ĐTC Biển Đức XVI
– trả lời thành phần kư giả (trên 70 trong đó có 14 là người Mễ
Tây Cơ) phỏng vấn trên máy bay về chuyến tông du Mễ Tây Cơ và
Cộng Ḥa Cuba 23-28/3/2012:
"Người ta thấy ở Mỹ
Châu Latinh, cả ở các nơi khác, không phải ở nơi ít người Công
giáo, xẩy ra một thứ tâm thần phân liệt nào đó giữa tính chất
luân lư cá nhân và quần chúng, ở chỗ, về bản thân, họ là những
người Công giáo, những tín hữu, ở lănh vực riêng tư, thế nhưng,
trong đời sống quần chúng họ theo những đường lối khác không
tương hợp với các thứ giá trị cao cả của Phúc Âm, những thứ giá
trị cần có để làm nền tảng cho một xă hội chân chính".
Mrs. Maria Collins của Đài Truyền H́nh "Univision" Mễ Tây Cơ:
Tâu
Đức Thánh Cha, Mễ Tây Cơ và Cuba là những mảnh đất đă được vị
tiền nhiệm của ngài đă đi làm lịch sử bằng các chuyến viếng thăm.
Hôm nay, ngài theo chân của vị tiền nhiệm này bằng tinh thần nào
và niềm hy vọng ra sao?
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI:
Các
bạn thân mến, trước hết tôi muốn tiếp đón và cám ơn các bạn về
việc các bạn đồng hành với chuyến viếng thăm này, một chuyến đi
chúng ta hy vọng sẽ được Chúa chúc phúc cho. Về chuyến đi
đây, tôi hoàn toàn cảm thấy nó là một cuộc tiếp tục của Đức Giáo
Hoàng Gioan Phaolô II. Tôi nhớ rất rơ chuyến đi đầu tiên
của ngài tới Mễ Tây Cơ, một chuyến đi thật là lịch sử. Trong một
t́nh trạng về pháp lư vẫn c̣n rất là hỗn độn, ngài đă mở ra các
cánh cửa, ngài đă bắt đầu một giai đoạn mới của việc hợp tác
giữa Giáo Hội, xă hội và Quốc Gia. Và tôi cũng nhớ rơ ràng
chuyến đi lịch sử của ngài tới Cuba. Bởi thế, tôi cố gắng theo
bước chân của ngài và tiếp tục những ǵ ngài đă bắt đầu. Đối với
tôi, ngay từ đầu đă có ư muốn viếng thăm Mễ Tây Cơ. Khi
c̣n là một hồng y, tôi đă ở Mễ Tây Cơ vẫn những hồi niệm tuyệt
vời, và cứ mỗi Thứ Tư tôi lại nghe tiếng vỗ tay, thấy được niềm
vui của những người Mễ Tây Cơ. Bây giờ tôi là một
vị Giáo Hoàng ở nơi đây, thật là một niềm vui lớn lao và là đáp
ứng cho niềm mong ước tôi đă có từ lâu. Nói về những cảm
thức tác động tôi th́ tôi nhớ đến những lời của Công Đồng Chung
Vaticanô II “Gaudium et spes, luctus etangor”, vui mừng và hy
vọng, thế nhưng cũng tang thương và sầu khổ nữa. Tôi chia
sẻ các niềm vui và hy vọng, nhưng cũng chia sẻ cả nỗi đau thương
và khốn khó của xứ sở lớn lao này nữa. Tôi sẽ phấn
khích và sẽ học hiểu, sẽ trấn an trong đức tin, đức cậy và đức
mến, cũng như sẽ trấn an trong việc dấn thân cho thiện ích và
dấn thân trong việc đối chọi với sự dữ. Chúng ta hy vọng
rằng Chúa sẽ giúp chúng ta!
