Hoạt Động Đức Tin: Truyền Giáo

 

 

Nếu Mạc Khải là "tỏ ra" th́ Mạc Khải đúng là việc "Thiên Chúa là ánh sáng" (1Jn.1:5) "chiếu soi cho những ai c̣n ngồi trong tối tăm và trong bóng chết" (Lk.1:79). Bởi thế, như trang 209 đă nhận định, "Đức Tin là phản ánh nơi con người 'ánh sáng chiếu trong tăm tối' (Jn.1:5)". Nếu "Đức Tin là phản ánh nơi con người 'ánh sáng chiếu trong tăm tối' (Jn.1:5)" th́ Đức Tin quả thực chính là ngọn đèn được thắp lên để soi sáng cho tất cả mọi người trong nhà (x.Mt.15:5). Như thế, bản thân người Kitô hữu đúng "là ánh sáng thế gian" (Mt.5:14), và việc họ sống Đức Tin hay sống đạo chính là việc họ làm cho ánh sáng của họ cũng như nơi họ chiếu soi trên thế gian, để thế gian có thể nhờ đó mà nhận biết cùng chúc tụng Cha trên trời của họ (x.Mt.5:16).

 

Nếu mục đích của việc truyền giáo là làm cho thế gian nhận biết Thiên Chúa th́ sống đạo hay sống Đức Tin, tự bản chất, cũng là việc truyền giáo. Bởi thế mới nói Hoạt Động của Đức Tin là Truyền Giáo, hay Truyền Giáo là Hoạt Động của Đức Tin cũng vậy. V́ mọi và mỗi tác động của Đức Tin đều là tác động soi sáng, là tác động tỏ "Thiên Chúa là ánh sáng" ra. Đó là lư do bất cứ việc làm nào của Đức Tin và với Đức Tin, như cầu nguyện trong pḥng hay tham dự Phụng Vụ Thánh trong thánh đường, hoặc ăn chay hăm ḿnh âm thầm trong viện tu, cũng là việc truyền giáo.

 

Đó cũng là lư do không phải làm thánh rồi mới truyền giáo, không theo nguyên tắc của triết lư phải có đă mới cho được, không có lấy ǵ mà cho, tức là phải đầy Chúa Kitô mới có thể tràn Chúa Kitô ra cho người khác, nghĩa là Kitô hữu phải thực sự là hiện thân sống động của Chúa Kitô đă họ mới có thể làm cho thế gian nhận biết Chúa Kitô. Nếu thế th́ sẽ không có một ai dám xưng ḿnh là thánh, mà không có ai là thánh th́ cũng không bao giờ có việc truyền giáo, một lập luận hoàn toàn có tính cách phản Kitô.

 

Tuy nhiên, cũng không thể nào phủ nhận được công hiệu của tầm mức thánh thiện, một tầm mức đạt đến tŕnh độ thần hiệp của các Phúc Đức Trọn Lành, một tŕnh độ Kitô hữu "ở trong Thày và Thày ở trong họ" (Jn.5:5), để họ có thể "sinh muôn vàn hoa trái" (Jn.15:5) cho Người trong công cuộc tông đồ truyền giáo. Thật vậy, Kitô hữu có thể nào rao giảng và nên chứng tá Chúa Kitô, Mạc Khải Thần Linh, nếu họ không biết Người theo Đức Tin Tông Truyền.

 

Sau đây là phần tŕnh bày về Truyền Giáo là Rao Giảng Chúa Kitô và Truyền Giáo là Chứng Tá Chúa Kitô. Cũng giống như các phần khác trong cuốn sách này, thể thức tŕnh bày mỗi vấn đề sẽ theo thứ tự như sau:

1- Xác Tín vấn đề (giáo lư).

2- Mạc Khải vấn đề (Lời Chúa).

3- Nhận Thức vấn đề (diễn giải).

 

 

Truyền Giáo là Rao Giảng Chúa Kitô

 

 

Xác Tín        

 

 

                Truyền Giáo là Rao Giảng Chúa Kitô, ở chỗ làm cho thế gian nhận biết Chúa Kitô là Đường và là Sự Thật, bằng chính Tin Mừng gồm tóm tất cả những ǵ Người đă truyền dạy Giáo Hội của Người. 

 

 

Mạc Khải

 

                "Các con hăy đi khắp thế gian mà công bố tin mừng cho tất cả mọi tạo vật. Ai tin tin mừng và lănh nhận phép rửa sẽ được cứu rỗi' kẻ nào không chịu tin tin mừng sẽ bị luận xử" (Mk.16:15-16).

                "Thày được toàn quyền trên trời dưới đất' bởi vậy các con hăy đi thâu nạp môn đồ nơi tất cả mọi dân nước. Các con hăy rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Hăy dạy họ tuân giữ mọi điều Thày đă truyền dạy các con. Và các con hăy biết rằng Thày luôn măi ở cùng các con cho đến tận thế" (Mt.28:18-20).

 

 

Nhận Thức

 

Nói đến truyền giáo là nói đến việc đi rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại, thành phần chưa nhận biết "Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô" (Jn.17:3). Nhóm dân ngoại được nghe rao giảng Tin Mừng và lănh nhận phép rửa đầu tiên bởi chính Thánh Phêrô phải kể đến gia đ́nh của ông đại độ trưởng Cornêliô người Rôma (x.Acts 10:1-48), và cộng đoàn Kitô hữu được thành lập đầu tiên nơi dân ngoại là Antiôkia (x.11:19-26). Thánh Phaolô được chọn riêng để thực hiện việc truyền giáo cho dân ngoại (x.Acts 9:15,13:3), nên thánh nhân mang danh hiệu là Vị Tông Đồ Dân Ngoại. Ngoài ra, tên tuổi của mỗi Thánh Tông Đồ, theo truyền tụng, cũng gắn liền với một địa phương, như Thánh Phêrô với thành Rôma, Thánh Giacôbê Tiền với nước Tây Ban Nha (Thánh Giacôbê Hậu ở Giêrusalem), Thánh Tôma với Ấn Độ v.v.

 

Sau công cuộc truyền giáo của các Thánh Tông Đồ ở thế kỷ thứ nhất AD trong vùng Trung Đông, Tiểu Á và Đông Nam Âu Châu và Bắc Phi Châu, Ánh Sáng Tin Mừng bắt đầu chiếu tới Âu Châu trong ngàn năm thứ nhất. Ở Pháp với Thánh Denis vào thế kỷ thứ 2, ở Bỉ với Thánh Amand từ thế kỷ thứ 4, ở Ái Nhĩ Lan với Thánh Patrick từ thế kỷ thứ 5, ở Tô Cách Lan với Thánh Columban từ hậu bán thế kỷ thứ 6, ở Anh với Thánh Augustinô Canterbury cuối thế kỷ thứ 6, ở Đức với Thánh Bônifaciô từ thế kỷ thứ 8, ở Czenchoslovakia với Thánh Cyrillô và Mêthôđiô từ thế kỷ thứ 9, ở Thụy Điển, Na-Uy, Đan Mạch với Thánh Ansgar cũng từ thế kỷ thứ 9 v.v.

 

Tuy nhiên, từ Âu Châu, công cuộc truyền giáo chỉ bắt đầu được lan truyền khắp thế giới kể từ cuối thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16, thời điểm có phong trào thám hiểm các miền tân thế giới. Đầu tiên là vùng các mạn biển ở Phi Châu từ thế kỷ 15, theo thứ tự được kể đến, có Madeira, Nigeria, Guinea, Azores, Senegal, Sao Tome & Principe, Nam Phi, Zarie v.v.. Rồi đến Nam Mỹ Châu từ cuối thể kỷ 15 sang đầu thế kỷ 16, cũng theo thứ tự, được kể đến như   Bahamas, Ba Tây, Burma, Cộng Ḥa Đôminican, Haitii, Puerto Rico v.v. Tiếp đến là Miền Á Đông từ đầu thế kỷ 16, có thể kể theo thứ tự, như Nam Dương, Mă lai, Singapore, Nhật Bản, Việt Nam, Cambốt, Ma Cao, Phi Luật Tân, Trung Hoa (đợt hai, đợt nhất từ năm 1294), Đài Loan, Đại Hàn v.v. Cuối cùng là Đại Dương Châu kể từ đầu thế kỷ 19, bao gồm vùng đảo Thái B́nh Dương, từ Hạ-Uy-Di tới Tân Tây Lan và từ Tân Đề Li tới Đảo Phục Sinh.

 

Tuy nhiên, các dân ngoại từ thời Giáo Hội sơ khai cho tới nay đă được nghe Các Thánh Tông Đồ cũng như các vị truyền giáo sau các ngài rao giảng những ǵ, nếu không phải rao giảng Chúa Kitô, Mạc Khải của Thiên Chúa. Chúa Kitô mà các Thánh Tông Đồ cũng như các vị truyền giáo sau các ngài rao giảng chỉ là "một Chúa Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay và cho đến muôn đời" (Heb.13:8), nghĩa là một Chúa Giêsu Kitô lịch sử đă tỏ ḿnh ra cho dân Do Thái mà các Thánh Tông Đồ là những chứng nhân tiên khởi. Tuy nhiên, Chúa Giêsu Kitô mà các Thánh Tông Đồ là thành phần chứng nhân tiên khởi ấy, đối với ḷng mong đợi của dân Do Thái phải là một Đấng Thiên Sai đầy quyền năng về chính trị để có thể giải thốt dân tộc họ khỏi lệ thuộc dân ngoại, tiêu biểu là quyền lực của đến quốc Rôma bấy giờ, c̣n Chúa Giêsu Kitô mà các dân ngoại trông mong và cần được rao giảng phải là một Đấng Cứu Thế Phục Sinh có toàn quyền năng trên trời dưới đất (x.Mt.28:18) để có thể giải thốt họ khỏi tội lỗi và sự chết.

 

Như thế, Chúa Giêsu Kitô được rao giảng cho dân Do Thái là một nhân vật lịch sử, như chính Người mang huyết tộc Do Thái (x.Mt.1:1-25' Lk.3:23-38) đă tỏ ḿnh ra cho họ Người thực sự là một "Đấng phải đến" (x.Mt.11:3), theo đúng Sách Thánh của họ cũng như Gioan Tẩy Giả, vị tiên tri cuối cùng của thời Cựu Ước, loan báo. Trong khi đó, Chúa Giêsu Kitô được rao giảng cho các dân ngoại lại là một đối tượng thuần túy của Đức Tin, tức một "Thiên Chúa là Thần Linh" (Jn.4:24) đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng sinh (x.Jn.1:14' Mt.1:23), để ban cho những ai tin Người quyền trở nên con cái Thiên Chúa (x.Jn.1:12), một "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Jn.4:8,16), Cha trên trời của họ (x.Mt.5:48,6:9).

 

Vậy phải rao giảng Chúa Kitô cho các dân ngoại thế nào để họ có thể tin Người cũng chính là Chúa Kitô lịch sử xuất thân từ dân tộc Do Thái, một Thiên Chúa nhập thể để giải thốt con người khỏi tội lỗi và sự chết, chứ Người không phải là một nhân vật hoang đường theo thần thoại, hay chỉ là một thuần nhân với một mớ lư thuyết không có sức cứu độ ǵ cả, nếu không phải bằng việc rao giảng chính Tin Mừng của Người.

 

Thật ra, Tin Mừng mà các Thánh Tông Đồ cũng như các vị truyền giáo sau các ngài cần phải được rao giảng cho thành phần dân ngọai đây cũng chính là "tin mừng của Thiên Chúa" (Mk.1:14) mà Chúa Kitô đă công bố và rao giảng khi Người c̣n sống nơi phần đất Thiên Chúa hứa ban cho dân Do Thái (x.Gn.12:1). "Tin mừng của Thiên Chúa" này không phải là một lư thuyết cho bằng là một nhân vật, đó là "con người Đức Giêsu Kitô" (1Tim.2:5). Chính v́ thế, sau khi loan báo, Chúa Kitô đă rao giảng "tin mừng của Thiên Chúa" này bằng việc chứng tỏ ḿnh thực sự là Đấng Thiên Sai cho dân Do Thái biết, qua cả việc làm cũng như lời nói của Người. Về lời nói, Chúa Kitô đă viện dẫn đến Thánh Gioan Tẩy Giả là nhân vật đang có uy tín đối với dân Do Thái bấy giờ (x.Jn.5:33-34), nhất là Người viện dẫn đến chính Sách Thánh của dân Do Thái (x.Jn.5:39).

 

Tuy nhiên, theo các Phúc Âm thuật lại, khi rao giảng về ḿnh, "tin mừng của Thiên Chúa", nghĩa là khi phải tự chứng về ḿnh cho dân Do Thái biết thân phận đích thực của Người: "Ta LÀ" (Jn.8:24,28,58'13:19), Chúa Kitô không bao giờ tự xưng ḿnh một cách tỏ tường minh bạch: "Tôi là Đức Kitô" hay "Tôi là Con Thiên Chúa" hoặc "Tôi là vua". Thế nhưng, tất cả cuộc sống cùng với giáo thuyết mà Người rao giảng đă gián tiếp chứng minh thân phận đích thực của Người.

 

Không phải hay sao, qua đời sống của Người nói chung cũng như qua những lời rao giảng tự chứng về Người nói riêng, Chúa Giêsu Kitô đă được "dân riêng của Người" (x.Jn.1:11) chân nhận: "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống", những lời tuyên xưng được phát xuất từ niềm tin của thành phần môn đệ Người (x.Mt.16:16), cũng là phản ảnh những điều tra thắc mắc và t́m kiếm đến cùng của Hội Đồng lănh đạo Do Thái, bao gồm các thượng tế, kỳ lăo và luật sĩ, tiêu biểu cho giáo quyền Do Thái (x.Mt.26:63). Ngoài ra, Người c̣n được Philatô là hiện thân của riêng chính quyền thế gian cũng như của chung dân ngoại bấy giờ cho rằng Người "là vua" (Jn.18:37).

 

Quả thật, Lời nhập thể chính "là Đức Kitô, Con Thiên Chúa đă đến trong thế gian" (Jn.11:27) để giải phóng con người khỏi tội lỗi và sự chết đến từ một người (x.Rm.5:12), bằng toàn quyền năng phục sinh của Người (x.Mt.28:18), nhờ đó, Người có thể thiết lập cho Cha Người "là tất cả trong mọi sự" (1Cor.15:28) một Nước Thiên Chúa trường sinh vĩnh cửu của "sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô" (Jn.17:3), một vương quốc "không c̣n Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ. Tất cả chỉ là một trong Đức Giêsu Kitô" (x.Gal.3:28'1Cor.12:13), một vương quốc hoàn toàn yêu thương hiệp nhất với nhau như "một thân thể" (1Cor.13:12), có chính Chúa Kitô là đầu (x.Col.1:18), Đấng là "trưởng tử của mọi tạo vật" (Col.1:15) cùng là "trưởng tử của kẻ chết" (Col.1:17).

 

Như thế, "tin mừng của Thiên Chúa" mà Chúa Kitô công bố và rao giảng cho dân Do Thái là Tin Mừng Yêu Thương, Tin Mừng Sự Sống, một Tin Mừng Người đă truyền cho các Tông Đồ phải rao giảng (x.Mk.16:15) chỉ sau khi Người phục sinh từ trong kẻ chết, tức là sau khi Người đă phục hồi nơi bản thân (nhân tính) của Người tất cả những ǵ nguyên tổ gây ra là tội lỗi và sự chết, một t́nh trạng đổ vỡ và phân rẽ ngay nơi nhân tính có hai phần của con người, được biểu lộ qua cảm thức trần truồng xấu hổ của họ (x.Gn.3:7), từ đó, t́nh trạng phân rẽ bản thân này chẳng những làm mất đi mối liên hệ đồng loại loài người, tiêu biểu nhất là nơi mối liên hệ giữa vợ chồng với nhau (x.Gn.3:16), hay nơi mối liên hệ giữa anh em ruột thịt với nhau (x.Gn.4:1-15), mà c̣n làm mất đi cả mối liên hệ giữa loài người với thế giới tạo vật hữu h́nh, như được diễn tả trong bản án nguyên tội cho thân phận Adong (x.Gn.3:17-19).

 

Bởi vậy, rao giảng Tin Mừng của Chúa Kitô cho thành phần dân ngoại ở đây là làm sao cho họ được sống trong b́nh an chân thật, một b́nh an mà Chúa Kitô đă để lại cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly (x.Jn.14:27) và đă thực sự ban cho các ngài sau khi Người sống lại từ cơi chết (x.Jn.20:19,26), một b́nh an là hiện thân của thứ tự và hiệp nhất nơi bản thân, với tha nhân và với tất cả mọi tạo vật. Thế nhưng, b́nh an của Chúa Kitô là dấu hiệu của yêu thương và sự sống đây không thể nào có được nếu dân ngoại không được các vị thừa sai dạy cho họ biết tất cả những ǵ Chúa Kitô đă truyền cho Giáo Hội (x.Mt.28:20).

 

Thật vậy, chỉ ở nơi Phúc Âm Chúa Kitô, tức ở nơi tất cả những ǵ Chúa Kitô truyền cho Giáo Hội của Người, dân ngoại mới có thể khám phá ra thân phận đích thực và vô cùng cao trọng của ḿnh là con cái Thiên Chúa, và mới có thể sống sự sống viên măn hơn trong t́nh yêu thương nhau như anh chị em của cùng một Cha trên trời. Không phải hay sao, tất cả những ǵ Chúa Kitô truyền cho Giáo Hội của Người là ǵ, nếu không phải là chính giới răn mới của Người, một giới răn làm nên căn tính của môn đệ Người (x.Jn.13:35): "Thày ban cho các con một giới răn mới, đó là các con hăy yêu thương nhau. T́nh yêu thương của Thày đối với các con thế nào, các con cũng phải đối với nhau như vậy" (Jn.13:34)' "Đây là giới răn của Thày, đó là các con hăy yêu thương nhau như Thày đă yêu thương các con" (Jn.15:12). 

 

Thế nhưng, tại sao nhân loại phải yêu thương nhau đến một mức độ trọn lành như thế, một mức độ của Chúa Kitô đă yêu, tức mức độ chết cho nhau (x.Jn.15:13' Mt.20:28), nếu không phải tất cả mọi người và từng người trong họ đều là con cái của cùng một Thiên Chúa là Cha trên trời, Đấng đă yêu họ đến ban Con Một ḿnh (Jn.3:16). Đúng thế, nếu loài người không phải là con cái của Thiên Chúa là Cha trên trời th́ Ngài đă không yêu thương họ đến thế, đến không tiếc Con Một ḿnh v́ tất cả mọi người trong họ (x.Rm.8:32). Và cũng chính v́ được Thiên Chúa yêu thương như vậy mà loài người mới được tái sinh bởi trên cao (x.Jn.3:3), để trở nên con cái của Ngài và là anh chị em của nhau, khi họ lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, nhất là khi họ nghe tiếng gió (x.Jn.3:8), giữ tất cả những ǵ Chúa Kitô đă truyền cho họ là giới răn mới của Người.

 

Cũng chính v́ loài người, ngay từ ban đầu, có một nguồn gốc thần linh (x.Gn.1:26-27'2:7) với thân phận là con cái Thiên Chúa mà họ mới có thể nhận ra Thiên Chúa là Cha của ḿnh, khi họ nghe thấy tiếng chủ chăn của ḿnh và đi theo vị chủ chăn của ḿnh (x.Jn.10:27), "Đấng tỏ Cha ra" (Jn.1:18). Đó là lư do Tin Mừng Yêu Thương, Tin Mừng Sự Sống của Chúa Kitô là một Tin Mừng phổ cập, Tin Mừng Công Giáo, Tin Mừng cho toàn thế giới (x.Mk.16:15), và đó cũng là lư do Tin Mừng được rao giảng đến đâu th́ loài người cảm nhận đến đấy, để nhờ Tin Mừng là "ánh sáng của sự sống" (Jn.8:12) này, nhân phẩm của con người cũng như an sinh của xă hội mới được bảo toàn và đầy phúc lợi.

 

 

Truyền Giáo là Chứng Tá Chúa Kitô

 

 

Xác Tín          

 

 

                Truyền Giáo là Chứng Tá Chúa Kitô, ở chỗ, làm cho thế gian nhận biết Chúa Kitô là Sự Sống, bằng chính tinh thần đến để phục vụ và hiến ḿnh làm giá chuộc muôn dân của Người được thể hiện nơi vai tṛ của vị thừa sai. 

 

 

Mạc Khải

 

"Thế nên mới có lời chép Đức Kitô phải chịu đau khổ và ngày thứ ba sống lại từ kẻ chết. Nhân danh Người, việc thống hối để được thứ tha tội lỗi phải được rao giảng cho tất cả mọi dân nước, bắt đầu từ Gia-Liêm. Các con là những nhân chứng về sự việc này. Hăy biết rằng Thày sai xuống trên các con điều Cha Thày hứa. Các con hăy ở lại đây trong thành này cho đến khi các con được mặc lấy quyền lực từ trên cao". (Lk.24:46-49).

 

 

Nhận Thức

 

Nếu Truyền Giáo là Rao Giảng Chúa Kitô th́ Truyền Giáo cũng đồng nghĩa với Chứng Tá Chúa Kitô. Bởi v́, để Rao Giảng Chúa Kitô cần phải biết Chúa Kitô' không biết Chúa Kitô làm sao có thể Rao Giảng Chúa Kitô. Thế nên các Thánh Tông Đồ mới được gọi là thành phần chứng nhân tiên khởi chính thức của Chúa Kitô, thành phần sống trực tiếp với Chúa Kitô và được Người tỏ ḿnh ra cho biết. Và cũng chính v́ là thành phần được tuyển chọn làm những chứng nhân tiên khởi cho Chúa Kitô mà các Tông Đồ phải Rao Giảng Chúa Kitô, nghĩa là phải làm chứng về Người (x.Jn.15:27' Lk.24:48).

 

Thánh Gioan Tông Đồ đă làm chứng cho Chúa Kitô qua những ǵ thánh nhân viết ra, như cuốn Phúc Âm thứ bốn (x.Jn.19:35'21:24), ba Thánh Thư (x.1Jn.1:1-4'3Jn.12), và cuốn Khải Huyền (x.Rev.1:1-3,21:18-19). Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại cũng đă làm chứng cho Chúa Kitô bằng lời rao giảng của ngài cũng như bằng những lá thư ngài gửi cho các giáo đoàn mà ngài đă đến để Rao Giảng Chúa Kitô. Như thế, nếu không sống trực tiếp với Chúa Kitô và không được Người tỏ ḿnh ra cho biết, như trường hợp của các Thánh Tông Đồ, th́ các vị thừa sai không phải thành phần chứng nhân tiên khởi làm sao có thể Rao Giảng Chúa Kitô là làm chứng cho Người được.

 

Thật ra, không phải được diễm phúc sống trực tiếp với Chúa Kitô th́ các Thánh Tông Đồ không cần đức tin nữa, trái lại, càng sống gần Chúa Kitô ngay từ ban đầu lại càng phải có đức tin hơn, bằng không các ngài sẽ bỏ Người bất cứ lúc nào một cách dễ dàng và nhanh chóng, một khi các ngài mắt thấy tai nghe những điều tự nhiên không thể nào chấp nhận được, như trường hợp của nhiều môn đệ bỏ đi sau khi nghe bài giảng Bánh Hằng Sống của Người (x.Jn.6:60,66). Nếu quả thật các Thánh Tông Đồ hoàn toàn tin tưởng Chúa Kitô th́ tại sao khi Người bị bắt trong vườn cầu nguyện th́ "tất cả đều bỏ Người mà tẩu thốt" (Mk.14:50), thậm chí Vị Trưởng Tông Đồ Đoàn lại c̣n trắng trợn và phũ phàng chối bỏ Thày ḿnh 3 lần đang khi Người bị tra xét (x.Mk.14:66-72).

 

Do đó, Chúa Kitô mà các Thánh Tông Đồ sau này Rao Giảng cho dân ngoại không phải chỉ là một Chúa Kitô lịch sử mà thôi, song c̣n là một Chúa Kitô của đức tin. Bởi thế, không lạ ǵ khi thấy Vị Tông Đồ Dân Ngoại, tuy không được trực tiếp sống với Chúa Kitô ngay từ đầu như Nhóm 12, ngài chẳng những không sợ sai lầm về tất cả những ǵ ngài rao giảng, ngài c̣n mạnh mẽ và quyết liệt lên án một cách hết sức gắt gao dữ dội những ai rao giảng những ǵ nghịch lại với chứng từ của ngài:

 

"Tôi bỡ ngỡ thấy rằng anh em nhanh chóng bỏ Đấng đă kêu gọi anh em theo ư định ân nghĩa của Ngài trong Đức Kitô mà ngả theo một phúc âm khác. Thế nhưng, không có phúc âm nào khác cả. Kẻ nào muốn thay đổi phúc âm của Chúa Kitô là kẻ cố ư đánh lừa anh em. V́ đến ngay cả chúng tôi hay thiên thần nào đó từ trời xuống dạy cho anh em một phúc âm không hợp với phúc âm mà chúng tôi đă loan truyền cho anh em, th́ vô phúc cho kẻ ấy... Phúc âm mà tôi đă công bố cho anh em không phải là một tạo tĩnh thuần nhân. Phúc âm này là do Chúa Giêsu Kitô mạc khải mà có" (Gal.1:6-8,11-12' x.2Cor.11:1-6).

 

Thế nhưng, làm sao Thánh Phaolô cũng như Giáo Hội sau thời Các Tông Đồ có thể bảo đảm không sai lầm trong việc Rao Giảng Chúa Kitô? Vẫn biết các ngài phải căn cứ vào Các Tông Đồ là hiện thân và là nguồn gốc của Thánh Truyền, như trường hợp Thánh Phaolô đă phải về hội ư với thẩm quyền Tông Đồ ở Gia-Liêm về việc ơn cứu rỗi không cần phải chịu phép cắt b́ (x.Acts 15:1-29), song nguyên lư chính yếu không sai lầm về chân lư là do Thánh Thần mà Các Thánh Tông Đồ được lănh nhận trong ngày lễ Ngũ Tuần ở Gia-Liêm, như Chúa Kitô trước khi về trời đă hứa sai đến với các ngài (x.Lk.24:49' Jn.15:26).

 

Nhờ lănh nhận Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lư, Các Tông Đồ đă được dẫn vào tất cả sự thật (x.Jn.156:13), để các ngài có thể thấu triệt lời Chúa Kitô nói (x.Jn.16:12), mà hiên ngang làm chứng về Người (x.Jn.15:26), không sợ sai lầm, bất chấp mọi trở ngại, mọi chống đối và bắt bớ, cho dù có phải hiến mạng sống ḿnh v́ Người. Phải, máu tử đạo chính là chứng từ sống động nhất trong việc làm chứng cho Chúa Kitô, Đấng chẳng những dùng lời nói để rao giảng "tin mừng của Thiên Chúa" mà c̣n dùng chính mạng sống ḿnh "để làm chứng cho chân lư" (Jn.18:37) nữa. Đó là lư do máu tử đạo thường đi đôi với việc truyền giáo, và các vị thừa sai truyền giáo thường là các vị anh hùng tử đạo, như đă từng xẩy ra ở hầu hết khắp nơi và qua mọi thời, gần gũi nhất là các vị thừa sai ngoại quốc ở Việt Nam đă bị bắt bớ và chịu tử đạo vào thế kỷ 19.

 

Phần dân ngoại, sở dĩ họ có thể chấp nhận lời Rao Giảng Chúa Kitô từ các vị thừa sai truyền giáo không phải là v́ họ đă thấu triệt được đạo như lời rao giảng về giáo lư của đạo, cho bằng họ nhận ra chứng từ yêu thương trọn lành của Người nơi các vị thừa sai, bởi họ cũng được chính Thánh Thần trong các vị tác động. Đó là trường hợp rất đúng với thành phần dự ṭng ở các giáo xứ, v́ họ theo đạo trước khi họ học đạo, tức họ theo ngọn "gió" (Jn.3:8) Tin Mừng Yêu Thương phát ra từ Kitô hữu để nhập đạo mà tham dự vào chính Mầu Nhiệm Sự Sống là Phụng Vụ Thánh.

 

Thực ra, tự những lời của Chúa Kitô mà các vị thừa sai giảng dạy cho dân ngoại đă có thần lực thu hút tâm linh họ rồi (x.Acts 10:44), chứ không cần đến chứng từ của các vị, như tác động phụng vụ của vị tư tế thừa tác tự nó đă hiệu thành, không cần thiết các vị phải hoàn toàn thánh thiện. Tuy nhiên, nếu Chúa Kitô không chỉ dùng Sách Thánh của dân Do Thái để chứng minh thân phận đích thực của Người "là Đấng phải đến" (Mt.11:3), Người c̣n nại đến chính chứng từ Cha của Người là Đấng đă sai Người, đó là tất cả những công việc Cha Người sai Người làm (x.Jn.5:36), để Mạc Khải của Cha được toàn sáng, làm thành phần cứng tin dễ dàng nhận ra Người hơn (x.Jn.8:28), th́ các vị thừa sai truyền giáo có những trường hợp cũng phải dùng đến chính mạng sống của ḿnh để làm chứng cho "tất cả sự thật"(Jn.16:13) là Chúa Kitô, "ánh sáng thế gian" (Jn.8:12).

 

Tuy nhiên, nếu tử đạo là chứng tá sống động và hùng hồn nhất để nói lên "tất cả sự thật" là Đức Kitô, th́ cũng đâu có khác ǵ sự thật nơi chủ nghĩa cộng sản, cũng có các đồng chí dám liều mạng hy sinh cho đảng. Đúng thế, tử v́ đạo hay tử v́ đảng, tự bản chất, cũng chỉ là một cái chết hy sinh thế thôi, song nếu không có Thánh Thần th́ không một đồng chí cộng sản nào có thể chết với một tâm hồn yêu thương tha thứ cho cả kẻ thù sát hại ḿnh một cách bất công vô tội được. Bởi thế, chứng từ tử đạo cũng là Tin Mừng Yêu Thương, Tin Mừng Sự Sống, có sức thu hút ḷng người hơn bao giờ hết và hơn bất cứ một chứng từ nào hết.

 

Trên thực tế, tuy việc truyền giáo thường đi liền với tử đạo, nhưng không phải ai truyền giáo cũng được phúc tử đạo. Do đó, cuộc sống của các vị thừa sai không tử đạo phải làm sao để có thể trở nên một chứng từ sống động nói lên rằng: "Chúng tôi đă gặp được Đức Kitô" (Jn.1:41). Ở chỗ, Phúc Âm của Chúa Kitô mà họ rao giảng cho dân ngoại là Tin Mừng Yêu Thương, một Tin Mừng có sức thu hút ḷng người vốn hướng về và khao khát Sự Sống Trường Sinh bất diệt. Do đó, tất cả những việc làm hy sinh bác ái phục vụ dân ngoại, nhất là nơi những thành phần nghèo hèn đói khổ về vật chất, bằng việc mở các viện tế bần hay các nơi cứu tế' nơi thành phần bệnh hoạn tật nguyền về cả thể lư lẫn tâm lư, bằng h́nh thức phát thuốc thí hoặc lập trạm cứu thương hay bệnh xá' nơi thành phần tội lỗi khốn nạn về luân lư đạo hạnh, bằng cách lập các nhà tĩnh tâm hay viện cải huấn' nơi các thành phần bị xă hội áp bức đọa đầy hay bỏ rơi, khinh khi, quên lăng, bằng việc lập các viện cô nhi, dưỡng lăo, trại cùi v.v., tất cả đều là những Chứng Tá Chúa Kitô, Đấng đă tuyên bố ứng nghiệm nơi ḿnh lời tiên tri Isaia khi bắt đầu đi rao giảng "tin mừng của Thiên Chúa" (Mk.1:14): "Thần trí của Chúa ở trên tôi, nên Ngài đă xức dầu cho tôi. Ngài đă sai tôi ra đi mang tin mừng cho người nghèo khó, loan báo tự do cho kẻ bị lưu đày, phục quang cho kẻ mù loà và giải thốt cho các tù nhân, công bố năm hồng ân của Chúa" (Lk.4:18-19' Is.61:1).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL