một khoảng thinh lặng nội tâm trong tận thâm cung của chúng ta để Thiên Chúa có thể ngự ở đó, để Lời của Ngài ở với chúng ta, để t́nh yêu giành cho Ngài được cắm rễ vào tâm trí chúng ta, cũng như vào tâm can của chúng ta và làm sinh động đời sống của chúng ta. Bởi thế, cách thức đầu tiên đó là học thinh lặng, là mở ḷng lắng nghe, hướng chúng ta tới Đấng khác, tới Lời của Thiên Chúa.

 

Tuy nhiên, cũng có một yếu tố thứ hai quan trọng nữa liên quan tới mối liên hệ giữa thinh lặng và cầu nguyện. V́ thật ra, chẳng phải chỉ sự thinh lặng của chúng ta là những ǵ giúp chúng ta mở ḷng lắng nghe Lời của Thiên Chúa; mà thường trong việc cầu nguyện của chúng ta, chúng ta cảm thấy chúng ta ở trước sự thinh lặng của Thiên Chúa; chúng ta cảm thấy một cảm quan bị bỏ rơi; chúng ta cảm thấy Thiên Chúa chẳng nghe chúng ta và Ngài chẳng đáp ứng ǵ hết. Thế nhưng, cái thinh lặng này của Thiên Chúa – như Chúa Giêsu cũng cảm nghiệm thấy – không phải là một dấu hiệu của việc Ngài vắng bóng. Người Kitô hữu rơ biết rằng, Chúa đang hiện diện và Ngài đang lắng nghe, thậm chí trong cái tăm tối của khổ đau, ruồng bỏ và lẻ loi cô độc. Chúa Giêsu đă tái trấn an các môn đệ và từng người chúng ta rằng, Thiên Chúa biết rơ các nhu cầu của chúng ta ở hết mọi giây phút trong cuộc đời. Người dạy các môn đệ rằng “Trong khi nguyện cầu th́ đừng nh́ nhèo nhiều lời như kiểu của cácDân Ngoại; v́ họ nghĩ rằng họ sẽ được lắng nghe bởi các thứ ngôn từ của họ. Các con đừng có mà như họ, v́ Cha các con biết những ǵ các con cần trước khi các con kêu xin cùng Ngài” (Matthew 6:7-8): một con tim chuyên chú, thinh lặng và cởi mở quan trọng hơn là nhiều lời lẽ.

 

Thiên Chúa sâu xa biết chúng ta, c̣n nhiều hơn là chúng ta biết chính bản thân ḿnh, và Ngài yêu thương chúng ta: và biết thế là đủ. Trong Thánh Kinh, cảm nghiệm của ông Gióp là những ǵ đặc biệt quan trọng về vấn đề này. Con người này mau chóng mất hết mọi sự: gia đ́nh, giầu sang, bạn bè, sức khỏe; thái độ của Thiên Chúa đối với ông thực sự là một thái độ bỏ rơi, một thái độ hoàn toàn thinh lặng. Tuy nhiên, ông Gióp, trong mối liên hệ của ḿnh với Thiên Chúa, đă nói với Thiên Chúa, đă kêu lên cùng Thiên Chúa; trong lời nguyện cầu của ḿnh, bất chất mọi sự, ông kiên tŕ với niềm tin tưởng tinh tuyền, để rồi, cuối cùng, ông tái khám phá được cái giá trị cảm nghiệm của ông cũng như của việc Thiên Chúa thinh lặng. Bởi thế, sau cùng, hướng về Đấng Tạo Hóa của ḿnh, ông đă có thể đúc kết rằng: “Tôi đă nghe về Ngài bằng việc lắng nghe của cái tai, thế nhưng giờ đây mắt tôi đang thấy Ngài” (Job 42:5): hầu như tất cả chúng ta đều biết Thiên Chúa qua lời đồn, và chúng ta càng cởi mở với sự thinh lặng của Ngài và sự thinh lặng của chúng ta, chúng ta càng bắt đầu biết Ngài thực sự. Niềm tin tưởng trổi vượt này, một niềm tin tưởng mở đường cho cuộc sâu xa hội ngộ với Thiên Chúa, trở thành chín mùi trong thinh lặng. Thánh Phanxicô Severio đă cầu nguyện, khi thưa cùng Chúa rằng: Con yêu mến Chúa, không phải v́ Chúa có thể ban cho con nước trời hay luận phạt con cho hỏa ngục, mà là v́ Chúa là Thiên Chúa của con. Con kính mến Chúa, v́ Chúa là Chúa.

 

Để chúng ta tiến tới chỗ đúc kết các bài chia sẻ của chúng về việc cầu nguyện của Chúa Giêsu, một số giáo huấn trong cuốn Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo cần được nhắc lại đó là: “Nghệ thuật cầu nguyện được hoàn toàn tỏ cho chúng ta nơi Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta. Việc t́m cách hiểu được việc cầu nguyện của Người, qua những ǵ được các chứng nhân của Người loan báo cho chúng ta biết trong Phúc Âm, là việc tiến đến với Chúa Giêsu thánh hảo như Moisen đă tiến tới bụi gai bốc cháy: trước hết để chiêm ngưỡng Người trong cầu nguyện, rồi để nghe xem Người dạy chúng ta cầu nguyện ra sao, để biết được rằng Người nghe chúng ta cầu nguyện như thế nào” (n. 2598).

 

Vậy Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện ra sao? Trong cuốn Tổng Lược Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, chúng ta thấy được một câu trả lời rơ ràng: “Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện chẳng những với Cha của chúng ta” – thực sự là tác động chính yếu trong giáo huấn của Người về cách thức chúng ta cầu nguyện – “mà c̣n khi nào cầu nguyện nữa. Như thế, Người dạy chúng ta, ngoài nội dung của lời cầu, c̣n là những điều kiện cần thiết cho hết mọi thứ cầu nguyện chân thực, đó là tính chất tinh tuyền của con tim t́m kiếm Nước Trời và thứ tha cho kẻ thù của ḿnh, một đức tin vững chắc và thảo hiếu vượt lên trên những ǵ chúng ta cảm thấy và hiểu biết, và việc tỉnh thức là những ǵ bảo vệ người môn đệ khỏi chước cám dỗ” (số 544).

 

Khi quan sát các Phúc Âm, chúng ta thấy Chúa là vị đối thoại, là bạn bè, là chứng nhân và là thày dạy chúng ta cầu nguyện ra sao. Nơi Chúa giêsu, cái mới mẻ của việc chúng ta đối thoại với Thiên Chúa được tỏ hiện: việc cầu nguyện của con cái, một lời cầu nguyện được Cha mong đợi từ con cái của Ngài. Và chúng ta học từ Chúa Giêsu, làm thế nào việc cầu nguyện liên lỉ giúp cho chúng ta trong việc giải thích được cuộc đời của chúng ta, trong việc thực hiện các quyết định, trong việc nhận ra và chấp nhận ơn gọi của chúng ta, trong việc khám phá ra những tài năng Chúa đă ban cho chúng ta, trong việc hằng ngày hoàn tất Ư Muốn của Ngài, một ư muốn là con đường duy nhất để chiếm được tầm vóc viên trọn nơi đời sống của chúng ta.

 

Việc cầu nguyện của Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta là thành phần thường bận tâm về hiệu năng nơi hoạt động của chúng ta, và các thành quả cụ thể chúng ta đạt được, rằng chúng ta cần ngừng lại và cảm nghiệm những giây phút thân t́nh với Thiên Chúa, “tách ḿnh” khỏi tiếng ầm ĩ hằng ngày để lắng nghe, để đi sâu vào “căn gốc” đang nâng đỡ và nuôi nấng đời sống của chúng ta. Một trong những giây phút tuyệt đẹp nhất ở việc Chúa Giêsu cầu nguyện đó là chính giây phút mà Người – để đối diện với bệnh tật, buồn đau và giới hạn của những ai đối thoại với Người – hướng về Cha trong nguyện cầu, nhờ đó dạy cho những ai vây quanh Người đâu là nguồn hy vọng và cứu độ cần phải được t́m kiếm.

 

Tôi đă nhắc đến tấm gương cảm kích của việc Chúa Giêsu cầu nguyện ở mồ của Lazarô. Thánh kư Gioan tŕnh thuật rằng: “Vậy họ lấy tảng đá ra. Và Chúa Giêsu hướng mắt lên mà nói rằng: ‘Lạy Cha, Con tạ ơn Cha đă nghe lời Con. Con biết rằng Cha hằng nghe Con luôn, thế nhưng Con nói điều này v́ thành phần dân chúng đang ở nơi đây, để họ có thể tin rằng Cha đă sai Con’. Khi Người nói điều ấy xong th́ Người kêu lên một tiếng lớn rằng: ‘Lazarô, hăy ra đây!’” (John 11:41-43).

 

Thế nhưng, Chúa Giêsu tiến đến tột đỉnh của chiều sâu nguyện cầu cùng Cha trong cuộc Khổ Nạn và Tử Nạn của Người, khi Người thốt lên “tiếng vâng” cao cả cho dự án của Thiên Chúa, và cho thấy ư muốn nhân loại của Người sẽ được hoàn trọn ra sao nơi việc gắn bó hoàn toàn với ư muốn thần linh ấy, hơn là ngược lại. Nơi lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, nơi tiếng Người kêu lên cùng Cha trên thập tự giá, “tất cả mọi thứ trục trặc, qua mọi thời đại, của nhân loại bị nô lệ cho tội lỗi và sự chết, tất cả mọi lời thỉnh nguyện và chuyển cầu trong lịch sử cứu độ được thâu tóm lại… Nơi đây Cha chấp nhận chúng, và vượt trên tất cả mọi niềm hy vọng, đáp ứng chúng ngoài tất cả những ǵ hy vọng, đáp ứng chúng bằng việc phục sinh Con của Ngài. Thế là nghệ thuật cầu nguyện trong công cuộc tạo dựng và cứu độ được nên trọn và hoàn tất” (Catechism of the Catholic Church, 2606).

 

Anh chị em thân mến, với ḷng tin tưởng, chúng ta hăy xin Chúa để có thể sống trọn cuộc hành tŕnh cầu nguyện của con cái, bằng việc hằng ngày học cùng Người Con Duy Nhất, v́ chúng ta đă hóa thân làm người, cách thức hướng về Thiên Chúa. Những lời của Thánh Phaolô về đời sống Kitô giáo cũng áp dụng cho cả việc cầu nguyện của chúng ta: “V́ tôi tin rằng dù sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay quyền thần, dù hiện tại hay tương lai, dù quyền lực hay cao sâu, dù bất cứ một sự ǵ khác trong tất cả mọi tạo vật, sẽ không thể nào tách tôi ra khỏi t́nh yêu của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (Rm 8:38-39).

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 7/3/2012