“Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với anh chị em một cách ngắn gọn
về đức tin của Mẹ Maria”
Đức
Giáo Hoàng Biển Đức XVI
loạt
bài giáo lư về Đức Tin Thứ Tư 19/12/2012
bài
thứ 10 về đức tin của Mẹ Maria
Anh
chị em thân mến,
Trong
cuộc hành tŕnh Mùa Vọng, Trinh Nữ Maria giữ một vị trí đặc biệt
như vị đợi chờ một cách đặc biệt sự viên trọn của những lời
Thiên Chúa hứa, bằng cách chấp nhận Chúa Giêsu Con Thiên Chúa
bằng đức tin và nơi xác thịt, hoàn toàn tuân phục ư muốn thần
linh. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với anh chị em một cách
ngắn gọn về đức tin của Mẹ Maria, bắt đầu từ mầu nhiệm Truyền
Tin cao cả.
"Chaire
kecharitomene, ho Kyrios meta sou", “Hăy vui lên, hỡi đầy ân
phúc, Chúa ở cùng người” (Lk 1:28). Đó là những lời – được Thánh
kư Luca thuật lại – Tổng Thần Ga-Biên chào Mẹ Maria. Thoạt thấy
th́ chữ chaỵre,
“hăy vui lên”, như thể là một lời chào b́nh thường, thông dụng ở
thế giới Hy Lạp, thế nhưng lời này, khi đọc theo truyền thống
thánh kinh, lại có một ư nghĩa sâu xa hơn nhiều. Cũng từ ngữ này
xuất hiện 4 lần trong bản Hy Lạp về Cựu Ước, và bao giờ cũng là
lời loan báo niềm vui về việc Chúa đến (cf. Zeph 3:14;
Joel 2:21; Zech 9:9; Lam 4:21). Lời
thiên thần chào Mẹ Maria như thế là lời mời gọi hân hoan, một
niềm hân hoan sâu xa, nó loan báo việc chấm dứt nỗi buồn thảm
trên thế gian trước những giới hạn của sự sống, trước khổ đau,
chết chóc, yếu hèn, trước cái tối tăm của sự dữ dường như muốn
làm lu mờ đi ánh sáng của sự thiện thần linh. Đó là một lời chào
đánh dấu việc mở màn cho Phúc Âm, cho Tin Mừng.
Thế nhưng, tại sao Mẹ Maria lại được mời gọi hăy vui lên như thế?
Câu trả
lời nằm ở phần thứ hai của lời chào ấy: “Chúa ở cùng người”.
Cả ở đây nữa, để hiểu được ư nghĩa của lời diễn tả này, chúng ta
cần phải trở về với Cựu Ước. Trong Sách Tiên Tri Zephaniah,
chúng ta thấy lời diễn tả này: “Hăy vui lên hỡi nữ tử Sion...
Vua của Yến Duyên là Chúa đang ở giữa ngươi... Chúa là Thiên
Chúa của ngươi đang ở giữa ngươi là một vị cứu thế quyền năng”
(3:14-17). Những lời này chất chứa một lời hứa lưỡng diện giành
cho Yến Duyên, cho người nữ tử Sion, đó là Thiên Chúa sẽ đến như
một vị cứu thế và sẽ ngự giữa dân của Ngài, trong ḷng – theo
như những lời ấy – của người nữ tử Sion. Trong cuộc đối thoại
giữa thiên thần và Mẹ Maria, lời hứa này đă được nên trọn từng
chữ, ở chỗ, Mẹ Maria được đồng nhất với thành phần dân kết hôn
với Thiên Chúa, Mẹ thực sự đích thân là nữ tử Sion; nơi Mẹ nên
trọn niềm trông đợi việc Thiên Chúa cuối cùng đă đến, Mẹ là nơi
Thiên Chúa Hằng Sống muốn ngự trị.
Trong
lời chào của thiên thần, Mẹ
Maria được gọi là “đầy ân phúc”;
theo tiếng Hy lạp, tiếng “ân phúc”, charis, có cùng ngữ
gốc với tiếng “hân hoan”. Trong lời bày tỏ này nó cũng cho thấy
rơ ràng hơn nữa nguồn mạch niềm vui của Mẹ Maria, đó là niềm vui
xuất phát từ ân sủng, tức là nó xuất phát từ mối hiệp thông với
Thiên Chúa, từ việc liên kết rất sống động với Ngài, từ việc trở
thành nơi cư ngụ của Thánh Linh, hoàn toàn được h́nh thành bởi
tác động của Thiên Chúa.
Mẹ
Maria là một tạo vật đă mở cửa cho Đấng Hóa Công của Mẹ một cách
đặc biệt, Mẹ đă trọn vẹn trao phó bản thân của Mẹ trong tay của
Ngài. Mẹ hoàn toàn sống bởi và trong mối liên hệ với Chúa;
Mẹ
ở trạng thái lắng nghe, chú ư nhận ra các dấu hiệu của Thiên
Chúa trong cuộc hành tŕnh dân của Mẹ;
Mẹ được đem vào trong một lịch sử của niềm tin tưởng và ḷng cậy
trông vào các lời hứa của Thiên Chúa, một lịch sử tạo nên cái
cấu trúc cho đời sống của Mẹ.
Và Mẹ
tự nguyện thuần phục lời đă nghe thấy, thuận phục ư muốn thần
linh bằng đức tin tuân phục.
Thánh
kư Luca thuật lại câu chuyện này về Mẹ Maria bằng một so sánh,
hay với câu chuyện về tổ phụ Abraham. Như vị đại tổ phụ là cha
của kẻ tin tưởng đă đáp ứng tiếng gọi của Thiên Chúa trong việc
rời bỏ mảnh đất đang sống, rời bỏ cảnh sống an toàn của ḿnh, để
bắt đầu cuộc hành tŕnh theo lời hứa hẹn thần linh, tới một miền
đất lạ, và đă bị chiếm hữu thế nào, th́ Mẹ
Maria cũng hoàn toàn tin tưởng vào lời nói của vị sứ giả được
Thiên Chúa sai loan báo, và trở thành mô phạm và là mẹ của tất cả
những ai tin tưởng.
Tôi
muốn nhấn mạnh đến một điểm quan trọng khác, đó là
việc
cởi mở linh hồn cho Thiên Chúa cũng như cho tác động của Ngài
bằng đức tin c̣n bao gồm cả yếu tố tối tăm nữa.
Mối liên hệ giữa loài ngựi và Thiên Chúa, không xóa bỏ được
khoảng cách giữa Tạo Hóa và tạo vật, nó không loại trừ đi những
ǵ Tông Đồ Phaolô đă nói, trước vực sâu khôn ngoan của Thiên
Chúa: “Khôn ḍ biết bao phán đoán của Ngài và khôn lường biết
mấy đường lối của Ngài!” (Rm 11:33). Thế nhưng, ai mà – như Mẹ
Maria – hoàn toàn cởi mở cho Thiên Chúa, đều chấp nhận ư muốn
của Ngài, cho dù ư muốn này huyền nhiệm, cho dù nó thường không
tương ứng với ư riêng của chúng ta, và là một lưỡi gươm xuyên vào
linh hồn, như vị lăo thành Simêon sẽ nói tiên tri sau đó với Mẹ
Maria, khi Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ (cf Lk 2:35). Cuộc
hành tŕnh đức tin của Abraham bao gồm giây phút hân hoan, về
tặng ân người con Isaac ban cho ông, cũng bao gồm cả thời điểm
tăm tối, khi ông phải đi lên Núi Moria, để thi hành một tác động
nghịch thường, đó là tác động Thiên Chúa yêu cầu ông hy tế người
con Ngài vừa ban cho ông. Trên núi, thiên thần đă nói cùng ông
rằng: “Đừng đụng đến thằng bé, hay làm bất cứ điều ǵ đến nó; v́
giờ đây, Ta biết rằng ngươi kính sợ Thiên Chúa, bởi người đă
không tiếc với Ta con của ḿnh, người con duy nhất của ngươi”
(Gen 22:12); ḷng tin tường trọn vẹn của Abraham vào vị Thiên
Chúa là Đấng trung thành với những ǵ Ngài hứa, vẫn tỏ ra tin
tưởng ngay cả khi lời của Ngài trở thành huyền nhiệm và khó giữ,
hầu như bất khả chấp nhận. Mẹ Maria cũng thế,
đức
tin của Mẹ trải qua niềm vui của cuộc Truyền Tin nhưng cũng trải
qua t́nh trạng tối tăm thập giá của Con để tiến đến ánh sáng
Phục Sinh.
Không
có vấn đề khác nhau đối với cuộc hành tŕnh đức tin của mỗi
người chúng ta, ở chỗ cuộc hành tŕnh này gặp được những lúc
sáng láng, nhưng cũng đụng phải những khi dường như vắng bóng
Thiên Chúa, những khi sự câm lặng của Ngài đè nén tâm hồn của
chúng ta, và ư muốn của Ngài không tương ứng với ư riêng của
chúng ta, với những ǵ chúng ta thích. Thế nhưng, chúng ta càng
cởi mở bản thân ḿnh cho Thiên Chúa, đón nhận tặng ân đức tin,
hoàn toàn tín thác nơi Ngài – như Abraham và như Mẹ Maria – th́
Ngài càng làm cho chúng ta có thể, với sự hiện diện của Ngài,
sống hết mọi t́nh huống của đời sống, trong an b́nh cũng như
trong sự bảo đảm về ḷng trung thành, và t́nh yêu thương của
Ngài. Tuy nhiên, điều ấy có nghĩa là chúng ta cần phải ra khỏi
bản thân ḿnh, và các dự án của ḿnh, v́ Lời Chúa là một ngọn đèn
hướng dẫn các ư nghĩ của chúng ta, và hành động của chúng ta.
Tôi
muốn dừng lại một lần nữa, để tập trung vào một khía cạnh xuất
hiện trong các tŕnh thuật về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, được
Thánh Luca thuật lại. Mẹ Maria và Thánh Giuse mang con ḿnh lên
Giêrusalem, lên Đền Thờ để dâng Người cho Chúa, và thánh hiến
Người theo luật Moisen ấn định: “hết mọi con trai đầu ḷng cần
phải được thánh hiến cho Chúa” (cf Lk 2:22-24). Cử chỉ này của
Thánh Gia chất chứa một ư nghĩa sâu xa hơn nữa, nếu anh chị em
đọc, theo chiều hướng hiểu biết phúc âm của Chúa Giêsu khi Người
lên 12 tuổi, Đấng mà sau 3 ngày t́m kiếm th́ thấy ở trong Đền
Thờ, đang bàn luận thánh kinh với các bậc thày. Những lời lẽ đầy
quan tâm lo lắng của Mẹ Maria và Thánh Giuse: “Hỡi Con, tại sao
Con lại đối xử với chúng tôi như thế? Này, cha của Con và mẹ hết
sức lo lắng t́m kiếm Con”, được đáp lại bằng câu trả lời huyền
nhiệm của Chúa Giêsu: “Tại sao cha mẹ lại t́m Con? Cha mẹ không
biết rằng, Con cần phải ở nơi nhà của Cha Con hay sao?” (Lk
2:48-49). Tức là ở nơi cơ ngơi sản nghiệp của Cha, nơi nhà của
Cha, như là một người con. Mẹ Maria phải lập lại đức tin sâu xa,
nhờ đó Mẹ đă thưa “xin vâng” ở biến cố Truyền Tin; Mẹ phải chấp
nhận cái ưu tiên giành cho Vị Cha đích thực của Chúa Giêsu; Mẹ
phải để cho Người Con Mẹ sinh ra được tự do theo đuổi sứ vụ của
Người. Và tiếng
“xin vâng” của Mẹ Maria đối với ư muốn của Thiên Chúa, bằng đức
tin tuân phục, được lập lại suốt cuộc đời của Mẹ, cho đến giây
phút khó khăn nhất đó là giây phút của Thập Giá.
Trước
tất cả những điều ấy, chúng ta có thể tự hỏi ḿnh rằng:
Mẹ
Maria đă có thể sống ra sao đường lối này, bên cạnh Con của Mẹ,
bằng một đức tin mạnh mẽ như thế, thậm chí trong những giây phút
tối tăm, mà không mất ḷng tin tưởng hoàn toàn vào tác động của
Thiên Chúa?
Có một thái độ nền tảng Mẹ Maria tỏ ra trước những ǵ xẩy ra
trong cuộc đời của Mẹ. Ở biến cố Truyền Tin Mẹ đă cảm thấy bối
rối,
khi nghe thấy các lời của vị thiên thần – đó là nỗi lo sợ mà
một người cảm thấy,
khi được chạm đến bởi sự gần gũi của Thiên
Chúa – thế nhưng,
nó không phải là thái độ của những ai sợ trước
những ǵ Thiên Chúa yêu cầu. Mẹ Maria suy tư, Mẹ ngẫm nghĩ về ư
nghĩa của lời chào ấy (cf Lk 1:29). Tiếng Hy Lạp được sử dụng
trong Phúc Âm xác định việc “suy tư “, "dielogizeto", cho
thấy cái gốc của chữ “đối thoại”. Điều này nghĩa là,
Mẹ Maria tỏ
ra trao đổi thân mật với Lời Chúa đă được loan báo, Mẹ không coi
Lời Chúa một cách hời hợt mà là lắng đọng, để cho Lời Chúa thấm
nhập trí khôn và tâm can của Mẹ,
nhờ đó Mẹ hiểu được những ǵ
Chúa muốn nơi Mẹ, hiểu được ư nghĩa của lời loan báo. Chúng ta
thấy một gợi điểm khác về thái độ nội tâm của Mẹ Maria,
trước tác
động của Thiên Chúa, cũng trong Phúc Âm Thánh Luca, lúc Chúa
Giêsu giáng sinh, sau cuộc tôn thờ của các mục đồng. Thánh Luca
khẳng định rằng Mẹ Maria “trân quí tất cả những lời ấy mà suy
niệm trong ḷng ḿnh” (Lk 2:19), theo tiếng Hy Lạp th́ chữ này
là symballon, chúng ta có thể nói rằng Mẹ “gom lại với
nhau”, “hợp lại với nhau”,
trong ḷng ḿnh tất cả các biến cố xẩy
ra; Mẹ đă đặt từng yếu tố riêng biệt, hết mọi lời nói, hết mọi
sự kiện vào trong toàn thể mà so sánh nó, ǵn giữ nó, nh́n nhận
rằng,
hết mọi sự đều xuất phát từ ư muốn của Thiên Chúa.
Mẹ
Maria không ngừng lại, ở thứ kiến thức hời hợt đầu tiên, về những
ǵ xẩy ra trong đời sống của Mẹ, mà có thể nh́n sâu xa hơn, Mẹ
đặt vấn đề trước các biến cố, phân tích chúng, nhận thức chúng,
và tiến đến một thứ kiến thức chỉ được cung cấp bởi đức tin.
Đó là
sự khiêm nhượng sâu xa của đức tin tuân phục Mẹ Maria tỏ ra, vị
đón nhận nơi ḿnh ngay cả những ǵ Mẹ không hiểu về tác động của
Thiên Chúa, cởi mở trí khôn và tâm can của Mẹ ra tùy Chúa hành
động.
Bà chị
họ Elizabeth của Mẹ đă hô lên rằng “Em có phúc v́ đă tin vào lời
của Chúa” (Lk 1:45). Chính v́ đức tin này mà muôn thế hệ sẽ khen
ngợi Mẹ diễm phúc.
Các
bạn thân mến, Lễ Trọng Chúa Giáng Sinh chúng ta sắp cử hành mời
gọi chúng ta, hăy sống đức khiêm nhượng và đức tin tuân phục như
thế. Vinh quang của
Thiên Chúa không tỏ hiện nơi những ǵ là vinh thắng và quyền
năng của một ông hoàng, nó không chiếu tỏa trong một thành phố
lừng danh, trong một dinh thự lộng lẫy, mà trong cung ḷng của
một trinh nữ, nó tỏ ḿnh ra trong cảnh nghèo khó của một con
trẻ. Quyền năng của Thiên Chúa, trong đời sống của chúng ta cũng
thế, tác động bằng quyền năng thường âm thầm của chân lư và t́nh
yêu. Thế nên, đức tin nói với chúng ta rằng, quyền lực bất khả tự
vệ của Con Trẻ này, cuối cùng khống chế cái náo động của những
thứ quyền lực trên thế gian này.
Xin cám ơn anh chị em!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được
Zenit phổ biến ngày 19/12/2012 (nhan đề và những chỗ được in đậm
lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm
chính yếu quan trọng)