Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – tiếp tục loạt bài giáo lư về Cầu Nguyện Thứ Tư 2/5/2012 – bài thứ 28 về Lời Cầu Nguyện của Vị Tử Đạo Tiên Khởi Kitô Giáo.

 

Anh chị em thân mến,

 

Trong những bài giáo lư mới đây nhất, chúng ta đă thấy nơi việc cầu nguyện cá nhân cũng như cộng đồng, khi đọc và suy niệm Thánh Kinh, hướng chúng ta ra sao về việc lắng nghe Thiên Chúa là Đấng nói với chúng ta, và chiếu vào chúng ta ánh sáng để chúng ta có thể hiểu được hiện thực. Hôm nay, tôi muốn nói về chứng từ và lời cầu nguyện của vị tử đạo tiên khởi trong Giáo Hội là Thánh Stêphanô, một trong 7 người được chọn vào việc phục vụ bác ái yêu thương cho những ai thiếu thốn cần thiết. Ở vào giây phút xẩy ra cuộc tử đạo của ngài, như được Sách Tông Vụ thuật lại, mối liên hệ tốt đẹp giữa Lời Chúa và việc cầu nguyện lại được tỏ hiện một lần nữa.

 

Thánh Stêphanô được giải đến phiên xử trước Hội Đồng Do Thái, nơi ngài bị tố cáo là đă tuyên bố rằng: “Giêsu… sẽ hủy hoại nơi này (đền thờ) và sẽ thay đổi các thứ tập tục được Moisen truyền lại cho chúng ta” (6:14). Trong cuộc đời công khai của ḿnh, Chúa Giêsu thật sự đă nói trước về việc hủy hoại của đền thờ Giêrusalem: “Hăy phá đền thờ này đi, và trong ba ngày Tôi sẽ dựng lại” (Jn 2:19). Tuy nhiên, như Thánh Kư Gioan ghi chú th́ “Người đă nói về đền thờ thân thể của Người. Bởi thế khi Người sống lại từ trong kẻ chết, các môn đệ đă nhớ rằng Người đă nói thế; và họ đă tin thánh kinh và lời Chúa Giêsu nói” (2:21-22).

 

Bài nói của Thánh Stêphanô trước phiên ṭa này, một bài nói dài nhất trong Sách Tông Vụ, là những ǵ thực sự dẫn giải về lời tiên tri này của Chúa Giêsu, Đấng là tân đền thờ, Đấng đă khai mở một thứ thờ phượng mới, và là Đấng thay thế các thứ hy tế xưa, bằng việc tự hiến của Người trên Thập Giá. Thánh Stêphanô muốn cho thấy rằng, việc tố cáo chống lại ngài về vấn đề lật đổ lề luật Moisen là những ǵ vô bằng cớ, và muốn làm sáng tỏ chủ trương của ḿnh về lịch sử cứu độ, về giao ước giữa Thiên Chúa và loài người. Bởi thế, ngài đă tái dẫn giải toàn bộ tŕnh thuật thánh kinh, cuộc hành tŕnh được chất chứa trong Kinh Thánh, để chứng tỏ cho thấy rằng nó dẫn đến “nơi” hiện diện vĩnh viễn của Thiên Chúa đó là Chúa Giêsu Kitô, đặc biệt là Cuộc Khổ Nạn, Tử Nạn và Phục Sinh của Người.

 

Thánh Stêphanô cũng giải thích vai tṛ của bản thân làm môn đệ Chúa Giêsu theo quan điểm ấy, ở chỗ theo Người cho đến chỗ tử đạo. Bởi vậy, việc suy niệm Thánh Kinh giúp cho ngài có thể hiểu được sứ vụ của ḿnh, đời sống của ḿnh, các hoàn cảnh hiện tại của ngài. Như thế, ngài đă được hướng dẫn bởi ánh sáng của Thánh Linh, bởi mối liên hệ thân t́nh với Chúa, đến độ các phần tử thuộc Hội Đồng Do Thái thấy rằng dung nhan của ngài “như thể dung nhan của một thiên thần” (Acts 6:15). Dấu hiệu của ơn trợ giúp thần linh này gợi lại dung nhan rạng ngời của Moisen, khi ông xuống Núi Sinai sau cuộc hội ngộ cùng Thiên Chúa  (cf. Exodus 34:29-35; 2 Corinthians 3:7-8).

 

Trong bài nói của ḿnh, Thánh Stêphanô bắt đầu bằng ơn gọi của Abraham, một khách lữ hành đi đến một miền đất được Thiên Chúa ấn định, nơi ông đă chiếm hữu như là một lời hứa mà thôi; sau đó ngài tiến sang Giuse, người bị anh em ḿnh bán nhưng đă được Thiên Chúa hỗ trợ và giải thoát, sau cùng đến Moisen, vị đă trở thành dụng cụ của Thiên Chúa trong việc giải phóng dân Ngài, nhưng đồng thời cũng là vị nhiều lần bị dân ấy loại trừ. Cái xuất phát từ những biến cố ấy được Thánh Kinh thuật lại, những biến cố cho thấy việc sốt sắng lắng nghe của Thánh Stêphanô, đó là Thiên Chúa, Đấng không bao giờ ngừng tiến tới với con người, cho dù Ngài thường đụng phải t́nh trạng chống đối cứng ḷng, và đó là những ǵ chân thực trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Bởi thế, ngài thấy toàn thể Cựu Ước là tiền thân cho việc xuất hiện của chính Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa hóa thành nhục thể, Đấng – như các vị Cha Ông xưa – cũng gặp phải các thứ trở ngại, chối bỏ và chết chóc. Thế nên, Thánh Stêphanô nói đến Giôduệ, đến Đavít và đến Solomon, những con người có liên hệ tới việc xây dựng đền thờ, và ngài kết luận bằng những lời của tiên tri Isaia (66:1-2): “Trời là ngai ṭa của Ta và đất là bệ chân của Ta. Chúa phán ngươi sẽ xây dựng cho Ta một ngôi nhà nào chứ, hay đâu là nơi nghỉ ngơi của Ta đây? Chẳng phải là bàn tay của Ta làm nên tất cả những thứ ấy hay sao?” (Acts 7:49-50).

 

Trong việc suy niệm của ḿnh về tác động của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ, bằng việc nhấn mạnh đến chước cám dỗ thiên thu bất tận, là loại trừ Thiên Chúa và hành động của Thiên Chúa, ngài khẳng định rằng, Chúa Giêsu là Đấng Công Chính được các tiên tri loan báo; nơi Người, chính Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra hiện diện một cách đặc thù và vĩnh viễn: Chúa Giêsu là “nơi” của việc tôn thờ đích thực. Thánh Stêphanô không chối bỏ tầm quan trọng của đền thờ qua một thời gian nào đó, nhưng ngài nhấn mạnh rằng “Thiên Chúa không ngự nơi nhà cửa do bàn tay con người làm ra” (Acts 7:48). Đền thờ mới chân thực, nơi Thiên Chúa ngự trị đó là Con của Ngài, Đấng đă mặc lấy xác thịt loài người; chính nhân tính của Chúa Kitô, Đấng Phục Sinh, qui tụ các dân nước lại và liên kết họ nơi Bí Tích Ḿnh Máu của Người.

 

Câu nói đền thờ “không do bàn tay con người tạo nên” cũng được thấy nơi thần học của Thánh Phaolô, cũng như nơi Thư gửi Do Thái; thân thể của Chúa Giêsu, một thân thể Người đă mặc lấy để hiến ḿnh như một hy vật đền bù tội lỗi, thân thể của Chúa Giêsu là tân đền thờ của Thiên Chúa, nơi hiện diện của vị Thiên Chúa hằng sống; nơi Người, Thiên Chúa và loài người, Thiên Chúa và thế giới thực sự giao tiếp với nhau: Chúa Giêsu nhận lấy nơi ḿnh tất cả tội lỗi của nhân loại, để quẳng nó vào t́nh yêu của Thiên Chúa, cũng như để “đốt cháy nó” trong t́nh yêu này. Việc tiến đến với Thập Giá, việc tiến vào mối hiệp thông với Chúa Kitô, nghĩa là tiến vào cuộc biến đổi này. Đó là những ǵ tiến vào mối liên hệ với Thiên Chúa, tiến vào đền thờ chân thực.

 

Đời sống và những lời nói của Thánh Stêphanô đột nhiên bị ngắt quăng, khi ngài bị ném đá, thế nhưng cuộc tử đạo của ngài là những ǵ làm hoàn thành đời sống của ngài và sứ điệp của ngài: ngài đă trở nên một với Chúa Giêsu, việc suy niệm của ngài về tác động của Thiên Chúa trong lịch sử, về Lời thần linh, lời được nên trọn nơi Chúa Giêsu, trở thành một thứ tham phần vào cùng lời nguyện cầu của Thập Giá. Trước khi chết, thật thế, ngài đă kêu lên rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin hăy nhận lấy tâm thần của con” (Acts 7:59), những lời ngài lập lại bài Thánh Vịnh 31 (câu 6), và bắt chước những lời cuối cùng Chúa Giêsu nói trên Đồi Canvê: “Lạy Cha, Con xin phó tâm thần Con trong tay Cha” (Lk 23:46). Sau hết, như Chúa Giêsu, ngài kêu lớn tiếng trước mặt những ai đang ném đá ngài: “Lạy Chúa, xin đừng chấp tội họ” (Acts 7:60). Chúng ta nên lưu ư là, một đàng nếu lời cầu nguyện này của Thánh Stêphanô phản ảnh lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, th́ nó được ngỏ cùng một người nào khác, v́ lời nguyện cầu này được ngỏ cùng Chúa; đó là Chúa Giêsu, Đấng ngài chiêm ngưỡng thấy hiển vinh ở bên hữu Cha: “Ḱa, tôi thấy các tầng trời mở ra, và Con Người ngự bên hữu Thiên Chúa” (câu 55).

 

Anh chị em thân mến, chứng từ của Thánh Stêphanô cống hiến cho chúng ta, một số điểm cần cho việc cầu nguyện của chúng ta và đời sống của chúng ta. Chúng ta có thể tự hỏi ḿnh rằng: vị tử đạo tiên khởi của Kitô giáo này đă t́m thấy ở đâu sức mạnh, để đương đầu với thành phần bách hại ḿnh, nhờ đó cuối cùng chiếm được việc hiến bản thân ḿnh như thế? Câu trả lời giản dị là: từ mối liên hệ với Thiên Chúa, từ mối hiệp thông của ngài với Chúa Kitô, từ việc suy niệm về lịch sử cứu độ, từ việc thấy được hành động của Thiên Chúa, là những ǵ đạt đến tột đỉnh của ḿnh nơi Chúa Giêsu Kitô. Việc cầu nguyện của chúng ta nữa, cũng cần phải được nuôi dưỡng bằng việc lắng nghe Lời Chúa, trong mối hiệp thông với Chúa Giêsu và với Giáo Hội của Người.

 

C̣n một yếu tố thứ hai nữa, đó là Thánh Stêphanô thấy được h́nh ảnh và sứ vụ của Chúa Giêsu, đă được tiên báo nơi câu truyện về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con người. Người – Con Thiên Chúa – là đền thờ “không do bàn tay con người tạo nên”, nơi hiện diện của Thiên Chúa Cha trở nên quá gần gũi, tới độ mặc lấy xác thịt loài người để dẫn chúng ta đến cùng Thiên Chúa – hầu mở ra cho chúng ta cổng Nước Trời. Bởi vậy, việc cầu nguyện của chúng ta cần phải là việc chiêm ngưỡng về Chúa Giêsu ngự bên hữu Thiên Chúa, về Chúa Giêsu là Chúa của đời sống của chúng ta hay của tôi. Nơi Người, theo sự hướng dẫn của Thánh Linh, cả chúng ta nữa, có thể ngỏ lời cùng Thiên Chúa, chúng ta có thể thực hiện việc giao tiếp thực sự với Thiên Chúa, bằng đức tin và việc phó ḿnh của con cái hướng về một Người Cha vô cùng yêu thương chúng. Xin cám ơn anh chị em.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/5/2012