Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – tiếp tục loạt bài giáo lư về Cầu Nguyện Thứ Tư 12/9/2012 – bài thứ 39 về một lời cầu nguyện trong phần hai của Sách Khải Huyền

 

Anh chị em thân mến,

 

Thứ Tư vừa rồi, tôi đă nói về việc cầu nguyện ở phần nhất của Sách Khải Huyền. Hôm nay, chúng ta tiếp tục sang phần hai của cuốn sách này; và trong khi ở phần một, việc cầu nguyện hướng tới đời sống nội tâm của Giáo Hội th́ ở phần hai lại hướng tới toàn thể thế giới; thật vậy, Giáo Hội hành tŕnh xuyên qua lịch sử; Giáo Hội thuộc về lịch sử theo dự án của Thiên Chúa.

 

Cộng đồng đă nghe thấy sứ điệp của Thánh Gioan do vị xướng ngôn viên tŕnh bày đă tái khám phá ra nhiệm vụ của ḿnh trong việc cộng tác vào vấn đề làm lan rộng Vương Quốc của Thiên Chúa, như là “những vị tư tế của Thiên Chúa và của Chúa Kitô” (Rev 20:6; cf. 1:5; 5:10) và vươn ra thế giới của nhân loại. Ở đây, trong mối liên hệ tương cận hiện hữu giữa hai bên này hiện lên hai lối sống: lối sống thứ nhất chúng ta có thể định nghĩa như là “thể chế của Chúa Kitô” là một thể chế được cộng đồng này hân hoan thuộc về; và lối sống thứ hai là “thể chế thế gian ngược lại với vương quốc và giao ước và được tác động bởi ảnh hưởng của Tên Gian Ác”, một kẻ bằng việc lừa đảo con người sẽ thiết lập một thế giới chống lại với thế giới theo ư muốn của Chúa Kitô và của Thiên Chúa” (cf. Pontifical Biblical Commission, The Bible and Morality, Biblical Roots of Christian Conduct, 70). Bởi thế cộng đồng ấy cần phải biết làm sao để có thể ngiải thích một cách sâu xa lịch sử nó đang sống với, bằng cách biết nhận thức các biến cố bằng đức tin để cộng tác bằng nnnhành động của ḿnh vào việc phát triển Vương Quốc của Thiên Chúa. Và công việc giải thích cùng nhận thức này, cũng như việc tác hành, đều liên hệ với việc cầu nguyện.

 

Trước hết, sau lời kêu gọi thiết tha của Chúa Kitô, Đấng ở trong phần một Sách Khải Huyền đă nói 7 lần rằng: Ai có tai nghe th́ hăy nghe những ǵ Thần Linh đang nói với Giáo Hội” (cf. Revelation 2:7,11,17,29; 3:6,13,22), cộng đồng này được mời gọi hướng lên Trời, được mời gọi nh́n vào thực tại bằng con mắt của Thiên Chúa; và ở đây chúng ta khám phá thấy 3 biểu hiệu là những cứ điểm nhờ đó chúng ta có thể bắt đầu giải thích lịch sử, đó là ngai ṭa của Thiên Chúa, Con Chiên và cuốn sách (cf. Revelation 4:1 – 5:14). 

 

Biểu hiệu thứ nhất là ngai ṭa, trên đó ngự trị một con người không được Thánh Gioan diễn tả v́ Người vượt trên mọi biểu hiệu của loài người. Ngài chỉ có thể nhận thấy cái cảm quan mỹ diệu và niềm vui mà ngài cảm thấy trước Sự Hiện Diện của Người. H́nh ảnh huyền diệu này là Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa Quyền Phép, Đấng không khép ḿnh trong tầng trời của ḿnh nhưng là Đấng gần gũi với con người, ở chỗ thiết lập giao ước với con người; Thiên Chúa, Đấng làm cho tiếng của ḿnh – được biểu hiệu bằng sấm xét và chớp sáng – được nghe thấy trong lịch sử, một cách mầu nhiệm nhưng thực hữu. Có những yếu tố khác nhau xuất hiện chung quanh ngai ṭa của Thiên Chúa, chẳng hạn như 24 vị trưởng lăo và 4 con vật sống động không ngưng dâng lời chúc tụng lên Đấng là Chủ Tể của lịch sử.

 

Vậy biểu hiệu thứ nhất là ngai ṭa. Biểu hiệu thứ hai là cuốn sách, một cuốn sách chứa đựng dự án của Thiên Chúa về các thứ biến cố và về con người. Nó được niêm ấn kín mật bằng bảy ấn tín, và không ai có thể đọc được nó. Trước t́nh trạng bất lực của con người trong việc thấu suốt được dự án của Thiên Chúa, Thánh Gioan đă cảm thấy một nỗi buồn sâu xa khiến ngài phải khóc lên. Thế nhưng có một phương dược cho cái thất đảm của con người trước mầu nhiệm của lịch sử, đó là có một Đấng có thể mở cuốn sách này và làm cho nó được sáng tỏ.

 

Đến đây th́ biểu hiệu thứ ba xuất hiện, đó là Chúa Kitô, Con Chiên bị sát tế thành của lễ hy sinh trên Thập Giá, thế nhưng cũng là Đấng trở thành như dấu hiệu cho cuộc Phục Sinh của Người. Và chính Con Chiên, chính Đức Kitô là Đấng đă chết đi và sống lại, Đấng từ từ mở ra những ấn tín và cho thấy dự án của Thiên Chúa, cho thấy cái ư nghĩa sâu xa của lịch sử.

 

Những biểu hiệu này nói với chúng ta những ǵ? Chúng nhắc nhở chúng ta về đường lối để biết cách dẫn giải các sự kiện của lịch sử và của cuộc sống riêng tư chúng ta. Bằng việc hướng mắt về trời cao của Thiên Chúa bằng một mối liên hệ liên lỉ với Chúa Kitô, bằng việc mở ḷng trí chúng ta ra cho Người ttrong việc cầu nguyện chung riêng, chúng ta biết nh́n thấy những sự vật một cách mới mẻ và nắm bắt được ư nghĩa đích thực nhất của chúng. Cầu nguyện giống như một cửa sổ mở cho chúng ta có thể giữ ánh mắt của chúng ta hướng về Thiên Chúa, chẳng những để nhắc nhở chúng ta về đích điểm chúng ta hướng tới, mà c̣n giúp cho ư muốn của Thiên Chúa có thể soi chiếu cuộc hành tŕnh trần thế của chúng ta và giúp cho chúng ta sống cuộc hành tŕnh này một cách hăng say và dấn thân.

 

Chúa hướng dẫn như thế nào để cộng đồng Kitô hữu có thể hiểu được sâu xa lịch sử? Trước hết và trên hết, bằng việc mời gọi cộng đồng này hăy thực tế lưu ư tới giây phút hiện tại chúng ta đang sống. Bởi thế, Con Chiên mở bốn ấn tín đầu tiên của cuốn sách ấy, và Giáo Hội thấy thế giới mà Giáo Hội thuộc về là một thế giới trong đó có các thứ yếu tố tiêu cực khác nhau. Ở đó, những sự dữ con người vấp phạm, như bạo lực, xuất phát từ ước muốn chiếm hữu, ước muốn thống trị nhau đến độ sát hại lẫn nhau (ấn tín thứ hai); hay bất công, như con người tỏ ra không tôn trọng các thứ luật lệ ban bố cho họ (ấn tín thứ ba). Những thứ sự dữ này c̣n được gia tăng bởi các thứ sự dữ mà con người phải chịu đựng, như chết chóc, đói khát và bệnh tật (ấn tín thứ 4). Trước những thực tại thê thảm thường xuyên này, cộng đồng giáo hội được mời gọi đừng bao giờ đánh mất niềm hy vọng, hăy mạnh mẽ tin tưởng là quyền năng hiển nhiên của Tên Gian Ác đụng phải một thứ quyền năng đích thực đó là quyền năng của Thiên Chúa.

 

Và cái ấn tín thứ nhất được Con Chiên mở ra chính là sứ điệp này. Thánh Gian thuật lại rằng: “Và tôi đă trông thấy, này, một con bạch mă, và người cưỡi nó đang cầm một cây cung; và người này nhận được một vương miện, rồi lên đường để chiến thắng và thắng cuộc” (Rev 6:2). Quyền năng của Thiên Chúa đă đi vào lịch sử của loài người, một thứ quyền năng nkhông những có thể lật nhào sự dữ mà thậm chí c̣n khống chế nó nữa. Mầu trắng nhắc nnhở Cuộc Phục Sinh: Thiên Chúa đă trở nên gần gũi với chúng ta đến độ Ngài đă xuống tận vùng tối tăm của sự chết để soi chiếu nó bằng ánh quang rạng ngời của sự sống thần linh Ngài: Ngài đă mang lấy sự dữ của thế gian này để thanh tẩy nó bằng ngọn lửa t́nh yêu của Ngài.

 

Làm sao chúng ta có thể gia tăng kiến thức Kitô giáo này về thực tại? Sách Khải Huyền nói với chúng ta rằng việc cầu nguyện là những ǵ nuôi dưỡng nhăn quan sáng tỏ này cùng với niềm hy vọng sâu xa nơi mỗi người chúng ta cũng như trong cộng đồng của chúng ta: nó mời gọi chúng ta đừng để cho ḿnh bị sự dữ chế ngự mà hăy chế ngự sự dữ bằng sự lành, hăy nhín đến Chúa Kitô Tử Giá và Phục Sinh, Đấng liên kết chúng ta trong cuộc vinh thắng của Người. Giáo Hội sống trong lịch sử , Giáo Hội không khép ḿnh lại; trái lại, Giáo Hội can đảm đối diện cuộc hành tŕnh của ḿnh giữa những khốn khó và đau thương, bằng việc mănh liệt khẳng định rằng cuối cùng sự dữ không khống chế sự thiện, tối tăm không làm lu mờ đi ánh quang minh của Thiên Chúa.

 

Đó là một vấn đề quan trọng đối với chúng ta; là Kitô hữu, chúng ta không bao giờ có thể trở thành kẻ bi quan; chúng ta biết rơ rằng dọc theo hành tŕnh của cuộc sống chúng ta thường đụng độ với bạo lực, sai lầm, thù ghét và bách hại, thế nhưng cuộc hành tŕnh này không làm cho chúng ta thất đảm. Trước hết, việc cầu nguyện dạy chúng ta hăy nh́n đến những dấu hiệu của Thiên Chúa, đến việc hiện diện và hoạt động của Ngài; thật vậy, hăy là ánh sáng thiện hảo lan truyền niềm hy vọng và cho thấy rằng chiến thắng là những ǵ thuộc về Thiên Chúa. 

 

Viễn cảnh ấy dẫn chúng ta đến chỗ dâng lời tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa và Con Chiên: 24 vị trưởng lăo và 4 con sinh vật cùng nhau hát “bài tân ca” ca ngợi công cuộc của Chúa Kitô Con Chiên, Đấng “làm cho tất cả mọi sự nên mới mẻ” (Rev 21:5). Thế nhưng, cuộc canh tân này trước hết và trên hết là một tặng ân chúng ta cần phải cầu xin. Ở đây chúng ta thấy một yếu tố khác cần phải trở thành đặc tính cầu nguyện, đó là việc thiết tha khẩn nài cùng Chúa để Nước Chúa trị đến, và để con người có được một con tim dễ dậy trước quyền thống trị của Thiên Chúa, nở chỗ ư muốn của Ngài là những ǵ hướng dẫn đời sống của chúng ta và cuộc sinh hoạt của thế giới này.

 

Nơi ngăn quan được chất chứa trong Sách Khải Huyền này, việc cầu nguyện thỉnh xin ấy  được tiêu biểu bằng một chi tiết quan trọng, đó là “24 vị trưởng lăo” và “4 con sinh vật”, cùng với cây đàn hạc kèm theo bản hát của họ, cầm “những bát vàng đầy những hương thơm” (5:8b), để rồi được giải thích “là các lời cầu nguyện của các thánh” (5:8b); tức là của những vị đă đạt tới Thiên Chúa nhưng cũng của tất cả chúng ta là thành phần đang hành tŕnh.

 

Và trước ngai ṭa của Thiên Chúa, chúng ta thấy một thiên thần đang cầm một lư hương bằng vàng, trong đó vị này tiếp tục đổ những hạt hương liệu vô, đó là những lời cầu nguyện của chúng ta, những lời nguyện cầu ngát hương ngào ngạt được dâng lên cùng với những lời nguyện cầu trước nhan Thiên Chúa (Rev 8:1-4). Nó là mộtbiểu hiệu cho chúng ta biết tất cả những lời nguyện cầu của chúng ta – với tất cả nnhững ǵ là hạn hữu, khó khăn, nghèo nàn, khô khan và bất toàn nơi những lời cầu nguyện ấy -  thực sự được thanh tẩy ra sao mà vươn tới cung ḷng của Thiên Chúa. Thế nên chúng ta cần phải tin rằng không có những lời cầu nguyện hời hợt, vô bổ; không một lời cầu nào bị hư mất. Và chúng thấy được một đáp ứng – cho dù thường huyền nhiệm – v́ Thiên Chúa là T́nh Yêu và là T́nh Thương vô biên. Vị thiên thần – Thánh Gioan viết – “cầm lư hương và làm cho nó đầy những lửa từ bàn thờ và nnđổ nó xuống trên trái đất; và đă xẩy ra những tràng sấm xét, những tiếng vang động, những chớp sáng, và một trận động đất” (Rev 8:5).

 

H́nh ảnh này cho thấy rằng Thiên Chúa không phải là dửng dưng trước những lời cầu nnguyện của chúng ta; Ngài ra tay can thiệp và làm cho quyền năng của Ngài được cảm nhận và tiếng của Ngài vang trên trái đất này, Ngài làm cho các cơ cấu của Sự Dữ rung động và lũng đoạn chúng. Thường th́ khi đối diện với sự dữ, chúng ta cảm thấy bất lực thực hiện bất cứ một sự ǵ, thế nhưng việc cầu nguyện là đáp ứng đầu tiên và hiệu lực nhất chúng ta có thể tỏ ra và là những ǵ củng cố việc dấn thân hằng ngày của chúng ta trong việc lan truyền sự thiện hảo. Quyền năng của Thiên Chúa làm cho nỗi yếu hèn của chúng ta sinh hoa kết trái (cf. Romans 8:26-27).

 

Tôi muốn kết thúc với một đề cập ở cuộc đối thoại cuối cùng (cf. Revelation 22:6-21). Chúa Giêsu lập lại một số lần rằng: “Này đây Ta sớm đến” (Rev 22:7,12). Câu này không chỉ nói đến một viễn cảnh tương lai của ngàyt cùng tháng tận; nó cũng nói về hiện tại nữa, đó là Chúa Giêsu đang đến. Người đang thiết lập nơi cư ngụ của Người nơi ai tin vào Người và nghênh đón Người. Bấy giờ, cộng đồng, được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, lập lại cùng Chúa Giêsu lời mời gọi thiết tha hăy đến thậm chí gần hơn nữa: “Hăy đến” (Rev 22:17a). Đó là như “cô dâu” (22:17) đang nhiệt liệt mong cho cuộc thành hôn được trọn vẹn. Lần thứ ba lời kêu cầu này được lập lại nữa, đó là “Amen. Lạy Chúa Giêsu, xin hăy đến” (22:20b); và vị xướng ngôn viên kết thúc bằng một lời bày tỏ cho thấy ư nghĩa của sự hiện diện ấy: “Ân sủng của Chúa Giêsu ở cùng tất cả mọi thánh nhân” (22:21).

 

Sách Khải Huyền, bất chấp cái phức tạp về biểu hiệu tính của ḿnh, đưa chúng ta vào một thứ cầu nguyện rất phong phú. Bởi thế, cả chúng ta nữa cũng phải lắng nghe, chúc tụng, tạ ơn và chiêm ngưỡng Chúa, và xin Ngài thứ tha. Lời hướng dẫn của cuồn sách như là một lời phụng nguyện chung này cũng là một nhắc nhở mạnh mẽ trong việc tái khám phá ra cái quyền năng phi thường và biến đổi của Thánh Thể; tôi đặc biệt thiết tha nxin anh chị em hăy trung thành với Thánh Lễ Chúa Nhật là Ngày của Chúa, Ngày Chúa Nhật, trung tâm thực sự và là tâm điểm của tuần lễ! Sự phong phú của việc cầu nguyện trong Sách Khải Huyền làm cho chúng ta nghĩ đến một thứ kim cương, có một tia sáng tuyệt vời từ các góc cạnh, thế nhưng cái tính chất quí báu của nó lại nằm ở tính chất tinh tuyền của cái cốt lơi duy nhất của nó.  Những h́nh thức cầu nguyện gợi hứng chúng ta gặp thấy trong Sách Khải Huyền, bởi thế, làm cho tính chất quí báu đặc thù và khôn tả này của Chúa Giêsu Kitô sáng tỏa. Xin cám ơn anh chị em.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/9/2012