Hạt Giống Đức Tin: Lời Chúa

 

Lời Chúa: Tác Nhân Đức Tin

  

Xác Tín      

 

      Lời Chúa là tác nhân của Đức Tin bởi v́ tính cách nhập thể của Lời Chúa cùng với tác dụng của Lời Chúa từ bên trong thành phần lănh nhận Đức Tin. 

 

Mạc Khải

 

"Nếu qúi vị sống theo giáo huấn của Tôi, qúi vị thực sự là môn đệ của Tôi' rồi qúi vị sẽ nhận biết sự thật và sự thật sẽ giải thốt qúi vị" (Jn.8:31-32).

 

"Tôi bảo thật cho qúi vị hay, mọi người sống trong tội lỗi th́ làm nô lệ cho tội lỗi... Đó là lư do tại sao nếu qúi vị được Con giải thốt cho th́ qúi vị sẽ thực sự có tự do" (Jn.8:34,36).

 

Nhận Thức

 

Nếu đức tin là phản ảnh mạc khải của Thiên Chúa, và mạc khải của Thiên Chúa là nhân trung của đức tin, th́ mạc khải của Thiên Chúa hay Lời Thiên Chúa, Lời nhập thể, cũng là tác nhân của đức tin nữa. Đúng thế, tác nhân làm cho hạt giống nẩy mầm là nhân trung của nó chứ không phải là vỏ của nó' nếu nhân trung của hạt giống không nẩy mầm th́ vỏ của nó sẽ không bao giờ nẩy nở. Cũng thế, tác nhân của việc sinh con không phải là thai mẫu mà là thai nhi' nếu thai nhi không đạp bụng mẹ đ̣i ra th́ thai mẫu có cố hết sức tự nhiên cũng không thể nào tự ḿnh sinh ra thai nhi  trước giờ ấn định là thời điểm thai nhi thúc động mẹ ḿnh.

 

Mạc khải là việc Thiên Chúa "nói với chúng ta" (Heb.1:2) nên nội dung và thực tại của mạc khải mới chính là Lời Chúa, Lời nhập thể, để Thiên Chúa, qua Lời của Ngài, có thể thông đạt "tất cả sự thật" (Jn.16:13) của Thiên Chúa, về Thiên Chúa và nơi Thiên Chúa cho tạo vật của Ngài. Và v́ Lời nhập thể Thiên Chúa "muốn nói với chúng ta" đây là "Đức Giêsu Kitô ở trong ḷng anh em nhờ đức tin" (Eph.3:17), như nhân trung ở trong một hạt giống được gieo vào nhân tính của loài người, mà Người đă từng làm cho đức tin nơi các thánh nhân nói riêng và Kitô hữu nói chung lớn mạnh cùng sinh nhiều hoa trái.

 

Thật vậy, khi phán với người đàn bà bị hoại huyết 12 năm âm thầm sờ đến áo ḿnh rằng "đức tin của con đă làm cho con lành lại" (Mt.9:22), hay khi phán với người mù ăn xin ngồi bên vệ đường bất chấp bị đám đông nạt nộ cứ kêu xin Người chữa lành cho rằng "đức tin của con đă chữa con" (Mk.10:52), hoặc khi phán với người đàn bà tội lỗi có tiếng trong thành ăn năn thống hối dưới chân ḿnh rằng "đức tin của con đă cứu con" (Lk.7:50), th́ không phải là Người chỉ nhấn mạnh đến đức tin nơi con người là điều kiện ắt có và đủ để Người làm phép lạ, cũng như để con người có thể nhờ đó mà "được thấy vinh hiển của Người, vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư" (Jn.1:14), đúng như Người đă nói với Matta trước khi Người làm cho Lazarô sống lại: "Thày đă chẳng quả quyết với con rằng nếu con tin th́ con sẽ thấy vinh hiển của Thiên Chúa tỏ hiện hay sao?" (Jn.11:40).

 

Bởi v́, nếu Thiên Chúa không tỏ ḿnh ra th́ con người cũng chẳng biết đâu mà tin, nghĩa là cũng chẳng có đức tin. Thế nên mới nói đức tin chỉ là phản ảnh mạc khải của Thiên Chúa và mạc khải của Thiên Chúa vừa là căn nguyên của đức tin lại vừa là tác nhân cho đức tin. Không phải hay sao, nếu theo bộ Phúc Âm nhất lăm của các thánh kư Mathêu, Marcô và Luca, đức tin nơi con người cần phải hiện hữu trước để họ có thể được thấy vinh hiển của Thiên Chúa tỏ hiện nơi Lời nhập thể của Ngài là Đức Giêsu Kitô, th́ theo Phúc Âm thánh Gioan, vinh quang của Thiên Chúa lại tỏ hiện trước để làm cho con người tin, như trường hợp ở tiệc cưới Cana: "Chúa Giêsu đă làm phép lạ thứ nhất này ở Cana xứ Galilêa. Vậy Người đă tỏ vinh hiển của Người và các môn đệ của Người đă tin vào Người" (Jn.2:11), hay như trường hợp Người hóa 5 ổ bánh và 2 con cá ra nhiều để nuôi 5 ngàn người, trước khi Người tỏ cho họ biết rằng "đây là công việc của Thiên Chúa, đó là qúi vị hăy tin vào Đấng mà Ngài sai" (Jn.6:29), cũng như trước khi Người bắt đầu tỏ ḿnh cho họ biết rằng "chính Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời' bánh Tôi sẽ ban là thịt của Tôi cho thế gian được sự sống" (Jn.6:51).

 

Thế nhưng, nếu Lời Chúa là tác nhân của đức tin, nghĩa là động lực làm cho con người tin vào những việc của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô là Đấng Ngài sai, và nếu "Lời Chúa sống động và hiệu lực, sắc hơn cả thanh gươm hai lưỡi. Lời Chúa phân thấu tận linh hồn, tâm linh cùng xương tủy" (Heb.4:12), bằng chứng là, trong lịch sử của Giáo Hội, Lời Chúa đă đánh động bao nhiêu tâm hồn từ bỏ mọi sự theo Chúa nơi đời sống tu tŕ hay sẵn sàng làm chứng cho Người đến giọt máu cuối cùng, th́ tại sao lại có chuyện "Người không thể làm phép lạ ở đó... v́ họ thiếu đức tin đến nỗi đă làm cho Người phiền muộn" (Mk.6:5-6), chuyện "mặc dầu Người đă làm nhiều sự lạ trước mặt họ, họ vẫn không chịu tin vào Người" (Jn.12:37), cũng như chuyện "từ đó trở đi có nhiều môn đệ bỏ đi không ở với nhóm của Người nữa" (Jn.6:66) v́ họ cảm thấy rằng bài giảng về Bánh Hằng Sống của Người "chói tai! Ai mà nghe cho nổi?" (Jn.6:60).

 

Đúng thế, chính hiện tượng "thiếu đức tin" hay "không chịu tin" nơi dân chúng và sự kiện "bỏ đi" này nơi thành phần các môn đệ của Chúa, lại càng nói lên mạc khải của Chúa hay Lời Chúa chẳng những là căn nguyên của đức tin mà c̣n là tác nhân của đức tin nữa. Bởi v́, theo nguồn gốc và bản chất siêu nhiên của ḿnh, đức tin không phát xuất từ trần gian, từ xác thịt, nghiă là từ con người muốn tin là được, hay con người tin cái ǵ là có cái đó, hoặc con người tin ra sao th́ là như vậy, trái lại, đức tin "từ trên cao" (Jn.3:3) mà có.

 

Do đó, sau khi nghe thánh Phêrô tuyên xưng "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt.16:16), Chúa Kitô đă minh xác đức tin của thánh nhân: "không phải do thuần loài người... mà là do Cha trên trời" (Mt.16:17). V́, "chính thần linh mới ban sự sống, c̣n xác thịt th́ vô dụng" (Jn.6:63) như thế mà ngay sau khi thánh Phêrô tuyên xưng đức tin liền bị Thày quở trách hết sức thậm tệ, v́ thánh nhân đă "không phán đốn theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa song chỉ theo tiêu chuẩn của loài người mà thôi" (Mt.16:23) trước mạc khải của Thiên Chúa về một "Đức  Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" lại là Đấng sẽ bị tử nạn rồi mới phục sinh (x.Mt.16:21).

 

Chính v́ con người "thiếu đức tin", ở chỗ "phán đốn chỉ theo tiêu chuẩn của loài người" như thế mà cho dù có được Thiên Chúa mạc khải cho thấy, con người cũng không nhận ra "tất cả sự thật" (Jn.16:13), trái lại, họ c̣n phạm tội "lộng ngôn" (Mt.12:31,32) nữa là đàng khác. Như trường hợp khi Người làm phép lạ trừ qủi ám cho một người vừa mù vừa câm th́ những người Pharisiêu lại cho rằng "người này chỉ có thể trừ qủi nhờ tướng qủi là Beelzebul giúp" (Mt.12:24). Và cũng để tránh cho con người "thiếu đức tin" khỏi vấp phạm tội "lộng ngôn", mà đôi khi Chúa Giêsu đă quyết định không làm phép lạ hay không tỏ ḿnh ra, v́  Người đă phán: "Đừng cho chó những của thánh hay vứt ngọc ngà trước mặt con heo. Chúng sẽ giầy đạp những thứ này dưới chân th́ chớ chúng lại c̣n có thể quay ra cắn xé ḿnh nữa" (Mt.7:6).

 

Chính "phán đốn theo tiêu chuẩn của loài người" đă đặt ra vấn đề tại sao Thiên Chúa không làm phép lạ cho con người thiên về khoa học thực nghiệm ngày nay tin để họ có thể dễ dàng trở về cùng Chúa hơn. Nói như thế có nghĩa là "phán đốn của Thiên Chúa" không mấy khôn ngoan, nếu không muốn nói là đần độn, v́ Ngài không biết cách thức tốt nhất cùng thời điểm thuận lợi nhất để lôi cuốn con người đến với ḿnh. Tiếc thay, thực tế đă cho thấy, những ai chỉ mong thấy phép lạ, dấu lạ hay điềm lạ mới chịu tin th́ lại là thành phần dễ bị lừa đảo nhất trong thời tận thế là thời của các tiên tri giả và kitô giả (x.Mt.24:5,11,24), bởi v́ ai cũng có thể là Chúa của họ miễn là vị Chúa này làm được những sự họ không làm được.

 

Quyền năng là ưu phẩm của Thiên Chúa chứ không phải là bản tính của Ngài, do đó, mạc khải của Thiên Chúa không phải chỉ ở tại việc làm những phép lạ cho tạo vật kính sợ và tín phục, cho bằng ở tại việc tỏ ra bao dung nhân hậu, một bản tính tuyệt đối trọn lành không thể nào có nơi bất cứ một tạo vật hay thần linh nào không phải là "Thiên Chúa chân thật duy nhất" (Jn.17:3) như Ngài. Đó là lư do Chúa Giêsu đă phân định: "Nói đằng nào dễ hơn 'tội lỗi của con đă được thứ tha' hay 'hăy đứng lên mà bước đi'" (Mt.9:5). "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Jn.4:8,16) đă tỏ ḿnh qua việc nhập thể và cứu thế, nên luật lệ cũng như lời các tiên tri của Ngài được tóm lại trong đức yêu thương (x.Mt.22:40), đến nỗi, "nếu họ không nghe Moisen và các tiên tri th́ cho dù kẻ chết có hiện về họ cũng không tin đâu" (Lk.16:31).

 

Nếu "Moisen", tiêu biểu cho lề luật và "các tiên tri", tiêu biểu cho tiếng lương tâm, là các yếu tố chính yếu và chân thực hơn cả phép lạ bề ngoài để làm cho con người tin, th́ Lời Chúa hay mạc khải của Thiên Chúa quả thật là tác nhân cho đức tin của con người, và việc giữ lề luật cũng như nghe theo tiếng lương tâm chân chính hướng về một đức ái trọn hảo chính là việc sống đức tin, nhờ đó, mạc khải Thiên Chúa hay Lời Chúa được sáng tỏ, v́ đức tin chính là phản ảnh mạc khải của Thiên Chúa nơi con người sống đức tin.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL