Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI – lot bài giáo lư Đức Tin Th Tư 23/1/2012 – bài th 11: "Tôi tin kính Thiên Chúa" - mô phạm nơi tổ phụ Abraham

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong Năm Đức Tin này, hôm nay tôi muốn bắt đầu chia sẻ với anh chị em về Kinh Tin Kính, một lời tuyên xưng đức tin long trọng là những ǵ luôn đi kèm với chúng ta là thành phần tín hữu. Tin Kinh Kính được bắt đầu rằng “Tôi tin kính Thiên Chúa”. Đó là một khẳng định nền tảng, một khẳng định giản dị có vẻ như lầm lẫn nơi thiết yếu tính của nó nhưng lại là một khẳng định hướng tới một thế giới vô biên về mối liên hệ với Chúa và với mầu nhiệm của Ngài. Việc tin tưởng Thiên Chúa bao gồm việc gắn bó với Ngài, việc đón nhận Lời của Ngài và hân hoan chấp nhận mạc khải của Ngài. Như Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo dạy: “Đức tin là hành động của bản thân – là việc đáp ứng của con người đối với việc khơi động của Thiên Chúa là Đấng mạc khải ḿnh ra” (số 166). Bởi thế, để có thể nói một người tin Thiên Chúa th́ đó là vừa là một tặng ân – ở chỗ Thiên Chúa tỏ ḿnh ra, Ngài đến gặp gỡ chúng ta – vừa là một việc dấn thân, nó vừa là ân sủng thần linh vừa là trách nhiệm của con người, bằng một cảm nghiệm trao đổi với Thiên Chúa là Đấng v́ yêu thương “nói với con người như bạn hữu” (Dei Verbum, 2); Ngài nói với chúng ta để, bằng đức tin và với đức tin, chúng ta có thể được hiệp thông với Ngài.

 

Chúng ta có thể nghe Lời của ngài ở đâu? Thánh Kinh là chính, ở đó Lời của Thiên Chúa trở thành khả thính cho chúng ta và nuôi đưỡng đời sống của chúng ta là các “bạn hữu” của Thiên Chúa. Toàn thể Thánh Kinh tŕnh thuật lại mạc khải của Thiên Chúa tỏ ra cho loài người, tất cả Thánh Kinh nói về đức tin và dạy chúng ta đức tin bằng cách kể ra câu chuyện về việc Thiên Chúa thực hiện dự án cứu chuộc của Ngài và đến gần với loài người chúng ta, qua nhiều h́nh ảnh rạng ngời của những con người tin vào Ngài và kư thác bản thân họ cho Ngài, cho đến khi mạc khải được trọn vẹn nơi Chúa Giêsu.

 

Một đoạn tuyệt vời liên quan tới vấn đề này đó là đoạn 11 trong Thư gửi Do Thái chúng ta vừa nghe. Đoạn này nói về đức tin và đề cao các đại nhân vật trong thánh kinh đă sống đức tin, trở thành một mô phạm cho tất cả mọi tín hữu: “Đức tin là bảo đảm những ǵ hy vọng và là xác tín những ǵ không thấy” (11:1). Con mắt đức tin bởi thế có thể thấy những ǵ vô h́nh và con tim của tín hữu có thể hy vọng vượt trên tất cả mọi hy vọng, như Abraham là vị được Thánh Phaolô nói trong Thư Rôma rằng ông “đă tin, khi hy vọng không c̣n hy vọng” (4:18).

 

Và tôi muốn tập trung chính yếu vào Abraham, v́ ông là điểm qui chiếu chính yếu đầu tiên để nói về niềm tion tưởng vào Thiên Chúa: Abraham là một vị đại tổ phụ, là mô phạm gương mẫu, là cha của tất cả mọi tín hữu (x Rm 4:11-12). Bức Thư gửi Do Thái cho thấy ông như sau: “Bằng đức tin, Abraham đă tuân phục khi ông được kêu gọi lên đường đến một nơi ông được nhận lănh làm gia nghiệp; và ông đă ra đi, không biết ḿnh đi đâu. Bằng đức tin, ông đă ở một thời gian nơi mảnh đất ông được hứa ban, như trong một mảnh đất lạ, sống trong lều, như Isaac và Giacóp, những vị thừa hưởng với ông cùng một lời hứa. V́ ông hướng tới một thành đô được xây dựng bởi Thiên Chúa là kiến trúc sư và kiến tạo sư của nó” (11:8-10).

