Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – tiếp tục loạt bài giáo lư về Cầu Nguyện Thứ Tư 9/5/2012 – bài thứ 29 về Lời Cầu Nguyện của Cộng Đồng Giáo Hội cho Vị Chủ Chăn Phêrô gặp khốn khó.

 

Anh chị em thân mến,

 

Hôm nay tôi sẽ chạm tới đoạn cuối cùng trong cuộc sống của Thánh Phêrô như được Sách Tông Vụ kế đến, đó là đoạn ngài bị nhốt vào ngục theo lệnh của Herod Agrippa và được thả ra nhờ sự can thiệp lạ lùng của vị Thiên Thần Chúa, vào đêm hôm trước cuộc xử án ngài ở Gia Liêm (cf. Acts 12:1-17).

 

Câu truyện này, một lần nữa, được đánh dấu bằng việc cầu nguyện của Giáo Hội. Thật vậy, Thánh Luca viết: “Vậy Phêrô đă giam giữ trong tù, thế nhưng giáo hội đă sốt sắng cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho ngài” (Acts 12:5). Và, sau khi bước ra khỏi tù một cách lạ lùng, nhân dịp ngài viếng thăm nhà của Maria, mẹ của Gioan là Marcô, Sách Tông Vụ kể rằng “nhiều người tập trung lại cầu nguyện” (Acts 12:12). Giữa hai ghi nhận quan trọng cho thấy thái độ của cộng đồng Kitô hữu trước t́nh trạng hiểm nguy và bị bách hại ấy, th́ việc giam giữ và giải phóng thánh Phêrô được kể lại bao gồm suốt cả một đêm. Sức mạnh của việc Giáo Hội không ngừng cầu nguyện lên cùng Thiên Chúa và việc Chúa lắng nghe cùng thực hiện một cuộc giải thoát bất ngờ và ngoài ḷng mong đợi bằng việc sai Thiên Thần của Ngài đến.

 

Câu truyện này nhắc lại những yếu tố lớn lao trong việc giải phóng Yến Duyên khỏi t́nh trạng làm tôi ở Ai Cập, Việc Vượt Qua. Như đă đ̣ng vai tṛ thiết yếu trong biến cố ấy thế nào th́ ở đây, tác động chính được thực hiện bởi vị Thiên Thần của Chúa trong viện giải thoát thánh Phêrô. Những hành động tương tự của vị Tông Đồ này cũng thế – nhân vật được bảo rằng hăy nhanh đứng lên, thắt lưng và xỏ giầy – những biến cố này được căn cứ vào những biến cố của thành phần dân tuyển chọn vào đêm giải thoát nhờ việc can thiệp của Thiên Chúa, khi họ được kêu gọi ăn con chiên một cách vội vă với lưng thắt giây, chân đi giầy, tay cầm gậy, sẵn sàng ra khỏi xứ sở ấy  (cf. Ex 12:11). Bởi vậy, Thánh Phêrô có thể kêu lên rằng: “Giờ đây tôi biết thực sự là Chúa đă sai Thiên Thần của Ngài đến giải cứu tôi khỏi bàn tay của Herod” (Acts 12:11).

 

Thế nhưng, vị Thiên Thần chẳng những gợi lại việc giải phóng dân yean Duyên khỏi Ai Cập, mà c̣n cả cuộc giải phóng của việc Chúa Kitô Phục Sinh. Sách Tông Vụ cho chúng ta biết như thế: “Đột nhiên vị thiên thần của Chúa đứng bên cạnh ngài và một luồng ánh sáng tỏa ra trong căn ngục. Ngài vỗ vào cạnh người thánh Phêrô để đánh thức ông dậy” (Acts 12:7). Ánh sáng tràn đầy căn tù này, chính tác động làm tỉnh giấc vị Tông Đồ ấy, ám chỉ ánh sáng giải phóng của việc Chúa Vượt Qua chiến thắng tối tăm của đêm đen và sự dữ. Sau hết. Lời kêu gọi “hăy khoác áo vào mà theo ta” (Acts 12:8), âm vang trong tâm can của chúng ta những lời kêu gọi ban đầu của Chúa Giêsu (cf. Mk 1:17), những lời cũng được lập lại sau phục sinh ở hồ Tibêria, nơi Chúa Kitô đă hai lần nói cùng thánh Phêrô rằng: “Hăy theo Thày” (Jn 21:19,22). Đó là một lời mời gọi thôi thúc hăy theo Người: chỉ khi nào ra khỏi bản thân ḿnh để bắt đầu bước đi với Chúa và làm theo ư muốn của Người anh chị em mới cảm nghiệm thấy được tự do đích thực.

 

Tôi muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh khác nơi thái độ của thánh Phêrô ở trong tù; chúng ta thật sự thấy rằng trong khi cộng đồng Kitô hữu đang thiết tha cầu nguyện cho ngài, th́ thánh Phêrô, như Thánh Luca viết “bấy giờ đang ngủ” (Acts 12:6). Ở trong một t́nh trạng nguy hiểm nghiêm trọng như thế th́ thái độ này có vẻ quái lạ, thế nhưng nó cho thấy ḷng tin tưởng và cậy trông, ngài tin tưởng vào Thiên Chúa, ngài biết ngài đang được bao bọc bằng t́nh liên kết và cầu nguyện nên hoàn toàn phó ḿnh trong tay Chúa. Việc cầu nguyện của chúng ta cũng thế, chuyên cần, liên kết với người khác, hoàn toàn tin tưởng rằng Thiên Chúa biết chúng ta một cách sâu xa và chăm sóc chúng ta cho đến độ – như Chúa Giêsu nói – “ngay cả các sợi tóc ở trên đầu các con đều đă được đếm hết. Bởi vậy các con đừng sợ… “ (Mt 10:30-31). Thánh Phêrô sống cái đêm giam cầm và được giải thoát khỏi tù ngục như là một người theo Chúa, Đấng chiến thắng tối tăm của đêm đen và giải thoát khỏi những xiềng xích nô lệ và nguy vong tử thần. Việc ngài được giải thoát là những ǵ lạ lùng kỳ diệu, được đánh dấu theo những bước được cẩn thẩn diễn tả như sau: được dẫn đi bởi vị Thiên Thần, bất chấp việc canh pḥng của đám lính gác, vượt qua trạm canh thứ nhất và thứ hai, cho đến cửa sắt dẫn vào thành: và cửa cửa tự động mở ra cho họ (cf Acts 12:10). Thánh Phêrô và vị Thiên Thần Chúa đi với nhau trên đường cho đến khi, quay lại, vị Tông Đồ thấy rằng Chúa đă thực sự giải thoát ngài, và suy nghĩ một chút, ngài đă đến nhà của Maria là mẹ của thánh Marcô, nơi nhiều môn đệ đang qui tụ lại nguyện cầu; một lần nữa việc cộng đồng này đáp ứng với t́nh trạng khó khăn và nguy hiểm đó là việc cậy trông vào Thiên Chúa, gia tăng mối liên hệ với Ngài.

 

Đến đây có thể là cần phải nhắc nhớ một t́nh trạng khó khăn khác mà cộng đồng Kitô hữu tiên khởi này đă trải qua. Thánh Gicôbê nói về nó trong bức thư của ngài. Nó là một cộng đồng gặp khủng hoảng, sống khốn khổ, không phải v́ bị bách hại mà là v́ những ghen tị và tranh căi nội bộ (cf. Jas 3.14 to 16). Và vị Tông Đồ này suy tư về lư do gây ra t́nh trạng ấy. Thế rồi ngài thấy được hai lư do chính: thứ nhất là nó để cho ḿnh bị chi phối bởi các thứ đam mê, bởi tính chất độc quyền chuyên chế theo những ước muốn riêng, bởi cái tôi (cf. Jas 4.1-2a), lư do thứ hai là thiếu cầu nguyện – “anh em không xin”, ngài nói thế (James 4:2b) – Anh em xin nhưng không lănh nhận, v́ anh em xin không đúng, xin theo đam mê của anh  em” (James 4:3). Theo thánh Giacôbê th́ t́nh trạng này sẽ thay đổi nếu toàn thể cộng đồng cùng nhau nói với Thiên Chúa, thực sự cầu nguyện một cách chuyên cần và tâm đồng ư hợp. Thật vậy, ngay cả bài nói về Thiên Chúa cũng có thể mất đi cái mănh lực nội tại của nó và chứng từ trở nên khô cằn nếu chúng không được sinh động, hỗ trợ và kèm theo bởi việc cầu nguyện, bởi việc liên tục đối thoại sống động với Chúa. Đó là một nhắc nhở cho chúng ta cũng như cho các cộng đồng của chúng ta, cả những cộng đồng nhỏ như gia đ́nh, cũng như các cộng đồng lớn rộng như giáo xứ, giáo phận, toàn thể Giáo Hội. Nó khiến tôi nghĩ rằng họ đă cầu nguyện trong cộng đồng này của Thánh Giacôbê, nhưng đă nguyện cầu một cách sai quấy, chỉ cho những đam mê riêng của họ thôi […]. Chúng ta cần phải tiếp tục học cầu nguyện một cách đúng đắn, thực sự là cầu nguyện, hướng về Thiên Chúa chứ không nhắm đến thiện ích tư riêng của chúng ta.

 

Tuy nhiên, cộng đồng đồng hành với việc ngục tù của thánh Phêrô là một cộng đồng thực sự nguyện cầu, suốt cả đêm, sâu xa hiệp nhất. Và nó là một niềm vui hoàn toàn làm tràn đầy tâm can của tất cả mọi người khi vị Tông Đồ ấy bất ngờ gơ cửa pḥng.  Nó là một niềm vui và ngỡ ngàng trước tác động của Thiên Chúa là Đấng đáp lời nguyện cầu. Bởi vậy, từ Giáo Hội vang lên lời cầu nguyện cho thánh Phêrô và ngài trở về với Giáo Hội để kể lại “việc Chúa đă mang ḿnh ra khỏi tù ra sao” (Acts 12:17). Thánh Phêrô kể lại về “Cuộc Vượt Qua” nơi việc ngài được giải phóng cho Giáo Hội là nơi ngài được đặt làm tảng đá nền (cf Mt 16:18): ngài cảm thấy rằng tự do đích thực đó là theo Chúa Giêsu, nó được bao bọc bằng ánh sáng tỏa ra từ Cuộc Phục Sinh, và v́ thế ngài mới có thể làm chứng cho tới độ tử đạo là Chúa Kitô là Đấng Phục Sinh, và “Chúa thật sự đă sai thiên thần của Người giải cứu tôi khỏi bàn tay của herod” (Acts 12:11). Cuộc tử đạo mà ngài tiếp tục chịu ở Rôma sẽ liên kết ngài vĩnh viễn với Chúa Kitgô, Đấng đă bảo ngài rằng: khi con già đời th́ con sẽ giang tay ra cho người khác mặc cho con và dẫn con đi đến nơi con không muốn. Người đă nói thế ám chỉ ngài sẽ phải chết ra sao để tôn vinh Thiên Chúa (cf. Jn 21.18-19).

 

Anh chị em thân mến, câu truyện về việc giải thoát thánh Phêrô được Thánh Luca thuật lại nói với chúng ta rằng Giáo Hội, mỗi người chúng ta, trải qua đêm tối thử thách, thế nhưng chính việc liên lỉ tỉnh thức nguyện cầu là những ǵ nâng đỡ chúng ta. Cả tôi nữa, ngay từ giây phút đầu tiên được tuyển chọn làm Thừøa Kế Thánh Phêrô, tôi đă luôn cảm thấy được hỗ trợ bằng những lời nguyện cầu của tất cả anh chị em, bằng lời cầu nguyện của Giáo Hội, nhất là bởi những lời cầu nguyện của anh chị em đặc b iệt là trong những lúc khốn khó, xin hết ḷng cám ơn anh chị em. Với lời cầu nguyện liên lỉ và tin tưởng, Chúa Kitô giải thoát chúng ta khỏi những xiềng xích, hướng dẫn chúng ta qua hết mọi đêm tối lưu đầy gặm nhấm tâm can của chúng ta, ban cho chúng ta tâm hồn b́nh an để đương đầu với những khó khăn của cuộc sống, cho dù bị loại trừ, chống đối, bách hại. Đoạn về thánh Phêrô này cho thấy quyền lực của việc cầu nguyện ấy. Và vị Tông Đồ này, mặc dù bị xiếng xích, vẫn cảm thấy tin tưởng mạnh mẽ là ḿnh không bao giờ bị lẻ loi cô độc: cộng đồng đang cầu nguyện cho ḿnh, Chúa Kitô đang ở gần ḿnh, cho dù ngài biết rằng “sức mạnh của Chúa Kitô được hoàn toàn tỏ hiện nơi yếu đuối” (2Cor 12:9). Việc đồng tâm và liên lỉ nguyện cầu là một dụng cụ quí báu trong việc thắng vượt tất cả mọi thử thách có thể xuất hiện trên cuộc hành tŕnh của cuộc sống, v́ nó là việc chúng ta sâu xa hiệp nhất với Thiên Chúa giúp chúng ta có thể sâu xa hiệp nhất với nhau. Xin cám ơn anh chị em.



 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Vatican Radio phổ biến cùng ngày 9/5/2012