Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – tiếp tục loạt bài giáo lư về Cầu Nguyện Thứ Tư 1/8/2012 – bài thứ 36 về cầu nguyện theo Thánh Anphongso

 

Anh chị em thân mến,

 

Hôm nay là lễ nhớ Thánh Alphonsus Maria ở Ligouri, vị giám mục và tiến sĩ của Giáo Hội, đấng sáng lập của Ḍng Chúa Cứu Thế – Redemptorists – quan thày của các học giả và thần học luân lư, cũng như của các vị giải tội. Thánh Alphongsus là một trong những vị thánh nổi tiếng nhất của thế kỷ 18, v́ lối sống giản dị ngay chính của ngài, cũng như v́ giáo huấn của ngài về bí tích Thống Hối: Trong một giai đoạn của chủ nghĩa quá khắt khe – thành quả gây ra bởi ảnh hưởng của bè phái Jansenism – ngài đă khuyên các vị giải tội hăy ban bí tích này, bằng cách tỏ ra tấm ḷng hân hoan của Thiên Chúa Cha, Đấng v́ t́nh thương vô cùng của ḿnh không bao giờ thôi đón nhận lại người con thống hối.

 

Việc tưởng nhớ hôm nay cống hiến cho chúng ta cơ hội để lưu ư tới giáo huấn của Thánh Alphonsus về vấn đề cầu nguyện, một vấn đề hết sức quí báu và đầy những hứng khởi thiêng liêng. Ngài đă coi tiểu luận của ḿnh: Cầu Nguyện – Một Phương Tiện Quan Trọng cho Ơn Cứu Độ và Nên Trọn Lành, một tiểu luận từ năm 1759, là tác phẩm hữu dụng nhất trong tất cả các tác phẩm của ngài. Thật vậy, ở tiểu luận này, ngài diễn tả cầu nguyện như là “phương tiện cần thiết và bảo đảm cho việc chiếm đạt ơn cứu độ, cũng như cho tất cả mọi ân sủng chúng ta cần đạt được” (Dẫn Nhập).

 

Câu này gồm tóm kiến thức của Thánh Alphonsus về vấn đề cầu nguyện. Trước hết, khi nói rằng cầu nguyện là một phương tiện, ngài nhắc nhở chúng ta về cùng đích cần phải đạt đến, đó là Thiên Chúa đă v́ yêu thương tạo dựng để có thể ban cho chúng ta sự sống viên trọn; thế nhưng, v́ tội lỗi, mục đích này, sự sống dồi dào này, có thể nói, đă bị mất đi – như tất cả chúng ta đều biết – và chỉ duy ân sủng của Thiên Chúa mới có thể làm cho sự sống này trở nên thuận lợi. Để giải thích chân lư căn bản này, và để chúng ta có thể hiểu được một cách minh tường cái nguy cơ thật sự thế nào về “t́nh trạng bị hư đi” của con người, Thánh Alphonsus đă đặt ra một câu châm ngôn nổi tiếng rất căn bản là: “Ai cầu nguyện th́ được cứu độ. Ai không cầu nguyện th́ bị trầm luân!” Nhận định về câu phát biểu ngắn gọn này, ngài đă thêm: “Việc cứu linh hồn của con người mà không cầu nguyện là việc khó nhất, thậm chí là việc bất khả…, thế nhưng, nhờ cầu nguyện mà ơn cứu độ của chúng ta được bảo toàn và rất dễ dàng” (Chương iII, Tổng Kết). Rồi ngài tiếp tục nói rằng: “Nếu chúng ta không cầu nguyện, chúng ta không thể nào chạy tội được, v́ ân sủng của việc cầu nguyện được ban cho hết mọi người…, nếu chúng ta không được cứu độ th́ hoàn toàn là do lỗi của chúng ta, bởi chúng ta không cầu nguyện” (ibid.)

 

Khi nói rằng cầu nguyện là một phương tiện cần thiết, Thánh Alphonsus muốn chúng ta hiểu rằng, trong hết mọi hoàn cảnh của cuộc đời, chúng ta không thể trải qua nếu không cầu nguyện, nhất là trong những lúc thử thách và khó khăn. Chúng ta cần phải luôn tin tưởng gơ cửa của Chúa, ư thức rằng, trong tất cả mọi sự Ngài đều chăm sóc cho con cái của ḿnh, cho chúng ta. Bởi thế, chúng ta được mời gọi đừng sợ trở về với Ngài, và tin tưởng tŕnh bày cùng Ngài những yêu cầu của chúng ta, tin rằng chúng ta chiếm được những ǵ chúng ta cần đến.

 

Các bạn thân mến, vấn đề trọng yếu là thế này: Đâu là những ǵ cần thiết thật sự trong đời sống của tôi? Cùng với Thánh Alphonsus, tôi trả lời thế này: "Sức khỏe và tất cả mọi ân sủng chúng ta cần cho sức khỏe” (ibid.); dĩ nhiên ngài không chỉ nói đến sức khỏe về phần xác, nhưng trên hết cũng về sức khỏe của linh hồn nữa, một thứ sức khỏe Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Hơn bất cứ một sự ǵ khác, chúng ta cần sự hiện diện giải phóng của Người, một sự hiện diện thực sự làm cho đời sống của chúng ta hoàn toàn nhân bản, và v́ thế được trọn vẹn vui mừng. Và chính chỉ nhờ cầu nguyện mà chúng ta có thể đón nhận Người, và ân sủng của Người, một thứ ân sủng, nhờ soi sáng cho chúng ta trong từng trường hợp, giúp chúng ta có thể nhận thức được sự thiện chân thực, và bằng việc tăng sức cho chúng ta, làm cho ư muốn của chúng ta trở thành tác hiệu; tức là, ân sủng giúp cho ư muốn của chúng ta có thể hành thiện được tỏ ra cho ư muốn này. Chúng ta thường nhận ra sự thiện, thế nhưng chúng ta không thể hành thiện. Nhờ nguyện cầu, chúng ta đạt đến chỗ có thể thi hành sự thiện.

 

Người môn đệ của Chúa biết rằng ḿnh bao giờ cũng bị cám dỗ, và họ không bao giờ thôi xin Thiên Chúa giúp đỡ bằng việc cầu nguyện để chiến thắng cám dỗ. Thánh Alphonsus nhắc lại gương của Thánh Philip Neri – rất hay – vị “đă thường nói cùng Thiên Chúa ngay từ giây phút thức giấc vào buổi sáng rằng ‘Lạy Chúa, xin bàn tay của Chúa hăy ở trên Philip hôm nay; bằng không Philip sẽ phản bội Chúa’” (III, 3). Thật là thực tế! Thánh nhân xin Thiên Chúa để bàn tay của Ngài trên ḿnh. Cả chúng ta nữa, nhận thức được nỗi yếu hèn của ḿnh, cũng phải khiêm nhượng xin Thiên Chúa trợ giúp, cậy dựa vào sự phong phú của t́nh thương Ngài.

 

Ở một đoàn khác, Thánh Alphonsus nói: “Chúng ta quá nghèo hèn đến độ chúng ta chẳng có ǵ hết; thế nhưng, nếu chúng ta cầu nguyện, chúng ta không c̣n nghèo nàn nữa” (II,4). Và theo Thánh Âu Quốc Tinh, thánh nhân mời gọi hết mọi Kitô hữu đừng sợ chiếm được từ Thiên Chúa, bằng việc nguyện cầu, sức mạnh họ không có và những ǵ họ cần để hành thiện, tin tưởng rằng, Chúa không từ chối ơn trợ giúp của Ngài đối với những ai khiêm hạ nguyện cầu (cf. III,3).

 

Các bạn thân mến, Thánh Alphonsus nhắc nhở chúng ta rằng, mối liên hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa là những ǵ thiết yếu đối với đời sống của chúng ta. Không có mối liên hệ với Thiên Chúa này, mối liên hệ căn bản nống cốt của chúng ta sẽ bị thiếu sót. Và mối liên hệ với Thiên Chúa này phát triển, bằng cách nói chuyện cùng Thiên Chúa trong việc cầu nguyện riêng tư hằng ngày, cũng như bằng việc tham dự vào các Bí Tích; nhờ đó, mối liên hệ này có thể gia tăng trong chúng ta, và sự hiện diện thần linh sẽ hướng dẫn đường đi nước bước của chúng ta, soi sáng cho nó và làm cho nó an toàn, và sự thanh thản cũng có thể phát triển trong chúng ta, cho dù giữa những khó khăn và nguy hiểm. Xin cám ơn anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/8/2012