Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – tiếp tục loạt bài giáo lư về Cầu Nguyện Thứ Tư 27/6/2012 – bài thứ 35 về Lời cầu nguyện trong Thư gửi Giáo Đoàn Philiphê đoạn 2 của Thánh Phaolô

 

Anh chị em thân mến,

 

Việc cầu nguyện của chúng ta, như chúng ta đă thấy ở những ngày Thứ Tư trước đây, được làm nên bởi những giây phút thinh lặng và bởi ngôn từ, bởi ca hát và cử chỉ bao gồm toàn thể con người: từ miệng lưỡi đến trí khôn, từ con tim đến toàn thân ḿnh. Đó là đặc tính chúng ta thấy nơi việc cầu nguyện của dân do Thái, nhất là nơi các bài Thánh Vịnh. Hôm nay, tôi muốn nói về một trong những bài ca và những bài thánh ca cổ nhất của truyền thống Kitô giáo, được Thánh Phaolô nêu lên trước chúng ta nơi cái, ở một nghĩa nào đó, là di chúc thiêng liêng của ngài: Thư gửi Kitô hữu Philippi. Thật vậy, đó là một bức thư được Vị Tông Đồ này đọc viết trong khi đang ở trong tù, có lẽ ở Rôma. Ngài cảm thấy cái chết gần kề, v́ ngài nói rằng sự sống của ngài sẽ được cống hiến như một hy tế (cf. Philippians 2:17).

 

Bất chấp t́nh trạng rất nguy hiểm này cho vấn đề an toàn về thể lư của ḿnh, trải suốt bức thư ấy, Thánh Phaolô bày tỏ niềm vui được làm môn đệ của Chúa Kitô, được có thể đến gặp gỡ Người, thậm chí tới độ ngài coi chết chóc không phải như là một cái ǵ mất mát mà là chiếm đạt. Trong đoạn cuối cùng của bức thư này, có một lời mời gọi mănh liệt đến với niềm vui, một đặc tính căn bản của việc làm Kitô hữu và của việc cầu nguyện của chúng ta. Thánh Phaolô viết: “Hăy luôn măi vui lên trong Chúa; một lần nữa, tôi muốn nói rằng Hăy vui lên” (4:4). Thế nhưng làm thế nào con người ta có thể vui lên trước một cái án tử đă gần kề?  Từ đâu, đúng hơn, từ ai Thánh Phaolô đă lấy được t́nh trạng thanh thản này, lấy được sức mạnh và ḷng can đảm để giáp mặt với tử đạo và với việc đổ máu ḿnh ra như thế?

 

Chúng ta t́m thấy câu trả lời ở ngay tâm điểm của Thư gửi Kitô hữu Phillipi, nơi những ǵ được truyền thống Kitô giáo gọi là carmen Christo, bài thánh ca cho Chúa Kitô, hay thông dụng hơn, “bài thánh ca Kitô học”; một bài thánh ca trong đó tất cả đều tập trung vào “những cảm thức” của Chúa Kitô; tức là, cách thức Người suy nghĩ và vào thái độ cụ thể và trải qua của Người. Lời cầu nguyện này được mở đầu bằng lời kêu gọi: “Anh em hăy có lấy tâm trí này nơi anh em, một tâm trí đă có ở nơi Chúa Giêsu Kitô” (2:5). Những cảm thức này được tŕnh bày ở những câu sau đó là: yêu thương, quảng đại, tuân phục Thiên Chúa, hiến bản thân ḿnh. Đây không phải chỉ là và thuần túy là vấn đề theo gương của Chúa Giêsu như là một cái ǵ đó về luân lư, mà c̣n bao gồm toàn thể cuộc sống của con người theo đường lối suy tư và tác hành của Người nữa. Việc cầu nguyện cần phải dẫn đến một kiến thức và mối hiệp nhất yêu thương sâu xa hơn với Chúa, để nghĩ tưởng, tác hành và yêu thương như Người, trong Người và cho Người. Việc thực hành này, việc học biết tâm trí của Chúa Kitô, đó là cách sống đời Kitô hữu vậy.

 

Giờ đây tôi muốn vắn tắt đề cập tới một số yếu tố của bài thánh ca cô đọng này, một bài thánh ca tóm gọn tất cả cuộc hành tŕnh thần linh và nhân loại của Con Thiên Chúa và bao gồm toàn thể lịch sử nhân loại: từ thân phận Thiên Chúa đến việc Nhập Thể, tới chỗ chết trên thập tự giá và được Cha tôn vinh, cũng bao gồm cả hạnh kiểm của Adong và của con người ngay từ ban đầu. Bài thánh ca về Chúa Kitô này mở đầu bằng việc Người là “en morphe tou Theou”, theo bản Hy Lạp; tức từ chỗ là “h́nh thể của Thiên Chúa” hay đúng hơn, thân phận của Thiên Chúa. Chúa Giêsu, Thiên Chúa thật và là con người thật, không sống “như là Thiên Chúa” để trổi vượt và áp đặt tính chất tối thượng của ḿnh; Người không coi đó như là một sở hữu, một đặc ân, hay là một kho tàng cần phải canh giữ một cách ganh tị. Thật thế, “Người lột trần bản thân ḿnh ra”, Người hư không chính bản thân ḿnh – mặc lấy, như bản Hy Lạp viết, “morphe doulos”, “thân phận của một kẻ nô lệ”, một thực tại loài người với đầy khổ đau, nghèo nàn và chêá chóc; Người đă đồng hóa bản thân ḿnh với loài người ngoại trừ tội lỗi, nhờ đó tác hành như một người tôi tớ hiến ḿnh phục vụ kẻ khác. Về vấn đề này, giáo phụ Eusebius of Cesarea thuộc thế kỷ thứ 4 đă nói: “Người đă mang lấy trên bản thân ḿnh những khốn khó của các phần tử chịu khổ đau. Người lănh lấy cho ḿnh những bệnh nạn tật nguyền hèn hạ của chúng ta. Người đă chịu khổ và đă cực nhọc v́ chúng ta: như thế mới hợp với t́nh yêu cao cả của Người đối với nhân loại” (The Evangelical Demonstration, 10,1,22).

 

Thánh Phaolô tiếp tục bằng việc tóm gọn câu truyện “lịch sử” hiện thực hóa việc hạ bệ bản thân ḿnh của Chúa Giêsu đó là “Người đă tự hạ và đă vâng lời cho đến chết” (2:8). Người Con Thiên Chúa này thực sự đă trở nên con người và đă theo con đường hoàn toàn tuân phục cùng trung thành với ư muốn của Cha, cho dù phải tận tuyệt hy sinh sự sống của Người. C̣n nữa, như Vị Tông Đồ chi tiết hóa, “cho đến chết, dù chết trên thập tự giá” (2:8). Trên thập tự giá, Chúa Giêsu Kitô đă lên đến tầm mức tột độ của những ǵ là nhục nhă nhất, v́ việc bị đónh đanh là h́nh phạt giành cho thành phần nô lệ chứ không phải cho những con người tự do: “mors turpissima crucis” (cái chết thập giá nhục nhă nhất) như Cicero viết (cf. In Verrem, V, 64, 165).

 

Nơi Thập Giá của Chúa Kitô, con người đă được cứu chuộc và kinh nghiệm của Adong đă được đảo ngược, ở chỗ, Adong, được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa, đă t́m cách nên giống như Thiên Chúa theo sức riêng của ḿnh, đặt ḿnh vào vị thế của Thiên Chúa, bởi thế ông đă đánh mất đi phẩm vị chính thực có được. Trái lại, Chúa Giêsu là “thân phận Thiên Chúa”, nhưng lại tự hạ, Người đă d́m ḿnh vào thân phận con người hoàn toàn trung thành với Cha, để cứu Adong nơi chúng ta và để phục hồi cho con người phẩm vị họ đă bị mất đi. Các vị Giáo Phụ đă nhấn mạnh rằng Người đă tuân phục, nhờ đó phục hồi cho bản tính của con người, bằng sự khiêm nhượng và tuân phục của Người, những ǵ đă bị mất bởi sự bất tuân phục của Adong.

 

Trong việc cầu nguyện, trong mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa, chúng ta hăy cởi mở trí khôn, tâm can và ư muốn của chúng ta cho tác động của Thánh Linh để được tham dự vào cái động lực này của sự sống. Như Thánh Cyril thành Alexandria khẳng định, vị thánh có lễ kính hôm nay: “Công việc của Thần Linh là t́m cách biến đổi chúng ta bằng ân sủng thành h́nh ảnh vẹn toàn t́nh trạng nhục hèn của Người” (Festal Letter 10, 4). Trái lại, lư lẽ của loài người thường t́m kiếm việc thể hiện bản thân ḿnh bằng quyền lực, thống trị, và những phương tiện mănh liệt. Con người tiếp tục muốn xây dựng tháp Babel bằng quyền lực của ḿnh, để tiến tột đỉnh của Thiên Chúa mà không cần trợ giúp, giống như Thiên Chúa. Việc Nhập Thể và Thập Giá nhắc nhở chúng ta rằng vấn để hoàn toàn hiện thực là ở chỗ tuân hợp ư muốn của con người với ư muốn của Cha, ở chỗ hư không hóa cái tôi để tràn đầy yêu thương, tràn đầy đức ái của Thiên Chúa, nhờ đó có thể yêu thương người khác. Con người không t́m thấy bản thân ḿnh bằng việc khép kín bản thân ḿnh lại, bằng việc tự phụ. Con người t́m thấy bản thân ḿnh chỉ bằng cách ra khỏi bản thân ḿnh; chúng ta chỉ t́m thấy bản thân ḿnh nếu chúng tar a khỏi bản thân chúng ta. Và nếu Adong muốn bắt chước Thiên Chúa, th́ điều ấy tự nó không xấu, nhưng ông đă lầm lạc nơi ư nghĩ của ḿnh về Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là Đấng chỉ muốn những ǵ là cao cả. Thiên Chúa là t́nh yêu, Đấng ban ḿnh trước hết nơi Ba Ngôi, rồi sau đó nơi việc tạo dựng. Và việc bắt chước Thiên Chúa có nghĩa là ra hỏi bản thân ḿnh; nghĩa là hiến ḿnh trong yêu thương.

 

Ở phần thứ hai của “bài thánh ca Kitô học” này nơi Thư gửi Kitô hữu Phillipi, chủ đề được thay đổi; không c̣n là Chúa Kitô nữa mà là Thiên Chúa Cha. Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng chính v́ Người tuân phục ư muốn của Cha mà “Thiên Chúa đă tôn vinh Người và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu” (Philippians 2:9). Đấng đă tự hạ sâu xa bằng việc mặc lấy thân phận của một kẻ nô lệ được thượng tôn; Người được nâng lên trên hết mọi sự bởi Cha là Đấng ban cho Người danh hiệu “Kyrios”, Chúa, phẩm vị tối thượng và vai tṛ chúa tể. Thật vậy, trước danh hiệu này, một danh hiệu cũng chính là danh xưng của Thiên Chúa trong Cựu Ước, “hết mọi đầu gối phải qú xuống, trên trời cũng như dưới đất và dưới ḷng đất, cùng hết mọi miệng lưỡi tuyên xưng rằng: ‘Giêsu KIitô là Chúa’ cho vinh hiển của Thiên Chúa là Cha” (các câu 10-11). 

 

Chúa Giêsu, Đấng được tôn vinh là Đấng đă hiện diện trong Bữa Tiệc Ly, Đấng cởi áo ḿnh ra, quấn khăn vào ḿnh, cúi xuống rửa chân cho các tông đồ và hỏi các vị rằng: “Các con có hiểu những ǵ Thày đă làm cho các con hay chăng? Các con gọi Thày là Thày và là Chúa th́ thậm phải; v́ Thày quả thực là như thế. Vậy nếu Chúa của cáccon và Thày của các con c̣n rửa chân cho cáccon th́ các con cũng phải rửa chân cho nhau” (John 13:12-14). Đó là những ǵ bao giờ cũng cần phải nhớ trong việc cầu nguyện của chúng ta và trong đời sống của chúng ta: “Việc vươn lên cùng Thiên Chúa thực sự xẩy ra ở chỗ hạ ḿnh xuống phục vụ, hạ ḿnh xuống yêu thương, v́ t́nh yêu là yếu tính của Thiên Chúa, và v́ thế là quyền lực thực sự thanh tẩy con người và giúp họ có thể nhận thức Thiên Chúa và thấy được Ngài” (Jesus of Nazareth, New York 2007, p.95).

 

Bài thánh ca ở Thư gửi Kitô hữu Phillipi ở đây cống hiến cho chúng ta hai bài học quan trọng đối với việc cầu nguyện của chúng ta. Bài học thứ nhất đó là nơi việc kêu “Chúa” được ngỏ cùng Chúa Giêsu Kitô, đang ngự bên hữu Cha: Người là Chúa duy nhất của cuộc đời chúng ta, giữa nhiều “kẻ cai trị” là thành phần muốn chỉ dẫn và hướng dẫn họ. V́ lư do này cần phải có một bậc thang cho các thứ giá trị trong đó Thiên Chúa phải ưu tiên hơn hết, nhờ đó, cùng với Thánh Phaolô, chúng ta khẳng định rằng “tôi coi mọi sự như thua lỗ v́ cái giá trổi vượt trong việc nhận biết Đức Giêsu Kitô là Chúa của tôi” (Phil 3:8). Việc gặp gỡ Đấng Phục Sinh làm cho ngài hiểu rằng Người là kho tàng duy nhất đáng theo đuổi suốt cả đời người.

 

Bài học thứ hai đó là việc qui phục, việc “qú gối xuống” ở trên trời cũng như dưới đất là những ǵ nhắc nhở câu diễn tả của Tiên Tri Isaia, khi ông nói đến việc tôn thờ mà hết mọi tạo vật cần phải có đối với Thiên Chúa (cf 45:23). Việc bái gối trước Bí Tích Cực Thánh hay việc qú gối cầu nguyện thực sự diễn tả thái độ tôn thờ này trước Thiên Chúa, cũng với cả thân xác. Bởi thế, tầm quan trọng của việc thực hiện cử chỉ này đừng v́ bị bắt buộc theo thói quen hay một cách vội vàng hấp tấp, nhưng bằng một ư thức sâu xa. Khi chúng ta qú trước Chúa chúng ta tuyên xưng đức tin của chúng ta nơi Người, chúng ta nh́n nhận rằng Người là Chúa duy nhất của đời sống chúng ta.

 

Anh chị em thân mến, trong việc cầu nguyện của chúng ta, chúng ta hăy gắn ánh mắt của chúng ta vào Đấng Bị Đóng Đanh; chúng ta hăy tiếp tục việc tôn thờ thường xuyên hơn trước Thánh Thể để cuộc đời của chúng ta được tham dự vào t́nh yêu của Thiên Chúa, Đấng đă hạ cố một cách khiêm tốn để nâng chúng ta lên cùng Người. Mở đầu bài giáo lư này, chúng ta đă tự hỏi ḿnh là làm thế nào Thánh Phaolô có thể hân hoan trước cuộc tử đạo gần kề của ngài và việc đổ máu của ngài. Điều này chỉ có thể xẩy ra chỉ v́ vị Tông Đồ này không bao giờ rời ánh mắt của ngài khỏi Chúa Kitô, cho tới độ nên giống Người ngay cả nơi cái chết, “với niềm hy vọng đạt được sự phục sinh từ kẻ chết” (Phil 3:11). Như Thánh Phanxicô trước Thánh Giá, chúng ta cũng nguyện rằng: “Ôi Thiên Chúa tối Cao và hiển vinh, xin hăy chiếu soi cái tăm tối của tâm hồn con. Xin hăy ban cho con một đức tin xác thật, một đức cậy vững vàng và một đức mến, phán đoán và kiến thức trọn hảo, để con có thể thi hành ư muốn chân thực và thánh hảo của Chúa. Amen” (cf. Prayer before the Crucifix: FF [276]).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/6/2012