Dr. Javier Alatorre Soria của Đài Truyền H́nh Tele Azteca Mễ Tây
Cơ:
Tâu Đức Thánh Cha, Mễ Tây Cơ là một xứ sở có những nguồn lợi và
tiềm năng phong phú, thế nhưng, qua những năm tháng này, chúng
ta biết rằng nó cũng là một mảnh đất của bạo động v́ vấn đề buôn
bán ma túy. Trong ṿng 5 năm qua đă có đến 50 ngàn tử
vong. Giáo Hội Công giáo giải quyết t́nh trạng này ra sao? Ngài
có ban bố những lời lẽ nào cho thành phần hữu trách cũng như cho
thành phần buôn bán ma túy này hay chăng, thành phần có
những lần tự xưng ḿnh là Công giáo, hay thậm chí là ân nhân bảo
trợ của Giáo Hội nữa?
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI:
Chúng ta biết rất rơ về những vẻ đẹp của Mễ Tây Cơ, thế nhưng
cũng biết rơ cả vấn đề trầm trọng về việc buôn bán ma túy và bạo
động này. Chắc chắn là Giáo Hội Công giáo có một trách nhiệm lớn
lao ở một xứ sở có 80% Công giáo đây. Chúng ta cần phải làm mọi
sự có thể để chống lại sự dữ ấy, một sự dữ đang hủy hoại nhân
loại và giới trẻ của chúng ta. Tôi muốn thấy rằng tác động
đầu tiên đó là việc loan báo Thiên Chúa: Thiên Chúa là vị thẩm
phán, Thiên Chúa là Đấng yêu thương chúng ta, thế nhưng Ngài yêu
thương chúng ta để kéo chúngta tới với sự thiện, tới với sự thật
ngược lại với sự dữ. V́ thế, trách nhiệm lớn lao
của Giáo Hội đó là việc giáo dục lương tâm, là việc giáo dục về
trách nhiệm luân lư và việc vạch mặt chỉ tên sự dữ, việc điểm
mặt thứ ngẫu tượng tiền bạc này, một thứ ngẫu tượng nô lệ hóa
con người cho nguyên tiền bạc mà thôi; là việc vạch trần cả
những thứ hứa hẹn sai lầm, những thứ dối giả gian xảo ẩn nấp
đằng sau ma túy. Chúng ta cần phải thấy rằng con người cần đến
những ǵ là vĩnh hằng. Nếu Thiên Chúa không ở đó th́ cái vĩnh
hằng này tạo nên những thứ thiên đường riêng của nó, một ngoại
h́nh của “thứ tính chất vô cùng” hoàn toàn giả dối. V́
thế, vấn đề rất quan trọng ở đây là Thiên Chúa hiện diện, khả
đạt; đó là một trách nhiệm lớn lao trước nhan Thiên Chúa là Đấng
hướng dẫn chúng ta, Đấng lôi kéo chúng ta đến với sự thật và sự
thiện, và theo chiều hướng ấy, Giáo Hội cần phải lột trần sự dữ,
cần phải làm cho sự thiện của Thiên Chúa hiện diện, làm cho sự
thật của Ngài hiện diện, một thứ vĩnh hằng chân thực mà chúng ta
đang khao khát. Đó là một nhiệm vụ lớn lao của Giáo Hội. Chúng
ta hăy cùng nhau làm những ǵ có thể, liên tục hơn nữa.
Ms. Valentina Alazraki của Televisa Mễ Tây Cơ:
Tâu Đức Thánh Cha, ngài đă nói rằng từ Mễ Tây Cơ ngài muốn
ngỏ cùng toàn thể Mỹ Châu Latinh nhân dịp kỷ niệm 200 năm mừng
Độc Lập của nó. Bất chấp việc phát triển của ḿnh, Mỹ Châu
Latinh tiếp tục trở thành một miền đất rộng lớn của những thứ
tương phản về xă hội, nơi mà thành phần rất giầu có ở ngay bên
thành phần rất ư là nghèo khổ. Có những lúc Giáo Hội Công Giáo
dường như chưa phấn khích đủ và dấn thân đủ ở lănh vực này.
Chúng ta có thể nói về “thần học giải phóng” một cách tích cực
hay chăng, sau khi xẩy ra một số những thứ quá trớn về Chủ Nghĩa
Marxít hay bạo động đă được chỉnh lại?
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI:
Dĩ
nhiên Giáo Hội bao giờ cũng cần phải tự hỏi xem ḿnh đă
làm đủ chưa cho công bằng xă hội. Đây là một vấn đề của lương
tâm chúng ta cần phải tự hỏi ḿnh. Chúng ta cần phải hỏi rằng:
Giáo Hội có thể và cần phải làm ǵ, những ǵ Giáo Hội
không thể làm và không được làm. Giáo Hội không phải là một
quyền lực chính trị, Giáo Hội không phải là một đảng phái, mà là
một thực thể về luân lư, một quyền lực về luân lư. Về vấn đề
chính trị, Giáo Hội cần phải chính yếu là một thực thể về luân
lư; theo chiều hướng ấy, Giáo Hội chính yếu có một cái ǵ đó
liên quan tới chính trị. Tôi xin lập lại những ǵ tôi vừa nói: ư
nghĩ đầu tiên của Giáo Hội đó là vấn đề giáo dục lương tâm, nhờ
đó kiến tạo nên trách nhiệm cần thiết; vấn đề giáo dục lương tâm
chân chính về đạo lư cá nhân, chân chính về đạo lư quần chúng.
Có lẽ ở chỗ này có một cái ǵ đó bị hụt hẫng. Người ta thấy ở Mỹ
Châu Latinh, cả ở các nơi khác, không phải ở nơi ít người Công
giáo, xẩy ra một thứ tâm thần phân liệt nào đó giữa tính chất
luân lư cá nhân và quần chúng, ở chỗ, về bản thân, họ là những
người Công giáo, những tín hữu, ở lănh vực riêng tư, thế nhưng,
trong đời sống quần chúng họ theo những đường lối khác không
tương hợp với các thứ giá trị cao cả của Phúc Âm, những thứ giá
trị cần có để làm nền tảng cho một xă hội chân chính. V́ thế,
cần phải giáo dục để thắng vượt cái t́nh trạng phân liệt tâm
thần này, cần phải giáo dục chẳng những về tính chất luân lư cá
nhân mà c̣n về tính chất luân lư quần chúng nữa, và chúng ta
đang cố gắng thực hiện điều này theo Giáo Huấn về Xă Hội của
Giáo Hội, v́, theo tự nhiên, tính chất quần chúng này cần phải
là một thứ luân lư hữu lư, thứ luân lư của chung thành phần
không phải là tín hữu và cũng cần phải chia sẻ với họ nữa, một
thứ luân lư của lư trí. Dĩ nhiên, theo ánh sáng đức tin
chúng ta có thể thấy rất nhiều điều tốt hơn lư trí có thể thấy,
nhưng, thật ra đức tin cũng giúp giải thoát lư trí khỏi những
khuynh hướng sai lầm và khỏi làm lu mờ đi những lợi ích, nhờ đó
tạo nên theo giáo huấn về xă hội những mẫu thức chính yếu cho
việc hợp tác về chính trị, nhất là cho việc thắng vượt những
phân rẽ về xă hội, phản xă hội ấy, những ǵ, tiếc thay, đang
hiện hữu. Chúng ta muốn làm việc theo chiều hướng ấy. Tôi không
biết có nên sử dụng chữ “thần học giải phóng” hay chăng, một chữ
cũng có thể được giải thích rất rơ, sẽ giúp chúng ta nhiều. Điều
quan trọng đó là tính chất hữu lư chung được Giáo Hội cống hiến
như là một đóng góp căn bản và luôn phải giúp vào việc giáo dục
lương tâm chân chính cho đời sống quần chúng, chân chính cho đời
sống tư riêng.
Mr. Paloma Gomez Borrero người Tây Ban Nha:
Tâu Đức Thánh Cha, chúng ta nh́n đến Cuba. Tất cả chúng ta
đều nhớ những lời nói nổi tiếng của Đức Gioan Phaolô II: “Chớ ǵ
Cuba cởi mở với thế giới và chớ ǵ thế giới cởi mở với Cuba”.
Mười bốn năm đă qua đi, thế nhưng những lời này dường như vẫn
c̣n hợp thời. Như ngài biết, trong khi chờ đợi chuyến viếng thăm
của ngài, thành phần đối phương với nhân quyền và thành phần ủng
hộ của nhân quyền đă vang lên tiếng nói của họ. Tâu Đức Thánh
Cha, ngài có tính tiếp tục sứ điệp của Đức Gioan Phaolô II hay
chăng, khi nghĩ đến t́nh trạng đối nội hay quốc tế của Cuba?
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI:
Như tôi đă nói, tôi cảm thấy hoàn toàn tiếp tục những lời nói
của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là những ǵ vẫn c̣n hợp thời.
Chuyến viếng thăm của vị Giáo Hoàng ấy đă mở lối cho sự hợp tác
và đối thoại xây dựng; một con đường dài và cần nhẫn nại, thế
nhưng đang thăng tiến. Hôm nay đây, rơ ràng là ư hệ Marxít
như nó chủ trương không c̣n đáp ứng với thực tại nữa; bởi thế nó
không c̣n đáp ứng và xây dựng xă hội nữa; cần phải t́m thấy
những mẫu thức mới một cách nhẫn nại và xây dựng. Trong
tiến tŕnh này, một tiến tŕnh cần nhẫn nại nhưng cũng cương
quyết, chúng tôi muốn tiếp tay bằng một tinh thần đối thoại,
tránh đi những chấn thương và giúp mở lối cho một xă hội huynh
đệ và công chính, như chúng tôi đă ước mong cho toàn thế giới và
chúng tôi muốn hợp tác theo chiều hướng ấy. Hiển nhiên là Giáo
Hội bao giờ cũng ở bên phiá tự do: tự do theo lương tâm, tự do
cho tôn giáo. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiều hướng này; thật vậy,
chỉ cần trung thành góp phần vào đường lối này trong việc tiến
bước.
Mr. Jean Louis de La Vaissiere của France Press ở Rome:
Tâu Đức Thánh Cha, sau Hội Nghị ở Aparecida, vấn đề đă được
đặt ra về một thứ “truyền giáo châu lục” của Giáo Hội ở Mỹ Châu
Latinh; trong ṿng ít tháng nữa thôi, Thượng Nghị Giám Mục Thế
Giới sẽ diễn ra và Năm Đức Tin sẽ bắt đầu. Ở Mỹ Châu Latinh cũng
có những thách đố về t́nh trạng tục hóa, về các giáo phái. Ở
Cuba vẫn c̣n những hậu quả gây ra bởi một thứ tuyên truyền lâu
đời của chủ nghĩa vô thần; tính chât tôn giáo của Người Cuba gốc
Phi Châu đang rất thịnh hành. Ngài có nghĩ rằng chuyến đi này là
một cuộc phấn khích cho “Việc Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa” và đâu
là những điểm được ḷng ngài quan tâm ở chiều hướng này?
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI:
Giai
đoạn Tân Phúc Âm Hóa được mở màn từ Công Đồng Chung Vaticanô II.
Đó thực sự là ư hướng của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Nó đă được
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đặc biệt nhấn mạnh và tính chất khẩn
thiết của nó, trong một thế giới đầy những đổi thay, càng trở
nên hiển nhiên hơn bao giờ hết. Tính chất khẩn thiết là ở chỗ
Phúc Âm cần phải được diễn tả một cách mới mẻ; tính chất khẩn
thiết cũng có một ư nghĩa khác nữa, đó là thế giới đang cần đến
một thứ ngôn từ trong t́nh trạng lầm lẫn, trong t́nh trạng khó
khăn hướng dẫn bản thân ḿnh hôm nay đây. Đó là một t́nh trạng
chung của thế giới, t́nh trạng tục hóa, t́nh trạng vắng bóng
Thiên Chúa, t́nh trạng khó khăn t́m đường đến với Ngài như là
một thực tại liên quan tới đời sống của tôi. Đàng khác, c̣n có
những bối cảnh đặc biệt; quí vị nhắc tới bối cảnh của Cuba với
t́nh trạng ḥa đồng của người Caba gốc Phi Châu, với rất nhiều
thứ khó khăn khác, thế nhưng hết mọi xứ sở đều có t́nh h́nh văn
hóa đặc biệt của ḿnh. Một đàng, chúng ta cần phải bắt đầu từ
những vấn đề chung: như ngày nay, trong bối cảnh của tính chất
tân tiến của chúng ta, chúng ta có thể tái khám phá Thiên Chúa
một lần nữa như là một định hướng căn bản cho đời sống của chúng
ta, là niềm hy vọng chính yếu của cuộc đời chúng ta, là nền tảng
của những thứ giá trị thật sự xây dựng xă hội, và công bố một Vị
Thiên Chúa đáp ứng lư trí của chúng ta, v́ chúng ta thấy
tínhchất hữu lư của vũ trụ, chúng ta thấy rằng có một cái ǵ đó
ở đằng sau, thế nhưng chúng ta không thấy Vị Thiên Chúa này gần
gũi ra sao, Ngài quan tâm đến tôi thế nào và cái tổng hợp về vị
Thiên Chúa cao cả uy nghi của vị Thiên Chúa nhỏ bé gần gũi với
tôi, hướng dẫn tôi, cho tôi thấy những giá trị của một cuộc đời
tôi sống là tâm điểm của việc truyền bá phúc âm hóa. Bởi thế,
một Kitô giáo thiết yếu, nơi mà cái tâm điểm chính yếu thật sự
được thấy để sống ngày nay bao gồm tất cả mọi vấn đề của thời
đại chúng ta. Đàng khác, cần phải lưu ư tới thực tại cụ thể này.
Ở Mỹ Châu Latinh nói chung, vấn đề rất quan trọng ở đây là Kitô
giáo không bao giờ là một cái ǵ đó quá nhiều về lư trí mà là về
cơi ḷng. Đức Mẹ Guadalupe được tất cả mọi người nhận biết và
yêu mến, v́ họ hiểu rằng Mẹ là một Người Mẹ đối với tất cả mọi
người và đă từng hiện diện ngay từ ban đầu ở Châu Mỹ Latinh này,
sau khi người Âu Châu tới. Cũng ở Cuba, chúng ta có Đức Mẹ Cobre,
vị tác động tâm can và tất cả đều trực giác biết rằng thực sự là
Đức Mẹ này cứu trợ chúng ta, rằng Mẹ đang hiện diện, Mẹ đang yêu
thương và phù tŕ chúng ta. Thế nhưng, cái trực giác này của cơi
ḷng cần phải liên kết với tính chất hữu lư của đức tin cũng như
với tính chất sâu sắc của đức tin vượt lên trên lư trí. Chúng ta
cần phải cố gắng để khỏi cảm thấy chán nản, nhưng liên kết cơi
ḷng với lư trí, nhờ đó chúng hợp tác với nhau, v́ chỉ có thế
con người mới hoàn trọn và thực sự có thể giúp và hoạt động cho
một tương lai tốt đẹp hơn.
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến
ngày 27/3/2012
(những chỗ được in
đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những
điểm chính yếu quan trọng)