14. Cử Hành Đức Tin: Phụng Vụ

  

Nếu Mầu Nhiệm Đức Tin, như chương 13 đă diễn giải, là Thánh Thể, th́ Cử Hành Đức Tin phải là Phụng Vụ. Bởi v́, Phụng Vụ liên quan đến tính cách Thánh Thiện của Giáo Hội, như chương 12 đă đề cập đến trong xác tín 25. Thế nên, một khi nói đến Thánh Thể là nói đến một Hiện Diện Thần Linh và tràn đầy Sự Sống theo xác tín của Đức Tin, th́ nói đến Phụng Vụ là nói đến một Tác Động Thần Linh của toàn thể Giáo Hội trong việc Cử Hành Mầu Nhiệm Đức Tin của ḿnh, tức Cử Hành Mầu Nhiệm Thánh Thể, Mầu Nhiệm Chúa Kitô Hiện Diện và Sống Động nơi Giáo Hội và với Giáo Hội cho đến tận thế.

 

Như thế, Phụng Vụ chính là nơi Chúa Kitô Hiển Linh qua việc Giáo Hội làm để tưởng nhớ đến Người. Hay nói cách khác, Phụng Vụ là việc Giáo Hội làm để Chúa Kitô Hiển Linh. Bởi vậy, về kết cấu, Phụng Vụ, Phụng Vụ dâng Thánh Lễ cũng như Phụng Vụ ban Bí Tích, kể cả Phụng Vụ nguyện Giờ Kinh, bao giờ cũng bao gồm phần Nội Dung Phụng Vụ và phần h́nh thức là phần Lễ Nghi Phụng Vụ.

 

Phần Nội Dung Phụng Vụ là phần Chúa Kitô Hiển Linh, và phần Lễ Nghi Phụng Vụ là phần việc Giáo Hội làm. V́ phần Nội Dung Phụng Vụ là phần Chúa Kitô Hiển Linh, do đó, Phụng Vụ không bao giờ thiếu mục công bố Lời Chúa, phần để Chúa Kitô tỏ ra "Tôi biết các chiên của Tôi" (Jn.10:14). Và v́ phần Lễ Nghi Phụng Vụ là phần việc của Giáo Hội làm, do đó, Phụng Vụ c̣n bao gồm cả những tác động nói lên ư thức Đức Tin của Giáo Hội trong việc tiếp xúc thần linh với Chúa Kitô Hiển Linh, Đấng mong rằng "Các chiên của Tôi biết Tôi" (Jn.10:14).

 

Riêng phần Lễ Nghi Phụng Vụ lại được chia ra làm hai, bao gồm các tác động Lễ Nghi của vị chủ sự và các tác động Lễ Nghi của người tham dự. Các tác động Lễ Nghi Phụng Vụ của vị chủ sự quan trọng nhất là việc chia sẻ Lời Chúa, việc đọc mô thức truyền phép Thánh Thể hay ban Bí Tích, và việc ban phát Thánh Thể và các Bí Tích. C̣n các tác động Lễ Nghi Phụng Vụ của người tham dự chính yếu là lắng nghe Lời Chúa và lănh nhận Thánh Thể hay các Bí Tích, cùng với các cử chỉ khác là thưa đáp, hát xướng, đứng lên, ngồi xuống, qùi gối, cúi đầu, hay cộng tác trực tiếp vào các việc giúp vị chủ sự Cử Hành Phụng Vụ, như giúp lễ, đọc Sách Thánh và trao ban Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô v.v.

 

Sau đây là phần tŕnh bày về Phụng Vụ là một Cử Hành Đức Tin đối với thành phần chủ sự cũng như đối với thành phần tham dự. Cũng giống như các phần khác trong cuốn sách này, thể thức tŕnh bày mỗi vấn đề sẽ theo thứ tự như sau:

1- Xác Tín vấn đề (giáo lư).

2- Mạc Khải vấn đề (Lời Chúa).

3- Nhận Thức vấn đề (diễn giải).

