Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI – tiếp tc lot bài giáo lư v Cu Nguyn Th Tư 14/3/2012 – bài th 25 v Vic Cu Nguyn Vi M Maria và Giáo Hi

 

RealAudioMP3

 

Anh chị em thân mến,

 

Với bài giáo lư hôm nay, tôi muốn bắt đầu nói về việc cầu nguyện ở trong Sách Tông Vụ, cũng như ở trong các Thư của Thánh Phaolô. Như chúng ta biết, Thánh Luca đă cống hiến cho chúng ta một trong 4 cuốn Phúc Âm, viết về cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu, thế nhưng, ngài cũng lưu lại cho chúng ta những ǵ được coi như là cuốn sách đầu tiên về lịch sử của Giáo Hội, đó là cuốn Tông Vụ. Trong cả hai cuốn sách này, một trong những yếu tố thường xẩy ra đó là cầu nguyện, từ việc cầu nguyện của Chúa Giêsu đến việc cầu nguyện của Mẹ Maria, việc cầu nguyện của các môn đệ, các phụ nữ và cộng đồng Kitô hữu. Đường lối đầu tiên của các Giáo Hội chính yếu được thúc đẩy bởi tác động của Thánh Linh, Đấng biến các vị Tông Đồ thành chứng nhân của Chúa Kitô Phục Sinh, đến độ đổ máu ḿnh ra, và cho việc truyền bá rộng răi Lời Chúa, ở cả Đông lẫn Tây. Tuy nhiên, trước khi việc loan truyền Lời Chúa được thực hiện, Thánh Luca thuật lại câu chuyện Thăng Thiên của Đấng Phục Sinh (cf 1.5-9). Chúa Kitô đă ban cho các môn đệ một chương tŕnh sống của các vị cần phải dấn thân cho việc truyền bá phúc âm hóa mà rằng: “Các con sẽ lănh nhận quyền năng khi Thánh Linh xuống trên các con, và các con sẽ là những chứng nhân của Thày ở Giêrusalem, khắp Giuđêa và Samaria cũng như cho tới tận cùng trái đất” (Acts 1:8). Ở Giêrusalem, các vị Tông Đồ, thành phần giờ bấy giờ là 11 vị, sau cuộc phản bội của Giuđa Íchca, đă tập trung ở trong một ngôi nhà để cầu nguyện, và chính trong việc cầu nguyện mà các vị trông đợi tặng ân được Chúa Kitô Phục Sinh hứa hẹn là Thánh Linh.


Trong bối cảnh đợi trông này, giữa biến cố Thăng Thiên và Hiện Xuống, Thánh Luca đề cập tới Mẹ Maria, Người Mẹ của Chúa Giêsu, và gia đ́nh của Mẹ lần cuối cùng (câu 14). Ngài đă giành phần mở đầu cuốn Phúc Âm của ngài cho Mẹ Maria, cho việc truyền tin của vị thiên thần về
cuộc hạ sinh và thời ấu thơ của Con Thiên Chúa hóa thân làm người. Với Mẹ Maria, cuộc đời trần gian của Chúa Giêsu đă được bắt đầu, và với Mẹ Maria, những bước khởi đầu của Giáo Hội cũng được khai mở, và cả ở hai giây phút ấy th́ bầu khí đó là việc lắng đọng lắng nghe Thiên Chúa. Bởi thế, hôm nay, tôi sẽ nói tới việc hiện diện nguyện cầu này của Mẹ Maria trong nhóm các môn đệ, thành phần sẽ trở thành Giáo Hội sơ khai ban đầu. Mẹ Maria đă đi theo cuộc hành tŕnh của Con Mẹ, dọc suốt thừa tác vụ công khai của Người, và cho tới chân cây thập tự giá, một cách ư thức, và giờ đây, tiếp tục theo cuộc hành tŕnh của Giáo Hội, bằng một thứ nguyện cầu thầm lặng. Tại biến cố Truyền Tin ở Nazarét, Mẹ Maria đă tiếp nhận Vị Thiên Thần của Thiên Chúa, Mẹ đă lắng nghe các lời của Ngài, đă chấp nhận và đáp ứng dự án thần linh của Ngài, bày tỏ tấm ḷng hoàn toàn cởi mở của ḿnh: “Này tôi là tôi tớ Chúa. Xin hăy thực hiện nơi tôi theo như lời của Ngài” (Lk 1:38). Mẹ Maria, v́ thái độ nội tâm lắng nghe của ḿnh, có thể đọc được lịch sử đời ḿnh, khi khiêm tốn nhận thấy là chính Chúa là Đấng tác động. Trong cuộc viếng thăm người chị họ Elizabeth, Mẹ đă thốt lên một lời nguyện cầu chúc tụng và hân hoan, một việc cử hành ân sủng thần linh tràn đầy cơi ḷng của Mẹ và đời sống của Mẹ, khiến Mẹ trở thành Mẹ của Chúa (cf. Lk 1:46-55). Việc chúc tụng ngợi khen, tri ân cảm tạ, hân hoan vui sướng trong ca vịnh Magnificat, Mẹ Maria không chỉ nh́n vào những ǵ Thiên Chúa đă làm nơi Mẹ, mà c̣n vào những ǵ Ngài đă làm và luôn thực hiện trong lịch sử nữa. Thánh Ambrôsiô, trong một nhận định nổi tiếng về ca vịnh Magnificat, đă mời gọi chúng ta hăy có cùng một thần trí nguyện cầu mà nói rằng: “Chớ ǵ linh hồn của Mẹ Maria ở trong mỗi một người chúng ta, để chúc tụng Chúa, và thần trí của Mẹ Maria ở trong từng người chúng ta, để hân hoan trong Thiên Chúa” (Expositio Evangelii secundum Lucam 2, 26: PL 15, 1561).

 

Ngay cả tại Căn Thượng Lầu ở Giêrusalem, nơi “căn thượng lầu mà Chúa Giêsu thường gặp gỡ” các môn đệ của ḿnh (cf. Acts 1.13), trong một bầu không khí lắng nghe và cầu nguyện, Mẹ đă hiện diện, trước khi những cánh cửa bật mở ra, và các vị bắt đầu loan truyền Chúa Kitô cho tất cả mọi dân nước, giảng dạy việc tuân giữ tất cả những ǵ Người đă truyền (cf. Mt 28,19-20). Các giai đoạn nơi cuộc hành tŕnh của Mẹ Maria, từ ngôi nhà ở Nazarét tới Giêrusalem, qua thập giá là nơi Con của Mẹ đă kư thác Mẹ cho tông đồ Gioan, th́ những giai đoạn hành tŕnh này của Mẹ Maria, đều được đánh dấu bằng khả năng giữ một bầu khí liên lỉ suy niệm, suy niệm về từng biến cố trong thinh lặng của con tim Mẹ trước nhan Thiên Chúa (cf. Lk 2.19 to 51), và suy niệm trước nhan Thiên Chúa, thậm chí để có thể hiểu được ư muốn của Thiên Chúa, nhờ đó có thể chấp nhận ư muốn của Ngài trong ḷng. Sự hiện diện của Người Mẹ Thiên Chúa với 11 Vị, sau biến cố Thăng Thiên, bởi thế, không chỉ là một ghi nhận về lịch sử của một thứ ǵ quá khứ, mà có một ư nghĩa đầu những giá trị, v́ Mẹ chia sẻ với các vị những ǵ là kho tàng quí báu nhất của Mẹ, đó là việc Mẹ sống động tưởng nhớ đến Chúa Giêsu, đến việc nguyện cầu và sứ vụ của Chúa Giêsu, bằng cách lưu giữ kư ức về Chúa Giêsu, và nhờ đó về cả sự hiện diện của Người.

 

Lần đề cập cuối cùng về Mẹ Maria, trong cả hai bản văn của Thánh Luca, được nói đến vào Ngày Hưu Lễ, ngày nghỉ ngơi của Thiên Chúa sau khi Tạo Dựng, ngày của sự thinh lặng sau cái chết của Chúa Giêsu, cũng như của niềm trông đợi Người phục sinh. Chính trong giai đoạn này, mà theo truyền thống, việc tôn kính Vị Trinh Nữ vào ngày Thứ Bảy đă được bắt nguồn. Giữa biến cố Thăng Thiên của Đấng Phục Sinh và Lễ Ngũ Tuần đầu tiên của Kitô giáo, các vị Tông Đồ và Giáo Hội đă qui tụ lại với Mẹ Maria, để cùng Mẹ chờ đợi tặng ân Thánh Linh, mà nếu không có tặng ân này, người ta không thể trở thành các vị chứng nhân được. Mẹ là vị cũng đă lănh nhận tặng ân ấy để hạ sinh Lời Nhập Thể, chia sẻ với toàn thể Giáo Hội niềm mong đợi cũng một tặng ân ấy, nhờ đó, “Chúa Kitô được h́nh thành” trong tâm can của hết mọi tín hữu (cf. Gal 4.19). Nếu không có Giáo Hội bởi thiếu Hiện Xuống thế nào, th́ sẽ không có Hiện Xuống nếu thiếu Người Mẹ của Chúa Giêsu, v́ Mẹ đă sống một cách đặc biệt là những ǵ Giáo Hội cảm nghiệm từng ngày theo tác động của Thánh Linh. Thánh Chromatus of Aquileia nhận định về việc chú giải của cuốn Tông Vụ như thế này: “Bởi thế, chính Giáo Hội đă tập trung ở căn thượng lầu với Mẹ Maria, Người Mẹ của Chúa Giêsu, cũng như với những người anh em của Mẹ. Do đó người ta không thể nào nói về Giáo Hội trừ phi Mẹ Maria, Người Mẹ của Thiên Chúa đang hiện diện… Giáo Hội của Chúa Kitô ở nơi đâu khi việc Nhập Thể của Chúa Kitô bởi Vị Trinh Nữ này được rao giảng, và ở nơi đâu khi các vị tông đồ, thành phần là anh em của Chúa rao giảng, th́ ở đó Phúc Âm được nghe thấy” (Sermon 30.1: SC 164, 135).

 

Công Đồng Chung Vaticanô II đă muốn đặc biệt nhấn mạnh đến mối liên hệ này, một mối liên hệ được bày tỏ hiển nhiên ở nơi việc Mẹ Maria, và ở nơi các vị Tông Đồ cùng nhau cầu nguyện, ở cùng một nơi, để trông chờ Thánh Linh. Hiến Chế Tín Lư Ánh Sáng muôn dân về Giáo Hội đă nói rằng: “v́ Thiên Chúa muốn không long trọng tỏ hiện mầu nhiệm cứu độ loài người trước khi Ngài tuôn đổ Thần Linh được Chúa Kitô hứa hẹn, mà chúng ta thấy các vị tông đồ trước ngày lễ Ngũ Tuần ‘kiên tŕ một ḷng một trí với các người nữ cũng như với Mẹ Maria là Mẹ của Chúa Giêsu cùng với các anh em của Người’ (Acts 1:14), và Mẹ Maria, bằng lời nguyện cầu của ḿnh, nài xin tặng ân Thần Linh, Đấng đă bao phủ Mẹ trong biến cố Truyền Tin” (số 59). Nơi đặc biệt này của Mẹ Maria là Giáo Hội, nơi Mẹ đă được đón chào như là một phần tử siêu việt và đặc thù của Giáo Hội, và như mẫu thức của Giáo Hội và là mô phạm tuyệt vời trong đức tin và đức ái” (ibid., n. 53).

 

Bởi thế, việc tôn kính Người Mẹ của Chúa Giêsu trong Giáo Hội có nghĩa là học cùng Mẹ trở thành một cộng đồng nguyện cầu, đó là một trong những đặc tính thiết yếu về h́nh ảnh tiên khởi của cộng đồng Giáo Hội được phác tả trong Sách Tông Vụ (cf 2:24). Việc cầu nguyện thường được thúc bách bởi những hoàn cảnh khó khăn, nhưng trục trặc tư riêng khiến chúng ta hướng về Chúa để t́m thấy ánh sáng, niềm an ủi và sự trợ giúp. Mẹ Maria mời gọi chúng ta hướng về các chiều kích của việc chúng ta cầu nguyện, hướng về Thiên Chúa chẳng những khi cần thiết, và không phải chỉ cho riêng bản thân của chúng ta mà c̣n bằng một đường lối nhất trí, kiên tâm và trung thành “cùng một ḷng trí” (cf Acts 4:32).

 

Các bạn thân mến, sự sống của con người trải qua những giai đoạn khác nhau của việc chuyển tiếp, thường khó khăn và gay go, đ̣i hỏi những bắt buộc phải chọn lựa và hy sinh. Người Mẹ của Chúa Giêsu được Chúa đặt vào những giây phút quyết liệt ấy của lịch sử cứu độ, và đă luôn có thể đáp ứng một cách hoàn toàn sẵn sàng, thành quả của một mối liên hệ sâu xa với Thiên Chúa, được triển nở bằng việc cầu nguyện chuyên cần và tha thiết. Giữa Thứ Sáu Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh, người môn đệ yêu dấu đă được kư thác cho Mẹ, và cùng với vị môn đệ này là toàn thể cộng đồng các môn đệ (cf Jn 19:26). Giữa Thăng Thiên và Hiện Xuống, Mẹ ở với và ở trong Giáo Hội đang nguyện cầu (cf Acts 1:14). Là Người Mẹ của Thiên Chúa và Người Mẹ của Giáo Hội, Mẹ Maria thi hành vai tṛ làm mẹ này cho đến tận cùng của gịng lịch sử. Chúng ta hăy kư thác cho Mẹ hết mọi giai đoạn đời sống riêng tư và giáo hội của chúng ta, bao gồm cả giai đoạn chuyển tiếp lần cuối của chúng ta. Mẹ Maria dạy chúng ta nhu cầu cần phải cầu nguyện, và cho chúng ta thấy rằng, chỉ nhờ mối liên kết liên lỉ thân mật, đầy yêu thương với Con của Mẹ, chúng ta mới có thể vươn lên trên “ngôi nhà của chúng ta”, lên trên chính bản thân chúng ta, để vươn tới tận cùng thế giới mà loan truyền khắp mọi nơi Chúa Giêsu là Đấng Cứu Tinh của thế giới.


 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo Vatican Radio phổ biến cùng ngày 14/3/2012 http://www.radiovaticana.org/en1/Articolo.asp?c=571235