 

Tác giả Thư Do Thái ám chỉ ở đây đến tiếng gọi của Abraham, được Sách Khởi Nguyên thuật lại, cuốn sách đầu tiên của Thánh Kinh. Thiên Chúa muốn ǵ nơi vị đại tổ phụ này? Ngài muốn ông rời bỏ quê hương của ông mà đi đến xứ sở Ngài sẽ chỉ cho ông: “Hăy rời bỏ quê hương của ngươi và gịng tộc của ngươi cùng nhà cha của ngươi để đến mảnh đất Ta sẽ chỉ cho ngươi” (Gen 12:1). Làm sao chúng ta có thể đáp ứng một lời mời gọi như thế? Thật vậy, nó là một cuộc lên đường trong tăm tối, không biết Thiên Chúa sẽ dẫn ông đi đâu; nó là một cuộc hành tŕnh cần đến đức tuân phục và ḷng tin tưởng toàn diện, chỉ có thể khả thi nhờ đức tin. Thế nhưng cái tăm tối của vô thức – về nơi Abraham sẽ phải đi – lại được soi sáng bởi ánh sáng của một lời hứa; Thiên Chúa thêm vào lệnh truyền của Ngài một lời bảo đảm mở ra trước Abraham một tương lai sự sống trọn vẹn: “Ta sẽ làm cho ngươi trở thành một đại quốc và Ta sẽ chúc phúc cho ngươi, làm cho danh ngươi nên cao cả…. và nơi ngươi tất cả mọi gia đ́nh trên trái đất này sẽ được chúc phúc” (Gen 12:2-3).

 

Theo Thánh Kinh, phúc lành này được gắn liền một cách chính yếu với tặng ân sự sống do Thiên Chúa ban, và thể hiện chính yêu nơi tính chất phong phú, nơi một sự sống được trtở nên muôn vàn, truyền từ đời nọ đến đời kia. Và phúc lành này cũng được gắn liền với cảm nghiệm về việc sở hữu một mảnh đất, một nơi chốn vững chắc để sống và phát triển trong tự do và an toàn, kính sợ Thiên Chúa và xây dựng một xă hội con người trung thành với Giao Ước, “một vương quốc tư tế và một thánh quốc” (cf Ex 19:6).

 

Vậy Abraham, theo dự án thần linh, được ấn định trở thành “cha của muôn vàn dân nước” (Gen 17:5; cf. Rom 4:17-18) và tiến vào một miền đất để sống ở đó. Tuy nhiên, Sarah là vợ của ông lại son sẻ, không thể sinh con đẻ cái; và xư sở mà Thiên Chúa dẫn ông đến th́ xa khỏi quê hương của ông, một xứ sở có những dân nước khác định cư và sẽ chẳng bao giờ thực sự thuộc về ông. Thánh kư nhấn mạnh rằng, cho dù rất thận trọng: khi Abraham tiến đến nơi Thiên Chúa hứa th́ “bấy giờ những người Canaanites đă ở mảnh đất này rồi” (Gen 12:6). Mảnh đất mà Thiên Chúa ban cho Abraham không thuộc về ông, ông là một kẻ xa olạ và sẽ vĩnh viễn là thế, với tất cả những ǵ nó bao gồm: không khát vọng sở hữu, luôn cảm thấy gia sản của Ngài, thấy hết mọi sự là tặng ân. Đây cũng là thân phận thiêng liêng của những ai đồng ư theo Chúa Kitô, những ai quyết định lên đường, chấp nhận tiếng gọi của Người, căn cứ vào dấu hiệu phúc lành vô h́nh nhưng quyền năng của Người. Và Abraham, “cha của tất cả mọi tín hữu”, chấp nhận tiếng gọi này bằng đức tin. Thánh Phaolô viết trong Thư gửi Rôma rằng: “Hy vọng dù không c̣n hy vọng, ông đă tin tưởng rằng ông sẽ trở thành ‘cha của nhiều dân nước’, theo những ǵ đă được nói, ‘gịng dơi của ngươi sẽ rất đông đảo’. Ông đă không yếu tin khi ông thấy rằng thân thể của ông, một thân xác đă gia nua (v́ ông gần 100 tuổi), hay khi ông thấy cái son sẻ nơi bụng dạ của Sarah. Ông không hề bị lung lạc về lời hứa của Thiên Chúa, thế nhưng ông trở nên mạnh mẽ trong đức tin của ḿnh khi ông làm cho Thiên Chúa vinh hiển, khi hoàn toàn xác tín rằng Thiên Chúa có thể làm những ǵ Ngài đă hứa” (Rom 4:18-21).

 

Đức tin dẫn Abraham đến bước lên một con đường nghịch thường. Ông sẽ được chúc phúc, thế nhưng không có một dấu hiệu hiển nhiên nào về cái phúc này: ông nhận lănh lời hứa trở thành một đại quốc, thế nhưng bằng một đời sống son sẻ nơi người vợ Sarah của ông; ông được dẫn đến một mảnh đất mới thế nhưng ông sẽ phải sống ở đó như một kẻ xa lạ, và và việc sở hữu duy nhất của mảnh đất này sẽ được ban cho ông sẽ là sở hữu một lô chôn táng cho Sarah (cf Gen 23:1-20). Abraham được chúc phúc v́ bằng đức tin ông biết cách nhận thức được phúc lành thần linh bằng cách vượt ra ngoài những dáng vẻ bề ngoài, tin tưởng vào sự hiện diện của Thiên Chúa ngay cả khi đường lối của Ngài đường như diệu với đối với ông.

 

Đối với chúng ta điều này có nghĩa là ǵ? Khi chúng ta khẳng định: “Tôi tin kính Thiên Chúa”, là chúng ta nói, như Abraham: “Tôi tin tưởng vào Ngài: Tôi tín thác bản thân tôi cho Ngài là Chúa”, thế nhưng không phải như là một Ai Đó để có thể chạy đến chỉ vào những lúc khó khăn hay để cống hiến một ít giây phút trong ngày hoặc trong tuần. Khi nói “tôn tin kính Thiên Chúa” nghĩa là xây dựng đời sống của ḿnh trên Ngài, để Lời của Ngài mỗi ngày hướng dẫn chúng ta, nơi những chọn lựa cụ thể, mà không sợ mất đi một cái ǵ đó của bản thân ḿnh. Trong Nghi Thức Rửa Tội, chúng ta được hỏi 3 lần rằng: “con có tin” Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, Thánh Linh, Hội Thánh Công Giáo và các chân lư đức tin khác không, câu đáp 3 lần duy nhất là: “Tôi tin”, v́ cuộc sống cá nhân của chúng ta cần phải vượt qua một khúc quanh bằng tặng ân đức tin, chính đời sống của chúng ta cần phải thay đổi, cần phải hoán cải. Mỗi lần chúng ta tham dự Phép Rửa, chúng ta cần phải tự hỏi chúng ta sống đại tặng ân đức tin mỗi ngày ra sao.

    

Abraham, người tín hữu, dạy chúng ta đức tin; và, là một kẻ xa lạ trên mặt đất, cho chúng ta thấy quê hương đích thực của chúng ta. Đức tin biến chúng ta thành những kẻ hành hương trên trái đất, được ở trong thế giới và trong lịch sử của nó, thế nhưng lại đang lữ hành tiến về quê hương thiên quốc. Bởi thế, việc tin vào Thiên Chúa làm cho chúng ta trở thành những kẻ chất chứa những thứ giá trị thường không trùng hợp với những ǵ là thời trang hay ư nghĩ của thời đại, nó muốn chúng ta chấp nhận nnhững qui chuẩn và liên hệ với tác hành không thuộc về cách thức suy nghĩ chung. Kitô hữu không được sợ “đi ngược chiều” để sống đức tin của ḿnh, phản lại khuynh hướng “vào hùa”. Ở nhiều xă hội Thiên Chúa đă trở nên “hoàn toàn khuất bóng” và chỗ của Ngài đă bị chiếm bởi nhiều thứ ngẫu tượng, trước hết là ngẫu tượng “cái tôi” tự trị. Những tiến triển quan trọng và tích cực về khoa học và kỹ thuật cũng đă gây ra nơi con người một ảo ảnh về quyền năng và tự măn, và một thứ qui kỷ đang gia tăng đă tạo nên nhiều chênh lệnh nơi những mối quan hệ liên cá thể và các hành vi về xă hội.

 

Tuy nhiên, nỗi khát khao Thiên Chúa (cf Ps 63:2) đă không biến mất và sứ điệp Phúc Âm vẫn tiếp tục vang dội bằng những lời nói và việc làm của nhiều con người nam nữ của niềm tin. Abraham, cha của thành phần tín hữu, tiếp tục là cha của nhiều con cái đang muốn bước theo bước chân của ông mà lên đường, tuân theo tiếng gọi thần linh, tin tưởng vào sự hiện diện nhân từ của Chúa và đón nhận phúc lành của Người trong việc trở nên phúc lành cho tất cả mọi người. Chính thế giới này của đức tin được chúc phúc mà chúng ta tất cả được kêu gọi đến với, để mạnh dạn bước đi theo Chúa Giêsu Kitô. Và đôi khi nó là một cuộc hành tŕnh khó khăn, thậm chí bao gồm cả thử thách và chết chóc, thế nhưng lại hướng về sự sống, trong một cuộc biến đổi thực tại toàn diện mà chỉ có con mắt đức tin mới có thể dồi dào thấy được và cảm nhận.

 

Thế nên việc nói “tôi tin kính Thiên Chúa” dẫn chúng ta đến chỗ lên đường, liên tục ra khỏi bản thân ḿnh, như Abraham, để mang vào thực tại hằng ngày được chúng ta sống sự vững vàng có được từ đức tin: sự vững vàng về sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử, ngay cả ngày hôm nay đây; một sự hiện diện mang lại sự sống và ơn cứu độ, và hướng chúng ta về một tương lai với Ngài cho một sự sống viên trọn không bao giờ suy giảm. Xin cám ơn anh chị em.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/1/2013 (nhan đề và những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)