 

 

Chủ Sự Cử Hành Phụng Vụ

 

 

Xác Tín            

 

                V́ Cử Hành Phụng Vụ là Cử Hành một Mầu Nhiệm Thánh, do đó, vị chủ sự cần phải là những vị được truyền Chức Thánh, để các vị có đủ tư cách đóng vai Chúa Kitô và có đủ quyền linh nhân danh Chúa Kitô mà Chủ Sự việc Cử Hành Phụng Vụ Thánh này. 

 

Mạc Khải

 

"Các ngươi hăy ra phố chợ mà mời vào dự tiệc cưới bất cứ ai mà các ngươi gặp" (Mt.22:9).

 

"Bấy giờ Người cầm lấy chén, dâng lời chúc tụng tạ ơn và nói: 'Hăy nhận lấy chén này mà chia nhau: Thày cho các con hay, từ nay trở đi, Thày sẽ không uống trái cây nho này nữa, cho tới khi triều đại Thiên Chúa đến'" (Lk.22:17-18).

Nhận Thức

 

Phụng Vụ trong Giáo Hội Công Giáo bao gồm Thánh Lễ, Bí Tích và Giờ Kinh. Ở đây không cố ư t́m hiểu và đi sâu vào nguồn gốc, ư nghĩa, giá trị cũng như tác dụng của Phụng Vụ Thánh Lễ, Phụng Vụ Bí Tích và Phụng Vụ Giờ Kinh, v́ đây không phải là chỗ bàn đến khoa phụng vụ học, mà chỉ nhấn mạnh đến vai tṛ của vị chủ sự cũng như của người tham dự trong việc Cử Hành Đức Tin của ḿnh qua Phụng Vụ mà thôi.

 

Trước hết, nói đến việc "cử hành" hay "tham dự" thường là nói đến Phụng Vụ Thánh Lễ hơn là nói đến Phụng Vụ Bí Tích hay Phụng Vụ Giờ Kinh. Bởi thế, khi nói đến Thánh Lễ là nói đến việc "cử hành Thánh Lễ" hay "tham dự Thánh Lễ", nói đến Bí Tích là nói đến việc "ban Bí Tích" hay "lănh nhận Bí Tích", và nói đến Giờ Kinh là nói đến "sách nguyện" hay "kinh nguyện". Tuy nhiên, nói đến Phụng Vụ là nói đến một việc làm của Giáo Hội, với Giáo Hội và cho cả Giáo Hội.

 

Phụng Vụ là một việc làm "của Giáo Hội", v́ đó là một việc do chính Giáo Hội chính thức thiết lập theo Thánh Kinh cũng như Thánh Truyền, chứ không phải do một cá nhân Kitô hữu nào sáng chế ra hay do một mạc khải tư nào mà có, chẳng hạn như trường hợp Kinh Mân Côi rất hay ho, thần diệu và phổ thông, nhưng cho đến nay vẫn không được Giáo Hội công nhận là một kinh có tính cách Phụng Vụ.

 

Phụng Vụ là việc làm "với Giáo Hội", v́ đó là một việc do chính Giáo Hội lập ra, do đó, theo chức phận xứng hợp của ḿnh, Kitô hữu làm việc này là làm việc của Giáo Hội và làm cùng với Giáo Hội. Cho dù Thánh Lễ có được dâng âm thầm trong lao tù đi nữa, Thánh Lễ này cũng là một việc Cử Hành Mầu Nhiệm Thánh của cả Giáo Hội, chứ không phải chỉ là một việc làm riêng của vị linh mục bị giam cầm mà thôi.

 

Phụng Vụ là việc làm "cho Giáo Hội", v́ đó là việc do Giáo Hội thiết lập, bởi vậy, làm việc Giáo Hội thiết lập là làm việc thay cho Giáo Hội nói chung và thay cho các phần tử khác trong Giáo Hội nói riêng, ngoài ra, cũng là làm một việc mang lại lợi ích thiêng liêng cho chung Giáo Hội và cho riêng các phần thể khác. Việc nguyện Kinh Thần Vụ của các vị có chức Thánh hay của các tu sĩ, là một trường hợp điển h́nh trong việc làm thay cho thành phần giáo dân. Việc ban Bí Tích là một trường hợp làm mang lại lợi ích thiêng liêng "cho Giáo Hội" nơi các chi thể Giáo Hội.

 

Phụng Vụ là việc làm của Giáo Hội, với Giáo Hội và cho Giáo Hội, và việc "cử hành" Phụng Vụ này thuộc về thành phần chủ sự hơn là thành phần "tham dự" (Thánh Lễ), thành phần "lănh nhận" (Bí Tích) hay thành phần thông công (Giờ Kinh). Tuy nhiên, đối với Giáo Hội lữ hành, không có Đức Tin cũng không có Phụng Vụ, v́ nếu Phụng Vụ là việc của Giáo Hội th́ Phụng Vụ cũng chính là việc Giáo Hội thể hiện và bầy tỏ Đức Tin của ḿnh đối với Đấng ở với Giáo Hội cho đến tận thế. Do đó, về phương diện Giáo Hội học, Phụng Vụ phải nói là việc Giáo Hội Cử Hành Đức Tin. Nếu Phụng Vụ là việc Giáo Hội Cử Hành Đức Tin th́ dù là thành phần chủ sự Cử Hành Phụng Vụ hay thành phần tham dự Cử Hành Phụng Vụ cũng chỉ là cùng nhau Cử Hành Đức Tin mà thôi. Thế nhưng, về phương diện Kitô học, Phụng Vụ c̣n là nơi Chúa Kitô hiện diện, tỏ ḿnh và ban ḿnh cho Giáo Hội, do đó, Phụng Vụ phải được chính thức cử hành bởi Giáo Hội qua thành phần chủ sự, thành phần được Giáo Hội truyền Chức Thánh cho để có đủ tư cách thay Chúa Kitô và có đủ linh quyền nhân danh Chúa Kitô, nơi vai tṛ chủ tế trong việc Cử Hành Thánh Lễ hay vai tṛ chủ ban trong việc Cử Hành Bí Tích.

 

Phải, chỉ có các vị có Chức Thánh mới xứng đáng và có quyền Cử Hành Phụng Vụ mà thôi. Đây là điều kiện tối yếu và chủ chốt để làm nên việc Cử Hành Phụng Vụ, nghĩa là làm cho việc truyền phép trên h́nh Bánh và h́nh Rượu trở nên Ḿnh Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô, làm việc đọc lời tha tội trong ṭa giải tội mang lại phần rỗi cho các tội nhân thành tâm thống hối và xưng thú lỗi lầm của ḿnh v.v. C̣n việc bản thân của vị chủ tế có thánh thiện hay không, cho dù có tội trọng trong ḿnh đi nữa khi Cử Hành Phụng Vụ Thánh Lễ hay Các Bí Tích Thánh, không ảnh hưởng ǵ đến việc hiệu thành của Phụng Vụ Thánh.

 

Mặc dầu Phụng Vụ Thánh hiệu thành v́ vai tṛ duy nhất của Chức Thánh nơi con người của vị chủ sự, song thành phần có Chức Thánh này nếu mang tội trọng trong ḿnh trong khi Cử Hành Mầu Nhiệm Thánh Lễ hay Bí Tích Thánh, về phương diện cá nhân, nếu không kịp xưng tội trước đó và có ư xưng tội ngay sau đó với ḷng ăn năn thống hối thật, vị chủ sự này sẽ phạm Sự Thánh.

 

Chính v́ yếu tố thần linh duy nhất là Chúc Thánh cũng đủ để hiệu thành Mầu Nhiệm Thánh nơi việc Cử Hành Phụng Vụ như thế, hơn là yếu tố nhân sự là lành thánh nơi bản thân của vị chủ sự thừa tác, mà tự bản tính của ḿnh, Chức Thánh không buộc người lănh nhận phải sống độc thân. Và cũng v́ thế, v́ Chức Thánh không buộc phải giữ ḿnh độc thân như thế, những người có gia đ́nh cũng có thể lănh nhận Chức Thánh ở mức độ của một Thày Sáu Vĩnh Viễn, để thành phần này có thể làm nhiệm vụ phó tế trong việc Cử Hành Phụng Vụ Thánh Lễ, nhiệm vụ thừa tác viên Thánh Thể, nhiệm vụ công bố Phúc Âm và chia sẻ Lời Chúa trong Thánh Lễ, cũng như nhiệm vụ ban Bí Tích Rửa Tội và chứng nhận Hôn Phối, xong không có quyền ban phép Giải Tội, Thêm Sức và Xức Dầu Thánh.

 

Tuy nhiên, tự bản chất của ḿnh cho dù không buộc phải sống độc thân, Chức Thánh nơi Giáo Hội Công Giáo cũng không truyền cho giới nữ, chỉ truyền cho giới nam mà thôi. Đây không phải là vấn đề Giáo Hội Công Giáo, tiếng nói mănh liệt nhất trong việc bênh vực quyền lợi và phẩm giá của con người trên thế giới, kỳ thị phái tính, cho bằng v́ nó là một vấn đề thuộc về mạc khải cũng như truyền thống của Giáo Hội. Vấn đề Giáo Hội Công Giáo không truyền Chức Thánh cho nữ giới theo mạc khải được căn cứ vào ư định của Chúa Kitô, khi Người phán: "Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày" th́ không có một người nữ nào ở đó, kể cả người Mẹ rất thánh của Người, ngoại trừ 11 vị Tông Đồ mang thân phận nam nhân. Vấn đề Giáo Hội Công Giáo không truyền Chức Thánh cho nữ giới chẳng những được dựa vào mạc khải mà c̣n căn cứ vào truyền thống lưu lại từ thành phần chứng nhân tiên khởi là các Tông Đồ.

 

Về phương diện nhân loại học, vấn đề Giáo Hội không truyền Chức Thánh cho giới nữ, có thể suy luận rất hợp lư từ bản chất tự nhiên của mỗi phái tính. Nam tính được bẩm sinh là phái tính có khuynh hướng và tính chất thông ban sự sống, trong khi nữ tính theo thiên phú là phái tính có khuynh hướng lănh nhận mang sự sống. Mà Chức Thánh  là Quyền Năng thông ban Sự Sống nên không thích hợp với nữ tính cho bằng nam tính, phái tính của Lời nhập thể.

 

Vẫn biết Chức Thánh là một Quyền Năng để thông ban Sự Sống Thần Linh và không buộc người lănh nhận phải sống độc thân, tuy nhiên, Giáo Hội là Thẩm Quyền Tối Cao có quyền truyền chức th́ cũng có quyền huyền chức hay "treo chức", khi thấy nơi con người mang Chức Thánh đó có những gương mù gương xấu bất xứng với thiên chức vô cùng cao trọng của ḿnh. Để rồi, một khi bị "treo chức", tức bị cấm không được thi hành năng quyền Chức Thánh của ḿnh nữa, th́ con người mang ấn tín linh mục không thể nào xóa bỏ ấy có Cử Hành Bí Tích Thánh chẳng những bản thân có tội mà cả bí tích cũng không thành, như trong trường hợp các ngài ban Bí Tích Giải Tội (Giáo Luật khoản 966) hay Bí Tích Hôn Phối (Giáo Luật khoản 1109).

 

Để xứng đáng lănh nhận Chức Thánh trong việc Cử Hành Mầu Nhiệm Thánh cũng như ban các Bí Tích Thánh, và để có thể toàn hiến trong việc mục vụ chăm sóc phần rỗi cho đoàn chiên của ḿnh theo gương vị Mục Tử Tốt Lành hiến mạng sống v́ chiên, th́ thành phần lănh nhận Chức Thánh, theo luật riêng của Giáo Hội Công Giáo, phải giữ ḿnh độc thân trọn đời, không được lập gia đ́nh. Như thế, nếu Chúa Kitô không ngừng yêu thương, ở cùng và ban ḿnh cho Giáo Hội là thân thể của Người cho đến tận thế, được thể hiện qua Chức Thánh mà Người trao ban cho chung Giáo Hội cũng như cho riêng hàng tư tế thừa tác, th́ việc Giáo Hội ban bố luật linh mục độc thân là việc Giáo Hội muốn thuộc trọn về Chúa Kitô, phu quân của ḿnh.

 

 

Tham Dự Cử Hành Phụng Vụ

 

 

Xác Tín             

 

                V́ Cử Hành Phụng Vụ là cử hành một Mầu Nhiệm Thánh, do đó, thành phần tham dự cũng phải là thành phần Thánh theo thân phận của họ cũng như trong ư hướng của họ, nhất là nơi tinh thần của họ, khi họ muốn được thực sự thừa hưởng hầu hết các Bí Tích Thánh. 

  

Mạc Khải

 

"Hăy tiến lại gần đây! Hăy bỏ dép của ngươi ra, v́ chỗ ngươi đang đứng là đất thánh" (Ex.3:5).

 

"Khi nhà vua đến gặp khách khứa, ông bắt gặp một người không trang phục xứng với bữa tiệc cưới. Vua nói: 'Này bạn, sao bạn đến đây lại không trang phục một cách xứng hợp?'" (Mt.22:11-12).

Nhận Thức

 

Nếu thành phần Chủ Sự Cử Hành Phụng Vụ Thánh cần phải có Chức Thánh mới có đủ tư cách Chủ Sự Phụng Vụ Thánh thế nào, th́ thành phần Tham Dự Cử Hành Phụng Vụ Thánh cũng cần phải có Ơn Thánh mới có đủ tư cách Tham Dự Phụng Vụ Thánh như vậy. Ngoài ra, nếu thành phần Chủ Sự Cử Hành Phụng Vụ Thánh c̣n cần phải có năng quyền mới có khả năng thi hành một cách hiệu lực Chức Thánh của ḿnh thế nào, th́ thành phần Tham Dự Cử Hành Phụng Vụ Thánh cũng cần phải có cả ư hướng hoàn toàn ngay lành nữa mới có khả năng thể hiện Ơn Thánh nơi ḿnh như vậy. Bởi thế, điều kiện chính yếu trong việc Tham Dự Phụng Vụ Thánh là phải có Ơn Thánh và Ư Hướng Ngay Lành.

 

Trước hết, về điều kiện Ơn Thánh để có thể Tham Dự Phụng Vụ Thánh, nên để ư đến trường hợp của thành phần dự ṭng trước khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, nghĩa là trước khi họ có Ơn Thánh, và thành phần phạm tội trọng trước khi lănh nhận Bí Tích Ḥa Giải, nghĩa là họ đă mất Ơn Thánh. Bởi v́, theo giáo lư của Giáo Hội Công Giáo, để xứng đáng lănh nhận các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể và Truyền Chức Thánh, kể cả Bí Tích Hôn Phối và Xức Dầu Thánh, Kitô hữu Công Giáo phải ở trong t́nh trạng có Ơn Thánh, tức là không mắc trọng tội, bằng không, dù có tham dự Thánh Lễ, theo nguyên tắc, họ cũng không được công ǵ, mà nếu họ lên rước lễ th́ họ sẽ mắc thêm một trọng tội khác là tội phạm Sự Thánh.

 

Tuy nhiên, nếu xét theo ư nghĩa đích thực của Ơn Thánh, một quyền năng được làm con cái Thiên Chúa (x.Jn.1:12), th́ những hối nhân mang trọng tội trong ḿnh không phải v́ thế họ không c̣n là con cái Thiên Chúa nữa, và Thiên Chúa không c̣n là Cha của họ nữa. Do đó, họ vẫn có đủ tư cách của một người con cái Thiên Chúa, như người con hoang đường trong Phúc Âm thánh Luca, để "đứng lên trở về với Cha tôi" (Lk.15:20), trong việc Tham Dự Phụng Vụ Bí Tích Thánh nơi ṭa giải tội. Bởi v́, nếu xét theo mục đích của các Bí Tích là thông ban sự sống của Chúa Kitô cho chung Giáo Hội cũng như cho riêng từng chi thể của Người là Kitô hữu, th́ c̣n ai đáng và cần lănh nhận sự sống của Chúa Kitô, Đấng "đến t́m kiếm và cứu vớt những ǵ đă hư đi" (Lk.19:10), cho bằng những đứa con hoang đường thành tâm muốn trở về với Người này.

 

Ngoài ra, nếu xét về nguồn gốc Ơn Thánh là "ơn nghĩa trước mặt Thiên Chúa" (Lk.1:30), tức là Ơn được Thiên Chúa thương, Ơn Thiên Chúa muốn ban cho ai th́ ban, như "Ngài muốn thương ai th́ thương" (Rm.9:15), và ban lúc nào hay tỏ dấu thương khi nào cũng tùy ư Ngài, th́ thành phần dự ṭng cũng là thành phần được ơn nghĩa với Chúa trước khi họ chính thức lănh nhận Bí Tích Rửa Tội tái sinh. Do đó, trong thời gian họ đang học đạo để thực sự trở thành một người tân ṭng, nếu họ có bị chết bất đắc kỳ tử đi nữa, theo giáo lư Công Giáo, họ cũng được rỗi, v́ họ đă được rửa tội bằng lửa rồi, tức được rửa bằng ḷng mến, "bằng Thánh Linh" (Jn.1:33), như trường hợp của gia đ́nh Cornêliô nhận lănh Thánh Linh trước khi được Thánh Phêrô chính thức ban phép rửa cho (x.Acts 10:44,47).

 

Vả lại, nếu việc Cử Hành hay Tham Dự Phụng Vụ Thánh là việc Cử Hành Đức Tin, th́ thành phần dự ṭng và thành phần Kitô hữu mắc trọng tội cũng hội đủ tư cách để Tham Dự Phụng Vụ Thánh nơi Bí Tích Rửa Tội (đối với dự ṭng) và Bí Tích Giải Tội (đối với Kitô hữu mang trọng tội).

 

Đối với thành phần dự ṭng, nếu họ không "tin vào tin mừng" (Mk.16:16) họ đă không xin trở lại và "lănh nhận phép rửa" (Mk.16:16). "Việc tin" nơi thành phần dự ṭng như thế, theo nguyên tắc, tuy chưa thể gọi là Đức Tin được Thiên Chúa phú bẩm khi họ lănh nhận phép rửa, nhưng trên thực tế, "việc tin" của họ khi họ chưa là tân ṭng đây cũng không phải "ḷng tin" tự họ mà có, song do Thiên Chúa tác động để họ có thể nhận biết Ngài và trở lại với Ngài, như "chiên Tôi th́ nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi" (Jn.10:27). Như thế, nếu "việc tin" của thành phần dự ṭng từ Chúa mà đến và hướng về Chúa như một nhân đức đối thần, mà Đức Tin cũng đến từ Chúa và là một nhân đức đối thần hướng về Chúa, th́ "việc tin" của thành phần dự ṭng cũng có thể được coi là Dự Đức Tin, hay Đức Tin được hưởng trước vậy.

 

Đối với thành phần Kitô hữu mang trọng tội, nếu họ chưa hoàn toàn chối bỏ Đức Tin, bằng việc hồ nghi hay phủ nhận một tín điều nào đó của Giáo Hội, th́ họ vẫn c̣n Đức Tin, nghĩa là vẫn c̣n chấp nhận Thiên Chúa. Chính v́ họ c̣n chấp nhận Thiên Chúa, c̣n Đức Tin để hướng về và t́m kiếm "Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất" (Jn.17:3) của ḿnh, Đức Tin mới cứu họ (x.Lk.7:50), như đă cứu "người đàn bà nổi tiếng tội lỗi trong thành" (x.Lk.7:37), và nhờ Đức Tin họ mới có lư và có thể trở về với Thiên Chúa qua Bí Tích Giải Tội. Do đó, mỗi lần Kitô hữu mang trọng tội đến ṭa giải tội không phải là họ Cử Hành Đức Tin, Cử Hành Mầu Nhiệm Thánh, Mầu Nhiệm Thiên Chúa là Cha Yêu Thương con cái yếu hèn của Ngài vô cùng hay sao?

 

Phần Thiên Chúa, mỗi lần có người con nào của Ngài tin tưởng trở về với Ngài, Ngài cũng Cử Hành Mầu Nhiệm Yêu Thương của Ngài, như trường hợp Ngài hết sức hân hoan vui sướng tỏ ra trong dụ ngôn người con hoang đàng, đến nỗi, việc Ngài cử hành long trọng thậm chí đă gây cho người con cả phải động ḷng ghen tức (x.Lk.15:22-24,29-32). Đối với thành phần dự ṭng trở về với Ngài cũng thế, Ngài cũng hân hoan cử hành việc Ngài t́m thấy họ, như trường hợp người chủ chăn t́m thấy con chiên lạc duy nhất trong số 100 con của họ (x.Lk.15:4-5), hay như trường hợp của người đàn bà đốt đèn và quét dọn cho đến khi t́m thấy đồng bạc trong số 10 đồng của ḿnh bị rơi mất (Lk.15:8-9).

 

Trong việc Tham Dự Phụng Vụ Thánh, ngoài điều kiện chính yếu là Ơn Thánh để con người có đủ tư cách tham dự vào Mầu Nhiệm Thánh, thành phần Tham Dự Phụng Vụ Thánh c̣n phải có Ư Ngay Lành trước khi và trong khi tham dự Mầu Nhiệm Thánh nữa, nghĩa là hoàn toàn không v́ một lư do phàm tục nào, như để lấy tiếng với thế gian. Bằng không, họ đă tục hóa Mầu Nhiệm Thánh, và do đó, họ chẳng những không nhận được lợi ích thiêng liêng bởi việc Tham Dự Phụng Vụ Thánh th́ chớ, trái lại, họ c̣n mắc tội phạm Sự Thánh nữa là đàng khác.

 

Thế nhưng, Ư Ngay Lành nơi thành phần Tham Dự Phụng Vụ Thánh đây là ǵ, nếu không phải là ḷng họ khao khát muốn thông hiệp với Chúa hơn qua các Bí Tích, nhất là Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức, Ḿnh Thánh Chúa và Giải Tội, để nhờ sự sống của Chúa phát triển nơi ḿnh, họ có thể liên lỉ sống đẹp ḷng Ngài, bằng một đời sống đức ái trọn hảo trong mọi nơi và mọi lúc, luôn luôn tín thác mọi sự cho Ngài, hăng say t́m kiếm hy sinh bỏ ḿnh theo gương Chúa, nhất là sẵn sàng và vui ḷng chấp nhận trở nên tất cả mọi sự như Ngài muốn, dù có phải đau khổ đến đâu đi nữa.

 

Như thế, Ư Hướng Ngay Lành chẳng qua chỉ là hiện thân của Đức Mến và phát xuất từ Đức Mến. Nếu Ơn Thánh là điều kiện chính yếu để Tham Dự Phụng Vụ Thánh th́ Đức Mến quả là một khả năng đối thần không thể thiếu để Kitô hữu có thể Tham Dự Mầu Nhiệm Thánh. Nếu việc Cử Hành hay Tham Dự Phụng Vụ Thánh là việc Cử Hành Đức Tin, th́ việc Cử Hành Đức Tin này cũng chính là việc Cử Hành Đức Mến, một việc Kitô hữu chứng thực ḿnh nhận biết Thiên Chúa, ở chỗ họ tỏ ra họ thiết tha yêu mến Ngài: "Ai yêu thương th́ được sinh bởi Thiên Chúa và nhận biết Ngài. Người không yêu thương th́ không biết ǵ về Thiên Chúa, v́ Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Jn.4:7-8).

 

Chính nhờ Đức Mến này, Kitô hữu chẳng những chính thức Tham Dự Phụng Vụ Thánh một cách sốt sắng và đầy hiệu năng, mà c̣n nhờ "sự sống viên măn hơn" (Jn.10:10), họ tiếp tục Cử Hành Mầu Nhiệm Thánh suốt cả cuộc sống của ḿnh, với vai tṛ của một tư tế, ngôn sứ và vương giả, v́ họ đă được xức dầu khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội để trở nên con cái Thiên Chúa. Kitô hữu Cử Hành Mầu Nhiệm Thánh với tư cách là một tư tế, khi họ thánh hóa mọi việc làm lớn nhỏ trong cuộc sống của họ. Kitô hữu Cử Hành Mầu Nhiệm Thánh với tư cách là một ngôn sứ, khi họ loan truyền tin mừng cho tất cả mọi tạo vật (x.Mk.16:15), bằng việc làm chứng cho Chúa (x.Lk.24:48). Và Kitô hữu Cử Hành Mầu Nhiệm Thánh với tư cách là một vương giả khi họ biết làm chủ ḿnh và chiến thắng thế gian bằng Đức Tin  (x.1Jn.5:4), hay bằng việc Cử Hành Đức Tin.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL