Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – tiếp tục loạt bài giáo lư về Cầu Nguyện Thứ Tư 30/5/2012 – bài thứ 32 về Lời cầu nguyện trong Thư 2 gửi Giáo Đoàn Côrintô của Thánh Phaolô

 

Anh chị em thân mến,

 

Trong những bài giáo lư này chúng ta đang suy niệm về việc cầu nguyện trong các bức thư của Thánh Phaolô, và chúng ta đang t́m xem việc cầu nguyện của Kitô giáo như là một cuộc hội ngộ thực sự và riêng tư với Thiên Chúa Cha, trong Chúa Kitô, nhờ Thánh Linh. Trong cuộc gặp nhau hôm nay, việc Thiên Chúa trung thành “ưng thuận” trở thành cuộc đối thoại với tiếng “amen” tin tưởng của tín hữu. Tôi muốn nhấn mạnh đến cái động cơ này bằng cách t́m hiểu Thư Thứ Hai gửi Giáo Đoàn Côrintô. Thánh Phaolô gửi bức thư cảm xúc này cho một Giáo Hội thường đặt vấn đề về vai tṛ tông đồ của ngài, và ngài mở rộng tâm can của ḿnh để người nghe có thể an tâm về việc ngài trung thành với Chúa Kitô cũng như với Phúc Âm. Bức Thư Thứ 2 gửi Giáo Đoàn Côrintô này được bắt đầu bằng một trong những lời cầu nguyện chúc tụng cao quí nhất trong Tân Ước. Lời cầu nguyện đó như thế này: “Chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Người Cha giầu ḷng thương xót và là Thiên Chúa của tất cả mọi niềm ủi an, Đấng an ủi chúng ta trong tất cả mọi cơn gian nan khốn khó của chúng ta, nhờ đó chúng ta có thể an ủi những ai gặp gian nạn hoạn nạn, bằng niềm an ủi như chính chúng ta đă được Thiên Chúa ủi an” (2 Corinthians 1:3-4).

 

Thánh Phaolô đă chịu đựng gian nan hoạn nạn cả thể và đă trải qua nhiều khốn khó và đau thương, thế nhưng ngài không bao giờ cảm thấy chán nản, v́ ngài được nâng đỡ bởi ân sủng và bởi sự gần gữi của Chúa Giêsu Kitô là Đấng ngài trở thành tông đồ bằng cách hoàn toàn trao phó cuộc đời ḿnh cho. Đó là lư do, Thánh Phaolô bắt đầu bức Thư này bằng một lời cầu nguyện chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa – v́ không bao giờ có một giây phút nào trong đời sống của ngài làm tông đồ cho Chúa Kitô mà ngài giảm sút  nỗi cảm thức về sự nâng đỡ của Cha nhân hậu, của Thiên Chúa của mọi niềm ủi an. Ngài đă chịu khổ khủng khiếp – ngài đă nói đến nó trong bức thư này – thế nhưng giữa tất cả những hoàn cảnh ấy, khi con đường trước mặt như thể khép lại th́ ngài lại được Thiên Chúa an ủi đỡ nâng.

 

Ngài cũng bị bách hại cho tới độ bị giam cầm v́ loan báo Chúa Kitô, thế nhưng ngài luôn cảm thấy tự do trong ḷng, được linh động bởi sự hiện diện của Chúa Kitô, và được tràn đầy ước vọng loan báo lời hy vọng của Phúc Âm. Bởi thế, từ trong ngục tù, ngài đă viết cho Timôthêu, người đồng nghiệp trung thành của ḿnh. Trong xiềng xích ngài viết rằng: “Lời của Thiên Chúa không bị gông cùm. Bởi thế, cha chịu đựng mọi sự v́ thành phần tuyển chọn, để họ cũng chiếm được ơn cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô trong vinh quang đời đời của ơn này” (2Tim 2:9b-10). Trong khi chịu khổ v́ Chúa Kitô, ngài cảm thấy được niềm ai ủi của Thiên Chúa. Ngài viết: “V́ như chúng ta thông phần dồi dào với khổ đau của Chúa Kitô thế nào th́ nhờ Chúa Kitô chúng ta cũng được thông phần dồi dào vào sự ủi an như thế” (2Cor 1:5).

 

Trong lời cầu nguyện chúc tụng mở đầu Bức Thư Thứ Hai gửi Giáo Đoàn Côrintô này, ngoài vấn đề đau khổ c̣n vấn đề an ủi nổi bật nữa, một vấn đề không được hiểu như là một thứ an ủi thuần túy mà như là một thứ phấn khích và huấn dụ đừng để ḿnh bị chế ngự bởi gian nan và khốn khó. Lời mời gọi này đó là hăy sống liên kết với Chúa Kitô trong mọi hoàn cảnh, Đấng đă mang lấy tất cả mọi khổ đau và tội lỗi của thế giới nơi Bản Thân ḿnh để mang lại ánh sáng, niềm hy vọng và ơn cứu chuộc. Nhờ thế Chúa Giêsu làm cho chúng ta có khả năng an ủi những ai bị khổ đau cách nào. Việc liêt kết sâu xa với Chúa Kitô nhờ cầu nguyện và tin tưởng vào sự hiện diện của Người dẫn chúng ta đến chỗ sẵn sàng tham dự vào những khổ đau và buồn thương của người khác. Thánh Phaolô viết: “Ai yếu hèn mà tôi lại không hèn yếu? Ai sa ngă lỡ lầm mà tôi lại không rung động?” (2Cor 11:29). Việc ‘tham phần’ này không xuất phát nơi ḷng nhân từ, ḷng quảng đại của loài người hay một thứ tinh thần vị tha; trái lại, nó xuất phát từ niềm an ủi của Chúa, từ sự nâng đỡ vững mạnh của “quyền năng siêu việt bởi Thiên Chúa chứ không phải bởi chúng ta” (2Cor 4:7).

 

Anh chị em thân mến, đời sống của chúng ta và cuộc hành tŕnh của chúng ta được ghi dấu khó khăn, hiểu lầm, đau khổ. Tất cả chúng ta thực sự biết được như thế. Trong việc trung thành với mối liên hệ của chúng ta với Chúa bằng việc liên lỉ cầu nguyện hằng ngày chúng ta cũng có thể cụ thể cảm thấy niềm an ủi đến từ Thiên Chúa. Và niềm an ủi này củng cố kiên cường đức tin của chúng ta, v́ nó làm cho chúng ta cảm thấy một cách cụ thể việc Thiên Chúa ‘chấp nhận’ con người, chấp nhận chúng ta, chấp nhận tôi, trong Chúa Kitô; nó làm cho chúng ta cảm thấy ḷng trung thành của t́nh Ngài yêu thương, một t́nh yêu vươn ra cho tới độ ban tặng Con Ngài trên Thập Giá. Thánh Phaolô khẳng định rằng: “Con Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô, Đấng chúng ta rao giảng giữa anh em, Silvanus và Timôthêu và cha, không phải ‘có’ và ‘không’; mà là nơi Người bao giờ cũng ‘có’. V́ tất cả mọi lời hứa của Thiên Chúa đều thấy được cái ‘có’ nơi Người. Đó là lư do tại sao chúng ta thốt lên tiếng ‘amen’ nhờ Người, cho vinh hiển của Thiên Chúa” (2Cor 1:19-20). Tiếng ‘có’ của Thiên Chúa không phải là những ǵ nửa vời; nó không lắc lư giữa ‘có’ và ‘không’; trái lại, nó là một cái ‘có’ thuần túy và vững chắc. Và chúng ta đáp ứng cái ‘có ‘ này bằng cái ‘có’ của chúng ta, bằng cái ‘amen’ của chúng ta, nhờ đó chúng ta được bảo toàn trong cái ‘có’ của Thiên Chúa.  

 

Đức tin không phải chỉ là một tác động của loài người; trái lại, nó là một tặng ân nhưng không của Thiên Chúa xuất phát từ ḷng trung thành của Ngài, từ cái ‘có’ của Ngài, những ǵ làm cho chúng ta hiểu được cách thức sống ra sao bằng việc yêu mến Ngài và anh chị em của chúng ta. Tất cả lịch sử ơn cứu độ là việc tuần tự tỏ ḿnh ra của ḷng Thiên Chúa trung thành bất chấp t́nh trạng bất trung của chúng ta và việc chối từ của chúng ta, tin tưởng rằng “các tặng ân và việc kêu gọi của Thiên Chúa là những ǵ bất khả văn hồi!”, như Vị Tông Đồ tuyên bố trong Thư gửi Giáo đoàn Rôma (11:29).

 

Anh chị em thân mến, đường lối hành động của Thiên Chúa – một đường lối rất khác với đường lối của chúng ta – cống hiến cho chúng ta niềm an ủi, sức mạnh và niềm hy vọng, v́ Thiên Chúa không rút lại cái ‘có’ của ḿnh. Trước cái xung khắc nơi mối liên hệ về con người, thậm chi giữa các phần tử trong gia đ́nh của chúng ta, chúng ta có khuynh hướng không kiên tŕ trong t́nh yêu nhưng không, một t́nh yêu đ̣i dấn thân và hy sinh. Thiên Chúa th́ không thế, Ngài chẳng bao giờ mệt mỏi với chúng ta cả; Ngài không bao giờ thôi nhẫn nại với chúng ta, và bằng t́nh thương vô biên của ḿnh, Ngài bao giờ cũng đi trước chúng ta; Ngài tiến đến gặp gỡ chúng ta trước; cái ‘có’ của Ngài hoàn toàn xứng đáng với ḷng tin tưởng của chúng ta. Nơi biến cố Thập Giá, Ngài cống hiến cho chúng ta tầm vóc yêu thương của Ngài, một tầm vóc khôn lường và khôn thấu. Trong Thư gửi cho Titô, Thánh Phaolô viết: “Sự thiện hảo của Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ của chúng ta và t́nh yêu của Ngài đối với con người đă tỏ hiện” (Titus 3:4). Và để cho cái ‘có’ này được tái tấu mỗi ngày, “Ngài đă xức dầu chúng ta và đă niêm ấn chúng ta và ban bảo chứng Thần Linh nơi tâm can của chúng ta” (2Cor 1:21b-22).

 

Thật vậy, chính Thánh Linh, Đấng làm cho cái ‘có’ của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô tiếp tục hiện diện và sống động, và chính Ngài tạo nên trong ḷng chúng ta ước muốn theo Người, để một ngày kia hoàn toàn tham dự vào t́nh yêu của Người, khi mà ở trên trời chúng ta nhận được nơi ở không do tay con người tạo ra. Không ai mà không được t́m kiếm và kêu gọi bởi t́nh yêu trung tín này, một t́nh yêu có thể chờ đợi thậm chí đối với cả những ai tiếp tục đáp ứng bằng cái ‘không’ phủ nhận hay bằng t́nh trạng cứng ḷng. Thiên Chúa chờ đợi chúng ta; Ngài luôn t́m kiếm chúng ta; Ngài sẽ đón nhận chúng ta vào mối hiệp thông với chính Bản Thân Ngài để ban cho mỗi người chúng ta sự sống, niềm hy vọng và an b́nh trọn vẹn.

 

Tiếng ‘amen’ của Giáo Hội, một âm vang nơi mọi tác động phụng vụ, được tháp nhập với cái ‘có’ trung thành của Thiên Chúa: tiếng ‘amen’ là việc đáp ứng của đức tin là những ǵ luôn bao gồm việc cầu nguyện chung riêng của chúng ta, và là những ǵ bày tỏ cái ‘có’ của chúng ta với việc khởi động của Thiên Chúa. Trong nguyện cầu, chúng ta thường đáp ứng bằng tiếng ‘amen’ theo thói quen, không nắm bắt được cái ư nghĩa sâu xa của nó. Chữ này từ chữ ‘aman, theo tiếng Do Thái và Aramaic nghĩa là ‘làm cho vững vàng’ để ‘kiên cường’ và nhờ đó ‘trở thành chắc chắn, ‘nói lên sự thật’.

