Chân Lư Đức Tin: Thày là
Đức Kitô...
(x Mt
16:16)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
ó thể
nói và phải nói rằng lời tuyên xưng của vị trưởng
tông đồ đoàn Simon: "Thày là Đức Kitô, Con
Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16:16) là tất cả
chân lư đức tin. Lời tuyên xưng này chẳng những là "tảng
đá góc tường" cho ṭa nhà Giáo Hội mà c̣n là then
chốt cho tất cả các mầu nhiệm đức tin nữa. Tại sao?
Bởi v́,
nếu nhân vật được gọi là Giêsu Nazarét, con của bác
thợ mộc Giuse và bà Maria (x Mt 13:55) vào thời điểm
lịch sử ấy của chung loài người và riêng dân Do Thái
không phải là "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống"
th́ tất cả mọi mầu nhiệm đức tin, trong đó có cả mầu
nhiệm Giáo Hội, được nhân vật lịch sử được gọi là
Kitô giáo tổ này mạc khải đều có thể sai lầm, thậm
chí cả biến cố quan trọng nhất của nhân vật ấy và về
nhân vật ấy là sự kiện nhân vật ấy sống lại từ trong
kẻ chết cũng chỉ là một huyền thoại, hoang đường
(x Acts 17:32),
hay chẳng qua chỉ là một sự kiện gian lận giả trá
gây ra bởi thành phần môn đệ đă giấu
xác của
nhân vật này đi, cho hợp
với những ǵ nhân vật ấy tiên báo trước,
chứ
không phải nhân vật ấy sống lại thật,
đúng như lời truyền tụng trong dân Do Thái (x Mt
28:11-15).
Chính
sự kiện dân Do Thái chối bỏ nhân vật Giêsu Nazarét
"là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống", đến độ, nếu
ai dám công nhận Người hay theo Kitô giáo sẽ bị loại
ngay ra khỏi Hội Đường, (như bên Giáo Hội Công Giáo
Rôma bị tuyệt thông khi chối bỏ chân lư đức tin "Đức
Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống"), lại trở thành một
chứng cớ hùng hồn cho thấy quả thực có nhân vật lịch
sử Giêsu Nazarét, chứ không phải là một nhân vật
hoang đường, và sự kiện họ chối bỏ nhân vật Giêsu
Nazarét này đă sống lại từ trong cơi chết, bằng cách
tuyên truyền sai lạc, dầu sao cũng cho thấy quả thực
đă xẩy ra sự kiện sống lại từ trong kẻ chết liên
quan đến nhân vật Giêsu Nazarét.
Thật vậy,
theo Kitô giáo nói chung và Phụng Vụ của Giáo Hội
Công Giáo và Chính Thống Giáo nói riêng th́ mầu
nhiệm phục sinh là mầu nhiệm quan trọng nhất và là
nền tảng của tất cả mọi mầu nhiệm cũng như cho tất
cả mọi mầu nhiệm khác trong đạo. Thế nhưng, tự bản
chất, mầu nhiệm phục sinh cũng chỉ là một biến cố
lịch sử không thể nào không xẩy ra để chứng minh về
một sự thật thần linh mà thôi, sự thật đó là nhân
vật Giêsu Nazarét, một con người bị dân Do Thái lên
án tử và bị thẩm quyền đế quốc Rôma đóng đanh trên
thập tự giá, "là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng
sống". Hay nói ngược lại, chính v́ nhân vật Giêsu
Nazarét "là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" mới
xẩy ra biến cố phục sinh.
Đức
Kitô
Đối với
dân Do Thái, Đức Kitô (tiếng
Hy Lạp là Khristós),
nghĩa là Đấng Được Xức Dầu - The Anointed, và danh
hiệu Kitô được dịch từ tiếng Hy Lạp này (nguyên
gốc từ tiếng Do Thái là
מָשִׁיחַ) nghĩa
là Đấng Thiên Sai - The Messiah.
Nói
chung, các vị thiên sai đóng một vai tṛ then chốt
trong Lịch Sử Cứu Độ của dân Do Thái, nhất là trong
những lúc họ bị quyền lực ngoại bang thống trị,
(điển h́nh nhất vào thời các Quan Án, vào thế kỷ
12-13 trước công nguyên, thời chuyển tiếp sau biến
cố vào Đất Hứa và trước thời Các Vua, vào thế kỷ 11
trước công nguyên), để giải cứu họ mỗi khi họ tỏ ra
thật ḷng ăn năn thống hối trở về cùng vị Thiên Chúa
chân thật duy nhất của họ, vị Thiên Chúa của cha ông
họ là Abraham, Issac và Giacóp, vị Thiên Chúa đă tự
thiết lập giao ước với tổ phụ Abraham (vào thế kỷ 17
trước công nguyên), và đă tuyệt đối trung thành với
những ǵ Ngài hứa, đặc biệt bằng việc tỏ ḿnh ra cho
họ qua việc sai các vị cứu tinh thiên sai đến với
họ, trước hết là qua Moisen (vào thế kỷ 13 trước
công nguyên) là vị cứu tinh đă được Ngài sai đến để
giải cứu họ khỏi t́nh trạng làm tôi ở nước Ai Cập
450 năm (x Acts 13:20).
Theo
truyền thống Do Thái giáo th́ chỉ có 2 sứ vụ liên
quan đến việc được xức dầu, đó là vai tṛ tư tế
trong đạo giáo và vương đế về dân sự. Điển h́nh nhất
là trường hợp Moisen đă xức dầu cho cha con Aaron
thuộc gịng dơi Lêvi làm tư tế (x Ex 30:30), và tiên
tri Samuel đă xức dầu chọn Đavít làm vua thay cho
Saolê (x 1Sam 16:12).
Cũng
theo truyền thống Do Thái, kể từ thời Các Vua,
thường có 3 vai tṛ đi với nhau, đó là vai tṛ tiên
tri, tư tế và vương đế, trong đó, vai tṛ tiên tri
được Thiên Chúa trực tiếp tuyển chọn và sai phái,
không được xức dầu bởi một ai, trái lại, c̣n có
quyền thay Thiên Chúa xức dầu tấn phong cho các tư
tế và các vị vương đế. Ba vai tṛ này nơi Lịch Sử
Cứu Độ của Dân Do Thái có thể tiêu biểu cho ba yếu
tố chính nơi con người, đó là lương tâm (tiếng nói
của Thiên Chúa, giữ vai tṛ tiên tri, vượt lên trên
con người và chi phối con người), t́nh yêu (phẩm
chất của con người, giữ vai tṛ tư tế trong việc
trọn hảo hóa tấm vóc con người theo lương tâm), và ư
muốn (là tài năng chủ chốt nơi con người, giữ vai
tṛ vương đế, làm chủ bản thân con người, nhưng vẫn
cần phải tuân theo lương tâm).
Trong
thời Các Vua, tuy dân Do Thái không bị ngoại bang
xâm chiếm hay thống trị như vốn xẩy ra trong thời
Các Quan Án trước đó khi mới vào Đất Hứa, tức trong
thời Các Vua tuy không có các vị thiên sai đóng vai
tṛ Quan Án đầy quyền lực giải phóng dân chúng về
chính trị, nhưng vẫn có các vị thiên sai đóng vai
tṛ các tiên tri được Thiên Chúa sai đến để cảnh báo
về t́nh trạng băng hoại của dân và tiên báo những
hậu quả bất khả tránh gây ra bởi thái độ ngoại t́nh
bỏ Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất cứu tinh của
ḿnh mà quay ra tôn thờ các ngẫu tượng tà thần. Tuy
nội dung của các lời cảnh báo và tiên báo xuất phát
từ thành phần tiên tri thiên sai thường có tích cách
tiêu cực (tội lỗi và hủy diệt v.v.), nhưng không
phải v́ thế mà hoàn toàn thiếu vắng những hứa hẹn
rạng ngời của Vị Thiên Chúa vô cùng nhân hậu là
chủ tể của lịch sử loài người nói chung và Lịch Sử
Cứu Độ của Dân Do Thái nói riêng. Chẳng hạn Ngài đă
hứa cứu dân Do Thái khỏi cảnh lưu đầy Babylon (từ
năm 586 trước công nguyên) 70 năm sau (x Jer 16:15;
25:11-12; 29:10-11; 30:3; 32:36-42), và nhất là hứa
sai đến với họ một Đấng Cứu Độ (như sẽ được trích
dẫn sau).
Căn cứ
vào mạc khải Thánh Kinh Cựu Ước, th́ nhân vật quan
trọng nhất trong Lịch Sử Cứu Độ của dân Do Thái
chính là Moisen, một nhân vật chẳng những được Thiên
Chúa trực tiếp sai đi như là một vị tiên tri của
Ngài mà c̣n kiêm cả vai tṛ cứu tinh dân Do Thái
khỏi t́nh trạng nô lệ ở Ai Cập nữa, một biến cố phải
được muôn đời long trọng cử hành hằng năm (x Ex
12:24-27,42) để tưởng nhớ cùng tạ ơn Thiên Chúa và
sống xứng với những ǵ Ngài đă ưu ái thực hiện cho
thành phần dân tộc được Ngài nhưng không tuyển chọn
như họ. Thật vậy, Moisen chẳng những là nhân
vật thiên sai đă đến để cứu dân Do Thái cho khỏi
quyền lực trần thế của Vua Pharaon Ai Cập, nhờ đó
dân của Chúa có thể tự do tôn thờ Ngài (x Ex 5:1;
10:7-11), mà c̣n đóng vai tṛ tiên tri, ở chỗ không
ai xức dầu cho ông, trái lại, ông c̣n xức dầu phong
tư tế cho cha con của Aaron. Thậm chí ông c̣n nói
tiên tri về biến cố dân Do Thái sẽ bị lưu đầy (x
Deut 28:63-67), nhất là về một vị tiên tri giống như
ḿnh trong vai tṛ thiên sai để giải phóng dân Do
Thái (x Deut 18:15).
Chính
v́ thế mà cái tâm thức về một vị thiên sai, như qua
Moisen hay qua Các Vị Quan Án, hay như được
Các Vị Tiên Tri thiên sai báo trước,
một vị thiên sai hầu như chỉ liên quan đến chính
trị oai hùng đầy quyền lực về trần thế như vậy đă
trở thành một ấn tượng bất khả phai mờ trong ḷng
của dân Do Thái, nhất là trong những thời điểm họ bị
đô hộ bởi quyền lực của ngoại bang, thậm chí nó c̣n
trở thành một đ̣i hỏi bất khả tránh của dân Do Thái
đối với Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ, Vị
Thiên Chúa hằng ở với họ để xứng với danh xưng "hiện
hữu - I am who am" (Ex 3:14) của Ngài, Vị Thiên Chúa
luôn ở với họ, tỏ ḿnh ra cho họ, bằng cách hằng
thủy chung với họ trước sau như một, bất chấp những
yếu hèn và lầm lỗi của họ. Đó là lư do trong thời
gian họ bị đế quốc Rôma cai trị (từ năm 63 trước
công nguyên đến 313 sau công nguyên), họ cũng mong
thấy một vị cứu tinh thiên sai từ Vị Thiên Chúa của
Lịch Sử Cứu Độ (x Acts 1:6).
Rất
tiếc, Đấng Thiên Sai cứu thế đă đến với dân Do Thái
vào chính thời điểm đó nhưng họ lại không nhận biết,
trái lại, c̣n dùng tay đế quốc Rôma để sát hại Người
trên cây thập tự giá vô cùng ô nhục. Chỉ v́ Người
không hợp với tâm thức của họ và ḷng mong đợi của
họ về một vị thiên sai cứu tinh đầy quyền lực về
chính trị, có thể giải phóng họ khỏi quyền lực Rôma,
trái lại, Người bất lực đến không thể tự cứu ḿnh,
không thể xuống khỏi thập giá (x Mt 27:42-43), cho
dù trước đó ít lâu Người đă có thể hồi sinh cho
Lazarô đă chết đến xông mùi (x Jn 11:39-44).
Thế
nhưng, với Kitô giáo, qua thành phần chứng nhân tiên
khởi là các tông đồ, th́ Người chẳng phải chỉ là
Đấng Thiên Sai của riêng dân Do Thái mà c̣n là Đấng
Cứu Thế của chung nhân loại nữa. Biến cố Người sống
lại đă chứng thực như thế. Lời tuyên xưng của tông
đồ Tôma: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con"
(Jn 20:28) đă lập lại lời tuyên xưng của tông đồ
Phêrô: "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng
sống" (Mt 16:16) với những danh xưng khác. "Thày là
Đức Kitô" đây của tông đồ Phêrô có nghĩa là "Chúa
của con" của tông đồ Tôma, và "Con Thiên Chúa hằng
sống" của tông đồ Phêrô đây chính là "Thiên Chúa của
con" của tông đồ Tôma. Đúng thế, "Thày là Đức
Kitô" của tông đồ Tôma trước Đấng Phục Sinh từ trong
cơi chết vẫn c̣n các dấu vết tử giá trên thân
ḿnh của Người ấy chính là "Chúa của con", một vị
Chúa đă chiến thắng tội lỗi và sự chết, đă giải
thoát chung nhân loại, bao gồm cả dân Do Thái,
nơi bản tính nhân loại của ḿnh, cho khỏi tội lỗi và
sự chết là những ǵ ràng buộc con người, biến con
người trở thành nô lệ cho tội lỗi (x Jn 8:34) không
được tự do để tôn thờ "Thiên Chúa là thần linh trong
tinh thần và chân lư" (Jn 4:24), một cuộc giải phóng
đă được tiên báo từ cuộc vượt qua của dân Do Thái
cho khỏi Ai Cập để có thể tự do tôn thờ Thiên Chúa.
Thật
vậy, trong tŕnh thuật về biến cố Phục Sinh của Chúa
Kitô, Thánh Kư Luca đă lập lại lời của Người phán
với các các tông đồ, thành phần đang ngỡ ngàng trước
sự xuất hiện của Người và Người đang chứng thực rằng
Người quả thực đă sống lại, chẳng những bằng các dấu
hiệu bề ngoài liên quan đến giác quan của các vị (x
Lk 24:40-43), mà c̣n cả những yếu tố mạc khải liên
quan đến tâm linh của họ nữa: "Các con hăy nhớ lại
những lời Thày đă nói với các con khi Thày c̣n ở với
các con, đó là hết mọi sự viết về Thày trong lề luật
Moisen và các tiên tri cũng như các thánh vịnh đều
đă được nên trọn" (Lk 24:44). Qua câu khẳng định
này, Đức Kitô cho thấy Người thật sự là tột đỉnh của
mạc khải thần linh, của những ǵ đă được tỏ ra trong
quá khứ liên quan đến Người, Đấng Thiên Sai sẽ phải
đến đúng như Thiên Chúa muốn vào "thời điểm viên
trọn / ấn định" (Gal 4:4).
Trong
bốn Phúc Âm, căn cứ vào nội dung của từng Phúc Âm,
có thể nói, trong khi Phúc Âm của Thánh Kư Gioan có
nội dung về Thần Tính hay về vai tṛ "Con Thiên
Chúa" của nhân vật Giêsu Nazarét, th́ bộ Phúc Âm
Nhất Lăm (bao gồm Phúc Âm của Thánh Kư Mathêu, Marcô
và Luca) có nội dung về nhân tính của nhân vật Giêsu
Nazarét này, điển h́nh nhất là Phúc Âm của Thánh Kư
Mathêu, một phúc âm cố ư viết cho dân Do Thái, chất
chứa những lời trích dẫn từ Cựu Ước để chứng thực
cho thành phần độc giả này thấy rằng nhân vật Giêsu
Nazarét quả thực là "Đức Kitô". Những lời trích dẫn
từ Cựu Ước được Thánh Kư Mathêu sử dụng để chứng
thực nhân vật Giêsu Nazarét là "Đức Kitô", Đấng
Thiên Sai đă đến với dân Do Thái, thứ tự được kể đến
ở các câu Phúc Âm sau đây.
v
Đoạn 1
câu 23 về sự kiện nhân vật Giêsu Nazarét được thụ
thai và hạ sinh bởi một trinh nữ như được báo trước
bởi tiên tri Isaia (7:14);
v
Đoạn 2
câu 6 về sự kiện nơi sinh hạ của Người, như được báo
trước bởi tiên tri Mica (5:1);
v
Đoạn 2
câu 15 về sự kiện Người từ Ai Cập trở về đất Do
Thái, như được báo trước bởi tiên tri Hosea (11:1);
v
Đoàn 2
câu 18 về sự kiện các bà mẹ than khóc con cái thơ
nhi của ḿnh bị quận vương Hêrôđê sát hại để tận
diệt "Vua dân Do Thái mới sinh", như được báo trước
bởi tiên tri Giêrêmia (31:5);
v
Đoạn 3
câu 3 về sự kiện xuất hiện của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả
như tiếng kêu trong hoang địa, như được báo trước
bởi tiên tri Isaia (40:3);
v
Đoạn 4
câu 4, 7 và 10 về sự kiện Người sử dụng các câu
Thánh Kinh để khống chế các chước cám dỗ của
Satan (Deut 8:3, 6:16, 6:13);
v
Đoạn 4
câu 15-16 về sự kiện Người bắt đầu rao giảng ở
miền đất dân ngoại, như được báo trước bởi tiên tri
Isaia (9:1);
v
Đoạn 8
câu 17 về sự kiện Người trừ quỉ và chữa lành tất cả
những ai bệnh hoạn tật nguyền, như được báo trước
bởi tiên tri Isaia (53:4);
v
Đoạn 11
câu 10 về sự kiện nhân vật tiền hô Gioan Tẩy Giả,
như được báo trước bởi tiên tri Malachi (3:1);
v
Đoạn 11
câu 17 về ḷng thương xót Chúa được tỏ ra qua việc
chữa lành, như được báo trước bởi tiên tri Isaia
(42:1-4);
v
Đoạn 13
câu 14-15 và 35 về sự kiện Người dùng dụ ngôn mà rao
giảng, như được báo trước bởi tiên tri Isaia (6:9)
hay bởi Thánh Vịnh (78:2);
v
Đoạn 21
câu 5, 9, 13 và 16 về sự kiện Người vinh hiển vào
Thành Giêrusalem và thanh tẩy Đền Thờ, như được báo
trước bởi tiên tri Isaia (62:11; 56:7) và bởi tiên
tri Zephaniah (9:9), bởi Thánh Vịnh (118:25; 8:2),
và bởi tiên tri Giêrêmia (7:11);
v
Đoạn 21
câu 42 về sự kiện Người bị thành phần tá điền là dân
Do Thái loại trừ, như được báo trước bởi tiên tri
Daniel (2:45), Thánh Vịnh (118:22) và tiên tri Isaia
(28:16);
v
Đoạn 22
câu 44 về sự kiện nguồn gốc làm con của Đức Kitô,
như được báo trước bởi Thánh Vịnh (110:1);
v
Đoạn 25
câu 46 về sự kiện Người cảm thấy bị bỏ rơi và kêu
lớn tiếng lên cùng Thiên Chúa, như được báo trước
bởi Thánh Vịnh (22:2).
Trong
Phúc Âm của Thánh Kư Gioan cũng có những đoạn Thánh
Kinh Cựu Ước liên quan đến "Đức Kitô", chứng thực
Người là "Đấng Thiên Sai". Chẳng hạn ở những đoạn và
câu sau đây:
v
Đoạn 2
câu 17 liên quan đến sự kiên Người sốt sắng với Nhà
Chúa ra tay thanh tẩy Đền Thờ, như được báo trước
bởi Thánh Vịnh (69:10);
v
Đoạn 19
câu 24 liên quan đến sự kiện y phục của Người bị
quân lính bắt thăm chia nhau, như được báo trước
trong Thánh Vịnh (22:19);
v
Đoạn 19
câu 36 và 37 liên quan đến sự kiện Người không bị
đánh dập ống chân như hai tên trộm hai bên, như được
báo trước bởi Sách Xuất Hành (12:46), Dân Số (9:12,
21:9), Thánh Vịnh (34:21), và Tiên Tri Zechariah
(12:10).
Nếu
“Đức Kitô” liên quan đến nhân tính của Người, đến
danh xưng “Con Người”, th́ trong
bộ
Phúc Âm Nhất Lăm, yếu tố nhân tính này của Người
được nổi bật trong Phúc Âm Thánh Kư Luca. Thật vậy,
Phúc Âm Thánh Luca là cuốn phúc âm được Giáo
Hội liệt kê thứ ba trong bộ 4 Phúc Âm. Phúc Âm của
vị thánh kư trở lại Kitô giáo từ dân ngoại này, vị
thánh kư cũng viết cả cuốn Tông Vụ về công cuộc
truyền giáo (nhất là của Thánh Phaolô) cho Dân
Ngoại, đă nhấn mạnh đến nhân tính của Chúa Kitô, như
Phúc Âm Thánh Kư Gioan chứng thực về thần tính của
“Đức Kitô”, về “Con Thiên Chúa” vậy. Bởi thế, chỉ ở
Phúc Âm Thánh Luca mới có các đoạn tŕnh thuật về
việc “Đức Kitô” được thụ thai, hạ sinh và thời niên
thiếu ẩn dật của Người ở Nazarét mà thôi, liên quan
đến cha mẹ trần gian của Người.
Và v́
yếu tố nhân tính chính yếu và then chốt này nơi “Đức
Kitô”
mà phúc
âm của Thánh Luca cũng bao gồm cả các dụ ngôn và
tŕnh thuật về Chúa Giêsu liên quan đến Ḷng Thương
Xót Chúa, điển
h́nh là 10 chi tiết thứ tự như sau: 1- Người cảm
động trước đám tang của một bà góa đă hồi sinh cho
đứa con trai của bà ở gần đầu đoạn 7; 2- Người bênh
vực người phụ nữ tội lỗi có tiếng trong thành trước
mặt gia chủ người Pharisiêu ở đầu đoạn 8; 3- Người
nói về dụ ngôn về người Samaritanô nhân lành ở cuối đoạn
9; 4- dụ ngôn về con chiên lạc, về đồng bạc thất lạc,
về người con hoang đàng ở đoạn 15; 5- dụ ngôn về
người phú hộ và Lazarô ở cuối đoạn 16; 6- dụ ngôn về
minh oan cho bà góa và dụ ngôn hai người lên đền thờ
cầu nguyện ở đoạn 18; 7- Người tự động đến thăm nhà của
người trưởng ban thu thuế Giakêu ở đầu đoạn 19; 8-
Người cứu người trộm lành khi Người bị treo trên
thập giá ở giữa đoạn 23; 9- Người được vị đại đội
trưởng nhận biết "là một con người vô tội" ở gần
cuối đoạn 23; 10- sau khi sống lại Người ủy thác cho
các tông đồ sứ vụ làm chứng cho Ḷng Thương Xót Chúa
ở cuối đoạn 14, khác với ở Phúc Âm Thánh Kư Gioan ở
gần cuối đoạn 20 Người ủy thác thừa tác vụ tha tội
cho các tông đồ liên quan đến quyền bính của Giáo
Hội.
Một
trong những biến cố liên quan đến “Đức Kitô” không
thể bỏ qua đó là biến cố Người biến h́nh trên núi
cao, theo truyền thống gọi là Núi Tabo, một biến cố
không có trong Phúc Âm Thánh Gioan th́ bộ ba Phúc Âm
Nhất Lăm đă đồng loạt thuật lại (x Mt 17:1-8; Mc
9:1-7; Lk 9:28-36), một biến cố bao gồm cả hai nhân
vật chính yếu và tiêu biểu thuộc Cựu Ước đó là
Moisen liên quan đến lề luật và Elia liên quan đến
các tiên tri.
Nếu lề
luật và lời các tiên tri đều qui về một điểm chung
làm nên tâm điểm của tất cả mạc khải thánh kinh Cựu
Ước, đó là chân lư về một Vị Thiên Chúa chân thật
duy nhất, mà, theo lề luật, dân Do Thái phải kính
mến hết ḷng muốn, hết linh hồn và hết sức ḿnh (x
Deut 6:4-5), và theo lời của các tiên tri, họ không
được tà dâm ngoại t́nh với bất cứ một thần linh hay
ngẫu tượng nào, (hai thứ tội - ngoại t́nh và tôn thờ
ngẫu tượng - là những tội vẫn được các vị tiên tri
liên lỉ cảnh giác dân Do Thái và kêu gọi họ trở về
với Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ).
Về tội
ngoại t́nh, đặc biệt có tiên tri Giêrêmia đă nhận
thấy rằng: “Dân Ta toàn là một lũ ngoại t́nh, một
bọn bất trung” (9:1), và “mảnh đất đầy giẫy
những kẻ ngoại t́nh” (23:10). Về tội tôn thờ
ngẫu tượng, không phải Thiên Chúa chân thật duy nhâấ
của họ, như Ngài đă liên lỉ tỏ ḿnh ra cho họ trong
suốt gịng Lịch Sử Cứu Độ của họ, bằng cách họ hiến
bản thân ḿnh đă được thánh hiến cho Thiên Chúa qua
nghi thức cắt b́, cho các thứ ngẫu tượng ấy, ngoại
t́nh với đủ mọi thứ ngẫu tượng giả dối do chính óc
tưởng tượng của con người nghĩ ra và bàn tay của con
người tạo ra, th́ đặc biệt có tiên tri Êzêkiên đă đề
cập đến nhiều nhất, trong đó, vị tiên tri chẳng
những ghi lại lời của Thiên Chúa kêu gọi dân chúng
rằng: “Hăy thống hối và từ bỏ các thứ ngẫu tượng
của các ngươi” (14:6), mà c̣n cả những lời của
Ngài hứa sẽ thanh tẩy họ khỏi mọi thứ ngẫu tượng của
họ nữa, khi Ngài mang họ từ nơi lưu đầy trở về: “Ta
sẽ vẩy nước sạch trên các ngươi để thanh tẩy các
ngươi khỏi tất cả mọi thứ nhơ bẩn của các ngươi, và
Ta sẽ rửa sạch các ngươi cho khỏi tất cả mọi thứ
ngẫu tượng của các ngươi. Ta sẽ ban cho các ngươi
một con tim mới mẻ cùng đặt vào các ngươi một thứ
tâm linh mới…” (36:25-26).
Đúng
thế, chỉ bao giờ dân Chúa có được một quả tim mới,
một tâm linh mới như thế, họ mới có thể nhận ra Đấng
Thiên Sai tối hậu của Ngài, đúng như lời kêu gọi của
Tiền Hô Gioan Tẩy Giả là vị tiên tri cuối cùng của
họ: "Hăy cải thiện đời sống! Nước Thiên Chúa gần
kề" (Mt 3:2).
Con Thiên Chúa
(c̣n
tiếp)