Đức giáo hoàng Bênêđictô đang quốc tế hóa và
trẻ trung hóa hồng y đoàn
WHĐ
(25.11.2012) – Sáu tân Hồng y đă được Đức
giáo hoàng Bênêđictô XVI tấn phong hôm qua,
thứ Bảy 24-11 tại Đền thờ Thánh Phêrô ở
Roma.
Một Hội nghị
Hồng y thu nhỏ đă diễn ra tại Roma, hoàn
toàn do quyết định riêng của Đức giáo hoàng.
Hội nghị Hồng y lần trước, diễn ra ngày
18-2-2012, được cho là do guồng máy tại Giáo
triều gợi ư. Trong Hội nghị ấy, 22 Hồng y đă
được tấn phong; và trong số này có 16 vị là
người châu Âu (11 vị là người Italia). Ngoại
trừ tại Roma, sự chênh lệch này đă khiến
người ta phải chú ư. Có thể hiểu đây như là
kết quả của một thứ vận hành tự động của
guồng máy thường dành mũ Hồng y cho các
người có trách nhiệm mới tại Vatican và Giáo
triều.
Nhưng “Giáo
hội là Giáo hội của mọi dân tộc và mọi ngôn
ngữ”, Đức giáo hoàng giải thích như
thế hôm 27-10, ít lâu sau khi loan báo triệu
tập Hội nghị Hồng y ngày 24-11. Ngài nói rơ:
“Giáo hội là Giáo hội của Hiện Xuống, không
phải Giáo hội của một lục địa, mà là Giáo
hội phổ quát”. Qua cử chỉ mang đậm ư
nghĩa này (mà giới báo chí Italia vội kêu
lên rằng
“từ năm 1924, chưa hề thấy một Hội nghị Hồng
y nào không có người Italia!”), Đức
giáo hoàng nâng con số Hồng y của cử tri
đoàn tới đây lên thành 120 vị. Nhưng nhất là
ngài đă quốc tế hóa cử tri đoàn này. Thực
vậy, từ khi các giáo hoàng thành lập Hồng y
đoàn, đây là lần đầu tiên không thấy có
người châu Âu trong số các vị được tấn phong
Hồng y.
Mật nghị Hồng y có độ tuổi trung b́nh dưới
72
Nếu không kể Đức Tổng giám mục James Harvey,
63 tuổi, Chủ tịch Phủ
giáo hoàng
từ năm 1998, tất cả các tân Hồng y
đều là những người từ nam bán cầu, thuộc năm
quốc gia và ba lục địa, đem lại những màu
sắc mới cho Mật nghị Hồng y. Đă hẳn, vẫn c̣n
28 Hồng y cử tri người Italia, tức bảy vị
nhiều hơn số Hồng y thuộc châu Mỹ Latinh
(21). Sự bất cân xứng vẫn c̣n hiển nhiên.
Trong khi đó, con số Hồng y người châu Âu
trong cử tri đoàn từ 55% giảm xuống c̣n 51%.
Người công giáo châu Âu hiện nay chỉ chiếm
24% tổng số người được rửa tội trên thế giới.
Tỷ lệ Hồng y cử tri người châu Á -nơi có 10%
người công giáo thế giới- tăng từ 7% lên 9%.
Trong số 120
Hồng y cử tri, có 40 vị đang hay đă làm việc
tại Giáo triều. Như vậy giáo hoàng tương lai
hẳn có cơ hội biết rơ các guồng máy của Giáo
triều Roma.
Với hai vị
Hồng y ở độ tuổi năm mươi – TGM Luis Tagle,
Manila (Philippines) và TGM Baselios Cleemis
Thottunkal, Tổng giám mục
trưởng
của Trivandrum (Ấn Độ) thuộc lễ chế
Syro-Malankara, Mật nghị Hồng y có độ tuổi
trung b́nh gần 72 tuổi.
Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI là giáo hoàng
lập nhiều Hồng y nhất trong lịch sử
Trong số 6 tân
Hồng y vừa được tấn phong, có một vị người
Nigeria và một vị người Colombia. Đức Tổng
giám mục Gioan
Olorunfemi Onaiyekan, Chủ tịch
Hội đồng Giám mục Nigeria, phải đương đầu
với nhóm Hồi giáo bảo thủ Boko Haram, được
xem như biểu tượng của tương lai đầy khó
khăn của châu Phi. Ngày 31-10, ngài được tổ
chức
Pax Christi quốc tế trao giải thưởng
ḥa b́nh năm 2012. Cũng vậy, Đức Tổng giám
mục Ruben Salazar Gomez, Tổng giám mục
Bogota kiêm Chủ tịch Hội đồng Giám mục
Colombia, đă không ngần ngại nói lên tiếng
nói của Giáo hội trong một nước Colombia bị
hủy hoại bởi chiến tranh du kích thuộc tổ
chức Farc.
Cuối cùng,
trong khi Đức giáo hoàng mới từ Liban về th́
mũ Hồng y đă được dành cho vị thượng phụ thứ
77 của lễ chế Maronit, Đức Béchara Raï, ngay
khi vị tiền nhiệm của ngài vẫn c̣n sống, một
dấu chỉ cho thấy mối quan tâm đặc biệt của
Giáo hoàng.
Lịch sử sẽ ghi
nhận cuộc Hội nghị Hồng y nhỏ nhất này, chỉ
với sáu Hồng y, được thực hiện trong 35 năm
vừa qua, và cũng là Hội nghị nhanh nhất từ
52 năm nay: Hội nghị trước mới diễn ra vào
ngày 18-2 vừa qua. Theo đó, người ta có thể
nói rằng Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI là
giáo hoàng lập hồng y nhiều nhất từ đầu thế
kỷ XX: ngài đă tấn phong 90 Hồng y trong năm
Hội nghị Hồng y và chỉ trong 82 tháng làm
giáo hoàng; trong khi vị tiền nhiệm của ngài
là Đức Gioan Phaolô II đă tấn phong tổng
cộng 231 vị (hiện nay 131 vị c̣n sống) trong
chín Hội nghị Hồng y, trải dài trong 317
tháng.
(Theo La-Croix, 23-11-2012)
Mai Tâm