 

Nếu chúng ta nh́n vào Thánh Kinh, chúng ta thấy rằng tiếng ‘amen’ này được phát lên ở cuối các bài Thánh Vịnh chúc tụng và ngợi khen, như trong bài Thánh Vịnh 41 chẳng hạn: “Ngài đă nâng đỡ tôi v́ ḷng nguyên tuyền của tôi: và đă thiết lập tôi muôn đời trước nhan Ngài. Chúc tụng Chúa là Thiên Chúa của Yến Duyên từ đời đời cho đến muôn thuở. Amen. Amen” (câu 13-14). Hay nó diễn tả việc gắn bó Thiên Chúa, ở vào lúc Dân Yến Duyên trở về đầy những hân hoan từ chốn lưu đầy Babylon và xướng lên tiếng ‘có’ của ḿnh, tiếng ‘amen’ của ḿnh với Thiên Chúa và với Luật của Ngài. Trong Sách Nehemiah, có lời chép rằng, sau cuộc trở về này, “Ezra đă mở cuốn sách này ra trước toàn dân, v́ ông ở bên trên toàn dân; và khi ông mở nó ra th́ toàn dân đứng. Rồi khi Ezra chúc tụng Chúa, Vị Thiên Chúa cao cả; và toàn dân đáp: ‘Amen, amen’” khi tay của họ giờ lên cao  (Nehemiah 8:5-6).

 

Bởi thế, từ ban đầu, tiếng ‘amen’ nơi phụng vụ dân Do Thái đă trở nên tiếng ‘amen’ của các cộng đồng Kitô giáo tiên khởi. Và cuốn sách về phụng vụ Kitô giáo hơn hết là cuốn Sách Khải Huyền của Thánh Gioan, một cuốn sách bắt đầu bằng tiếng ‘amen’ của Giáo Hội: “Vinh hiển và thống trị muôn đời thuộc về Đấng yêu thương chúng ta và là Đấng đă giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi của chúng ta bằng máu của Người, Đấng làm cho chúng ta trở thành một vương quốc, thành những tư tế cho Thiên Chúa và là Cha của Người. Amen” (1:5b-6). Vậy nó ở đoạn đầu tiên của Sách Khải Huyền. Và cùng cuốn Sách này đă kết thúc bằng lời cầu ấy: “Amen. Xin Chúa Giêsu hăy đến” (22:21).

 

Các bạn thân nến, cầu nguyện là một cuộc hội ngộ với một Ngôi Vị sống động, với Đấng chúng ta cần phải lắng nghe và chúng ta cần phải đối thoại; nó là một cuộc hội ngộ với Thiên Chúa là Đấng tái tấu ḷng trung thành bất khả lay chuyển của Ngài, cái ‘có’ của Ngài với con người, và với từng người chúng ta, để ban cho chúng ta niềm an ủi của Ngài giữa phong ba băo tố và làm cho chúng ta sống một cuộc đời kết hiệp với Ngài, tràn đầy hân hoan và thiện hảo là những ǵ sẽ nên trọn trong đời sống vĩnh hằng.

 

Trong việc cầu nguyện của ḿnh, chúng ta được kêu gọi để thưa ‘vâng’ cùng Thiên Chúa và đáp ứng bằng tiếng ‘amen’ của ḷng gắn bó, của ḷng trung thành với Ngài bằng tất cả đời sống của chúng ta. Chúng ta không bao giờ có thể đạt tới ḷng trung thành này bằng khả năng của riêng ḿnh; nó không phải chỉ là hoa trái của việc chúng ta hằng ngày dấn thân; nó xuất phát từ Thiên Chúa và được dựa vào tiếng ‘vâng’ của Chúa Kitô, Đấng nói ”lương thực ủa Thày là làm theo ư Cha (cf Jn 4:34). Chúng ta cần phải tham dự vào tiếng ‘vâng’ này, tham dự vào tiếng ‘vâng’ này của Chúa Kitô, gắn bó với ư muốn của Thiên Chúa, để chúng ta có thể nói với Thánh Phaolô rằng không phải là chúng ta sống nữa mà là chính Chúa Kitô sống trong chúng ta. Như thế, tiếng ‘amen’ của việc chúngta cầu nguyện chung riêng sẽ bao phủ và biến đổi toàn thể đời sống của chúng ta thành một đời sống của niềm an ủi, một đời sống đắm đuối trong T́nh yêu vĩnh hằng bất khả lay chuyển. Xin cám ơn anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/5/2012