Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – loạt
bài Giáo Lư Đức Tin Thứ Tư 6/2/2013 – bài thứ 13 về
lời tuyên xưng “Đấng Tạo Thành Trời Đất”
Anh Chị Em thân mến,
Kinh Tin Kính, một kinh được mở đầu bằng cách diễn
tả Thiên Chúa là “Cha Toàn Năng”, như chúng ta đă
suy niệm tuần vừa qua, sau đó thêm rằng Ngài là
“Đấng Tạo Thành trời đất”, và như thế chiều hướng
khai mở của Thánh Kinh. Trong câu đầu tiên của Thánh
Kinh chúng ta đọc thấy rằng: “Từ ban đầu Thiên Chúa
đă dựng nên trời đất” (Gen 1:1): Thiên Chúa là
nguồn gốc của tất cả mọi sự và quyền toàn năng của
Ngài là một người Cha yêu thương được tỏ hiện nơi vẻ
đẹp của thiên nhiên tạo vật.
Thiên Chúa tỏ ḿnh ra là Cha nơi thiên nhiên tạo vật
v́ Ngài là nguồn gốc của sự sống, và trong việc tạo
dựng, tỏ quyền toàn năng của Ngài ra.
Những h́nh ảnh được sử dụng trong Thánh Kinh về vấn
đề này rất mănh liệt (cf. Is 40:12; 45:18; 48:13;
Psalm 104:2.5; 135.7, Prov 8:27-29; Job 38-39). Ngài,
như một Người Cha thiện hảo và quyền năng, chăm sóc
những ǵ Ngài đă tạo dựng bằng một t́nh yêu và ḷng
trung thành không bao giờ ngừng nghỉ hay suy giảmn,
như các Thánh Vịnh khẳng định nhiều lần (cf. Ps
57:11; 108:5; 36:6). Như thế thiên nhiên tạo
vật trở thành một nơi để nhận biết và nh́n nhận
quyền toàn năng của Chúa cũng như sự thiện hảo của
Ngài, và trở thành lời kêu gọi tín hữu tin tưởng để
chúng ta công bố Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành.
Tác giả Thư Do Thái viết: “Nhờ đức tin, chúng ta
biết rằng các lănh giới này đă được sửa soạn bởi lời
Chúa, nhờ đó những ǵ trông thấy được tạo dựng từ
những cái vô h́nh (11:3). Bởi thế, đức tin bao
hàm việc biết làm thế nào để nhận ra cái vô h́nh
bằng việc nhận thấy dấu vết của nó ở thế giới hữu
h́nh. Tín hữu có thể đọc cuốn sách vĩ đại về
thiên nhiên này và hiểu được ngôn từ của nó (cf. Ps
19:2-5), thế nhưng Lời mạc khải, một lời phấn khích
đức tin, là những ǵ cần thiết cho con người trong
việc trọn vẹn hiểu biết về thực tại Thiên Chúa là
Đấng Tạo Thành và là Cha. Chính trong cuốn sách
Thánh Kinh mà trí thông minh của con người có thể
thấy, trong ánh sáng đức tin, cái yếu tố dẫn giải
cho việc hiểu biết thế giới này. Đặc biệt là đoạn
đầu tiên của Sách Khởi Nguyên, khi nó trân trọng
tŕnh bày về tác động thần linh tạo dựng được tỏ ra
trong 7 ngày: trong sáu ngày Thiên Chúa hoàn tất
việc tạo dựng và vào ngày thứ bảy, Ngày Hưu Lễ, Ngài
ngưng tất cả mọi việc tạo dựng và nghỉ ngơi. Một
ngày tự do cho tất cả mọi sự, một ngày hiệp thông
với Thiên Chúa. V́ vậy, nơi h́nh ảnh này, Sách Khởi
Nguyên nói với chúng ta rằng ư nghĩ đầu tiên
của Thiên Chúa đó là t́m kiếm một thứ yêu thương đáp
trả t́nh yêu thương của Ngài. Rồi ư
nghĩ thứ hai đó là tạo dựng nên một thế giới vật
chất để ở đó đặt để t́nh yêu này, những tạo vật ấy
đáp trả Ngài một cách tự do. Thế nên cái cấu
trúc này khiến cho đoạn văn được đánh dấu bằng những
tái lập quan trọng. Chẳng hạn, sáu lần lập lại câu:
“Thiên Chúa thấy nó tốt đẹp” (vv. 4.10.12.18.21.25),
và sau cùng, lần thứ bảy, sau việc tạo dựng nên con
người, “Thiên Chúa thấy hết mọi sự Ngài đă tạo dựng,
và này nó rất tốt đẹp” (câu 31). Hết mọi sự
Thiên Chúa dựng nên đều tốt lành và mỹ lệ, đầy khôn
ngoan và yêu thương, tác động tạo dựng của Thiên
Chúa mang lại trật tự, làm cho các sự vật ḥa hợp
với nhau, ban cho vẻ đẹp. Thế rồi ở tŕnh
thuật của Sách Khởi Nguyên xuất hiện việc Chúa tạo
dựng bằng lời của Ngài: 10 lần đoạn văn sử dụng lời
diễn tả: “Thiên Chúa phán” (vv.
3.6.9.11.14.20.24.26.28.29). Chính lời, Logos
của Thiên Chúa là nguồn gốc của thực tại thế giới
này và bằng việc nói, “Thiên Chúa phán”
thế nào, th́ nên như vậy, là để nhấn mạnh
đến quyền năng hiệu lực của Lời Chúa. Như Thánh Vịnh
Gia hát lên rằng: “Bởi lời của Chúa các tầng trời đă
được tạo thành, bởi hơi thở của miệng Ngài mà tất cả
mọi cơ cấu của nó h́nh thành… v́ Ngài đă phán th́
tất cả mọi sự được dựng nên, Ngài truyền lệnh th́ nó
h́nh thành” (33:6.9). Sự sống xuất phát, thế giới
hiện hữu, v́ hết mọi sự đều tuân theo Lời thần linh.
Thế
nhưng vấn đề của chúng ta hôm nay đó là: trong
thời đại khoa học và kỹ thuật, có c̣n nghĩa lư ǵ để
nói về việc tạo dựng hay chăng? Chúng
ta phải hiểu như thế nào các tŕnh thuật của Sách
Khởi Nguyên? Thánh Kinh không có ư trở thành như một
cuốn cẩm nang về khoa học tự nhiên; trái lại chủ ư
của cuốn sách này là dạy cho chúng ta biết sự thật
chân thực và sâu xa của các sự vật. Sự thật
nền tảng được Sách Khởi Nguyên thuật lại cho chúng
ta thấy đó là thế giới này không phải là một
tổng hợp của những thứ lực lượng tương phản nhưng
được bắt nguồn và vững chắc trong Logos, trong Lư
Trí hằng hữu của Thiên Chúa, Đấng tiếp tục bảo tŕ
vũ trụ. Có một dự án cho thế giới này
xuất phát từ Trí Khôn ấy, từ vị Thần Linh sáng tạo.
Việc tin tưởng một thực tại như thế là những ǵ ở
đằng sau tất cả những điều ấy, soi chiếu hết mọi
khía cạnh của đời sống và cống hiến cho chúng ta
ḷng can đảm để tin tưởng và hy vọng đương đầu với
cuộc mạo hiểm của đời sống. Vậy Thánh Kinh nói với
chúng ta rằng nguồn gốc của hữu thể, của thế
giới, nguồn gốc của chúng ta không phải là những ǵ
có tính chất vô tri hay thiết yếu, mà là hữu tri,
yêu thương và tự do. V́ thế, vấn đề ở đây
một là cái ưu tiên của vô tri, thiết yếu, hay cái ưu
tiên của hữu lư, tự do và yêu thương. Chúng ta tin
tưởng vào chủ trương thứ hai này.
Tuy
nhiên, tôi muốn nói một chút về cái là tột đỉnh của
tất cả mọi tạo vật, đó là người nam và người nữ, là
con người, hữu thể duy nhất “có khả năng nhận biết
và yêu mến Đấng Tạo Thành của ḿnh” (Pastoral
Constitution. Gaudium et spes, 12). Thánh Vịnh Gia,
khi ngước mắt nh́n lên các tầng trời, đă hỏi rằng:
“Khi con thấy các tầng trời của Chúa, công cuộc bởi
những ngón tay của Ngài, vừng trăng cùng các tinh tú
do Ngài thiết lập, th́ con người là chi mà Chúa nhớ
đến họ, mà Chúa chăm lo cho họ?” (8:4-5). Con
người, được dựng nên bởi t́nh yêu của Thiên Chúa, là
một vật nhỏ bé trước cái mênh mông của vũ trụ này;
đôi lúc, khi nh́n ngắm một cách say mê những những
là bao rộng vĩ đại của tầng trời chúng ta cũng nhận
thấy được những hạn hẹp của chúng ta. Con
người sống với cái mâu thuẫn này, đó là cái bé mọn
của chúng ta và cái mỏng ḍn của chúng ta cùng hiện
hữu với cái lớn lao cao cả của những ǵ được t́nh
yêu vĩnh hằng của Thiên Chúa mong muốn cho chúng ta.
Các câu
truyện tạo dựng trong Sách Khởi Nguyên cũng dẫn
chúng ta đến lănh vực mầu nhiệm này, giúp chúng ta
nhận biết dự án của Thiên Chúa giành cho con người.
Trước hết, những câu truyện ấy xác nhận rằng
Thiên Chúa đă h́nh thành con người tự bụi đất
(cf Gen 2:7). Tức chúng ta không phải là Thiên
Chúa, chúng ta không tạo nên chính bản thân ḿnh,
chúng ta là bụi đất; thế nhưng cũng có nghĩa là
chúng ta xuất phát từ thứ đất tốt, bởi việc làm của
Đấng Hóa Công thiện hảo. Chưa hết, c̣n một
thực tại nền tảng khác nữa, đó là tất cả loài
người đều là bụi đất, bất chấp những phân biệt về
văn hóa và lịch sử, bất kể sự khác biệt về xă hội
nào; chúng ta là một nhân loại duy nhất được khuôn
đúc bằng một thứ đất duy nhất của Thiên Chúa.
Rồi sang đến yếu tố thứ hai, đó là con người
bắt nguồn nơi Thiên Chúa khi Ngài thở hơi thở của sự
sống vào thân thể được thành h́nh bởi bụi đất
(cf. Gen 2:7). Con người được dựng nên theo h́nh ảnh
và tương tự như Thiên Chúa (cf. Gen 1:26-27).
Bởi vậy tất cả chúng ta mang trong ḿnh hơi thở sự
sống của Thiên Chúa, và hết mọi sự sống con người –
như Thánh Kinh nói – đều được Thiên Chúa bảo vệ đặc
biệt. Đó là lư do sâu xa nhất cho tính
chất bất khả vi phạm của phẩm giá con người trước
bất cứ nỗ lực coi con người theo tiêu chuẩn thực
dụng và căn cứ vào năng lực. Bởi thế,
là h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa nghĩa là con
người không được bám lấy ḿnh nhưng t́m thấy nơi
Thiên Chúa cái điểm qui chiếu thiết yếu của ḿnh.
Trong các đoạn đầu tiên của Sách Khởi Nguyên, chúng
ta thấy có hai h́nh ảnh quan trọng, đó là một cái
vườn có cây biết lành biết dữ và con rắn
(cf. 2:15-17; 3,1-5). Cái vườn nói với chúng
ta rằng thực tại mà trong đó Thiên Chúa đă đặt con
người vào không phải là một cái rừng hoang, mà là
một nơi Ngài bảo vệ, nuôi dưỡng và duy tŕ; và con
người cần phải nh́n nhận thế giới này không phải là
thứ sản vật cần phải tước đoạt và khai thác nhưng là
một tặng ân của Đấng Hóa Công, một dấu hiệu cho ư
muốn cứu độ của Ngài, một tặng ân cần phải vun trồng
và chăm sóc, cần phải gia tăng và phát triển một
cách trân trọng, một cách ḥa hợp, theo các nhịp
điệu và lư lẽ của nó, theo dự án của Thiên Chúa
(cf. Gen 2:8-15). Tới con rắn là h́nh ảnh xuất phát
từ sự sùng bái tính chất mầu mỡ của đông phương, một
sùng bái hấp dẫn đối với dân Do Thái và đă là một
chước cám dỗ liên lỉ trong việc loại bỏ giao ước
huyền nhiệm với Thiên Chúa. Theo ư nghĩa ấy, Thánh
Kinh cho thấy chước cám dỗ mà Adong và Evà trải qua
như yếu tính của chước cám dỗ và của tội lỗi. Thật
vậy, con rắn đă nói những ǵ?
Hắn không chối bỏ Thiên Chúa, nhưng gài vào một thắc
mắc tinh quái: “Có đúng hay chăng lời Thiên
Chúa phán ‘Các ngươi không được ăn bất cứ cây nào
trong vườn này?’” (Gen 3:1). Bằng cách đó con
rắn gợi lên sự nghi ngờ là giao ước với Thiên Chúa
như là một thứ xiềng xích trói buộc họ, tước đi cái
tự do của họ và những ǵ tuyệt vời cao qúi nhất
trong đời sống. Chước cám dỗ muốn xây
dựng thế giới riêng của họ để sống, không chấp nhận
những hạn hẹp của một loài tạo vật, những giới hạn
về lành và dữ, về luân lư; việc họ lệ thuộc vào t́nh
yêu của Vị Thiên Chúa Hóa Công được coi là một thứ
gánh nặng cần phải được trút bỏ. Đó
bao giờ cũng là yếu tính của chước cám dỗ.
Thế nhưng khi nó làm lệch lạc méo mó
đi mối
liên hệ với Thiên Chúa, bằng một thứ dối trá, khi
đặt ḿnh vào vị trí của Ngài, th́ tất cả mọi thứ
liên hệ khác đều bị đổi thay.
Bấy giờ người khác trở thành đối thủ, thành
một thứ đe dọa: Adong, khi chiều theo cám dỗ, lập
tức tố cáo Evà (cf. Gen 3:12); cả hai
ẩn ḿnh khỏi nhan của Vị Thiên Chúa mà họ thường đối
thoại thân t́nh (cf. 3:8-10); thế giới
này không c̣n là một cái vườn để sống trong ḥa hợp
nữa mà là một nơi bị khai thác và chứa đầy hầm bẫy
(cf. 3:14-19); ghen tương hận thù nhau
xâm nhập vào tâm can của con người: một thí
dụ đó là trường hợp của Cain, người đă giết đứa em
Abel của ḿnh (cf 4:3-9). Bằng việc quay lại
chống với Đấng Hóa Công, con người thực sự quay ra
chống lại chính bản thân ḿnh, họ chối bỏ nguồn gốc
của ḿnh và v́ thế họ chối bỏ sự thật của ḿnh;
và sự dữ đột nhập vào thế gian, với xiếng xích
đau thương khổ sầu và chết chóc. Thật vậy,
những ǵ Thiên Chúa đă dựng nên tốt đẹp, rất tốt đẹp;
mà sau quyết định tự do này của con người đối với
một thứ dối trá và chống lại sự thật th́ sự dữ đă
đột nhập vào thế gian.
Qua các
câu chuyện tạo dựng tôi muốn nhấn mạnh đến một giáo
huấn cuối cùng, đó là tội lỗi sinh ra tội lỗi
và tất cả mọi tội lỗi của lịch sử đều liên hợp kết
lại với nhau. Khía cạnh này dẫn chúng ta đến
chỗ nói về những ǵ chúng ta gọi là “nguyên
tội”. Thực tại này nghĩa là ǵ, thật là khó hiểu?
Tôi chỉ muốn cống hiến một ít yếu tố thôi. Trước hết,
chúng ta cần phải lưu ư là không ai được bám
lấy bản thân ḿnh, không ai chỉ có thể sống trong
bản thân ḿnh và cho bản thân ḿnh;
chúng ta lănh nhận sự sống từ người khác, không phải
chỉ vào lúc ra đời mà là hằng ngày.
Con người có một sự liên hệ: tôi là chính ḿnh chỉ
khi nào ở trong anh và qua anh, trong mối liên hệ
yêu thương với Cái Anh của Thiên Chúa và cái anh của
tha nhân. Vậy tội lỗi là những ǵ làm
đảo lộn hay hủy hoại đi mối liên hệ với Thiên Chúa
này, đó là yếu tính của nó: ở chỗ hủy hoại mối liên
hệ với Thiên Chúa, mối liên hệ trọng yếu, lấy bản
thân ḿnh thay cho Thiên Chúa. Sách Giáo Lư
Giáo Hội Công Giáo nói rằng với cái tội đầu tiên ấy
con người “đă chọn bản thân ḿnh và chống lại Thiên
Chúa, chống lại những đ̣i hỏi thuộc thân phận tạo
vật của ḿnh, và v́ thế chống lại sự thiện của riêng
họ” (số 398). Khi mối liên hệ nền tảng này bị
lũng đoạn th́ tất cả những cột trụ liên hệ khác bị
tổn thương hay bị hủy hoại, tội lỗi làm tàn rụi đi
các mối liên hệ, và v́ thế hủy hoại hết mọi sự, v́
chúng ta là mối liên hệ. Vậy nếu cái
cấu trúc liên hệ của nhân loại bị trục trặc ngay từ
đầu th́ hết mọi con người đều bước vào một thế giới
bị đánh dấu bằng t́nh trạng lũng đoạn của các mối
liên hệ này, họ tiến vào một thế giới bị tội lỗi làm
lũng đoạn, mà bản thân họ mang dấu vết của nó;
tội lỗi khởi đầu này tấn công và làm tổn
thương bản tính của con người (cf. Catechism
of the Catholic Church, 404-406). Và tự con
người, một ḿnh họ không thể nào thoát khỏi t́nh
trạng này, họ không thể nào tự cứu được bản thân
ḿnh; chỉ có chính Đấng Hóa Công mới có thể phục hồi
lại các mối liên hệ đúng đắn. Chỉ có
khi nào Ngài là Đấng chúng ta phản bội đến với chúng
ta và yêu thương lấy tay nắm chúng ta th́ các mối
liên hệ chính đáng mới có thể hàn gắn lại mà thôi.
Điều này được thực hiện nơi Chúa Giêsu Kitô,
Đấng đă thật sự đi ngược lại với Adong, như
được diễn tả trong đoạn thứ hai của Thư Thánh Phaolô
viết cho giáo hữu thành Philiphê (2:5-11), ở
chỗ, trong khi Adong không nh́n nhận thân phận tạo
vật của ḿnh và muốn đưa ḿnh lên thay chỗ của Thiên
Chúa, th́ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, loại ở trong
mối liên hệ con cái trọn hảo với Cha, Người hạ ḿnh,
Người trở thành tôi tớ, Người đi con đường hạ ḿnh
cho đến chết trên thập tự giá, để tái thiết lại trật
tự cho các mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa.
Thập Giá của Chúa Kitô trở thành Cây Sự Sống mới.
Anh chị
em thân mến, sống bởi đức tin đó là nh́n nhận
sự cao cả của Thiên Chúa và chấp nhận cái nhỏ mọn
của chúng ta, cái thân phận của chúng ta, khi để
Ngài làm tràn đầy nó bằng t́nh yêu thương của Ngài
và nhờ đó cái cao cả thực sự của chúng ta được gia
tăng. Sự dữ, với gánh nặng của đau đớn và
đau khổ của nó, là một mầu nhiệm được soi sáng bởi
ánh sáng của đức tin, một ánh sáng đức tin cống hiến
cho chúng ta niềm tin tưởng là có thể được tự do:
niềm tin tưởng rằng làm người là những ǵ tốt đẹp.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín
liệu được Zenit phổ biến ngày 6/2/2013 (nhan đề và
những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch
trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan
trọng)