Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – tiếp tục loạt bài giáo lư về Cầu Nguyện Thứ Tư 13/6/2012 – bài thứ 33 về Lời cầu nguyện trong Thư 2 gửi Giáo Đoàn Côrintô đoạn 12 của Thánh Phaolô

 

 [Video] 

Anh Chị Em thân mến,

 

Việc hằng ngày gặp gỡ Chúa và thường xuyên lănh nhận các Bí Tích giúp chúng ta có thể mở ḷng trí chúng ta ra trước sự hiện diện của Ngài, trước lời của Ngài và tác động của Ngài. Cầu nguyện chẳng những là hơi thở của linh hồn mà, theo nghĩa bóng, nó c̣n là một ốc đảo an b́nh từ đó chúng ta có thể kín múc thứ nước nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của chúng ta và biến đổi cuộc sống của chúng ta. Thiên Chúa lôi kéo chúng ta lại với Ngài, cống hiến cho chúng ta ơn soi sáng và niềm an ủi, và giúp chúng ta có thể leo lên ngọn núi thánh đức để chúng ta có thể gần gũi với Ngài hơn.

 

Đó là kinh nghiệm bản thân được Thánh Phaolô nói tới ở Đoạn 12 của Thư 2 gửi cho giáo đoàn Côrintô mà tôi muốn chia sẻ hôm nay đây. Trước những ai đặt vấn đề về tính chất hợp lư của vai tṛ tông đồ của ḿnh, ngài không thực sự liệt kê các cộng đoàn do ngài thành lập, những cây số ngài đă đi qua; ngài không chỉ nhắc lại t́nh trạng khó khăn và chống đối ngài đương đầu để loan báo Phúc Âm; ngài nói đến mối liên hệ giữa ngài với Chúa, một mối liên hệ rất thắm thiết đến độ cũng được đánh dấu bằng những giây phút xuất thần, những giây phút sâu xa chiêm niệm (cf. 2Cor 12:1); bởi thế ngài không vênh vang về những ǵ ngài chiếm đạt, về sức mạnh của ḿnh hay về các hoạt động cùng thành công của ḿnh, mà là vêànhững ǵ Thiên Chúa đă thực hiện nơi ngài và qua ngài.

 

Thật vậy, một cách hết sức từ tốn, ngài nói về giây phút ngài đă sống cảm nghiệm đặc biệt bởi được Thiên Chúa đưa lên trời. Ngài nhắc lại 14 năm trước khi ngài gửi Bức Thư này là ngài “đă được đưa lên tầng trời thứ ba” (câu 2). Bằng ngôn từ và những cách thức của một kẻ nói về một cái ǵ đó không thể diễn đạt, Thánh Phaolô cũng nói về biến cố đó với tư cách ở ngôi thứ ba. Ngài nói rằng có người được đưa lên vào trong “vườn” của Thiên Chúa, vào trong Địa Đường. Việc chiêm niệm của vị Tông Đồ này thật sâu xa và thiết tha tới độ ngài thậm chí không nhớ được nội dung mạc khải ngài nhận được; tuy nhiên, ngài nhớ rơ ngày tháng và trường hợp được Chúa chiếm đoạt một cách hoàn toàn và lôi kéo ngài đến cùng Chúa, như ngài đă có được trên đường đi Đamascô vào lúc hoán cải của ngài (cf. Phil 3:12).

 

Thánh Phaolô tiếp tục, khi nói rằng chính v́ để ngăn ngừa niềm kiêu hănh khỏi đầu óc của ngài về sự cao trọng của những mạc khải ngài được nhận lănh, mà ngài đă bị một “cái gai” (2Cor 12:7), một nỗi khổ tâm, và ngài thiết tha van xin Đấng Phục Sinh giải thoát ngài khỏi sứ giả của Satan, khỏi cái gai nhức nhối về xác thịt này. Ngài nói, 3 lần ngài đă van nài Chúa hăy cất cơn thử thách này đi. Và chính trong t́nh trạng này mà, trong việc chiêm niệm sâu xa về Thiên Chúa “ngài đă nghe thấy những ǵ không thể nói, những ǵ con người không thể thốt lên” (câu 4), ngài nhận được giải đáp cho lời khẩn nài của ngài. Đấng Phục Sinh ngỏ cùng ngài những lời lẽ rơ ràng và vững chắc rằng: “Ơn của Cha đủ cho con, v́ quyền năng của Cha được thể hiện trọn vẹn nơi những ǵ là hèn yếu” (câu 9).

 

Nhận định của Thánh Phaolô về những lời này khiến chúng ta ngỡ ngàng, thế nhưng nó cho thấy rằng ngài đă hiểu đâu là ư nghĩa đích thực của việc trở thành một tông đồ của Phúc Âm. Thật vậy, ngài đă than lên rằng: “Tôi sẽ càng hănh diện về những nỗi yếu hèn của ḿnh, để quyền năng của Chúa Kitô được tỏ hiện nơi tôi. Thế nên, v́ Chúa Kitô, tôi bằng ḷng với những ǵ là yếu hèn, xỉ nhục, khốn khó, bách hại và tai ương; v́ khi tôi yếu đuối là lúc tôi mạnh mẽ” (cáccâu 9b-10), nói cách khác, ngài không kiêu hănh về những hoạt động của ḿnh mà là về hoạt động của Chúa Kitô là Đấng thực sự tác động qua những nỗi yếu hèn của ngài.

 

Chúng ta hăy suy niệm thêm một chút nữa về biến cố này, một biến cố xẩy ra trong những năm Thánh Phaolô sống trong thinh lặng và chiêm niệm, trước khi ngài bắt đầu hành tŕnh sang miền Tây để loan báo Chúa Kitô, v́ thái độ sâu xa khiêm nhượng và tin tưởng này trước việc Thiên Chúa tỏ ḿnh ra cũng là những ǵ nền tảng cho việc cầu nguyện của chúng ta cũng như cho đời sống của chúng ta, cho mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa cũng như cho những nỗi yếu hèn của chúng ta.

 

Trước hết, đâu là những thứ yếu hèn được vị Tông Đồ này nói đến? “Cái gai” nơi xác thịt này là ǵ? Chúng ta không biết và ngài không nói cho chúng ta hay thế nhưng thái độ của ngài giúp chúng ta có thể thấy được rằng hết mọi thứ khó khăn trong việc theo chân Chúa Kitô và làm chứng cho Phúc Âm của Người đều có thể được khắc phục bằng việc tin tưởng cởi mở bản thân ḿnh cho tácđộng của Chúa. Thánh Phaolô quá rơ rằng ngài là một “đầy tớ vô ích” (Lk 17:10) – không phải là ngài đă thực hiện được những điều cao cả mà là Chúa – là một “cái b́nh sành” (2Cor 4:7), trong đó Thiên Chúa đặt để các kho tàng và quyền lực Aân Sủng của Người. Trong giây phút nguyện cầu chuyên chú chiêm niệm này, Thánh Phaolô hiểu được một cách rơ ràng làm thế nào để đương đầu và làm thế nào để sống với hết mọi biến cố, nhất là đau khổ, khó khăn và bách hại. Quyền năng của Thiên Chúa, Đấng không bỏ rơi chúng ta và mặc kệ chúng ta nhưng trở thành sự nâng đỡ và sức mạnh của chúng ta, được tỏ hiện ở vào chính lúc chúng ta cảm thấy ḿnh yếu hèn.

 

Dĩ nhiên, Thánh Phaolô thích thoát khỏi cái “gai” này, khỏi cái tai họa ấy; thế nhưng Thiên Chúa phán: “Không, con cần đến nó. Con sẽ có đủ ân sủng để chống lại nó và thực hiện những ǵ cần phải làm. Điều này cũng áp dụng cho cả chúng ta nữa. Chúa không giải thoát chúng ta khỏi các sự dữ, nhưng giúp chúng ta trưởng thành trong những nỗi khổ đau, những khó khăn và những bách hại. Bởi thế, đức tin bảo chúng ta rằng nếu chúng ta ở trong Thiên Chúa, “cho dù bản chất bên ngoài của chúng ta đang qua đi, th́ bản chất bên trong của chúng ta đang được canh tân hằng ngày”, nơi những thử thách (cf. Câu 16).

 

Vị Tông Đồ này truyền đạt cho các Kitô hữu ở Côrintô cũng như cho chúng ta nữa rằng “thứ hoạn nạn nhẹ nhàng trong chốc lát này là những ǵ sửa soạn cho chúng ta vinh quang rạng ngời khôn sánh vĩnh hằng” (câu 17). Thật vậy, nói theo loài người th́ gánh nặng nơi những khó khăn của ngài không nhẹ nhàng ǵ, nó rất ư là nặng nề; thế nhưng, so sánh với t́nh yêu của Thiên Chúa, với sự cao cả được Thiên Chúa yêu thương, nó trở nên nhẹ nhàng, khi ư thức rằng số lượng vinh quang sẽ vô cùng bất tận. Bởi thế, để mối hiệp nhất của chúng ta với Chúa gia tăng và để việc cầu nguyện của chúng ta trở nên thiết tha, chúng ta cũng phải tiến tới chỗ thiết yếu và hiểu rằng không phải là quyền năng từ các phương tiện của chúng ta, của nhân đức chúng ta, của tài năng chúng ta là những ǵ làm cho Nước Chúa trị đến, mà là chính Thiên Chúa là Đấng thực hiện các phép lạ qua chính nỗi yếu hèn của chúng ta, qua t́nh trạng bất xứng của chúng ta đối với công cuộc này. Do đó chúng ta cần phải có ḷng khiêm nhượng, không chỉ tin tưởng vào bản thân ḿnh, nhưng thực hiện, với ơn Chúa giúp, trong vườn nho của Chúa, tin tưởng phó thác ḿnh cho Chúa như “những b́nh sành” dễ vỡ.

 

Thánh Phaolô nói tới hai mạc klhải đặc biệt đă hoàn toàn biến đổi cuộc đời của ngài. Mạc khải thứ nhất – như chúng ta biết – là vấn nạn chới với trên đường đi Đamascô: “Saulê, Saulê, tại sao ngươi bắt bớ Ta?” (Acts 9:4), một vấn nạn đă dẫn ngài đến chỗ khám phá ra và gặp gỡ Chúa Kitô đang sống động và hiện hữu, và nghe thấy tiếng gọi của Người trong việc trở thành tông đồ của Phúc Âm.

 

Mạc khải thứ hai bao gồm những lời Chúa ngỏ cùng ngài nơi cảm nghiệm cầu nguyện chiêm niệm chúng ta đang chia sẻ: “Aân sủng của Cha đủ cho con, v́ quyền năng của Cha được nên trọn nơi nỗi yếu hèn”. Chỉ duy đức tin, tin tưởng vào tác động của Thiên Chúa, vào ḷng lành của Thiên Chúa, Đấng không bỏ rơi chúng ta, là những ǵ bảo đảm rằng chúng ta không hoạt động luống công vô ích. Vậy ân sủng của Thiên Chúa đă là quiyền lực hỗ trợ Thánh Phaolô nơi các nỗ lực lớn lao của ngài trong việc loan truyền Phúc Âm và con tim của ngài đă tiến vào Con Tim của Chúa Kitô, tới độ có thể dẫn những người khác đến với Đấng đă chết đi và sống lại v́ chúng ta.

 

Thế nên, trong khi cầu nguyện, chúng ta hăy cởi mở linh hồn của chúng ta cho Chúa để Người có thể đến và ở nơi nỗi yếu hèn của chúng ta, biến đổi nó thành quyền năng cho Phúc Âm. Hơn nữa, động từ Hy Lạp được Thánh Phaolô dùng diễn tả việc ngự trị này của Chúa nơi nhân tính mảng ḍn của ngài cũng dồi dào ư nghĩa: ngài sử dụng chữ episkenoo, mà chúng ta có thể chuyển dịch thành “cắm lều của Người”. Chúa tiếp tục cắm lều của Người nơi chúng ta, giữa chúng ta: Người là Mầu Nhiệm Nhập Thể. Chính Lời thần linh, Đấng đă đến ngự nơi nhân tính của chúng ta, Đấng muốn ngự nơi chúng ta, cắm lều của Người nơi chúng ta để soi sáng và biến đổi đời sống của chúng ta và thế giới.

 

Việc thiết tha chiêm niệm Thiên Chúa được Thánh Phaolô cảm nghiệm gợi lại cảm nghiệm của các môn đệ trên Núi Tabor, khi thấy Chúa Giêsu biến h́nh và sáng láng th́ Thánh Phêrô đă nói cùng Người rằng: “Thưa Thày chúng con ở đây thật là hay; xin cho chúng con dựng 3 lều, một cho Thày và một cho Moisen và một cho Eâlia” (Mk 9:5). Thánh Marcô c̣n thêm: “Ngài không biết ḿnh nói ǵ, v́ các vị quá ư là sợ hăi” (câu 6).

 

Việc chiêm ngưỡng Chúa vừa say mê vừa bàng hoàng: say mê vị Người lôi kéo chúng ta lại cùng Người và chiếm lấy con tim của chúng ta bằng cách nâng nó lên, đưa nó tới tột đỉnh là nơi chúng ta cảm nghiệm được sự an b́nh và vẻ đẹp của t́nh yêu Người; bàng hoàng v́ Người lột trần nỗi yếu hèn của chúng ta, t́nh trạng bất xứng của chúng ta, nỗ lực chiến thắng Tên Gian Aùc đang gây nguy hiểm cho đời sống của chúng ta, tới độ cái gai cũng được ấn vào xác thịt của chúng ta. Trong khi cầu nguyện, trong việc hằng ngày chiêm ngắm Chúa, chúng ta lănh nhận được sức mạnh của t́nh yêu Thiên Chúa và cảm thấy rằng những lời của Thánh Phaolô gửi cho Kitô hữu Rôma là chân thực, khi ngài viết rằng: “V́ tôi tin rằng dù sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay vương quyền, dù những ǵ hiện tại hay tương lai, dù quyền năng, dù cao hay sâu, dù bất cứ sự ǵ khác trong tất cả tạo vật, sẽ không thể nào có thể tách chúng ta khỏi t́nh yêu của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8:38-39).

 

Trong một thế giới chúng ta đang liều ḿnh chỉ cậy dựa vào tính chất hiệu năng và quyền lực của các phương tiện loài người, chúng ta được kêu gọi tái khám phá và làm chứng cho quyền năng của Thiên Chúa được thông đạt nơi việc nguyện cầu, nhờ đó mỗi ngày chúng ta gia tăng việc tuân hợp đời sống của chúng ta với đời sống của Chúa Kitô, Đấng – như Thánh Phaolô nói – “đă bị đánh đanh v́ yếu đuối nhưng sống bằng quyền năng của Thiên Chúa. V́ chúng tôi yếu đuối trong Người, nhưng đối với anh  em chúng tôi sẽ sống với Người bằng quyền năng của Thiên Chúa” (2Cor 13:4).

 

Các bạn thân mến, trong thế kỷ vừa qua, Albert Schweitzer, một thần học gia Thệ Phản, vị đă đoạt giải Nobel Ḥa B́nh đă nói: “Thánh Phaolô là một thần bí gia và không là ǵ khác ngoài một thần bí gia”, tức là, một con người thực sự phải ḷng Chúa Kitô và v́ thể đă kết hiệp với Người đến độ ngài có thể nói: Chúa Kitô sống trong tôi. Thần bí học của Thánh Phaolô không những được xây dựng trên những biến cố ngoại thường ngài trải qua, mà c̣n trên mối liên hệ hằng ngày và thiết tha với Chúa là Đấng luôn nâng đỡ ngài bằng Aân sủng của ḿnh.

 

Thần bí học này không tách ngài khỏi thực tại, trái lại, nó cống hiến cho ngài sức mạnh để sống từng ngày cho Chúa Kitô và xây dựng Giáo Hội cho đến tận cùng trái đất vào thời ấy. Mối hiệp nhất với Thiên Chúa không tách chúng ta khỏi thế giới nhưng cống hiến cho chúng ta sức mạnh để thực sự ở lại trong thế giới, để thực hiện những ǵ cần phải thực hiện trong thế giới.

 

Vậy trong cả đời sống nguyện cầu của chúng ta nữa, có lẽ chúng ta có những lúc đặc biệt thiết tha khiến chúng ta cảm thấy sự hiện diện của Chúa một cách sống động hơn, nhất là trong những trường hợp khô khan nguội lạnh, khó khăn, đau khổ, dường như vắng bóng Thiên Chúa. Chỉ khi nào chúng ta được t́nh yêu của Chúa Kitô chiếm đoạt chúng ta mới có thể đương đầu với nghịch cảnh, như Thánh Phaolô, tin tưởng rằng, chúng ta có thể làm tất cả mọi sự trong Đấng ban cho chúng ta sức mạnh (cf. Phil 4:13). Bởi thế, chúng ta càng giành chỗ cho việc nguyện cầu th́ chúng ta càng thấy đời sống của chúng ta được biến đổi và dậy men bởi quyền năng hiển nhiên của t́nh yêu Thiên Chúa.

 

Đó là những ǵ đă xẩy ra, chẳng hạn, cho Mẹ Chân Phước Têrêsa Calcutta, vị đă t́m thấy nơi việc chiêm ngắm Chúa Giêsu, và thậm chí trong những giai đoạn dài khô khan lư do tối hậu và sức mạnh khó tin trong việc nhận biết Người nơi thành phần nghèo khổ và bị bỏ rơi, bất chấp sự mỏng ḍn của ḿnh. Việc chiêm ngưỡng Chúa Kitô trong đời sống của chúng ta không làm cho chúng ta trở nên xa lạ – như tôi đă nói – với thực tại. Trái lại, nó giúp chúng ta có thể thông phần hơn nữa vào các biến cố của nhân loại, v́ Chúa, khi thu hút chúng ta đến cùng Người bằng việc cầu nguyện, giúp chúng ta có thể làm cho ḿnh hiện hữu và gần gũi với hết mọi anh chị em trong t́nh yêu thưoi7ng của Người. Cám ơn anh chị em rất nhiều.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2012/documents/hf_ben-xvi_aud_20120613_en.html