|
Đức Thánh Cha
Biển Đức XVI - Bài Giảng Thánh Lễ Vọng Phục Sinh đêm Thứ Bảy ngày
7/4/2012 ở Đền Thờ Thánh Phêrô: Ư nghĩa ánh sáng nơi Mầu
Nhiệm Phục Sinh
[Video]
Anh Chị Em
thân mến,
Phục Sinh là
ngày lễ của cuộc tân tạo. Chúa Giêsu đă sống lại và không c̣n chết nữa.
Người đă mở cửa cho một sự sống mới, một sự sống không c̣n bệnh tật và
chết chóc. Người đă nâng nhân loại lên với chính bản thân ḿnh. “Huyết
nhục không thể nào thừa hưởng vương quốc của Thiên Chúa”, Thánh Phaolô
đă nói như thế trong Thứ Thứ Nhất gửi giáo đoàn Corintô (15:50). Về chủ
đề phục sinh của Chúa Kitô cũng như của chúng ta, tác giả Tertullian của
Giáo Hội ở thế kỷ thứ 3 đă táo bạo viết: “Hỡi huyết nhục, hăy cứ an tâm
mà nghỉ ngơi, v́ nhờ Đức Kitô, các ngươi đă chiếm lại được vị trí của
ḿnh trên thiên đáng và trong Vương Quốc của Thiên Chúa” (CCL II, 994).
Một chiều kích mới đă mở ra cho nhân loại. Việc tạo dựng đă trở nên cao
cả hơn và bao rộng hơn. Ngày Phục Sinh là ngày dẫn vào một cuộc tân tạo,
thế nhưng đó chính là lư do tại sao Giáo Hội bắt đầu phụng vụ cho ngày
này bằng cuộc tạo dựng cũ, nhờ đó chúng ta có thể biết rơ thực về cuộc
tân tạo mới. Bởi thế mà mở đầu phần Phụng Vụ Lời Chúa trong đêm Phục
Sinh mới có tŕnh thuật về việc tạo dựng nên thế gian này. Có hai điều
đặc biệt quan hệ nơi đây dính dáng tới việc phụng vụ này. Một đàng, việc
tạo dựng được tŕnh bày như là một toàn thể bao gồm cả hiện tượng về
thời gian. Bảy ngày là h́nh ảnh của t́nh trạng trọn vẹn, tỏ hiện ra
trong thời gian. Chúng được sắp xếp hướng về ngày thứ bảy, ngày tự do
của tất cả mọi tạo vật đối với Thiên Chúa cũng như đối với nhau. Bởi
thế, việc tạo dựng được hướng về việc hội ngộ giữa Thiên Chúa và các
loài tạo vật của Ngài; nó hiện hữu để mở ra một vị trí cho việc đáp ứng
vinh quang cao cả của Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ giữa yêu thương và tự
do. Đàng khác, những ǵ Giáo Hội nghe vào đêm Phục Sinh, trước hết, là
yếu tố đầu tiên trong tŕnh thuật việc tạo dựng: “Thiên Chúa phán: ‘hăy
có ánh sáng!’” (Gen 1:3). Tŕnh thuật tạo dựng mở màn một cách biểu hiệu
bằng việc dựng nên ánh sáng. Mặt trời và mặt trăng chỉ được tạo dựng nên
vào ngày thứ tư. Tŕnh thuật tạo dựng này gọi chúng là các thứ ánh sáng
được Thiên Chúa sắp đặt trên bầu trời. Như thế, Ngài có ư lấy đi tính
chất thần linh của chúng là những ǵ được các đại tôn giáo gán ghép cho
chúng. Chúng là những vật thể chiếu sáng được Vị Thiên Chúa duy nhất
dựng nên. Thế nhưng chúng xuất hiện sau thứ ánh sáng phản ảnh vinh quang
của Thiên Chúa nơi yếu tính của loài tạo vật.
Tŕnh thuật
tạo dựng ở đây muốn nói lên những ǵ? Ánh sáng làm cho khả dĩ hóa sự
sống. Nó làm cho khả thể hóa việc gặp gỡ. Nó làm cho việc truyền đạt có
thể thực hiện. Nó làm cho kiến thức là đường lối dẫn đến thực tại và sự
thật trở nên khả dĩ. Và v́ nó làm cho kiến thức thành khả thể thí nó
cũng làm cho tự do và tiến bộ thành khả dĩ. Sự dữ là những ǵ ẩn núp.
Bởi vậy, ánh sáng cũng là một thể hiện của thứ sự thiện vừa hiện hữu vừa
tạo nên rạng ngời. Chính ánh sáng ban ngày là những ǵ giúp chúng ta có
thể tác hành. Nói rằng Thiên Chúa tạo dựng nên ánh sáng nghĩa là Thiên
Chúa đă tạo dựng nên thế giới như là một nơi chốn cho kiến thức và chân
lư, như là một nơi chốn cho gặp gỡ và tự do, như là một nơi chốn cho
thiện hảo và yêu thương. Vật chất chính yếu là những ǵ tốt, tự ḿnh
tốt. Và sự dữ là những ǵ không do Thiên Chúa tạo nên, trái lại, nó xuất
hiện bằng cách phủ định. Nó là một thứ “không”.
Ở Lễ Phục
Sinh, vào buổi sáng của ngày thứ nhất trong tuần, Thiên Chúa lại phán:
“Hăy có ánh sáng”. Thứ đêm tối của Núi Cây Dầu, của t́nh trạng nhật thực
nơi cuộc khổ nạn và tử nạn của Chúa Giêsu, thứ đêm tối của mồ mả tất cả
đều đă qua đi. Giờ đây lại là ngày thứ nhất – việc tạo dựng lại tái bắt
đầu. “Thiên Chúa phán: “Hăy có ánh sáng th́ liền có ánh sáng”, đó là
việc Chúa Giêsu sống lại từ trong mồ. Sự sống mạnh hơn sự chết. Sự thiện
mạnh hơn sự dữ. T́nh yêu mạnh hơn hận thù. Chân lư mạnh hơn gian dối.
Cái tối tăm của những ngày trước đó bị đẩy lui vào giây phút Chúa Giêsu
sống lại từ trong mồ và bản thân Người trở thành ánh sáng tinh tuyền của
Thiên Chúa. Thế nhưng, điều này không phải chỉ áp dụng vào Người, không
phải chỉ áp dụng vào những ngày ấy. Với cuộc phục sinh của Chúa Kitô,
chính ánh sáng cũng được tái tạo. Người lôi kéo tất cả chúng ta theo
Người vào một thứ ánh sáng mới của sự phục sinh và Người khống chế tất
cả mọi tăm tối. Người là ngày mới của Thiên Chúa, mới cho tất cả chúng
ta.
Thế nhưng,
điều ấy xẩy ra thế nào đây? Làm sao mà tất cả những sự ấy ảnh hưởng đến
chúng ta để thay v́ chỉ là ngôn từ nhưng trở thành một thực tại lôi kéo
chúng ta lại? Nhờ bí tích rửa tội và việc tuyên xưng đức tin, Chúa Kitô
đă xây dựng một cái cầu vươn tới chúng ta, nhờ đó cái ngày mới này vươn
tới chúng ta. Chúa Kitô nói với thành phần tân ṭng rằng: Fiat lux
– hăy có ánh sáng. Ngày mới của Thiên Chúa – một ngày của sự sống bất
khả hủy diệt, cũng đến với cả chúng ta nữa. Chúa Kitô nắm lấy tay của
anh chị em. Từ đấy anh chị em được Người nắm tay và bước đi với Người
tiến vào ánh sáng, tiến vào sự sống thực sự. Đó là lư do Giáo Hội sơ
khai đă gọi phép rửa là photismos – chiếu sáng.
Tại sao lại
như thế? Tuy nhiên, tối tăm áp đặt một thứ đe dọa thực sự lên nhân loại
là một sự kiện họ có thể thấy và điều tra những sự vật khả giác về vật
chất, thế nhưng không thể thấy được thế giới sẽ đi về đâu hay nó từ đâu
đến, sự sống của chúng ta sẽ đi về đâu, sự thiện là ǵ và sự dữ là chi.
Bóng tối bao phủ Thiên Chúa và làm lu mờ đi các thứ giá trị thực sự là
một thứ đe dọa cho cuộc sống của chúng ta cũng như choc hung thế giới.
Nếu Thiên Chúa và các thứ giá trị về luân lư, cái khác nhau giữa thiện
và ác, cứ ở trong tăm tối, th́ tất cả những thứ “ánh sáng” khác, những
thứ ánh sáng chúng ta có thể nắm trong tay các kỳ công tuyệt diệu về kỹ
thuật, chẳng những là tiến bộ mà c̣n là những ǵ nguy hiểm cho chúng ta
và thế giới. Ngày nay chúng ta có thể làm bừng sáng cho các thành thị
của chúng ta đến độ các tinh tú trên bầu trời không c̣n khả giác nữa. Đó
không phải là h́nh ảnh của những vấn đề do ấn bản về minh tri của chúng
ta gây ra hay sao? Liên quan tới các thứ về vật chất, kiến thức của
chúng ta và những thành đạt về kỹ thuật của chúng ta th́ nhiêu vô kể,
thế nhưng những ǵ vượt lên trên, những ǵ về Thiên Chúa và vấn đề về sự
thiện, chúng ta không c̣n nhận ra nữa. Bởi thế, đức tin là những ǵ tỏ
cho chúng ta thấy ánh sáng của Thiên Chúa, mới là thứ minh tri đích
thực, giúp cho ánh sáng của Thiên Chúa có thể chiếu vào thế giới của
chúng ta, mở mắt của chúng tar a trước ánh sáng đích thực.
Các bạn thân
mến, để kết luận, tôi muốn thêm một tư tưởng nữa về ánh sáng và về việc
chiếu sáng. Vào đêm Phục Sinh, đêm của việc tân tạo, Giáo Hội cho thấy
mầu nhiệm ánh sáng khi sử dụng như là một biểu hiệu đặc thù và rất đơn
giản đó là cây nến Vượt Qua. Đó là một thứ ánh sáng sống nhờ sự hy sinh.
Cây nến chiếu sáng bao lâu nó được đốt lên. Nó cung cấp ánh sáng bao lâu
nó cống hiến bản thân ḿnh. Như thế, Giáo Hội cho thấy mầu nhiệm vượt
qua của Chúa Kitô một cách tuyệt vời nhất, Đấng hiến bản thân ḱnh và
nhờ đó tuôn tràn ánh sáng cao cả. Sau nữa, chúng ta hăy nhớ rằng ánh
sáng của cây nến là một ngọn lửa. Lửa là mộtquyền lực h́nh thành thế
giới này, một thứ năng lực biến đổi. Và lửa cung cấp cái ấm áp. Cả ở đây
nữa, mầu nhiệm Chúa Kitô được trở thành hữu h́nh một cách mới mẻ. Chúa
Kitô, ánh sáng, là lửa, ngọn lửa, đốt cháy sự dữ và nhờ đó tái h́nh
thành cả thế giới và bản thân chúng ta. “Ai gần Ta là gần ngọn lửa”, như
giáo phụ Origen đặt vào môi miệng Chúa Giêsu những lời ấy. Và ngọn lửa
này vừa nóng và vừa sáng: không phải là một thứ ánh sáng lạnh lẽo, mà là
một thứ ánh sáng nhừ đó cái ấm áp và thiện hảo của Thiên Chúa vươn chạm
tới chúng ta.
Bài đại thánh
ca Hăy Vui Lên được vị phó tế hát mở đầu cho phụng vụ Phục Sinh, vạch ra
cho chúng ta một cách hoàn toàn nhẹ nhàng tới một khía cạnh xa hơn nữa.
Nó nhắc chúng ta rằng vật này, cây nến ấy, được bắt nguồn từ việc làm
của những con ong. Cũng thế toàn thể thiên nhiên tạo vật đóng vai tṛ
của ḿnh. Nơi cây nến, thiên nhiên tạo vật trở thành một thứ chất chứa
ánh sáng. Thế nhưng, theo ư hướng của các vị Giáo Phụ, th́ cây nến này,
ở một nghĩa nào đó, cũng chất chứa một qui chiếu thầm lặng về Giáo Hội.
Việc hợp tác của cộng đồng sống động các tín hữu trong Giáo Hội ở một
cách nào đó tương tự như hoạt động của các con ong. Nó xây dựng nên cộng
đồng ánh sáng. Bởi thế cây nến trở thành như là một hiệu triệu cho chúng
ta trong việc trở nên gắn bó với cộng đồng Giáo Hội, một cộng đồng chỉ
hiện hữu để chiếutỏa ánh sáng của Chúa Kitô trên thế giới này.
Chúng ta hăy cầu nguyện cùng Chúa vào lúc này đây để xin Người ban cho
chúng ta được cảm thấy niềm hân hoan của ánh sáng Người; chúng ta hăy
nguyện cầu để chính chúng ta có thể trở nên thành phần chất chứa ánh
sáng của Người, và qua Giáo Hội, dung nhan rạng ngời của Chúa Kitô được
xuyên thấu thế giới của chúng ta (cf. LG 1). Amen.
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của
Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2012/documents/hf_ben-xvi_hom_20120407_veglia-pasquale_en.html
|
|