“Đức tin có thực sự là quyền lực biến đổi đời sống của chúng ta,

đời sống của tôi hay chăng?”

 

(ĐTC Biển Đức XVI - Năm Đức Tin - Thứ Tư 17/10/2012

Bài 1 loạt bài Giáo lư về Đức Tin)

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Hôm nay tôi muốn giới thiệu một loạt bài giáo lư mới sẽ được khai triển suốt Năm Đức Tin mới được khai mạc, và là một loạt bài giáo tư tạm thời sẽ gây gián đoạn cho loạt bài giáo lư về học đường cầu nguyện. Tôi đă mở Năm đặc biệt này bằng Tông Thư Cửa Đức Tin, để Giáo Hội có thể cảm nghiệm được một nhiệt t́nh mới nơi niềm tin của ḿnh vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế duy nhất của thế giới, có thể làm tái bừng lên niềm vui của ḿnh trong việc bước trên con đường được Người vạch ra cho chúng ta, và có thể làm chứng một cách tỏ tường cho quyền lực biến đổi của đức tin.

 

Việc kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vaticanô II là một cơ hội quan trọng để trở về với Thiên Chúa, để đào sâu và sống đức tin của ḿnh một cách can trường hơn, để củng cố ư nghĩa thuộc về Giáo Hội của ḿnh, một Giáo Hội là “thày dạy của nhân loại”, một Giáo Hội, qua việc loan báo Lời Chúa, việc cử hành các Bí Tích cùng với các việc làm bác ái, dẫn chúng ta tới chỗ gặp gỡ và nhận biết Chúa Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật. Đó là một cuộc gặp gỡ không phải với một thứ tư tưởng hay là một thứ dự án nào đó của cuộc sống, mà là với một Con Người sống động, Đấng sâu xa biến đổi chúng ta từ bên trong bằng việc tỏ ra cho chúng ta thấy căn tính đích thực của chúng ta là con cái của Thiên Chúa.

 

Việc gặp gỡ Chúa Kitô là những ǵ canh tân đổi mới những liên hệ về nhân loại của chúng ta bằng cách ngày ngày hướng chúng về một t́nh liên kết và huynh đệ cao cả hơn, hợp với lư lẽ của yêu thương. Đức tin vào Chúa không phải là một cái ǵ đó chỉ tác dụng tới trí khôn của chúng ta, tác dụng đến lănh vực của kiến thức trí tuệ; trái lại, nó là một thứ thay đổi bao gồm toàn thể cuộc sống của chúng ta: các thứ t́nh cảm của chúng ta, tâm can của chúng ta, trí khôn của chúng ta, ư muốn của chúng ta, thân xác của chúng ta, các cảm xúc của chúng ta và những liên hệ về con người của chúng ta. Nhờ đức tin, hết mọi sự đều được đổi thay trong chúng ta và cho chúng ta, và nó sẽ rơ ràng cho thấy định mệnh tương lai của chúng ta, sự thật về ơn gọi của chúng ta trong lịch sử, ư nghĩa của cuộc sống chúng ta, niềm vui đang là người lữ hành trên con đường về quê hương thiên quốc.

 

Thế nhưng – chúng ta tự hỏi – đức tin có thực sự là quyền lực biến đổi đời sống của chúng ta, đời sống của tôi hay chăng? Hay nó chỉ là một phần trong đời sống, chứ không phải là một thứ yếu tố quyết định bất khả thiếu? Qua những bài giáo lư này cho Năm Đức Tin, chúng ta sẽ hành tŕnh dọc theo con đường củng cố hay tái khám phá ra niềm vui của đức tin, bằng việc nhận thức rằng đức tin không phải là một cái ǵ đó xa lạ và tách biệt khỏi đời sống thực tế, trái lại, nó là chính hồn sống của đời sống. Đức Tin vào một Vị Thiên Chúa là t́nh yêu và là Đấng đến gần với con người bằng việc hóa thành nhục thể và hiến ḿnh trên Thập Giá để cứu độ chúng ta cùng tái mở cửa Thiên Đàng, rơ ràng nói với chúng ta rằng tầm vóc trọn vẹn của con người là ở nguyên t́nh yêu thương mà thôi.

 

Ngày nay, khi mà những cuộc biến đổi về văn hóa đang diễn tiến thường cho thấy những h́nh thức tính chất tàn bạo ác độc đang xẩy ra dưới nhăn hiệu “những cuộc chinh phục của văn minh”, cần phải minh bạch lập lại rằng: đức tin khẳng định rằng không thể nào có một thứ nhân loại đích thực ngoại trừ ở những nơi, ở những hành động, ở những thời điểm và ở những đường lối trong đó con người được tác động bởi thứ t́nh yêu xuất phát từ Thiên Chúa, được bày tỏ như là một tặng ân và được biểu lộ nơi những mối liên hệ dồi dào yêu thương, thương cảm, chăm sóc và vô tư phục vụ cho kẻ khác. Ở đâu xẩy ra t́nh trạng thống trị, chiếm hữu, khai thác và biến kẻ khác thành món hàng rao bán gây ra bởi cái tôi; ở đâu xẩy ra t́nh trạng ngạo mạn của ‘Cái Tôi’ co quắp lấy ḿnh th́ ở đó con người bị bần cùng hóa, bị hạ giá và biến dạng. Đức tin Kitô giáo, một đức tin chủ động trong yêu thương và mạnh mẽ trong hy vọng, không phải là những ǵ hạn chế đời sống, trái lại, nhân bản hóa nó và thật sự là làm cho nó trở thành hoàn toàn nhân bản.

 

Đức tin là để tiếp nhận sứ điệp biến đổi này vào đời sống của chúng ta; đức tin là để lănh nhận mạc khải của Thiên Chúa, Đấng làm cho chúng ta biết Ngài là ai, cách thức Ngài tác hành và đâu là dự án của Ngài giành cho chúng ta. Thật sự là mầu nhiệm của Thiên Chúa vĩng viễn là những ǵ vượt ra ngoài khả năng của những ǵ chúng ta quan niệm và của những ǵ chúng ta lập luận, của những thứ nghi thức chúng ta cử hành và của những kinh nguyện chúng ta cầu khẩn. Thế nhưng, bằng việc mạc khải của ḿnh, Thiên Chúa đă tự ḿnh truyền đạt cho chúng ta, Ngài nói với chúng ta về Ngài và Ngài làm cho Ngài trở thành khả đạt. Và chúng ta đă có thể lắng nghe thấy Lời của Ngài và lănh nhận sự thật của Ngài. Vậy, cái kỳ diệu của đức tin là thế này: Thiên Chúa, theo t́nh yêu của ḿnh, tạo nên trong chúng tabằng hành động của Thánh Linh – những điều kiện thích đáng để chúng ta nhận ra Lời của Ngài. Chính Thiên Chúa, theo ư muốn của Ngài muốn tỏ ḿnh ra cho chúng ta, đă tiến tới chỗ giao tiếp với chúng ta và làm cho ḿnh trở thành hiện diện trong lịch sử, nhờ đó chúng ta có thể lắng nghe Ngài và lănh nhận Ngài. Thánh Phaolô đă hân hoan và tri ân bày tỏ như thế này: “Chúng ta liên lỉ tạ ơn Thiên Chúa về điều này, đó là khi anh chị em lănh nhận lời Chúa mà anh chị em đă nghe từ chúng tôi là anh chị em đă chấp nhận nó không phải như lời của con người mà là như những ǵ nó thực sự là, đó là lời của Thiên Chúa là những ǵ đang hoạt động nơi anh chị em là thành phần tín hữu” (1Thes 2:13). 

 

Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra bằng ngôn từ cũng như bằng việc làm dọc suốt một gịng lịch sử dài về t́nh thân hữu với con người, tột đỉnh ở nơi việc Nhập Thể của Con Thiên Chúa và nơi mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Người. Thiên Chúa chẳng những tỏ ḿnh ra trong lịch sử của một dân tộc; Ngài chẳng những nói qua các vị tiên tri mà Ngài c̣n vượt qua ngưỡng cửa Thiên Đàng để tiến vào miền đất của con người như là một con người, nhờ đó chúng ta có thể gặp gỡ Ngài và nghe thấy Ngài. Và từ Giêrusalem, việc loan báo Phúc Âm cứu độ đă lan truyền cho đến tận cùng trái đất. Giáo Hội, được hạ sinh từ cạnh sườn của Chúa Kitô, đă trở nên người loan báo một niềm hy vọng mới mẻ và mạnh mẽ, đó là Chúa Giêsu Nazarét, tử giá và phục sinh, Đấng Cứu Độ trần gian, Đấng đang ngự bên hữu Cha và là Đấng  phán xét kẻ sống và kẻ chết. Đó là kerigma - bài giảng, là việc loan báo chính yếu và khôn nguôi của đức tin.

 

Tuy nhiên, từ ban đầu đă xuất hiện vấn đề về “qui luật của đức tin”, chẳng hạn, về sự trung thành của các tín hữu đối với chân lư của Phúc Âm, mà họ đă nắm vững, cũng như đối với sự thật cứu độ về Thiên Chúa và về con người, một sự thật đă được canh giữ và truyền đạt. Thánh Phaolô viết: “Nhờ Phúc Âm, anh chị em cũng đă được cứu độ, nếu anh chị em trung thành với lời tôi đă rao giảng cho anh chị em. Bằng không, anh chị em đă tin tưởng vô ích” (1Cor 15:2).

 

Thế nhưng chúng ta t́m thấy ở đâu cái công thức thiết yếu của đức tin đây? Ở nơi đâu chúng ta t́m thấy những chân lư đă được trung thực truyền đạt và là ánh sáng soi cho đời sống hằng ngày của chúng ta đây? Câu trả lời đơn giản thôi, đó là ở nơi Kinh Tin Kính, nơi Bản Tuyên Xưng Đức Tin hay nơi Biểu Hiệu của Đức Tin, chúng ta tái giao tiếp với biến cố nguyên thủy về Con Người và lịch sử của Đức Giêsu Nazarét. Nó cụ thể hóa những ǵ vị Tông Đồ Dân Ngoại đă nói với thành phần Kitô hữu ở Corintô: “Tôi đă truyền đạt cho anh chị em như những ǵ quan trọng nhất tôi cũng đă được lănh nhận, đó là Đức Kitô đă chết v́ tội lỗi của chúng ta theo như lời Thánh Kinh, Người đă được mai táng, Người đă sống lại vào ngày thứ ba” (1Cor 15:3). 

 

Cả đến ngày hôm nay, chúng ta cần đến Kinh Tin Kính được biết đến hơn, được hiểu biết hơn và nguyện cầu hơn. Nhất là ở chỗ Kinh Tin Kính cần phải được “nh́n nhận” đúng như vậy. V́ việc hiểu biết có thể là tác động thuần túy tri thức, trong khi việc “nh́n nhận” bao gồm việc khám phá ra mối liên hệ giữa những chân lư chúng ta tuyên xưng nơi Kinh Tin Kính với đời sống hằng ngày của chúng ta, đến độ những sự thật này thực sự và tỏ tường trở nên – như chúng vẫn thường hằng là – ánh sáng cho các bước đường của đời sống chúng ta, là thứ nước làm giăn cơn khát nnung nấu của chúng ta dọc theo cuộc hành tŕnh của chúng ta, và là sự sống chế ngự một số những sa mạc nơiø thời đại tân tiến của chúng ta. Đời sống luân lư của tín hữu được ghép vào Kinh Tin Kính, và nó t́m thấy nền tảng của nó và sự công chính của nó ở đó.

 

Không phải là t́nh cờ mà Chân Phước Gioan Phaolô II muốn cuốn Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo – một chuẩn mực an toàn cho việc giảng dạy đức tin và là một cơ bản đáng tin cậy cho một thứ giáo lư mới – được mẫu hóa theo Kinh Tin Kính. Đó là vấn đề của việc khẳng định và bảo vệ cái cốt lơi của các chân lư đức tin, trong khi đó lại đưa nó vào một thứ ngôn ngữ dễ hiểu hơn cho con người của thời đại chúng ta, cho chúng ta. Phận sự của Giáo Hội đó là truyền đạt đức tin và truyền đạt Phúc Âm, nhờ đó các chân lư của Kitô giáo được chiếu sáng lên những biến đổi mới mẻ về văn hóa, và đồng thời cũng nhờ đó Kitô hữu có thể thực hiện việc bênh vực niềm hy vọng chất chứa nơi họ (cf. 1Pt 3:15).

 

Ngày nay chúng ta đang sống trong một xă hội đă thay đổi sâu xa, thậm chí so với quá khứ mới đây, và là một xă hội đang liên tục chuyển động. Cái tiến tŕnh của t́nh trạng tục hóa và một thứ tâm thức trống rỗng đang lan tràn, theo đó th́ hết mọi sự đều tương đối, đă gây một tác dụng sâu xa nơi tâm trạng chung. Bởi thế, cuộc đời thường được sống một cách nông nổi hời hợt, chẳng có những lư tưởng rơ ràng và những niềm hy vọng vững chắc, lỏng lẻo và tạm bợ nơi những liên hệ về gia đ́nh và xă hội. Nhất là các thế hệ mới không được huấn luyện để t́m kiếm chân lư và ư nghĩa sâu xa của đời sống là những ǵ vượt lên trên tất cả các thứ đang qua đi. Chúng cũng không được huấn luyện để có được những cảm t́nh và gắn bó vững vàng cũng như để tin tưởng tín thác. Ngược lại, tương đối chủ nghĩa dẫn đến chỗ không c̣n một nền tảng vững chắc nào. T́nh trạng ngờ vực và bất nhất đang gây ra những thứ lũng đoạn nơi các mối liên hệ của loài người, trong khi đó cuộc đời được sống bằng những kinh nghiệm không bền bỉ, thiếu trách nhiệm. Nếu cá nhân chủ nghĩa và tương đối chủ nghĩa dường như đang thống trị tâm trí của nhiều người đương thời của chúng ta th́ không thể nói rằng thành phần tín hữu hoàn toàn thoát khỏi bị lây nhiễm những thứ nguy hiểm ấy, những thứ nguy hiểm chúng ta đang phải chạm trán trong việc truyền đạt đức tin. Cuộc nghiên cứu được phát động ở tất cả mọi châu lục để cử hành Thượng Nghị Các Giám Mục Thế Giới về vấn đề Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa, đă nhấn mạnh đến một số những thứ nguy hiểm này, đó là một đức tin được sống một cách thụ động hoặc riêng tư, đó là vấn đề không thực hiện việc giáo dục về đức tin, đó là t́nh trạng  phân mảnh giữa đời sống và đức tin.

 

Ngày nay, Kitô hữu thậm chí thường không biết đến cốt lơi của đức tin Công giáo của ḿnh, Kinh Tin Kính. Điều này có thể là một thứ bỏ ngỏ cho một thứ ḥa đồng và tương đối về tôn giáo thiếu tính cách sáng tỏ về những sự thật chúng ta cần phải tin tưởng cũng như về quyền lực cứu độ đặc thù của Kitô giáo. Ngày nay chúng ta không xa vời với cái nguy cơ của việc thiết lập nên một thứ tôn giáo “tùy nghi tự ư” – “do-it-yourself”. Trái lại, chúng ta cần phải trở về cùng Thiên Chúa, cùng Vị Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô. Chúng ta cần phải tái nhận thức sứ điệp Phúc Âm và làm cho nó thấm nhiễm hơn nữa vào lương tâm của chúng ta cũng như vào đời sống hằng ngày.

 

Trong loạt bài giáo lư cho Năm Đức Tin, tôi muốn cống hiến sự trợ giúp cho cuộc hành tŕnh này, cho việc tiếp tục và đi sâu vào các chân lư chính yếu của đức tin về Thiên Chúa, về con người, về Giáo Hội, về toàn thể thực tại xă hội và vũ trụ, bằng việc suy niệm và chia sẻ về các câu của Kinh Tin Kính. Và tôi muốn vấn đề phải trở nên sáng tỏ ở chỗ nội dung hay các chân lư của đức tin (fides quae – “faith which”) là những ǵ trực tiếp liên hệ đến đời sống của chúng ta, chúng cần đến một cuộc hoán cải đời sống của chúng ta, chúng làm phát sinh một đường lối mới mẻ trong việc tin tưởng vào Thiên Chúa (fides qua – “faith by which”). Nhận biết Thiên Chúa, gặp gỡ Ngài, khám phá ra những đường nét nơi dung nhan của Ngài, là những ǵ làm cho cuộc đời của chúng ta trở nên sinh động, v́ Ngài đang tiến vào những thứ năng động sâu xa của việc làm người.

 

Chớ ǵ cuộc hành tŕnh chúng ta sẽ thực hiện năm nay giúp cho tất cả chúng ta gia tăng về đức tin và t́nh yêu đối với Chúa Kitô, nhờ đó chúng ta có thể biết sống động, nơi những chọn lựa của chúng ta cũng như nơi các hoạt động hằng ngày của chúng ta, một đời sống tốt lành và mỹ lệ của Phúc Âm. Xin cám ơn anh chị em.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/10/2012 (nhan đề do người dịch tự đặt và những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 

Cảm nhận và chia sẻ
 
Bài Giáo Lư đầu tiên trong loạt bài về Đức Tin này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă nhấn mạnh đến vấn đề phải làm sao hiện thực hóa đức tin trong đời sống, như những câu khẳng định tiêu biểu thứ tự của ngài sau đây:
 
"Đức tin vào Chúa ... là một thứ thay đổi bao gồm toàn thể cuộc sống của chúng ta: các thứ t́nh cảm của chúng ta, tâm can của chúng ta, trí khôn của chúng ta, ư muốn của chúng ta, thân xác của chúng ta, các cảm xúc của chúng ta và những liên hệ về con người của chúng ta".
 
"Đức tin có thực sự là quyền lực biến đổi đời sống của chúng ta, đời sống của tôi hay chăng? Hay nó chỉ là một phần trong đời sống, chứ không phải là một thứ yếu tố quyết định bất khả thiếu?"
 
"Đức tin không phải là một cái ǵ đó xa lạ và tách biệt khỏi đời sống thực tế, trái lại, nó là chính hồn sống của đời sống".
 
"Nội dung của đức tin hay các chân lư của đức tin là những ǵ trực tiếp liên hệ đến đời sống của chúng ta..."
 
Trong bài chia sẻ về Mẹ Maria là Mô Phạm Đức Tin ở Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm ở Kerens Texas cho Ngày Tĩnh Tâm Khai Mạc Năm Đức Tin Thứ Bảy 13/10/2012, tôi cũng đă chạm đến vấn đề hiện thực hóa đức tin như thế.
 
Thật vậy, căn cứ vào gương sống đức tin của Mẹ Maria về hai khía cạnh: Đức tin tuân phục (như trong Biến Cố Truyền Tin và Biến Cố Đứng Bên Thập Giá Chúa Kitô) và đức tin yêu thương (như Biến Cố Thăm Viếng và Biến Cố Tiệc Cưới Cana), tôi đă gợi ư kiểm điểm về việc sống đức tin như sau:
 
Nếu chúng ta b́nh thường hằng ngày đọc kinh cầu nguyện, hằng tuần tham dự Thánh Lễ và rước lễ, thậm chí ăn chay v.v. thế nhưng trong đời thường:  
 
Chúng ta có sống đức tin tuân phục hay chăng? 
1- ở chỗ ngừa thai tự nhiên thay v́ ngừa thai nhân tạo?
2- ở chỗ chấp nhận những cái thai ngoài ư muốn, kể cả trường hợp bị hiếp?
3- ở chỗ sẵn sàng chấp nhận mọi sự theo Thánh Ư Chúa cho dù gian nan khốn khó khổ đau?
 
Chúng ta có sống đức tin yêu thương hay chăng?
1- ở chỗ không dám khinh thường và nói phạm đến những người anh chị em sa ngă phạm tội?
2- ở chỗ cảm thấy đau đớn khi thấy anh chị em ḿnh làm mất ḷng Chúa nên gắng hy sinh cầu nguyện cho họ?
3- ở chỗ sẵn sàng làm ḥa với những ai xúc phạm đến ḿnh, bằng cách tự động tha thứ cho họ chứ không cần họ đến xin lỗi ḿnh?
 
 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL