Tinh Thần Đức Tin: Cầu Nguyện

 

 

Nếu cầu nguyện là việc "giao tiếp với Thiên Chúa" (Lk.6:12) th́ việc Cử Hành hay Tham Dự Phụng Vụ Thánh chính là việc cầu nguyện đích thực và cao trọng nhất, v́ Phụng Vụ là nơi Chúa Kitô tỏ ḿnh và ban ḿnh cho Giáo Hội, nhờ đó, chung Giáo Hội cũng như riêng Kitô hữu có thể gặp gỡ và hiệp thông với Chúa Kitô ở đấy.

 

Thế nhưng, thực tế đă cho thấy rằng, không phải v́ Chủ Sự Cử Hành Phụng Vụ Thánh th́ những vị được truyền Chức Thánh chắc chắn sẽ gặp được Chúa Kitô và càng ngày càng nên một với Người. Trái lại, một số không ít trong các vị vẫn không t́m gặp được Người, để rồi cuối cùng đă bỏ Người mà đi, hay có c̣n thi hành Thánh Vụ cũng tỏ ra, một cách nào đó, hồ nghi hay chối bỏ sự Hiện Diện Thần Linh của Người nơi Thánh Thể, thậm chí đă chống lại Tối Thượng Giáo Quyền của Người.

 

Thành phần giáo dân siêng năng xưng tội rước lễ cũng thế. Thực tế đă cho thấy không phải tất cả những ai siêng năng xưng tội rước lễ đều là thánh cả đâu, trái lại, không thiếu ǵ người trong họ đă sống không hơn ǵ dân ngoại và những người tội lỗi, ở chỗ họ chỉ biết yêu những người yêu ḿnh, chào những người chào ḿnh mà thôi (x.Mt.5:46-47), thậm chí, họ vẫn c̣n tác hành theo phản ứng tự nhiên: "mắt đền mắt, răng đền răng" (Mt.5:38), khiến cho người ta có thể hồ nghi việc Tham Dự Phụng Vụ Thánh của họ có một cái ǵ đó không thật, không hoàn toàn làm v́ ư hướng ngay lành (x.Mt.6:2-3,6-7,17-18).

 

Tại sao thế? Tại sao lại có chuyện con người Chủ Sự hay Tham Dự Phụng Vụ Thánh là Chủ Sự hay Tham Dự vào một Thực Tại Thần Linh vô cùng cao cả mà lại c̣n có thể sống trần tục như vậy? Không phải hay sao, tại v́ thành phần Chủ Sự hay siêng năng Tham Dự Phụng Sự Thánh này, như Chúa Kitô đă nói với nhóm người Pharisiêu, "chỉ thờ kính Ta bằng môi bằng miệng, c̣n ḷng họ th́ xa Ta" (Mt.15:8).

 

Đúng thế, Chúa Kitô đă giải thích cho người phụ nữ Samaritanô biết rằng: "Thiên Chúa là Thần Linh nên những ai tôn thờ Ngài phải tôn thờ trong Thần Linh và chân lư" (Jn.4:24). V́ Người đă xác quyết: "Thật vậy, đó chính là những kẻ tôn thờ đích thực mà Cha t́m kiếm" (Jn.4:23).

 

Sau đây là phần tŕnh bày về việc cầu nguyện, cầu nguyện trong Thần Linh và cầu nguyện trong chân lư. Cũng giống như các phần khác trong cuốn sách này, thể thức tŕnh bày mỗi vấn đề sẽ theo thứ tự như sau:

1- Xác Tín vấn đề (giáo lư).

2- Mạc Khải vấn đề (Lời Chúa).

3- Nhận Thức vấn đề (diễn giải).

 

 

Cầu Nguyện trong Thần Linh

 

 

Xác Tín           

 

 

                Cầu Nguyện trong Thần Linh là việc Kitô hữu được Chúa Thánh Thần tác động để nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất.

 

  

Mạc Khải

 

"Gió muốn thổi đâu th́ thổi. Ông nghe được tiếng của nó, song ông không biết nó từ đâu đến và sẽ đi đâu. Kẻ được sinh bởi Thần Linh cũng như vậy" (Jn.3:8).

 

"Vào lúc ấy, Chúa Giêsu hân hoan trong Thánh Thần mà nói: 'Con xin chúc tụng Cha, Ôi lạy Cha là Chúa trời đất, v́ điều Cha giấu kẻ hiểu biết và kẻ khôn lanh th́ Cha lại tỏ ra cho những con trẻ hèn mọn nhất biết'" (Lk.10:10:21).

"Cả Thần Linh cũng trợ giúp chúng ta nơi nỗi yếu hèn của chúng ta, v́ chúng ta không biết phải cầu nguyện làm sao cho phải th́ chính Thần Linh lại chuyển cầu cho chúng ta bằng những lời than khôn tả" (Rm.8:26).

 

 

Nhận Thức

 

Thật ra, nếu cầu nguyện là giao tiếp với Thiên Chúa th́ sống đời Kitô hữu là sống đời cầu nguyện. Bởi v́, kể từ khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, Kitô hữu đă được thông hiệp với Bản Tính Thần Linh của Thiên Chúa, do đó, được sống chính Sự Sống của Thiên Chúa, một Sự Sống Ngài đă ban cho con người qua Con Một tự hiến của Ngài là Lời nhập thể. Như thế, nhờ Thánh Sủng là "quyền trở nên con Thiên Chúa" (Jn.1:12), tạo vật được liên lỉ giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh, Đấng ở cùng tạo vật của Ngài như Cha với con. Theo ư nghĩa này th́ "cầu nguyện là sống t́nh con cái với Thiên Chúa là Cha của ḿnh" (Đời Cầu Nguyện, Cao-Bùi 1992, trang 15), hay "đời cầu nguyện là đời sống trong Ơn Nghĩa Chúa" (cùng sách trên, trang 129).

 

Thế nhưng, thành phần tạo vật "được tái sinh bởi trên cao" (Jn.3:3) mang danh Kitô hữu này, tự ḿnh, cũng không thể cảm nghiệm được Thiên Chúa là Cha đang thực sự hiện diện trong tâm hồn của họ, Đấng hằng muốn tỏ ḿnh ra qua cuộc đời của họ, để làm cho họ có thể sống động và phát triển Sự Sống Đời Đời là nhận biết Ngài như "Ta Là Ta" (Ex.3:14), nếu không có "Thánh Thần là Đấng được ban cho chúng ta" (Rm.5:5): "Cách thức chúng ta biết rằng chúng ta ở lại trong Ngài (Thiên Chúa) và Ngài ở trong chúng ta là bởi Ngài đă ban Thần Linh của Ngài cho chúng ta" (1Jn.4:13). Đó là lư do mà "tất cả những ai được Thần Linh của Thiên Chúa dẫn dắt đều là con cái Thiên Chúa" (Rm.8:14), hay nói một cách bóng bẩy hơn, theo kiểu của lời Chúa Kitô diễn giải cho ông Nicôđêmô biết là: "gió muốn thổi đâu th́ thổi. Ông nghe được tiếng của nó, song ông không biết nó từ đâu đến và sẽ đi đâu. Kẻ được sinh bởi Thần Linh cũng như vậy" (Jn.3:8).

 

Đúng thế, chính v́ "Thiên Chúa là Thần Linh mà những ai tôn thờ Ngài cũng phải tôn thờ trong Thần Linh" (Jn.4:24), bằng không, không một tạo vật nào nói chung và con người tạo vật nói riêng có thể tôn thờ Thiên Chúa một cách đích thực hay đích đáng (x.Jn.4:23). Chính v́ không một tạo vật nào, trong đó có con người, có thể tôn thờ "Thiên Chúa là Thần Linh" một cách đích thực hay đích đáng mà Thiên Chúa đă ban Thần Linh của Ngài cho tạo vật. Không phải hay sao, từ khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, Kitô hữu được Thiên Chúa ở với họ bằng Thần Linh của Ngài: "Anh em không biết rằng anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và biết rằng Thần Linh của Thiên Chúa ngự trong anh em hay sao?" (1Cor.3:16).

 

Chính nhờ có Thần Linh của Thiên Chúa ở nơi ḿnh mà Kitô hữu mới có quyền và có thể "kêu lên 'Abba' - (tức là 'Lạy Cha')" (Rm.8:15). Bởi v́, "chính Thần Linh chứng tỏ cho tâm linh của chúng ta rằng chúng ta là con cái của Thiên Chúa" (Rm.8:16). Thực vậy, tác động của Thần Linh Thiên Chúa ở nơi Kitô hữu chỉ là việc chứng tỏ cho họ thấy được rằng họ là con cái Thiên Chúa, tức là làm cho họ thực nghiệm được thân phận của họ là thân phận của một người con Thiên Chúa, thân phận của "những kẻ thừa hưởng của Thiên Chúa, những kẻ đồng thừa hưởng cùng với Chúa Kitô" (Rm.8:17).

 

Để rồi, nhờ chứng thực ḿnh là con cái Thiên Chúa hết sức sâu xa này, họ sẽ trở thành một kẻ tôn thờ "Thiên Chúa là Thần Linh", Cha trên trời của ḿnh, một cách đích thực và đích đáng. Cho dù, một lúc nào đó trong đời, họ có trở thành một đứa con hoang đường phung phá hết gia tài sự nghiệp (x.Lk.15:13) vào cuộc sống buông tuồng phóng túng theo đam mê lăng loàn của họ, gia tài mà họ đă xin Thiên Chúa là Cha chia cho họ (x.Lk.15:12) khi họ t́nh nguyện lănh nhận Bí Tích Rửa Tội đi nữa, cuối cùng, nghĩ lại thân phận của ḿnh là đứa con thừa tự trong nhà Cha (x.Lk.15:17), họ cũng sẽ lên đường trở về với Cha của ḿnh (x.Lk.15:20).

 

Thế nhưng, Thần Linh của Thiên Chúa ở trong Kitô hữu chỉ "chứng tỏ" cho Kitô hữu thấy thân phận họ là con cái Thiên Chúa qua "tâm linh" của họ mà thôi. Do đó, họ rất dễ bị lầm tưởng hay ngộ nhận tác động này của Thần Linh Thiên Chúa nơi họ khi họ nổi hứng tác hành theo cảm t́nh tự nhiên hay "theo phán đốn loài người" (Mt.16:23). Thế nên, cũng có thể nói thành phần tôn thờ đích thực là thành phần "tôn thờ Thiên Chúa là thần linh trong tinh thần và chân lư".

 

"Tinh thần" ở đây không là ǵ khác ngoài "tâm linh" con người, phần cơ cấu nội tại nơi con người, yếu tố làm cho con người giống h́nh ảnh "Thiên Chúa là Thần Linh", chẳng những là nơi Thần Linh Thiên Chúa ngự trị mà c̣n là chính đối tượng trực tiếp để Ngài tác động, làm cho họ cảm thức được thân phận của họ trong việc làm con cái Thiên Chúa là Cha.

 

Chính nhờ phần "tinh thần" hay "tâm linh" là nơi và là đối tượng để Thần Linh Thiên Chúa tác động này mà con người mới có thể "nghe được tiếng gió". "Nghe được tiếng gió" đây không phải là một cảm nhận thụ động, ngược lại, nó là một cảm thức chủ động, tức là một đáp ứng theo tác động của Thần Linh Thiên Chúa ở trong ḿnh, đến nỗi, cảm thức này hay đáp ứng này có thể bộc phát thành "những lời than khôn tả" (Rm.8:26), như trường hợp của Mẹ Maria, khi Mẹ dâng lời "Ngợi Khen" rằng: "Thần trí tôi hân hoan trong Thiên Chúa Đấng Cứu Chuộc tôi" (Lk.1:47).

 

Tuy nhiên, để "nghe được tiếng gió", tức để nhận thức được tác động của Thần Linh Thiên Chúa ở trong ḿnh, Kitô hữu phải có một tinh thần đơn sơ dễ dậy như con trẻ nữa mới được, bằng không, dù Thần Linh Thiên Chúa có tác động đến đâu đi nữa, theo kinh nghiệm sống đạo cho thấy, tự ḿnh, họ cũng không thể nào nghe thấy tiếng thổi như gió thoảng hết sức nhẹ nhàng của Ngài (x.1Kgs.19:12). Hơn thế nữa, v́ "nghe được tiếng gió" là một cảm thức chủ động hơn là một cảm nhận thụ động, như trên đă nói, mà Kitô hữu chẳng những phải có tinh thần đơn sơ dễ dậy như con trẻ mà cần có cả tinh thần tin tưởng phó thác của trẻ thơ nữa, cho "gió muốn thổi đâu th́ thổi", họ không cần biết "gió từ đâu đến và sẽ đi đâu". Tinh thần tin tưởng phó thác này được thể hiện trọn vẹn nhất qua đức "tuân phục nơi những ǵ phải chịu" (Heb.5:8), cho dù có "chết và chết trên thập giá" (Phil.2:8) như Chúa Kitô đi nữa.

 

Như thế, "tôn thờ Thiên Chúa là thần linh trong tinh thần" ở đây không phải chỉ là tinh thần theo cơ cấu nội tại nơi con người, một yếu tố làm cho con người giống h́nh ảnh "Thiên Chúa là Thần Linh", một đền thờ cho Thần Linh Thiên Chúa ngự trị, một đối tượng cho Thần Linh Thiên Chúa tác động, tinh thần ở đây c̣n có thể hiểu được là những đáp ứng của "tâm linh" con người theo tác động của Thần Linh Thiên Chúa, những đáp ứng theo tinh thần của một trẻ thơ, đơn sơ dễ dậy và hoàn toàn tin tưởng phó thác, những đáp ứng của một đứa con không bao giờ dám cố t́nh làm mất ḷng cha mẹ của ḿnh, trái lại, luôn làm đẹp ḷng các ngài trong mọi sự.

 

Một khi Kitô hữu giao tiếp với "Thiên Chúa là Thần Linh" như thế, một giao tiếp "trong Thần Linh" là Đấng ngự trong họ, Đấng chứng tỏ cho họ biết họ là con cái của "Cha trên trời" (Mt.5:48), cũng là một giao tiếp "trong tinh thần" đơn sơ dễ dậy, hoàn toàn tin tưởng phó thác như trẻ thơ cho tác động của Thần Linh, sẵn sàng và mau mắn vâng phục Ngài trong tất cả mọi sự, người Kitô hữu "sinh bởi Thần Linh" (Jn.3:8) này chắc chắn sẽ trở nên một Chúa Kitô khác, Đấng đă được Cha tuyên nhận: "Con là Con Cha yêu dấu. Cha hài ḷng về Con" (Mk.1:11).

 

Nếu "nghe thấy tiếng gió" là yếu tố thiết yếu để có thể giao tiếp với "Thiên Chúa là Thần Linh" như thế th́ cầu nguyện chính là ḷng khát vọng "vọt lên sự sống đời đời" (Jn.4:14) theo tác động của Thần Linh để nhận biết Thiên Chúa là "Cha chúng con ở trên trời" (Mt.6:9). Việc Cử Hành Đức Tin sẽ làm cho vị Chủ Sự hay người Tham Dự Phụng Vụ Thánh "vọt lên sự sống đời đời", nếu họ biết sống Tinh Thần Đức Tin là Cầu Nguyện này.

 

 

Cầu Nguyện trong Chân Lư

 

 

Xác Tín          

 

 

                Cầu Nguyện trong chân lư là việc Kitô hữu nhận biết Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô, nhờ Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lư truyền đạt cho họ những ǵ Ngài lấy từ Chúa Kitô.

 

  

Mạc Khải

 

"Ai vâng giữ các mệnh lệnh mà họ nhận lănh từ Thày họ là kẻ yêu mến Thày, mà ai yêu mến Thày sẽ được Cha Thày yêu mến. Thày cũng yêu họ nữa và tỏ ḿnh ra cho họ"  (Jn.14:21).

"Ai yêu mến Thày th́ sẽ giữ lời Thày, và Cha Thày sẽ yêu mến họ' Chúng Ta sẽ đến với họ và ở với họ" (Jn.14:22).

"Nếu các con sống trong Thày, và những lời của Thày ở với các con, th́ các con xin điều ǵ các con muốn, các con sẽ được như thế" (Jn.15:7).

 

 

Nhận Thức

 

"Thiên Chúa là Thần Linh" muốn những ai tôn thờ Ngài cách đích thực và đích đáng chẳng những họ phải tôn thờ Ngài "trong Thần Linh" mà c̣n "trong chân lư" (Jn.4:24) nữa. Bởi v́, kinh nghiệm sống đạo đă cho thấy, có những trường hợp khởi đầu từ Chúa song lại kết thúc ngoài Chúa, không qui về Chúa, Đấng chẳng những là nguyên ủy c̣n là cùng đích (x.Rev. 21:6) của tất cả mọi tạo vật cũng như của hết mọi sự. Không phải hay sao, điển h́nh là trường hợp của "nhiều môn đệ", một cách nào đó tùy hoàn cảnh của mỗi người, được Chúa gọi theo Chúa, nghĩa là được bắt đầu từ Chúa, từ Đấng đă chọn họ chứ không phải họ chọn Người (x.Jn.15:16), song lại tự "bỏ đi không thuộc về nhóm của Người nữa" (Jn.6:66), nghĩa là họ kết thúc ngoài Chúa, chỉ v́ họ không chấp nhận được lời của Chúa (x.Jn.6:60).

 

Vâng, "Thiên Chúa là Thần Linh, nên những kẻ tôn thờ Ngài phải tôn thờ trong Thần Linh và trong chân lư" (Jn.4:24), "đó mới là những kẻ tôn thờ đích thực mà Cha t́m kiếm" (Jn.4:23). Nếu thật sự "những kẻ tôn thờ đích thực mà Cha t́m kiếm" tôn thờ Thiên Chúa là Thần Linh hoàn toàn và thực sự "trong Thần Linh", bằng tinh thần "như trẻ nhỏ" (Mt.18:3), một tinh thần đơn sơ dễ dậy, đầy tin tưởng phó thác với thái độ tuân phục trọn lành, th́ chắc chắn Thần Linh, cũng là "Thần Linh Chân Lư" (Jn.16:13), Đấng ở trong họ, sẽ dẫn họ vào "tất cả sự thật" (Jn.16:13) là tất cả mạc khải Thiên Chúa tỏ ra trong Đức Giêsu Kitô.

 

Chính nhờ Thần Linh "là Thần Chân Lư, Ngài sẽ dẫn vào tất cả sự thật" như thế mà "những kẻ tôn thờ đích thực mà Cha t́m kiếm" mới có thể hiểu thấu lời của Chúa Giêsu, những lời mà chính các Thánh Tông Đồ là thành phần chứng nhân tiên khởi của Người cũng "không thể thấu triệt" (Jn.16:12), dù có được Chúa Giêsu coi như bạn hữu và đă tỏ cho các ngài biết tất cả những ǵ Người đă nghe thấy nơi Cha của Người (x.Jn.15:15).

 

Một khi hiểu được lời của Chúa Giêsu th́ "những kẻ tôn thờ đích thực mà Cha t́m kiếm" cũng hiểu được tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn mạc khải cho chung con người cũng như cho riêng Giáo Hội của Chúa Kitô, đúng như Chúa Kitô tâm sự với các Thánh Tông Đồ trong Bữa Tiệc Ly: "Những lời Thày nói không phải bởi Thày, mà chính Cha là Đấng ở trong Thày hoàn tất các công việc của Ngài" (Jn.14:10).

 

Nhờ thế, nhờ hiểu được "tất cả sự thật" là những ǵ Thiên Chúa muốn mạc khải cho họ "trong Thần Linh", "những kẻ tôn thờ đích thực mà Cha t́m kiếm" mới đạt đến một tŕnh độ chiêm niệm tuyệt đỉnh, một tŕnh độ như "được mang lên tầng trời thứ ba... để nghe thấy những lời không thể thốt ra được, những lời không ai nói được" (2Cor.12:2,3). Bởi thế, theo hạnh các thánh kể lại, mới có những vị thánh được ơn ngất trí xuất thần, có trường hợp siêu việt đến nỗi thân xác của các ngài được nâng lên khỏi mặt đất, một dấu hiệu thần lực làm chủ thế lực, sự sống chế ngự sự chết, như trường hợp được Vị Tông Đồ Dân Ngoại cảm nhận và diễn tả như sau: "Tôi biết có một người ở trong Chúa Kitô, một người mà 14 năm trước đây, ở trong hay ngoài thân xác tôi không sao nói được, chỉ có Thiên Chúa mới biết, một người được mang lên tầng trời thứ ba..." (2Cor.12:2).

 

Đây là trạng thái thần hiệp nơi các vị thánh hay "những kẻ tôn thờ đích thực mà Cha t́m kiếm", một t́nh trạng con người tạo vật thực sự "được sống sự sống viên măn hơn" (Jn.10:10), một sự sống như Thánh Phaolô, vị được mang lên tầng trời thứ ba, thực nghiệm và thú nhận: "Sự sống tôi hiện sống không phải là của tôi' mà là Chúa Kitô đang sống trong tôi. Tôi vẫn c̣n sống sự sống nhân loại của tôi' nhưng là một sự sống của đức tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đă yêu thương tôi và hiến ḿnh cho tôi" (1Cor.2:20).

 

Thế nhưng, để đạt tới tŕnh độ thần hiệp tuyệt đỉnh của cuộc sống cầu nguyện này, theo các thánh, tiêu biểu nhất là Thánh Gioan Thánh Giá và Thánh Nữ Tiến Sĩ Têrêsa Avilla, con người tạo vật cần phải được thanh tẩy, bằng những đêm tối tăm về đức tin. Đúng thế, nếu cầu nguyện là giao tiếp với "Thiên Chúa là Thần Linh", th́ tạo vật nào c̣n bất cứ một chút phàm tục ǵ cũng không có quyền và có thể đến gần Ngài được, như từ bụi gai cháy mà không bị thiêu rụi Ngài đă phán với Moisen, người theo tính ṭ ṃ muốn đến sát để xem cho rơ: "Chớ có đến gần hơn nữa! Ngươi hăy cởi dép ở chân ngươi ra, v́ nơi ngươi đang đứng là đất thánh" (Ex.3:5).

 

Đó là lư do, trước khi lập Bí Tích Thánh Thể và Truyền Chức Thánh cho các Tông Đồ để các vị trở thành những tư tế thừa tác trong việc Cử Hành Thánh Thể mà nhớ đến Người, Chúa Giêsu đă phải rửa chân cho các vị, rửa cho sạch tất cả những ǵ hèn hạ và nhỏ mọn c̣n dính bén ở nơi mà người ta thường không lưu ư tới hay dễ coi thường, để các vị có thể xứng đáng được dự phần với Người (x.Jn.13:8), một dự phần chẳng những vào trong Thiên Chức Linh Mục đời đời với Người, mà c̣n vào trong cả sứ mạng tự hiến đầy yêu thương của Thánh Thể Người để cho chiên được sống và sống viên măn hơn.

 

Việc Chúa Giêsu rửa chân cho các Thánh Tông Đồ để thanh tẩy các vị như thế, bề ngoài, tuy là một việc làm cụ thể, song bề trong, việc rửa chân này của Chúa Giêsu lại tượng trưng cho việc Người muốn thanh tẩy tâm linh của các Tông Đồ bằng chính lời của Người: "Các con đă sạch nhờ lời Thày đă nói với các con" (Jn.15:3). Để rồi, với t́nh trạng thanh sạch thiết yếu này, các vị Tông Đồ nói riêng là tiêu biểu và đại diện cho Giáo Hội bấy giờ, và Kitô hữu nói chung là chi thể thuộc về thân thể Giáo Hội sau này, mới có thể "sống trong Thày như Thày sống trong các con" (Jn.15:4). Mà "ai sống trong Thày và Thày sống trong họ th́ người ấy sẽ sinh muôn vàn hoa trái" (Jn.15:5).

 

Lời Chúa có một tác dụng thanh tẩy và biến đổi con người như vậy, làm cho con người dần dần được Thần Linh Thiên Chúa "dẫn vào tất cả sự thật" là chính Chúa Kitô, mạc khải của Thiên Chúa, để Chúa Kitô có thể sống trong họ, mà tiếp tục cuộc tự hiến của Người cho nhiệm thể của Người là Giáo Hội được lớn lên trong Người, hầu thế gian nhờ đó nhận biết Người. Thế nên, lời Chúa "là Thần Linh và là sự sống" (Jn.6:63) mới luôn luôn cần phải được công bố lẫn giảng giải trong Phụng Vụ Thánh, phải được loan báo cùng làm chứng trong công cuộc truyền bá Phúc Âm, và phải được nắm giữ cũng như nguyện cầu trong cuộc sống đạo của người Kitô hữu.

 

Về vấn đề lời Chúa "là Thần Linh và là sự sống" cần phải được nguyện cầu trong cuộc sống đạo của người Kitô hữu, có thể kể đến lời Kinh Lạy Cha của Chúa Giêsu và Kinh Nhật Tụng của Giáo Hội. Kinh Lạy Cha hoàn toàn là lời của Chúa Giêsu dạy cầu nguyện cho các môn đệ là thành phần theo Người, thành phần "chấp nhận Người th́ Người ban cho được quyền trở nên con cái Thiên Chúa" (Jn.1:12), để họ có thể cùng với Người là Con đẹp ḷng Cha mọi đàng, "kêu lên 'Abba'" (Rm.8:15): "Lạy Cha chúng con ở trên trời" (Mt.6:9). Kinh Nhật Tụng cũng hoàn toàn là lời Thánh Kinh, nhất là Thánh Vịnh, được Mẹ Giáo Hội chọn lựa và sắp xếp, xen kẽ với những lời nguyện của chính Giáo Hội như những lời đáp lại những ǵ Thiên Chúa nói với Giáo Hội qua Con của Ngài (x.Heb.1:2), để trở thành một Bản Hợp Tấu Ân T́nh Thánh giao duyên liên lỉ giữa "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Jn.4:8,16) với con cái được Ngài "thừa nhận" (Rm.8:15) trong Đức Giêsu Kitô, Lời nhập thể.

 

"Cầu nguyện là giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh thần và chân lư" (Đời Cầu Nguyện, Cao-Bùi 1992, trang 13, 119, 121), nên tâm nguyện mới là cầu nguyện hơn là khẩu nguyện. Kinh Lạy Cha và Kinh Nhật Tụng, về h́nh thức, là khẩu nguyện hơn là tâm nguyện. Thế nhưng, khẩu nguyện nơi Kinh Lạy Cha và Kinh Nhật Tụng mới là cầu nguyện, v́ đây chính là "những lời than khôn tả" (Rm.8:26)  tự con người không thể nào nóí lên được (x.2Cor.12:3), những lời mà con người được thần hiệp với Thiên Chúa không c̣n biết nói ǵ hơn là cùng với Mẹ Maria, đệ nhất tạo vật "trong Thần Linh và chân lư", xướng lên: "Linh hồn tôi Ngợi Khen Thiên Chúa, và thần trí tôi hân hoan trong Thiên Chúa Đấng Cứu Chuộc tôi" (Lk.1:46-47).

 

Vậy cầu nguyện c̣n là lời than khôn tả nói lên tất cả sự thật được Thiên Chúa mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô và được Thần Linh truyền đạt cho Giáo Hội.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL