Bài Giáo Lư số 16 
ĐẶC TÍNH GIÁO HỘI
 

 

CẢM NGHIỆM NHÂN SINH 

 

M

ột hữu thể hay đoàn thể đều có những ǵ làm nên ḿnh và làm cho ḿnh hết sức đặc thù hoàn toàn khác với tất cả mọi sự khác nói chung cũng như với đồng loại của ḿnh nói riêng. Nếu bản tính là yếu tố chung làm nên một hữu thể hay đoàn thể, th́ căn tính là yếu tố riêng làm cho mỗi hữu thể và mỗi đoàn thể trở thành khác biệt nhau, đến nỗi, nói đến căn tính của hữu thể nào hay của đoàn thể nào th́ người ta nghĩ ngay đến hữu thể hay đoàn thể chuyên biệt ấy. Nếu bản tính của loài người hợp bởi hồn thiêng và xác thể là hai yếu tố làm nên hữu thể của họ, th́ căn tính của loài người có cả hồn thiêng lẫn xác thể ấy phải là văn hóa của họ, nói cách khác, văn hóa chính là căn tính của con người, tức là chân dung hay chân tướng cho thấy rơ con người thực sự là ǵ, cho thấy con người là một xă hội hay đoàn thể khác với con vật, đến nỗi, nếu không có văn hóa, con người chẳng hơn ǵ hay chẳng khác ǵ con vật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, văn hóa của con người lại có tính cách đa dạng, khác nhau tùy theo thời, theo nơi và theo người, đến nỗi, nếu bỏ văn hóa của ḿnh mà hoàn toàn hội nhập với văn hóa khác, tôi sẽ bị đoàn thể (dân tộc) của ḿnh cho là mất gốc.

 

Nếu Giáo Hội lữ hành trần thế của Chúa Kitô là Nước Trời đang hiện diện trên trần gian và đang phát triển cho tới ngày hoàn toàn trị đến trong vinh quang như ư muốn của Thiên Chúa, th́ căn tính của Đoàn Thể không thuộc về thế gian này là ǵ, để có thể hoàn toàn khác với tất cả mọi vương quốc trần gian thuần túy, nếu không phải là “duy nhất, thánh thiện, công giáo tông truyền. Bốn đặc tính này liên kết bất khả phân ly với nhau cho thấy những tính chất chính yếu và sứ vụ của Giáo Hội” (SGL số 811):

 

·        Chỉ có đức tin mới nhận thấy Giáo Hội có được những đặc tính này là do nguồn gốc thần linh của Giáo Hội. Thế nhưng, các bộc hiện lịch sử của những đặc tính này cũng là những dấu hiệu chứng tỏ cho lư trí con người thấy rơ như vậy nữa. Công Đồng Chung Vaticanô I ghi nhận: ‘Chính Giáo Hội, qua việc lan tràn lạ lùng của ḿnh, qua sự thánh thiện cao cả, cũng như qua hoa trái vô vàn nẩy sinh trong mọi sự lành thánh, qua tính cách duy nhất công giáo và vững vàng bất diệt của ḿnh, là lư do mạnh mẽ và vững vàng cho uy tín của Giáo Hội, cũng là chứng từ không thể chối căi cho sứ vụ thần linh của Giáo Hội’ (Dei Filius 3: DS 3013)”. (SGL số 812)

 

KIẾN THỨC ĐỨC TIN

 

I-   GIÁO HỘI DUY NHẤT

 

Về đặc tính Duy Nhất của Giáo Hội, Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo cho biết lư do tại sao Giáo Hội Duy Nhất, Giáo Hội Duy Nhất ở chỗ nào, Giáo Hội Duy Nhất đă bị đổ vỡ ra sao, và Giáo Hội Duy Nhất đang phục hồi thế nào?

 

Giáo Hội Duy Nhất do nguồn gốc của ḿnh là mầu nhiệm một Chúa duy nhất, do Đấng Sáng Lập là Chúa Kitô và do linh hồn của ḿnh là Chúa Thánh Thần:

 

·        Giáo Hội duy nhất là do nguồn gốc của ḿnh: ‘mẫu gương cao cả nhất và là nguồn gốc của mầu nhiệm này là mối hiệp nhất của một Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi là Cha và Con trong Thánh Thần’ (Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio, đoạn 2.5). Giáo Hội duy nhất là do Đấng Sáng Lập của ḿnh: v́ ‘Lời hóa thành nhục thể, hoàng tử b́nh an, đă ḥa giải tất cả mọi người với Thiên Chúa bằng thập giá, ... phục hồi mối hiệp nhất cho tất cả mọi dân tộc để họ trở thành một dân tộc duy nhất và một thân thể duy nhất’ (Hiến Chế Gaudium et Spes, đoạn 78.3). Giáo Hội duy nhất là do ‘linh hồn’ của ḿnh ‘đó là Thánh Linh, bằng việc Ngài ngự nơi những người tin tưởng cũng như bằng việc Ngài thấm nhập cùng điều khiển toàn thể Giáo Hội, nguyên lư cho mối hiệp nhất của Giáo Hội. Duy nhất thuộc về yếu tính của Giáo Hội’ (cùng sắc lệnh vừa dẫn, đoạn 2.2)”. (số 813)

 

Giáo Hội Duy Nhất ở chỗ ḥa hợp tính cách đa dạng trong đức ái để tuyên xưng cùng một niềm tin, cử hành cùng một phụng vụ và liên kết cùng một quyền bính:

 

·        Từ ban đầu, Giáo Hội duy nhất này đă được đánh dấu bằng một tính cách rất đa dạng làm nên bởi cả những tặng ân khác nhau của Thiên Chúa cũng như bởi tính cách đa diện của người lănh nhận những tặng ân này. Trong mối duy nhất của Dân Chúa có nhiều dân tộc và văn hóa qui tụ lại với nhau... Sự phong phú dồi dào như vậy không ngược lại với mối hiệp nhất của Giáo Hội...”. (số 814)

 

·        Những mối hiệp nhất này là ǵ? Trước hết là đức ái ‘ràng buộc mọi sự lại với nhau trong sự ḥa hợp trọn vẹn’ (Col 3:14). Thế nhưng, mối hiệp nhất của Giáo Hội lữ hành c̣n được bảo đảm bằng những việc hiệp thông hữu h́nh, như việc tuyên xưng cùng một đức tin do các Tông Đồ truyền lại; việc cùng cử hành để tôn thờ Thiên Chúa nhất là cử hành các bí tích; việc kế thừa tông truyền qua bí tích Truyền Chức Thánh để bảo tồn mối ḥa hợp huynh đệ trong gia đ́nh Thiên Chúa’ (Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio, đoạn 2, Hiến Chế Lumen Gentium, đoạn 14; Giáo Luật, khoản 205)” (số 815). “... Giáo Hội Công Giáo được quản trị bởi vị kế thừa Thánh Phêrô cũng như bởi các vị giám mục hiệp thông với ngài’ (Hiến Chế Lumen Gentium, đoạn 8.2)” (số 816).

 

Giáo Hội Duy Nhất đă bị đổ vỡ v́ những phân rẽ do lỗi lầm của cả đôi bên từ trước chứ không do những người sau này:

 

·        Thật vậy, ‘nơi Giáo Hội duy nhất của Thiên Chúa này, ngay từ ban đầu đă có một số những rạn nứt được Thánh Tông Đồ mạnh mẽ khiển trách như là những ǵ hư hỏng. Vào những thế kỷ sau đó đă xẩy ra nhiều bất đồng trầm trọng hơn nữa và các cộng đồng lớn đă phân rẽ khỏi cuộc hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo – là những ǵ người của cả hai bên thực sự đều có lỗi’”. (số 817)

 

·        “Những cuộc đứt đoạn làm tổn thương đến mối hiệp nhất của Thân Ḿnh Chúa Kitô – ở đây chúng ta phải phân biệt với lạc đạo, chối đạo và ly giáo – đă không xẩy ra ngoài tội lỗi của con người” (số 817). “’Tuy nhiên, người ta không thể qui tội chia rẽ cho những ai hiện nay được sinh ra trong những cộng đồng này và được lớn lên trong đức tin vào Chúa Kitô nơi những cộng đồng ấy’ (Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio, 3.1)”. (số 818)

 

Giáo Hội Duy Nhất đang phục hồi qua ư thức những giá trị chân thực của nhau cũng như qua những nỗ lực đại kết thực tế:

 

·        ’Hơn nữa, nhiều yếu tố về việc thánh hóa và chân lư’ (Hiến Chế Lumen Gentium, đoạn 8.2) được thấy ngoài những giới hạn hữu h́nh của Giáo Hội Công Giáo, như ‘Lời Chúa thành văn; sự sống ân sủng, đức tin, cậy, mến với các tặng ân nội tâm khác của Chúa Thánh Thần cùng những yếu tố hữu h́nh khác’ (cùng sắc lệnh vừa dẫn, đoạn 3.2, và xem cả hiến chế vừa dẫn, đoạn 15). Thần Linh của Chúa Kitô sử dụng những Giáo Hội cũng như những cộng đồng giáo hội này như phương tiện cứu độ, một phương tiện cứu độ có quyền năng phát xuất từ mức độ tràn đầy ân sủng và chân lư được Chúa Kitô kư thác cho Giáo Hội Công Giáo...” (số 819).

 

·        “... Ước vọng phục hồi hiệp nhất nơi tất cả mọi Kitô hữu là một tặng ân của Chúa Kitô và là một lời mời gọi của Chúa Thánh Thần (x Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio, 1)”. (số 820)

 

·        Để đáp ứng lời mời gọi này một cách xứng hợp cần phải thực hiện một số điều: liên lỉ canh tân Giáo Hội trong việc trung thành hơn nữa với ơn gọi của ḿnh... (x cùng sắc lệnh, 6); hoán cải cơi ḷng khi tín hữu ‘nỗ lực sống thánh thiện hơn theo Phúc Âm’ (cùng sắc lệnh, 7.3); cầu nguyện chung; hiểu biết nhau trong t́nh huynh đệ (x cùng sắc lệnh, 9); huấn luyện về đại kết cho tín hữu nhất là cho các vị linh mục (x cùng sắc lệnh, 10); đối thoại giữa các nhà thần học và gặp gỡ giữa Kitô hữu các giáo hội cũng như các cộng đồng khác nhau (x cùng sắc lệnh, 4, 9, 11); hợp tác giữa các Kitô hữu trong các lănh vực phục vụ nhân loại (x cùng sắc lệnh, 12)”. (số 821)

 

·        Quan tâm đến việc thực hiện hiệp nhất ‘bao gồm toàn thể Giáo Hội, giáo dân cũng như giáo sĩ’ (cùng sắc lệnh, 5)”. (số 822)

 

II-  GIÁO HỘI THÁNH THIỆN

 

Về đặc tính Thánh Thiện của Giáo Hội, Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo cho biết lư do tại sao Giáo Hội Thánh Thiện, Giáo Hội Thánh Thiện ở chỗ nào, Giáo Hội Thánh Thiện vẫn cần thanh tẩy ra sao?

 

Giáo Hội Thánh Thiện v́ đă được Chúa Kitô thánh hóa và ban tặng Thánh Linh:

 

·        V́ Chúa Kitô đă yêu thương Giáo Hội như vị Hôn Thê của ḿnh, hiến ḿnh v́ Giáo Hội để thánh hóa Giáo Hội; Người đă liên kết Giáo Hội với Người như thân thể của Người và đă trang bị cho Giáo Hội tặng ân Thánh Linh cho Thiên Chúa được vinh quang(Hiến Chế Lumen Gentium, 39; x Eph 5:25-26). Bởi thế Giáo Hội là ‘một Dân thánh của Thiên Chúa (cùng hiến chế vừa dẫn, 12) các phần tử của Giáo Hội được gọi là ‘các thánh (Acts 9:13; 1Cor 6:1, 16:1)”. (số 823)

 

Giáo Hội Thánh Thiện ở chỗ Giáo Hội nhắm đến việc thánh hóa phần tử của ḿnh và có đủ mọi phương tiện để thực hiện việc thánh hóa này, một mức độ thánh thiện Giáo Hội đă đạt tới nơi Mẹ Maria:

 

·        Được hiệp nhất nên một với Chúa Kitô, Giáo Hội được Người thánh hóa; nhờ Người và với Người Giáo Hội trở nên thánh thiện. ‘Tất cả mọi hoạt động của Giáo Hội được qui hướng về như cùng đích của ḿnh việc thánh hóa con người trong Chúa Kitô cũng như việc tôn vinh Thiên Chúa’ (Hiến Chế Sacrosanctum Concilium, 10). ‘Tất cả mọi phương tiện cứu độ (x Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio, 3..5) đều được đặt ở nơi Giáo Hội. ‘Chúng ta được nên thánh nhờ ơn Chúa’ (Hiến Chế Lumen Gentium, 48) nơi Giáo Hội”. (số 824)

 

·        Bằng việc phong thánh cho một số tín hữu... Giáo Hội công nhận quyền năng của Thần Linh thánh thiện hoạt động nơi ḿnh và muốn bảo dưỡng niềm hy vọng của các tín hữu qua việc đề cao các thánh cho họ như những vị mô phạm và là những đấng bầu cử...(x cùng hiến chế vừa dẫn, 40, 48-51)”. (số 828)

 

·        Nơi Rất Thánh Trinh Nữ Giáo Hội đă tiến đến mức độ thiện hảo làm cho Giáo Hội hiện hữu không một tí tích và vết nhăn... nơi Người, Giáo Hội đă ‘toàn hảo’”. (số 829)

 

Giáo Hội Thánh Thiện khi c̣n lữ hành trần thế vẫn cần thanh tẩy v́ các phần thể bất toàn và tội lỗi của ḿnh cho tới khi đạt tới đức ái là linh hồn của sự thánh thiện:

 

·        ’Giáo Hội trên trần gian đă được trang bị bằng sự thánh thiện thực sự song chưa hoàn toàn(Hiến Chế Lumen Gentium, 48.3). Sự thánh thiện trọn lành vẫn cần phải được đạt thành nơi các phần tử của Giáo Hội...” (số 825).

 

·         “... Chúa Kitô ‘thánh hảo, tinh tuyền và vô t́ tích’ không biết ǵ đến tội lỗi song đă đến để tạ tội cho dân. C̣n Giáo Hội, v́ ôm ấp các tội nhân trong ḷng ḿnh, nên vừa thánh thiện lại luôn luôn cần phải thanh tẩy, liên lỉ đi theo con đường thống hối và canh tân (Hiến Chế Lumen Gentium, 8.3; x cả Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio, 3, 6; Heb 2:17, 7:26; 2Cor 5:21). Tất cả mọi phần tử của Giáo Hội, gồm cả các vị thừa tác viên của ḿnh, phải nh́n nhận họ là các tội nhân (x 1Jn 1:8-10). Những cỏ dại tội lỗi vẫn mọc chung với lúa tốt Phúc Âm nơi hết mọi người cho tới tận thế (x Mt 13:24-30)...” (số 827).

 

·        Đức ái là linh hồn của sự thánh thiện, một sự thánh thiện tất cả mọi người được kêu gọi đạt tới, ở chỗ, đức ái ‘cai quản, h́nh thành và hoàn hảo hóa tất cả mọi phương tiện thánh hóa’ (cùng hiến chế vừa dẫn, 42). ‘Nếu Giáo Hội là một thân thể bao gồm các phần thể khác nhau th́ không thể thiếu được một phần thể cao quí nhất; Giáo Hội phải có một Trái Tim, và là một Trái Tim Bừng Nóng Yêu Thương. Tôi nhận ra là t́nh yêu này là động lực duy nhất thực sự làm cho các phần thể của Giáo Hội hoạt động; nếu nó ngừng làm việc th́ các Vị Tông Đồ sẽ thôi rao giảng phúc âm, các Vị Tử Đạo sẽ hết đổ máu ḿnh ra...’ (Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Truyện Một Tâm Hồn)” (số 826).

 

 

III-  GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

 

Về đặc tính Công Giáo của Giáo Hội, Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo cho biết lư do tại sao Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Công Giáo bao gồm những ai, và Giáo Hội Công Giáo cần thiết cho ơn cứu độ thế nào?

 

Giáo Hội Công Giáo là v́ Giáo Hội có Chúa Kitô với tất cả những ǵ Người muốn và được Người sai đi truyền giáo khắp thế gian:

 

·        Chữ ‘công giáo’ tức là ‘phổ quát’, theo ư nghĩa là ‘hợp với toàn thể’ hay ‘hợp với toàn bộ’. Giáo Hội là công giáo có một ư nghĩa lưỡng diện: Trước hết, Giáo Hội là công giáo v́ Chúa Kitô hiện diện nơi Giáo Hội. ‘Ở đâu có Chúa Giêsu Kitô ở đấy có Giáo Hội Công Giáo’ (Thánh Ignatiô Antiôkia, Ad Smyrn. 8, 2: Apostolic Fathers, II/2, 311). Nơi Giáo Hội toàn thể thân ḿnh của Chúa Kitô hiệp nhất với đầu; tức là, theo ư Chúa Kitô, Giáo Hội lănh nhận từ Người ‘hết mọi phương tiện cứu độ’ (Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio, 3; Sắc Lệnh Ad Gentes, 6; Eph 1:22-23), gồm có việc tuyên xưng đức tin xác thực trọn vẹn, đời sống bí tích trọn vẹn và thừa tác vụ thánh theo truyền thống tông đồ. Theo ư nghĩa căn bản này th́ Giáo Hội là công giáo vào ngày Lễ Hiện Xuống (x Sắc Lệnh Ad Gentes, 4) và sẽ luôn măi như vậy cho đến Ngày Chúa Quang Lâm”. (số 830)

 

·        Thứ hai, Giáo Hội là công giáo v́ Giáo Hội đă được Chúa Kitô sai đi truyền giáo cho toàn thể nhân loại (x Mt 28:19)” (số 831).

 

Giáo Hội Công Giáo làm nên bởi các Giáo Hội địa phương riêng biệt và bao gồm theo thứ tự mức độ thuộc về hay hướng về, trước hết là thành phần Công Giáo, sau đó tới thành phần Kitô hữu nói chung và sau hết là toàn thể nhân loại được kêu gọi đến với Giáo Hội là phương tiện cứu độ theo ư muốn của Thiên Chúa:

·        Cụm từ ‘giáo hội riêng biệt’, tức là giáo phận (hay eparchy), ám chỉ một cộng đồng tín hữu Kitô giáo hiệp thông đức tin và bí tích với vị giám mục được thụ phong theo truyền thống thừa kế các vị tông đồ (x Sắc Lệnh Christus Dominus, 11; Giáo Luật các khoản 368-369). Những Giáo Hội riêng biệt này ‘được thiết lập theo mẫu thức của Giáo Hội hoàn vũ; Giáo Hội Công Giáo duy nhất và đặc thù hiện hữu nơi chính các giáo hội này và được h́nh thành bởi các giáo hội này’ (Hiến Chế Lumen Gentium, 23)”. (số 833)

 

·        ’Chúng ta hăy hết sức cẩn thận đừng quan niệm Giáo Hội hoàn vũ như là một tổng hợp giản lược, hay... tương tự như một liên hiệp của những giáo hội riêng biệt hoàn toàn khác nhau. Theo ư của Chúa Kitô th́ Giáo Hội phổ quát theo ơn gọi và sứ vụ của ḿnh, thế nhưng, khi bắt rễ vào những lănh vực về văn hóa, xă hội và nhân bản khác nhau th́ Giáo Hội mặc lấy những biểu lộ bề ngoài và những dạng thức khác nhau nơi mỗi một phần đất trên thế giới’ (Đức Phaolô VI, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, 62)...”. (số 835)

 

·        ’Tất cả mọi người được kêu gọi đến chỗ hiệp nhất công giáo với Dân Chúa... Thuộc về hay hướng về niềm hiệp nhất công giáo này bằng những đường lối khác nhau gồm có tín hữu Công Giáo (xem SGL số 837), những người tin vào Chúa Kitô (xem SGL số 838), sau hết là tất cả nhân loại (xem SGL số 839-844) được ơn Chúa kêu gọi đến với ơn cứu độ’ (Hiến Chế Lumen Gentium, 13)”. (số 836)

 

·        Để tái hiệp nhất tất cả mọi con cái ḿnh đă bị phân tán và xa lạc theo tội lỗi, Chúa Cha muốn kêu gọi toàn thể loài người tập hợp lại với nhau trong Giáo Hội Con của Ngài. Giáo Hội là nơi nhân loại cần phải khám phá ra mối duy nhất và ơn cứu độ của họ. Giáo Hội là ‘một thế giới được giải ḥa’. Giáo Hội ... được báo trước nơi chiếc tầu Noe là chiếc tầu duy nhất cứu vớt cho khỏi bị ngập lụt (Thánh Âu Quốc Tinh, Serm. 96, 7, 9: PL 38, 588; Thánh Ambrôsiô, De Virg. 18, 118: PL 16, 297B; x 1Pet 3:20-21)” (số 845)

 

Giáo Hội Công Giáo cần thiết đến nỗi ’Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ’, v́ Chúa Kitô đă ấn định như vậy và v́ Giáo Hội đă nỗ lực để làm cho nhân loại nhận biết Người qua việc truyền giáo và thiết lập các Giáo Hội địa phương, thế nhưng, ai không biết Người v́ ḷng thành mà vẫn sống theo lương tâm chân chính th́ vẫn được cứu độ.

 

·        Khẳng định này thường được các vị Giáo Phụ nhắc đến (x Cyprian, Ep.73.21: PL 3, 1169; De Unit.: PL 4, 509-536) đă được đặt lại vấn đề một cách tích cực hơn là tất cả ơn cứu độ phát xuất từ Chúa Kitô là Đầu qua Giáo Hội là Thân Thể của Người:... ‘Giáo Hội đang lữ hành trên trần thế hiện nay cần thiết cho ơn cứu độ, ở chỗ, Chúa Kitô duy nhất là trung gian và là đường lối cứu độ; Người ở với chúng ta nơi thân thể Người là Giáo Hội. Chính Người đă minh nhiên khẳng định việc cần thiết của đức tin và Phép Rửa, do đó, đồng thời Người cũng khẳng định việc cần thiết của Giáo Hội như cửa mà con người phải vào qua Bí Tích Rửa Tội. Bởi thế một khi biết rằng Giáo Hội Công Giáo được Thiên Chúa qua Chúa Kitô thiết lập là cần thiết mà từ chối không chịu gia nhập hay ở lại th́ không được cứu độ’ (Hiến Chế Lumen Gentium, 14; x Mk 16:16; Jn 3:5)”. (số 846)

·        Điều khẳng định này không áp dụng cho những ai không phải do lỗi tại ḿnh đă không nhận biết Chúa Kitô và Giáo Hội của Người: ‘... thế nhưng những ai có ḷng thành t́m kiếm Thiên Chúa và theo ơn Chúa tác động đă cố gắng tác hành theo ư muốn của Ngài qua tiếng lương tâm thúc giục của họ th́ cả họ nữa cũng được phần rỗi đời đời’ (cùng hiến chế vừa dẫn, 16; x DS 3866-3872)” (số 847)

 

·        Mặc dầu Thiên Chúa có thể dẫn những ai không do lỗi tại họ không biết tới Phúc Âm đến với đức tin mà không có đức tin này không thể sống đẹp ḷng Ngài, bằng một cách nào đó, Giáo Hội vẫn có nhiệm vụ bó buộc đồng thời cũng có quyền lợi linh thánh trong việc truyền bá phúc âm hóa cho tất cả mọi người’ (Sắc Lệnh Ad Gentes 7; x Heb 11:6; 1Cor 9:16)” (số 848)

 

·        ’Giáo Hội trên thế gian này tự bản chất của ḿnh là truyền giáo, v́ theo ư định của Chúa Cha, Giáo Hội được bắt nguồn từ sứ vụ của Chúa Con và Chúa Thánh Thần’ (Sắc Lệnh Ad Gentes, 2). Mục đích tối hậu của việc truyền giáo không là ǵ khác ngoài việc làm cho con người được hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Con trong Thần Linh yêu thương (x Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptoris Missio, 23)” (số 850)

 

·        “... Thật vậy, Thiên Chúa ‘muốn tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lư’ (1Tim 2:4), tức là Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ bằng việc nhận biết chân lư. Ơn cứu độ được t́m thấy trong sự thật. Những ai tuân theo tác động của Thần chân lư th́ đang đi trên con đường cứu độ rồi vậy. Thế nhưng, Giáo Hội đă được kư thác cho sự thật này vẫn phải ra đi đáp ứng nỗi khát vọng của họ để mang chân lư đến cho họ. V́ Giáo Hội tin tưởng nhận biết dự án cứu độ phổ quát của Thiên Chúa nên Giáo Hội phải là truyền giáo”. (số 851)

 

·        Bằng chính sứ vụ của ḿnh, ‘Giáo Hội... đi cùng một cuộc hành tŕnh như toàn thể nhân loại và chia sẻ cùng một số phận trần thế với thế giới: Giáo Hội phải là men và thực sự phải là linh hồn của xă hội loài người để canh tân xă hội loài người trong Chúa Kitô và biến đổi xă hội loài người thành gia đ́nh của Thiên Chúa’ (Hiến Chế Gaudium et Spes, 43.6). Nỗ lực truyền giáo đ̣i hỏi phải nhẫn nại. Nó được bắt đầu bằng việc loan báo Phúc Âm cho các dân và các nhóm chưa tin vào Chúa Kitô (x Thông Điệp Redemptoris Missio, 42-47), được tiếp tục với việc thiết lập các cộng đồng Kitô hữu là ‘dấu hiệu Thiên Chúa hiện diện trên thế giới’ (Sắc Lệnh Ad Gentes, 15.1) để đi đến việc thành lập các giáo hội địa phương (x cùng thông điệp vừa dẫn, 48-49). Nó phải bao gồm cả tiến tŕnh hội nhập văn hóa nếu Phúc Âm cần phải mặc lấy văn hóa của mỗi dân nước (x cùng thông điệp, 52-54). ‘Đối với những cá nhân, những nhóm người và những dân tộc th́ Giáo Hội giao chạm và thấm nhập họ tùy theo các mức độ, nhờ đó đem họ tới mức độ trọn vẹn là Công Giáo (Sắc Lệnh Ad Gentes, 6.2)”. (số 854)

 

 

IV-  GIÁO HỘI TÔNG TRUYỀN

 

Về đặc tính Tông Truyền của Giáo Hội, Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo cho biết lư do tại sao Giáo Hội Tông Truyền, Giáo Hội Tông Truyền đă diễn tiến như thế nào, và Giáo Hội Tông Truyền được thể hiện ra sao?

 

Giáo Hội Tông Truyền v́ Giáo Hội được xây trên nền tảng các vị tông đồ, v́ Giáo Hội truyền đạt những ǵ các tông đồ truyền lại và v́ Giáo Hội hướng dẫn bởi các vị thừa kế tông đồ đoàn:

 

·        Giáo Hội tông truyền v́ Giáo Hội được thành lập trên các vị tông đồ ở ba khía cạnh: Giáo Hội đă được và vẫn được thiết lập trên ‘nền tảng Các Tông Đồ’ (Eph 2:20; Rev 21:14), những vị chứng nhân được chính Chúa Kitô chọn và sai đi truyền giáo (x Mt 28:16-20; Acts 1:8; 1Cor 9:1, 15:7-; Gal 1:1 v.v.); với ơn trợ giúp của Thần Linh ngự nơi ḿnh, Giáo Hội ǵn giữ và truyền đạt giáo huấn (x Acts 2:42) là ‘kho thiện hảo’, là những lời mưu ích Giáo Hội đă nghe được từ các vị tông đồ (x 2Tim 1:13-14); Giáo Hội tiếp tục được giáo huấn, thánh hóa và hướng dẫn bởi các vị tông đồ cho tới khi Chúa Kitô trở lại, qua các người thừa kế của các vị trong vai tṛ mục vụ, đó là giám mục đoàn, ‘được các linh mục trợ giúp, hiệp thông với đấng kế vị Thánh Phêrô là mục tử tối cao của Giáo Hội’ (Sắc Lệnh Ad Gentes, 5)”. (số 857)

 

Giáo Hội Tông Truyền đă được thực hiện qua truyền thống bổ nhiệm các vị thừa kế các tông đồ:

 

·        “Nơi vai tṛ của các vị tông đồ có một phương diện không thể truyền đạt được, đó là phương diện được chọn làm những chứng nhân của việc Chúa Phục Sinh và v́ thế cũng được chọn làm những tảng đá nền cho Giáo Hội. Thế nhưng vai tṛ của các vị c̣n có một chiều kích vĩnh viễn nữa. Chúa Kitô đă hứa luôn ở cùng các vị. Sứ vụ thần linh Chúa Giêsu ủy thác cho các vị ‘sẽ tiếp tục cho đến tận thế, v́ Phúc Âm các vị truyền lại là một nguồn mạch kéo dài suốt cả cuộc đời của Giáo Hội. Bởi thế,... các tông đồ mới để ư đến việc bổ nhiệm các người thừa kế’ (Hiến Chế Lumen Gentium, 20; x Mt 28:20)”. (số 860)

 

·        “Như vai tṛ Chúa Kitô đă kư thác cho một ḿnh Thánh Phêrô là đệ nhất tông đồ cần phải được truyền lại cho các vị thừa kế của thánh nhân là một vai tṛ vĩnh viễn thế nào, th́ cũng kéo dài như vậy đối với vai tṛ của các vị tông đồ đă lănh nhận trong việc chăn dắt Giáo Hội, một trách nhiệm cần phải được thi hành liên lỉ bởi hàng thánh chức giám mục nữa’ (Hiến Chế Lumen Gentium, 20.2)…...”. (số 862)

 

Giáo Hội Tông Truyền được thể hiện hoạt động tông đồ của các phần tử của Giáo Hội để làm cho Nước Chúa trị đến:

 

·        Toàn thể Giáo Hội là tông đồ, ở chỗ, qua các vị thừa kế Thánh Phêrô cũng như thừa kế các vị tông đồ, Giáo Hội vẫn hiệp thông đức tin và sự sống với nguồn mạch của ḿnh, cũng như ở chỗ Giáo Hội ‘được sai đi’ khắp thế giới. Tất cả mọi phần tử của Giáo Hội thông phần vào sứ vụ truyền giáo này dù qua những đường lối khác nhau. ‘Ơn gọi của người Kitô hữu tự bản chất của ḿnh cũng là một ơn gọi tông đồ nữa’. Thật vậy, chúng ta gọi ‘mọi hoạt động của Nhiệm Thể Chúa Kitô’ nhắm đến ‘việc làm cho Vương Quốc của Chúa Kitô làn rộng khắp cùng bờ cơi trái đất(Sắc Lệnh Apostolicam Actuositatem, 2) là việc tông đồ”. (số 863)

 

·        Trên hết Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền là ở định mệnh sâu xa và tối hậu của ḿnh, v́ chính ở nơi Giáo Hội mà ‘Nước trời’, mà ‘Triều đại Thiên Chúa’ đă hiện diện và sẽ được nên trọn vào tận cùng thời gian. Vương quốc này đă đến nơi bản thân của Chúa Kitô và đang mầu nhiệm phát triển nơi ḷng của những ai được liên kết với Người, cho đến khi vương quốc ấy hoàn toàn được tỏ hiện trong ngày cánh chung. Bấy giờ tất cả những ai Người đă cứu chuộc và làm cho nên ‘thánh hảo và vô trách cứ trước nhan Ngài trong yêu thương’ (Eph 1:4) sẽ qui tụ lại với nhau như một Dân Chúa duy nhất, là ‘Hôn Thê của Con Chiên’ (Rev 21:9), ‘thành thánh Gialiêm từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống trong vinh quang của Thiên Chúa’ (Rev 21:10-11). V́ ‘tường của thành có 12 nền móng và trên 12 nền móng này là tên của 12 vị tông đồ của Con Chiên’ (Rev 21:14)”. (số 865)

 

TÓM LẠI:

 

                Giáo Hội có bốn đặc tính là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Trước hết, Giáo Hội Duy Nhất do nguồn gốc của ḿnh là mầu nhiệm một Chúa duy nhất, do Đấng Sáng Lập là Chúa Kitô và do linh hồn của ḿnh là Chúa Thánh Thần (SGL số 813); Giáo Hội Duy Nhất ở chỗ ḥa hợp tính cách đa dạng trong đức ái để tuyên xưng cùng một niềm tin, cử hành cùng một phụng vụ và liên kết cùng một quyền bính (814-816); tuy nhiên Giáo Hội Duy Nhất đă bị đổ vỡ v́ những phân rẽ do lỗi lầm của cả đôi bên từ trước chứ không do những người sau này (817-818); bởi thế Giáo Hội Duy Nhất đang phục hồi qua ư thức những giá trị chân thực của nhau cũng như qua những nỗ lực đại kết thực tế (819-822). Thứ hai, Giáo Hội Thánh Thiện v́ đă được Chúa Kitô thánh hóa và ban tặng Thánh Linh (823); Giáo Hội Thánh Thiện ở chỗ Giáo Hội nhắm đến việc thánh hóa phần tử của ḿnh và có đủ mọi phương tiện để thực hiện việc thánh hóa này (824), một mức độ thánh thiện Giáo Hội đă đạt tới nơi Mẹ Maria (829); Giáo Hội Thánh Thiện khi c̣n lữ hành trần thế vẫn cần thanh tẩy v́ các phần thể bất toàn và tội lỗi của ḿnh (825, 827) cho tới khi đạt tới đức ái là linh hồn của sự thánh thiện (826). Thứ ba, Giáo Hội Công Giáo là v́ Giáo Hội có Chúa Kitô với tất cả những ǵ Người muốn và được Người sai đi truyền giáo khắp thế gian (830-831); Giáo Hội Công Giáo làm nên bởi các Giáo Hội địa phương riêng biệt và bao gồm theo thứ tự mức độ thuộc về hay hướng về, trước hết là thành phần Công Giáo, sau đó tới thành phần Kitô hữu nói chung và sau hết là toàn thể nhân loại được kêu gọi đến với Giáo Hội là phương tiện cứu độ theo ư muốn của Thiên Chúa (833, 835-836, 845). Giáo Hội Công Giáo cần thiết đến nỗi ’Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ’, v́ Chúa Kitô đă ấn định như vậy và v́ Giáo Hội đă nỗ lực để làm cho nhân loại nhận biết Người qua việc truyền giáo và thiết lập các Giáo Hội địa phương, thế nhưng, ai không biết Người v́ ḷng thành mà vẫn sống theo lương tâm chân chính th́ vẫn được cứu độ (846-848, 850-851, 854). Thứ bốn, Giáo Hội Tông Truyền v́ Giáo Hội được xây trên nền tảng các vị tông đồ, v́ Giáo Hội truyền đạt những ǵ các tông đồ truyền lại và v́ Giáo Hội hướng dẫn bởi các vị thừa kế tông đồ đoàn (857); Giáo Hội Tông Truyền đă được thực hiện qua truyền thống bổ nhiệm các vị thừa kế các tông đồ (860, 862); Giáo Hội Tông Truyền được thể hiện hoạt động tông đồ của các phần tử của Giáo Hội để làm cho Nước Chúa trị đến (863, 865).

 

THÂM TÍN SỐNG ĐẠO

 

 

T

heo lịch sử Giáo Hội đă có tất cả 21 Công Đồng Chung, và công đồng chung thứ 21 là Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962-8/12/1965), một công đồng hoàn toàn theo chiều hướng mới, chiều hướng Giáo Hội, với hai (trong 16 văn kiện chính thức) tiêu biểu nói lên tinh thần và chủ yếu của công đồng này là Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội là Ánh Sáng Muôn Dân Lumen Gentium và Hiến Chế Gaudium et Spes về Giáo Hội trong Thế Giới Tân Tiến Ngày Nay. T́nh h́nh hiện nay cho thấy, hơn bao giờ hết, Giáo Hội đang bị tấn công bốn đặc tính duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền làm nên căn tính của ḿnh.

 

Về đặc tính Duy Nhất, trong khi phong trào đại kết đang lên giữa Kitô hữu với nhau th́ trong chính Giáo Hội Công Giáo đang có những mầm mống và triệu chứng tách rời v́ tinh thần văn hóa duy nhân bản và dân chủ ở các nước tân tiến Âu Mỹ. Về đặc tính Thánh Thiện, đời sống tu tŕ đă sa sút rất nhiều, đến nỗi nhiều viện tu đă bị bỏ trống ở các nước tân tiến, cộng với t́nh trạng linh mục phá giới hay đàn bà đ̣i làm linh mục, và t́nh trạng giáo dân tham dự Lễ Chúa Nhật rất yếu kém. Về đặc tính Công Giáo, trong khi Giáo Hội vẫn tiếp tục không ngừng hoạt động tông đồ, xă hội và truyền giáo khắp nơi nói chung, th́ đa số tín hữu v́ dửng dưng với việc đạo nên cũng đă trở nên lănh đạm luôn với việc tông đồ truyền giáo, thậm chí c̣n cho đạo nào cũng là đạo, và các giáo sư thần học của các đại học chính thức mang tên Công Giáo cũng dạy những điều phản nghịch hẳn tín lư Công Giáo nữa. Về đặc tính Tông Truyền, Huấn Quyền của Giáo Hội nói chung và giáo huấn của Giáo Hoàng nói riêng, (chẳng hạn như Thông Điệp Sự Sống Con Người của Đức Phaolô VI và Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống của Đức Gioan Phaolô II), đă bị rất nhiều nhà thần học con cái Giáo Hội tại Âu Mỹ chê là chậm tiến, trong khi đó, đối với một số thủ cựu Giáo Hội lại tỏ ra cấp tiến, như vần đề hội nhập văn hóa và đối thoại liên tôn, nhất là về vấn đề canh tân phụng vụ từ Công Đồng Vaticanô II v.v.

 

Là con ngoan của Giáo Hội, Kitô hũu chúng ta chẳng những không thể coi thường hiện trạng tinh thần “phản Kitô” đang muốn tàn phá Giáo Hội của Chúa, bằng việc tinh thần này đang vận dụng mọi nỗ lực để làm cho Giáo Hội bị bật gốc hay mất gốc của ḿnh là căn tính duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, chúng ta c̣n phải tuyệt đối trung thành với Giáo Hội và cương quyết bênh vực Giáo Hội cho dù có phải đổ máu. 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL