Trong thời gian vừa qua, tại Việt Nam xuất hiện nhiều chuyện “lạ” lớn nhỏ khác nhau rất đáng lưu ư.
Chuyện lạ lớn nhất là có những tầu “lạ” lởn vởn tại vịnh Nam Hải tấn công bắt bớ ngư dân người Việt đă nhiều đời chài lưới kiếm ăn ở vùng biển cả quê hương này.
Chuyện “lạ” kế tiếp là đă có những thực phẩm độc hại cho sức khỏe người dân từ quốc gia “lạ” vượt biên giới phía bắc xâm nhập thị trường Viêt Nam, gây ra biết bao nhiêu vụ ngộ độc thực phẩm mà hậu quả có thể kéo dài nhiều thế hệ.
Rồi c̣n có những cột mốc “lạ” được cắm lấn vào lănh địa Việt Nam để nới rộng đất cho nước “lạ” phưong Bắc…những người “lạ” ra vào đất nước ḿnh “tự do như người Hà Nội”, để lập nghiệp làm ăn buôn bán lấy vợ lấy chồng tạo ra đơn vị cư dân độc lập.
Riêng về địa hạt Y tế sức khỏe cũng có vài chuyện “lạ” đáng kể.
Bé gái phát ra lửa
Trước hết là trường hợp một bé gái tại một xóm nọ ở Sài G̣n được cho hay là có thể phát lửa đốt cháy các đồ vật khi cháu tới gần. Dân chúng khắp nơi ṭ ṃ kéo nhau tới xem. Báo chí cũng phóng sự rộng răi loan tin, cho là một hiện tượng lạ. Chỉ có cơ quan y tế nhà nước th́ không thấy chính thức nói ǵ về hiện tượng này, khiến cho sự việc càng trở nên bí mật khi báo chí, dân chúng cũng như nhiều nhà “khoa học” tự do nghiên cứu, phỏng đoán, giải thích.
Chẳng hạn:
Sau khi tiếp xúc với cháu gái, một nhà chuyên môn về Trung Tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người hợp tác với các nhà ngoại cảm đă kết luận là “trong người cô bé có nguồn hỏa lực mạnh” có thể gây cháy, nơi nào cháu đến gần là có thể gây cháy”, thậm chí kể cả khi ngồi trên xe bus đi học th́ xe cũng cháy!!! Vị này c̣n phát ngôn thêm là đă “coi lá số tử vi để xem bé sinh vào ngày giờ nào để suy đoán tư duy trừu tượng của bé ” và ông cho hay “h́nh chụp năo của cháu cho thấy năo phát triển kỳ lạ giống như năo các nhà tôn giáo, nhà văn”!!!
Một nhà “khoa học” khác dè dặt hơn, phát biểu:“Thực tế về khía cạnh vật lư, cho đến bây giờ, mọi người vẫn dựa vào lời kể của người thân cháu Th mà chưa ai trực tiếp tiếp cận hay chứng kiến sự việc bé tự gây cháy khi nh́n vào đồ vật”.
Thực vậy, theo báo chí, tất cả các vụ cháy đều do lời kể của thân nhân hoặc chính cháu nói ra, chứ chưa có ai chứng kiến sự việc. Một lần cháy khác đă được gia đ́nh kêu cứu sở cứu hỏa và cơ quan này cho hay hỏa hoạn xảy ra là do chạm dây điện.
Một nhật báo tại Việt Nam cho hay, Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng và viện H́nh sự VN sẽ “vào cuộc làm rơ nguyên nhân những vụ cháy bí ẩn được cho là do bé Th gây ra trong thời gian qua”.
Vẫn không thấy cơ quan bảo vệ sức khỏe người dân từ khu phố văn hóa địa phương tới cơ quan y tế phường khóm quận có ư kiến, v́ có lẽ cho rằng đây là “chuyện lạ nhỏ”, không đáng lưu ư. Cứ để tự nhiên cho dân chúng ṭ ṃ giải trí, quên đi nỗi buồn kinh tế khó khăn…
Riêng cá nhân người viết nhớ lại rằng trong y khoa có một tâm bệnh gọi là Pyromania mà tự điển y học định nghĩa là người bệnh có một ám ảnh đốt cháy đồ vật. Gốc của chữ Pyromania từ tiếng Hy Lạp: Pyro là lửa và tiếp vĩ ngữ mania có nghĩa là ám ảnh, cưỡng chế mất suy luận loss of reason.
Pyromania là bệnh rất hiếm, thường thấy ở trẻ em hơn là người lớn và 90% các trường hợp do nam giới gây ra. Bệnh đă được nhà tâm lư Freud cho là người phóng hỏa muốn có quyền lực hơn tạo hóa.
Có nhiều hoàn cảnh đưa tới ám ảnh phóng hỏa, như:
- Có mục đích giải tỏa những căng thẳng, ấm ức trong ḷng hoặc để thỏa măn một ư nguyện;
- T́m kiếm sự chú ư của người khác hoặc của nhân viên công lực để giải tỏa một vấn nạn như bị ức hiếp bullying ở trường học, thiếu hiếm bạn bè hoặc trả thù một bất công nào đó trong quá khứ;
- Khi bị cha mẹ ruồng bỏ, không chăm sóc hoặc bị lạm dụng;
Tài liệu DSM IV của Hội Tâm bệnh Hoa Kỳ đưa ra các tiêu chuẩn như sau để xác định chẩn đoán Pyromania:
Bệnh nhân có chủ tâm cố t́nh phóng hỏa một hoặc nhiều lần;
Bệnh nhân phải cảm thấy có một tâm trạng căng thẳng hoặc cảm giác khơi gợi trước khi phóng hỏa;
Bệnh nhân phải chứng tỏ là đương sự cảm thấy mê hoặc, lôi cuốn hoặc ṭ ṃ về lửa và các hoàn cảnh xung quanh lửa (như dụng cụ liên quan tới lửa, những phương thức dùng lửa hoặc những ǵ xảy ra sau khi phóng hỏa);
Bệnh nhân phải cảm thấy nhẹ nhơm, khoái trá hoặc vừa ḷng v́ đă phóng hỏa, chứng kiến hoặc tham gia việc phóng hỏa;
Bệnh nhân không có một dụng ư khi phóng hỏa như là mục đích tài chánh, chính trị, che đậy một tội trạng nào đó.
Cần phân biệt trẻ em cưỡng chế phóng hỏa với Cố ư gây hỏa hoạn arson.
Pyromania là một tâm bệnh có chủ ư khi phóng hỏa đôi khi ám ảnh với những ǵ liên quan tới lửa như xe cứu hỏa, sở cứu hỏa hoặc nhân viên cứu hỏa. Bệnh nhân bị lôi cuốn với lửa và thấy vừa ḷng và nhẹ nhơm sau mỗi lần gây cháy.
Arson là một rối loạn hành vi, bao gồm một số người ṭ ṃ muốn thử nghiệm, chơi với lửa hoặc có bất thường tâm lư, gây ra hỏa hoạn để trả thù hoặc mưu lợi cá nhân
Trở lại với cháu bé ở Sài G̣n, biết đâu cháu chẳng v́ một hoàn cảnh nào đó mà rơi vào tâm bệnh Pyromania hoặc cũng có thể do bất thường hành vi, muốn được để ư, đốt cháy sự vật với nguồn lửa từ một dụng cụ nào đó không xuất phát tự cơ thể ḿnh.
Giá kể có một cơ quan y tế nho nhỏ nào đó chịu khó dành th́ giờ quan sát hành vi của cháu trong dăm ngày tại môi trường y khoa để phân tích tâm trạng, thực hiện vài xét nghiệm căn bản rồi giải thích việc làm của cháu th́ cũng hợp t́nh hợp lư đấy nhỉ. Kẻo người nước ngoài biết chuyện, họ lại bảo dân ḿnh dễ tính, hay phao tin đồn nhảm.
Hội Chứng Viêm Da Dày Sừng Bàn Tay bàn Chân
Chuyện “lạ” thứ hai là bệnh gọi là “Hội chứng Viêm Da Dày Sừng Bàn Tay Bàn Chân” tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngăi.
Bệnh “lạ” xuất hiện từ gần 2 năm nay mà chưa có cơ quan y tế lớn nhỏ tại Việt nam biết tại sao, điều trị thế nào…Cho tới tháng 5 năm 2012 đă có 235 người mắc bệnh với 21 tử vong. Dân chúng rất hoang mang.
Theo báo trong nước, một dân làng than phiền “Tôi thực sự rất hoang mang. Trong làng người dân bị bệnh, ra đi ngày càng nhiều, trong đó có cả con gái tôi. Và cho đến bây giờ vẫn chưa có thể chắc chắn có thể chữa khỏi bệnh. Người dân sẽ c̣n ở đây, và chứng kiến biết bao cảnh tang thương nữa.”
Bác sĩ Giám ĐốcTrung tâm Y tế huyện Ba Tơ cho biết: “Hiện số lượng trẻ em mắc chứng bệnh này ngày càng tăng. Hơn nữa, xuất hiện thêm các triệu chứng mới nóng sốt, buồn nôn và tổn thương gan… khiến cho người dân rất khó phát hiện để đưa đến điều trị kịp thời”.
Và sau đây là ư kiến của cơ quan Y tế “cấp cao” cả nước.
“Sau khi khảo sát thực địa và xét nghiệm mẫu, Hội đồng khoa học của Bộ y tế đă xác định hội chứng viêm da dày sừng ḷng bàn tay, bàn chân là do nhiễm độc trên cơ địa người bệnh có t́nh trạng kém dinh dưỡng”. Đó là ư kiến của Cục Trưởng Cục An Toàn Thực phẩm Bộ Y Tế.
Vị đứng đầu Cơ quan Điều trị Bộ Y Tế cho hay, “các chuyên gia đầu ngành y tế và cán bộ y tế địa phương đă cập nhật phác đồ điều trị mới cho cán bộ y tế trong việc điều trị này”.
Và theo báo chí, trong một năm, Bộ Y Tế đă sửa đổi phác đồ điều trị 3 lần nhưng bệnh vẫn c̣n, tỷ lệ tử vong vẫn cao, sự hoang mang ngày càng lớn trong người dân.
Một Thứ trưởng Bộ Y tế đă họp báo về bệnh lạ này, với sự hiện diện của đại diện tại Việt Nam của CDC Hoa Kỳ và Tổ chức Y Tế Thế giới. Ông cho hay các nghiên cứu của Bộ chưa t́m ra nguyên nhân gây bệnh, nhưng kết luận bệnh gây ra do “người bệnh có t́nh trạng dinh dưỡng kém, thiếu vitamin B3, v́ ăn gạo mốc ẩm”. Và gạo không mốc đă được tiếp tế cho dân chúng, nhưng bệnh vẫn c̣n.
Điểm đáng lưu ư trong cuộc họp báo là ông Thứ Trưởng nhắn nhủ phóng viên không nên phỏng vấn 2 nhà chuyên môn nước ngoài là khách mời. V́ “họ tới đây để nghe chứ không trả lời câu hỏi”. Kể cũng lạ. Nhà chuyên môn mà không góp ư kiến th́ tới làm ǵ. Chắc là lại có bí mật quốc gia ǵ đây.
Trước kết luận của bộ Y tế là bệnh gây ra do gạo mốc ẩm, chủ tịch Ủy ban Hành chánh huyện Ba Tơ “bức xúc” đại ư là: “Chúng tôi bây giờ chỉ trông chờ vào ngành y nhưng thời gian phát hiện đến nay đă quá lâu mà người dân vẫn bế tắc về thông tin. (...) Bây giờ mà chờ t́m măi th́ dân chết v́ đây không phải là nơi thí nghiệm. Đối với ngành y, ḷng tin đă mai một dần”. Theo Sai G̣n Tiếp Thị. Theo ông, đây không phải là gạo mốc mà là loại gạo khi gặt lúa về bà con mang đi ủ ngay, khi cần ăn th́ mới phơi rồi đi xay gạo. Do đó gạo có mùi như gạo ủ và hạt cơm rất chắc. Dân chúng nơi đây vẫn ăn gạo này từ nhiều đời mà chưa bao giờ mắc bệnh.
Phóng viên Sàig̣n Tiếp Thị nhận định: “Cái cần phải phê phán ở đây là bộ Y tế chưa tỏ ra cho dân thấy rằng họ thực sự có trách nhiệm với sinh mạng của người dân khi ba năm qua vẫn chỉ luẩn quẩn với những câu trả lời ṿng vo và kết quả thu được là bệnh vẫn tiếp tục hoành hành. Không bộ nào hiểu được tính cấp bách của việc cứu người hơn bộ Y tế. Việc biến cả một huyện Ba Tơ thành pḥng thí nghiệm suốt ba năm qua là điều khó có thể chấp nhận được”.
Và có nhà báo phóng bút tả chân: “Ngày tháng cứ nặng nề trôi qua với những người dân làng Rêu. Hung tin liên tục ập tới. Người chết, trẻ bị bệnh tật, quấy khóc. Đâu đâu cũng thấy người dân da tay chân nổi mẩn, da vàng vọt v́ suy gan, những ánh mắt thâm quầng v́ thiếu ngủ. Một không khí xác xơ, tang tóc ngập cả một làng quê”.
Bệnh vẫn tiếp tục hoành hành. Nhà Nước nói sẽ tiếp tục “chỉ đạo” để xác định rơ căn nguyên của căn bệnh này trong thời gian tới. Và bệnh nhân cứ tiếp tục măn phần.
Rồi lại c̣n bệnh “lạ” Già Trước Tuổi, bệnh Chân Tay Miệng, bệnh Lở mồm Long móng, chuyện “lạ” giới cung cấp y tế mất lương tri nghề nghiệp, bỏ bê bệnh nhân tới chết, nhận tiền hoa hồng nhập cảng dược phẩm…