“Tôi muốn đề cập tới một số đường lối,
vừa là hoa trái của vấn
đề suy tư tự nhiên,
vừa là hoa trái của chính quyền năng đức tin…
đó là thế giới, con người, đức tin”.
Đức Giáo Hoàng Biển
Đức XVI
loạt bài giáo lư về
Đức Tin Thứ Tư 14/11/2012
bài thứ 5 vềâ “một
số đường lối dẫn đến chỗ nhận biết Thiên Chúa”
Anh
Chị Em thân mến,
Thứ Tư tuần vừa rồi chúng ta đă chia sẻ về ước vọng Thần Linh
được con người ôm ấp trong chính thâm tâm của ḿnh. Hôm
nay, tôi muốn tiếp tục và đào sâu vào chiều kích này,
bằng cách cùng với anh chị em vắn tắt suy niệm về một số
đường lối dẫn đến chỗ nhận biết Thiên Chúa.
Tuy nhiên, tôi cần phải nói rằng
Thiên Chúa bao giờ cũng
khởi động trước khi con người tác động, và thậm chí ngay cả trên
đường tiến đến với Ngài, th́ chính Ngài là Đấng soi sáng cho
chúng ta, hướng dẫn chúng ta và d́u dắt chúng ta, luôn tỏ ra tôn
trọng quyền tự do của chúng ta.
Và cũng chính Ngài là
Đấng làm cho chúng ta được tham dự vào mối thân t́nh của Ngài,
khi tỏ ḿnh ra cho chúng ta và cống hiến cho chúng ta ân sủng để
chúng ta có thể tin tưởng đón nhận mạc khải ấy. Chúng ta đừng
bao giờ quên cái cảm nghiệm của Thánh Âu Quốc Tinh là
không phải chúng ta chiếm hữu Sự Thật sau khi t́m kiếm nó, trái
lại chính Sự Thật t́m gặp chúng ta và chiếm hữu chúng ta.
Dù sao vẫn có những đường lối có thể hướng tâm can của con người
đến chỗ nhận biết Thiên Chúa, có những dấu hiệu dẫn đến cùng
Thiên Chúa. Dĩ nhiên, chúng ta thường hay bị chói mắt trước cái
lấp lánh của trần gian, khiến chúng ta kém nhận thấy được những
đường lối này,
hay khó đọc được những dấu hiệu ấy. Thế nhưng
Thiên Chúa không thôi t́m kiếm chúng ta, Ngài trung thành với
con người được Ngài dựng nên và cứu chuộc, Ngài vẫn gần gũi với
đời sống của chúng ta, v́ Ngài yêu thương chúng ta. Đó là một
niềm tin tưởng cần phải hằng ngày đồng hành với chúng ta,
cho dù đang có một số tâm thức thịnh hành khiến nó trở thành khó
khăn cho Giáo Hội và Kitô hữu trong việc thông đại niềm vui của
Phúc Âm cho hết mọi tạo vật, cũng như trong việc dẫn tất cả mọi
người đến chỗ hội ngộ với Chúa Giêsu, Vị Cứu Tinh duy nhất của
thế giới. Tuy nhiên, đó là sứ vụ của chúng ta, là sứ vụ của Giáo
Hội, và hết mọi tín hữu cần phải hân hoan sống sứ vụ ấy, cảm
thấy sứ vụ ấy là của ḿnh, bằng một đời sống thực sự được tác
động bởi đức tin, được nổi bật bởi đức ái, bởi việc phục vụ
Thiên Chúa và tha nhân, và có khả năng chiếu tỏa niềm hy vọng.
Sứ vụ này đặc biệt chiếu tỏa nơi sự thánh thiện là những ǵ tất
cả chúng ta được kêu gọi sống vậy.
Ngày nay, như chúng ta biết, đức tin đang gặp phải những khó
khăn và thử thách, một đức tin thường ít được hiểu biết, bị
thách thức, bị loại trừ.
Thánh Phêrô đă nói với thành phần Kitô
hữu của ḿnh rằng: “Anh em hăy sẵn sàng trả lời một cách dịu
dàng và trân trọng cho bất cứ ai hỏi anh em cái lư do về niềm hy
vọng ở nơi anh em” (1Phêrô 3:15).
Trong quá khứ, ở Tây phương, ở
một xă hội được coi là Kitô giáo, đức tin đă từng là môi trường
sống của con người ta; đối với hầu hết dân chúng th́ việc căn cứ
vào Thiên Chúa và gắn bó với Ngài là những ǵ làm nên cuộc sống
hằng ngày của họ. Trái lại, thành phần không tin tưởng đă biện
minh về những ǵ họ không tin tưởng. Trong thế giới của chúng ta
đây, t́nh trạng này đă thay đổi, và càng ngày thành phần tín hữu
càng cần phải làm sao để có thể làm chứng cho đức tin của họ.
Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Thông Điệp Đức
tin và lư tri Fides et ratio của ḿnh, đă nhấn mạnh rằng đức
tin cũng bị thử thách trong thời hiện đại ra sao, một cuộc thử
thách chồng chéo nhau bởi những h́nh thức tinh vi và xảo quyệt
của chủ nghĩa vô thần cả về lư thuyết cũng như thực tiễn (cf.
nos. 46-47).
Từ Thời Minh Tri trở đi, việc phê phán b́nh
phẩm về tôn giáo trở nên mănh liệt; lịch sử cũng đă được ghi dấu
bởi sự hiện diện của các thể chế vô thần, những thể chế coi
Thiên Chúa chỉ là một thứ thuần mơ tưởng của trí khôn con người,
một thứ ảo ảnh và là sản phẩm của một xă hội bị méo mó bởi nhiều
h́nh thức xa ĺa tách biệt.
Thế kỷ vừa qua đă chứng kiến
thấy một tiến tŕnh tục hóa mạnh mẽ, nhân danh quyền tự trị
tuyệt đối của con người, một thứ tự trị được coi là tầm vóc và
kiến trúc viên của thực tại, nhưng bị hụt hẫng mất cái thực tại
là một tạo vật “theo h́nh ảnh và tương tự Thiên Chúa”.
Trong thời đại của chúng ta đă xuất hiện một hiện tượng đặc biệt
nguy hiểm cho đức tin, đó là một h́nh thức vô thần mà chúng ta
cho là “thực tiễn”, một h́nh thức vô thần không chối bỏ sự thật
đức tin hay các thứ nghi thức về tôn giáo, nhưng chỉ coi chúng
chẳng liên hệ ǵ với cuộc sống hằng ngày, tách khỏi cuộc sống,
vô ích. Bởi thế người ta thường tin tưởng vào Thiên Chúa một
cách hời hợt nông cạn và sống “như thể Thiên Chúa không hiện
hữu”
(etsi Deus not daretur). Tuy nhiên, kết cục th́ cách sống
này cho thấy c̣n hủy hoại hơn nữa, v́ nó dẫn đến chỗ dửng dưng
lạnh lùng với đức tin và vấn đề về Thiên Chúa.
Thực tế cho thấy, một khi tách ĺa khỏi Thiên Chúa, con người bị
giảm thiểu thành một chiều kích duy nhất, thành chiều ngang, và
chủ nghĩa suy giảm này là một trong những căn nguyên cốt yếu
chẳng những cho những h́nh thức độc tài chuyên chế đă từng gây
ra các thứ hậu quả thê thảm ở thế kỷ vừa qua, mà c̣n cho cả cuộc
khủng hoảng về các thứ giá trị chúng ta đang thấy xẩy ra trong
thực tế hiện nay. Trong t́nh trạng bị lu mờ đi việc qui chiếu về
Thiên Chúa này chân trời về đạo lư cũng trở nên mù mịt, mở đường
cho chủ nghĩa tương đối và một thứ quan niệm mơ hồ về tự do, một
thứ tự do thay v́ giải phóng lại tiến đến chỗ thắt kết con người
lại với các thứ ngẫu tượng.
Những chước cám dỗ Chúa Giêsu đă đương đầu trong hoang địa trước
khi thi hành thừa tác vụ công khai của Người, là những ǵ rơ
ràng cho thấy những thứ “ngẫu tượng” nào khiến con người bị mê
hoặc, khi họ không thoát ra khỏi bản thân họ.
Khi Thiên
Chúa bị mất đi tính chất chính yếu đối với con người th́ con
người bị hụt hẫng vị thế thích đáng của ḿnh, họ không c̣n thấy
được chỗ đứng của họ nơi thiên nhiên tạo vật nữa, nơi những mối
liên hệ với người khác nữa.
Những ǵ được sự khôn ngoan cổ xưa gợi lên cho thấy nơi câu
chuyện thần thoại về Prometheus vẫn c̣n âm vang một cách chính
xác, đó là
con người nghĩ rằng họ có thể trở thành “thần linh”,
thành chủ tể của cả sự sống lẫn sự chết.
Trước h́nh ảnh này, Giáo Hội, trung thành với lệnh truyền của
Chúa Kitô, không bao giờ thôi khẳng định sự thật về con người và
thân mệnh của họ. Công Đồng Chung Vaticanô II nói một cách súc
tích rằng:
“Lư do sâu xa cho phẩm giá của con người là ở
ơn gọi của con người trong việc hiệp thông với Thiên Chúa. Ngay
từ ban đầu, con người đă được kêu mời đối thoại với Thiên Chúa.
V́ con người không hiện hữu nếu họ không được dựng nên bởi t́nh
yêu của Thiên Chúa và được liên lỉ bảo tŕ bởi t́nh yêu này; và
họ không thể nào trọn vẹn sống theo sự thật trừ phi họ tự do
nhận biết t́nh yêu ấy và hiến ḿnh cho Đấng Hóa Công của ḿnh”
(Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, 19).
Như thế, câu trả lời ở đây phải chăng là một đức tin được kêu
gọi để cống hiến, “một cách dịu dàng và trân trọng”, cho chủ nghĩa
vô thần, chủ nghĩa hoài nghi và t́nh trạng dửng dưng lạnh lùng
trước chiều kích hướng thiên, nhờ đó con người trong thời đại
của chúng ta mới tiếp tục tự hỏi về việc hiện hữu của Thiên Chúa
và mới tiến trên những con đường dẫn đến với Ngài?
Tôi
muốn đề cập tới một số đường lối, vừa là hoa trái của vấn đề suy
tư tự nhiên vừa là hoa trái của chính quyền năng đức tin. Tôi
muốn tóm tắt những đường lối này một cách rất vắn gọn ở 3 chữ,
đó là thế giới, con người, đức tin.
Chữ thứ nhất là thế giới.
Thánh Âu Quốc Tinh, vị mà trong suốt
cuộc sống của ḿnh đă t́m kiếm Sự Thật và được sự thật chiếm
đoạt, có một trang viết tuyệt vời và thời danh, trong đó ngài
nói: “Đặt vấn đề vẻ đẹp của trái đất, đặt vấn đề về vẻ đẹp của
biển khơi, đặt vấn đề về vẻ đẹp của bầu khí quyển tràn lan khắp
nơi, đặt vấn đề về vẻ đẹp của bầu trời… đặt vấn đề về tất cả
những điều ấy. Tất cả những thứ này đều trả lời cho anh em thấy
rằng: ‘Này hăy nh́n chúng tôi đây; chúng tôi đều mỹ lệ’. Vẻ đẹp
của chúng là lời tuyên xưng của chúng. Ai đă làm nên những sự
vật khả biến mỹ miều này, nếu không phải là Đấng diễm lệ và bất
biến?” (Sermons,
241, 2: PL 38, 1134).
Tôi nghĩ chúng ta cần phải lấy lại và giúp cho những người đương
thời của chúng ta lấy lại khả năng chiêm ngắm thiên nhiên tạo
vật, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chúng, chiêm ngưỡng cấu trúc của
chúng.
Thế giới này không phải là một thứ nhăo chất vô
h́nh thể; trái lại chúng ta càng biết về nó chúng
ta càng khám phá ra một thứ cơ cấu kỳ diệu của chúng, chúng ta
càng thấy được một thứ phác họa nào đó, chúng ta thấy rằng có
một trí thông minh sáng tạo nào đó.
Albert Einstein đă
nói rằng ở những thứ luật thiên nhiên “hiện lên một trí khôn
siêu việt đến độ nếu so sánh th́ trí khôn của chúng ta giống như
là một thứ phản ảnh hoàn toàn vô nghĩa”
(Il
Mondo come lo vedo io, 'The World as I See It', Rome
2005). Vậy,
đường lối đầu tiền dẫn đến chỗ khám phá ra
Thiên Chúa đó là việc ân cần chiêm ngưỡng thiên nhiên tạo vật.
Chữ thứ hai là con người.
Thánh Âu Quốc Tinh c̣n một câu trích dẫn thời danh nữa đó là
Thiên Chúa c̣n thâm sâu đối với tôi
hơn là tôi đối với chính bản thân ḿnh
(cf.
Confessions,
III, 6, 11). Từ đó ngài thực hiện lời mời gọi như thế này:
“Đừng
xuất thân, nhưng hăy nhập thân: sự thật ở trong con người nội tại”
(De vera
religione, 39, 72). Đây là một khía cạnh khác chúng
ta có cơ nguy bị mất đi trong cái thế giới ồn ào và phân tâm
chúng ta đang sống, đó là khả năng dừng bước và nh́n sâu vào
trong bản thân ḿnh để nhận thấy được cái khát khao chúng ta
đang ôm ấp đối với cơi vô biên, một khát vọng đẩy chúng ta tiến
xa hơn và hướng chúng ta đến Đấng có thể thỏa đáng cái khát vọng
ấy nơi chúng ta. Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo viết rằng:
“Bằng việc hướng về sự thật và sự mỹ, với cảm quan về sự
thiện luân lư, với tự do của ḿnh và tiếng nói của lương tâm, với
niềm khát vọng cơi vĩnh hằng và niềm hạnh phúc, con người tự vấn
về việc hiện hữu của Thiên Chúa” (khoản 33).
Lời thứ ba đó là đức tin.
Đặc biệt là trong thực tại của thời đại
chúng ta đây, chúng ta không được quên rằng
đường lối duy
nhất dẫn đến chỗ nhận biết và gặp gỡ Thiên Chúa đó là đời sống đức
tin. Ai tin tưởng th́ được liên kết với Thiên Chúa, th́
cởi mở cho ân sủng của Ngài, cho quyền năng yêu thương. Như thế,
cuộc sống của họ trở thành một chứng từ không phải cho bản thân
họ mà là cho Chúa Kitô Phục Sinh, và đức tin của họ không sợ tỏ
hiện trong cuộc sống hằng ngày, nó hướng về một cuộc đối thoại
cho thấy mối liên hệ sâu xa đối với cuộc hành tŕnh của hết mọi
người, và biết cách chiếu tỏa ánh sáng hy vọng cho nhu cầu cứu
chuộc, hạnh phúc, tương lai.
Đức tin là một cuộc gặp gỡ
Thiên Chúa là Đấng đang nói năng và tác hành trong lịch sử và là
Đấng hoán cải cuộc sống hằng ngày của chúng ta, biến đổi tâm thức
của chúng ta, thẩm định các phán đoán của chúng ta, các chọn lựa
và những hành động cụ thể.
Nó không phải là một
thứ ảo ảnh, một thứ thoát ly thực tại, một nơi nương tựa thoải
mái, một thứ cảm t́nh, mà là một dấn thân toàn thể đời sống của
con người và là việc loan truyền Phúc Âm, một Tin Mừng có thể
hoàn toàn giải phóng con người.
Một Kitô hữu, một cộng đồng
chuyên chăm và trung thành với dự án của Thiên Chúa là Đấng yêu
thương chúng ta trước, tạo nên một con đường đặc biệt cho những
ai đang dửng dưng lạnh lùng,
hay đang ngờ vực về đời sống và hành
động của họ. Tuy nhiên, điều này đ̣i hỏi là mỗi một người cần phải
thực hiện chứng từ đức tin của ḿnh trong sáng hơn, thanh tẩy đời
sống của họ để nó nên giống Chúa Kitô.
Ngày nay, nhiều người
hiểu một cách hạn hẹp về đức tin Kitô giáo, v́ họ đồng hóa đức
tin với một hệ thống thuần túy về các niềm tin và về các thứ giá
trị, chứ không phải với sự thật về Thiên Chúa là Đấng đă tỏ Bản
Thân Ḿnh ra trong lịch sử, Đấng thiết tha muốn
giáp mặt giao tiếp với con người trong mối liên hệ yêu thương với
Ngài.
Thực tế cho thấy rằng ở tận nguồn gốc của hết mọi
tín lư hay các thứ giá trị đều xẩy ra biến cố gặp gỡ giữa con
người với Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô.
Kitô giáo, trước
khi là một hệ thống về luân lư hay đạo lư, là cái vươn tới của
t́nh yêu, nó là việc đón nhận con người của Chúa Giêsu.
Đó là lư do Kitô hữu và các cộng đồng Kitô hữu trước hết cần phải
nh́n và giúp người khác nh́n vào Chúa Kitô, Con Đường chân thực
dẫn đến cùng Thiên Chúa.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ
biến ngày 14/11/2012 (nhan đề và những chỗ được in đậm lên là do
tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu
quan trọng)
Cảm Nhận
của Người Dịch:
Trong bài
giáo lư về Đức Tin thứ 5 cho Năm Đức Tin, Vị Giáo Hoàng thần học
gia Biển Đức XVI của chúng ta tiếp tục khai triển thêm về chiều
kích nhân bản của đức tin, một chiều kích đă được ngài khơi mào
từ bài giáo lư thứ 4 liên quan tới Niềm Khao Khát Thần Linh của
con người và nơi con người.
Ở bài
giáo lư thứ 5 này, trước khi đi thẳng vào 3 đường lối có thể
giúp con người nhờ đó tiến đến chỗ nhận biết Thiên Chúa, Đức
Thánh Cha Biển Đức XVI đă nêu lên một nguyên tắc chính yếu trong
mối liên hệ giữa Thiên Chúa và loài người nói chung và việc con
người t́m kiếm Thiên Chúa nói riêng, để rồi căn cứ vào đó ngài
bày tỏ nhận định của ḿnh về t́nh trạng đức tin không thể có
trong thế giới ngày nay nếu không có Chúa.
Về nguyên
tắc chính yếu trong mối liên hệ giữa Thiên Chúa và loài người,
nhất là trong việc con người hướng về và t́m kiếm Thiên Chúa,
ngài trích lại cảm nghiệm thần linh bất hủ của Thánh Tiến Sĩ
Giáo Phụ Âu Quốc Tinh, đó là:
“Không
phải chúng ta chiếm hữu Sự Thật sau khi t́m kiếm nó, trái lại
chính Sự Thật t́m gặp chúng ta và chiếm hữu chúng ta”.
Căn cứ vào nguyên tắc này th́ để con người có thể tin tưởng vào
ḿnh th́ chính Thiên Chúa phải tỏ ḿnh ra cho họ trước và dẫn họ
đến với Ngài, như Đức Thánh Cha đă khẳng định:
“Thiên Chúa không thôi t́m kiếm chúng ta, Ngài trung thành
với con người được Ngài dựng nên và cứu chuộc, Ngài vẫn gần gũi
với đời sống của chúng ta, v́ Ngài yêu thương chúng ta. Đó là một
niềm tin tưởng cần phải hằng ngày đồng hành với chúng ta…”.
Do đó, nếu không có Thiên Chúa con người không thể nào tin tưởng,
không thể nào có thể đến với Ngài, như t́nh trạng thế giới ngày
nay hiển nhiên cho thấy, qua một số nhận định rất xác đáng của
ngài như sau:
“Trong thời đại của chúng ta đă xuất hiện một hiện tượng đặc biệt
nguy hiểm cho đức tin, đó là một h́nh thức vô thần mà chúng ta
cho là “thực tiễn”, một h́nh thức vô thần không chối bỏ sự thật
đức tin hay các thứ nghi thức về tôn giáo, nhưng chỉ coi chúng
chẳng liên hệ ǵ với cuộc sống hằng ngày, tách khỏi cuộc sống,
vô ích. Bởi thế người ta thường tin tưởng vào Thiên Chúa một
cách hời hợt nông cạn và sống “như thể Thiên Chúa không hiện hữu”
(etsi Deus not daretur)”.
“Thực tế cho thấy, một khi tách ĺa khỏi Thiên Chúa, con người bị
giảm thiểu thành một chiều kích duy nhất, thành chiều ngang, và
chủ nghĩa suy giảm này là một trong những căn nguyên cốt yếu chẳng
những cho những h́nh thức độc tài chuyên chế đă từng gây ra các
thứ hậu quả thê thảm ở thế kỷ vừa qua, mà c̣n cho cả cuộc khủng
hoảng về các thứ giá trị chúng ta đang thấy xẩy ra trong thực tế
hiện nay. Trong t́nh trạng bị lu mờ đi việc qui chiếu về Thiên
Chúa này chân trời về đạo lư cũng trở nên mù mịt, mở đường cho
chủ nghĩa tương đối và một thứ quan niệm mơ hồ về tự do, một thứ
tự do thay v́ giải phóng lại tiến đến chỗ thắt kết con người lại
với các thứ ngẫu tượng…
Khi Thiên Chúa bị mất đi tính chất chính yếu đối với con người
th́ con người bị hụt hẫng vị thế thích đáng của ḿnh, họ không
c̣n thấy được chỗ đứng của họ nơi thiên nhiên tạo vật nữa, nơi
những mối liên hệ với người khác nữa”.
Sau đây là ba đường lối được Đức Thánh Cha vắn gọn lại thành 3
chữ, để con người nhờ đó tiến tới chỗ nhận biết Thiên Chúa, thứ
tự của 3 đường lối cũng là 3 chữ này là thế giới, con người và đức
tin:
“Thế giới này không phải là một thứ nhăo chất vô h́nh thể;
trái lại chúng ta càng biết về nó chúng ta càng khám phá
ra một thứ cơ cấu kỳ diệu của chúng, chúng ta càng thấy được một
thứ phác họa nào đó, chúng ta thấy rằng có một trí thông minh
sáng tạo nào đó. … Vậy, đường lối đầu
tiền dẫn đến chỗ khám phá ra Thiên Chúa đó là việc ân cần chiêm
ngưỡng thiên nhiên tạo vật”.
“Chữ thứ hai là con người. Thánh Âu Quốc
Tinh c̣n một câu trích dẫn thời danh nữa đó là
Thiên Chúa c̣n thâm sâu đối với tôi hơn là tôi đối với chính bản
thân ḿnh (cf.
Confessions,
III, 6, 11). Từ đó ngài thực hiện lời mời gọi như thế này:
‘Đừng xuất thân, nhưng hăy nhập thân: sự thật ở trong con
người nội tại’ (De
vera religione, 39, 72)”.
“Lời thứ ba đó là đức tin. Đặc biệt là trong thực tại của
thời đại chúng ta đây, chúng ta không được quên rằng đường lối
duy nhất dẫn đến chỗ nhận biết và gặp gỡ Thiên Chúa đó là đời sống
đức tin. … Đức tin là một cuộc gặp gỡ Thiên Chúa
là Đấng đang nói năng và tác hành trong lịch sử và là Đấng hoán
cải cuộc sống hằng ngày của chúng ta, biến đổi tâm thức của
chúng ta, thẩm định các phán đoán của chúng ta, các chọn lựa và
những hàïnh động cụ thể. Nó không phải là một thứ
ảo ảnh, một thứ thoát ly thực tại, một nơi nương tựa thoải mái,
một thứ cảm t́nh, mà là một dấn thân toàn thể đời sống của con
người và là việc loan truyền Phúc Âm, một Tin Mừng có thể hoàn
toàn giải phóng con người”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL